Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đánh giá hiện trạng và các giải pháp về môi trường tại huyện Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 49 trang )

Lời cảm ơn
Để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này sau hơn 2 tháng đi thực tập ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân
trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Công nghệ
& Môi trường – Trường ĐH Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Khắc Thành đã tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Và tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi
trường Huyện BaVì – TP Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội thực tập,
học hỏi đựơc những kinh nghiệm thực tế, không chỉ về chuyên môn môi trường mà
còn về kỹ năng nghề nghiệp để tự trang bị thực tế cho mình và tiếp thu những cái mới
làm giàu kiến thức cho mình.
Cuối cùng , tôi xin dành sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn bè
đã cổ vũ, động viên tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ba Vì tháng 5 năm 2015.
Sinh viên

Phan Minh Đạt


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
CTR: chât thải rắn.
UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
COD: Nhu cầu oxy hóa học.
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa.
DO: Hàm lượng oxy hòa tan trong nước.


TSS: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
BVMT: Bảo vệ môi trường.


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề:
Đất nước chúng ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế,
văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng, y tế, chất lượng cuộc sống của người dân đang có
những chuyển biến tích cực. Bên cạnh những thành tựu đó, Việt Nam ta cũng phải đối
mặt với không ít những thách thức khó khăn một trong những vấn đề đó là ô nhiễm
môi trường. Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn nạn của riêng quốc gia nào và đã trở
thành vấn đề nóng của toàn cầu, các hiểm hoạ thiên tai, băng tan, hạn hán bão lũ, các
hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng diễn ra với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh
hơn đe doạ tới cuốc sống của hàng triệu người trên thế giới, và Việt Nam là một trong
số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nguyên nhân sâu
xa chính là ô nhiễm môi trường.
Ba Vì là một huyện nằm ở cửa ngõ tây bắc của TP Hà Nội tiếp giáp với nhiều khu
công nghiệp chiến lược. Những năm gần đây, cùng với cả nước thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, huyện đã và đang xây dựng nhiều , nhà máy, cụm khu công
nghiệp thu hút hàng ngàn lao động. Phát triển công nghiệp kéo theo khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, không khí… sẽ dẫn đến
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là suy thoái tài nguyên nước.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Khắc Thành tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và các giải pháp về môi trường tại
huyện Ba Vì”
Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều sai sót rất mong sự góp ý của
thầy cô giáo và các cán bộ hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và các giải pháp về môi trường tại huyện Ba Vì.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Vì TP Hà Nội
- Về thời gian: Chuyên đề được thực hiện từ ngày 09 tháng 02 năm 2015 đến ngày
17 tháng 04 năm 2015.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu Luật và các văn bản dưới luật, các quy định có liên quan
Quá trình nghiên cứu luật, nghị định và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở
pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp cho các thao tác, các công
việc trong quá trình thực hiện được đúng theo các quy định, làm tăng sự chính xác và
độ tin cậy cho khóa luận.
5


Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước (Luật
BVMT Việt Nam năm 2005, Nghị định 80, Nghị định 29, Thông tư 08, Thông tư 26,…
và các văn bản dưới luật khác) làm tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như các
hoạt động bảo vệ môi trường của huyện.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên…Thu thập thông tin từ phòng tài nguyên
môi trường huyện Ba Vì.
Mạng internet.
2.3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn 100 hộ ngẫu nhiên trên địa bàn huyện.
Cách chọn mẫu phỏng vấn: Chọn mẫu ngẫu nhiên 100 hộ, chọn ngẫu nhiên các
hộ dân thuộc 30 xã trong huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích đánh giá các số liệu có sẵn, các số liệu phân tích được. Tổng hợp các số

liệu đó để đưa ra các nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ, chính xác.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng môi trường trên địa bàn huyện dựa vào các số liệu quan
trắc của sở tài nguyên môi trường Hà Nội.
- Tìm hiểu các hoạt động về bảo vệ môi trường như : tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện, việc thực hiện cam kết bảo
vệ môi trường, việc xử phạt vi phạm môi trường….
- Có những cảnh báo kịp thời các vấn đề môi trường bức xúc cũng như các nguy cơ về
ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trường tại
huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ
- Đánh giá thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2014.
- Xác định những thuận lợi khó khăn, những mặt tích cực và hạn chế trong công tác
bảo vệ môi trường, phát hiện những mặt tích cực đã làm được cần phát huy, những mặt
hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường của huyện, từ đó giúp các nhà quản lý có sự
điều chỉnh phù hợp, đưa ra các biện pháp, quy định quản lý thích hợp hơn.
- Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyên.

6


1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Gới thiệu về cơ quan thực tập.
Phòng tài nguyên môi trường huyện Ba Vì được thành lập vào ngày 15 tháng
11năm 2003. Nằm trong khuôn viên của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì trung tâm của

thị trấn Tây Đằng giáp quốc lộ 32. Phòng có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp
UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực, Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường.
Chức Năng
- Phòng tài nguyên môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân
cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lí về tài
nguyên môi trường bao gồm: đất đai tài nguyên đất khoàng sản, môi trường, biến dổi
khí hậu và hải đảo
- Phòng tài nguyên môi trường có tư cách pháp nhân, có dấu và tài khoản: chịu
sự chỉ đạo, quản lí và điều hành của UBND cấp huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo quản
lí của UBND cấp huyện.
1.2. Nhiệm Vụ
- Tổ chức thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài
nguyên đất tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo .
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các qui định của
pháp luật về tài nguyên môi trường, giải quyết khiếu lại tố cáo, phòng chồng tham
nhũng, lãng phí về tài nguyên về môi trường theo qui định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin
lưu trữ phục vụ công tác quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường.
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lí nhà nước đối với các tổ chức kinh tế
tập thể tư nhân, tham gia tổ chức hoạt động của các hội và tổ chức chi phí chính phủ
trong lĩnh vực tài nguyên môi trường .
- Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ quản lí nhà nước về tài nguyên
môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm
quyền Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kì và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo qui định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở tài nguyên
môi trường .

1.3. Tổ chức và biên chế
Phòng Tài Nguyên và Mô Trường huyện Ba Vì Gồm:
- Trưởng phòng:
Nguyễn Thành Sơn
7


- Phó trưởng phòng:
Phùng Quang Hiệp
- Chuyên viên quản lý đất đai: Đỗ Mạnh Hùng
- Chuyên viên môi trường:
Nguyễn Văn Thành.

8


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1. Lý luận chunng
1.1. Quan điểm của đảng, nhà nước về môi trường và quản lý môi trường
1.1.1. Quan điểm của trung ương
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005
- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005
- Nghị ðịnh 29/2011/NÐ - CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc quy ðịnh về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ về việc xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Quyết định số 328/2005/QĐ - TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2011.

- QCVN 08:2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường: Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT ngày 31/12/2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
- QCVN 05:2013/BTNMT ngày 25/10/2013: Chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT ngày 16/12/2010: Quy chuẩn tiếng ồn.
kim loại nặng trong đất.
- QCVN 06:2013/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí.
- QCVN 14:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
- TCVN5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
- TCVN5949 - 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và khu dân cư
- TCVN 5941-1995: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định số lượng tối đa của dư lượng
hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
- TCVN 5942-1995: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn nồng độ cho phép
các chất ô nhiễm trong nước mặt
- TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn thông số và nồng độ
cho phép các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ
- TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn thông số và nồng độ
cho phép các chất ô nhiễm trong nước ngầm
- Bộ luật hình sự, hàng loạt thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức
năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường
9


chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập
trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao
động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân,
Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, pháp luật bảo vệ
các công trình giao thông.

Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được Nhà nước Việt Nam
phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
trường.
1.1.2. Quan điểm của thành phố
- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của chính phủ qui
định tổ chức các cơ quan chuyên môn UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của chính phủ qui
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận thị xã thuộc tỉnh :
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ
qui định chi tiết việc thi hành luật đất đai:
- Căn cứ nghị định số 36/2012NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của chính phủ
qui địn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của bộ cơ quan ngang bộ.
- Quyết định 86/2014/QĐ-UBND về thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.1.3. Quan điểm của huyện.
- Chỉ thị số 04/2008/CT-UBND ngày 04/11/2008 của UBND huyện Ba Vì về việc
giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Ba Vì.
1.2. Ý nghĩa của về quan điểm công tác bảo vệ môi trường của đảng
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi
trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường,
Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác bảo vệ môi
trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống
chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có
hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các
cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và
sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ
đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt
cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
2. Hiện trạng môi trường và công tác quản lí môi trường tại huyện Ba Vì

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1. Vị trí địa lí
10


BaVì là huyện vùng bán sơn địa ở phía Tây Bắc Hà Nội, từ 21 độ đến 21 độ 19 phút vĩ
độ bắc, 1050 17’ đến 1050 17’ 35’’ kinh độ đông. Cách trung tâm thành phố Hà Nội
53km.
- Phía Đông giáp Thành Phố Sơn Tây
- Phía Nam giáp Thị Xã Hoà Bình.
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 42.804,37 (tính tròn 428.04 km2)
Ba Vì cách Hà Nội 53km, nối liền các tỉnh và trung tâm thủ đô Hà Nội bằng các
đường trục chính quốc lộ 32; 89A; đặc biệt có quốc lộ liên tỉnh 32 chạy qua, nối liền
Hà Nội với các huyện (Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ) đến các tỉnh Phú Thọ,
Tuyên Quang, Yên bái ...
Ngoải ra còn có tuyến quốc lộ 89A, 88 và hệ thống đường giao thông liên huyện,
liên xã, tuyến đường thuỷ qua phía Tây, phía bắc và đông bắc huyện. Từ hà nội qua
Phúc Yên, Phú Thọ đến Hoà Bình bằng sông Hồng; sông Đà với tổng chiều dài
70km.Ba Vì nối liền các tỉnh phía tây, bắc bằng cầu Trung Hà bằng hệ thống các bến
đò, bến phà trải dọc theo 2 sông.
Ba Vì còn tiếp giáp nhiều khu vực kinh tế, khu công nghiệp việt trì, Thuỷ điện
Hoà Bình . Trong tương lai còn tiếp cận các khu văn hoá lớn của cả nước; Làng văn
hoá, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuỗi đô thị miếu môn...Sơn Tây, khu công nghiệp Phú
Cát Ba Vì còn là tuyền phòng thủ phía tây của thủ đô Hà Nội. Vì vậy có vị trí chiến
lược đối với quốc phòng và an ninh
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Ba Vì là huyện nằm trong vùng kinh tế của đồng bằng bắc bộ địa hình thấp dần
từ Tây Nam xuống Đông Bắc và chia thành tiểu vùng khác nhau.

- Vùng núi:Có diện tích tự nhiên 19.932,11 ha tương ứng 209,3 km2 (chiếm
46,5% diện tích toàn huyện), trong đó có 5.694 ha đất nông nghiệp chiếm 28,5% tổng
diện tích toàn vùng. Vùng này có hai loại địa hình thuộc vườn quốc gia, đồ thấp gồm 7
xã miền núi. Độ cao trung bình toàn vùng từ 150 đến 300m
- Vùng đồi gò: Vùng này độ cao thấp dần từ 100m đền 20m theo hướng Tây Bắc
chủ yếu là đồi gò xen lẫn ruộng cao, gồm 13 xã. Có diện tích tự nhiên 14.480,15 ha
chiếm 34,66% diện tích toàn huyện, có 7.510,17 ha đất nông nghiệp chiếm 50,6% đất
lâm nghiệp 1.956,4 ha chiếm 13% diện tích của vùng.
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm 12 xã địa
hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ đê sông Hồng đến tả ngạn sông Tích. Diện tích tự
nhiên của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện tích toàn huyện; có 3.634,9 ha đất
nông nghiệp, chiếm 45,25% diện tích toàn vùng.
11


Với vị trí địa lí trên có thể kết luận:
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Ba Vì nằm trong vùng Đồng Bằng Châu Thổ sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa
Thực tế các yếu tố khí hậu trung bình nhiều năm từ trạm khí tượng khu vực Sơn
Tây-Ba Vì của huyện Ba Vì cho thấy
- Nhiệt độ trung bình tháng
Mùa lạnh bắt đấu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình 20 độ C,
nhiệt độ thấp nhất có tháng xuống dưới 10 độ C.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình trên 23 độ C, trong đó
tháng 6 – 7 có nhiệt độ cao nhất từ 35 đến 37 độ C.
Khí hậu Ba Vì có thể chia thành 2 tiểu vùng có đặc trưng khác nhau. Vùng núi
cao Tản Viên có độ cao từ 400m trở lên có khí hậu rất mát mẻ. Trên độ cao 700m nhiệt
độ trung bình 18 độ C vào mùa hè
- Lượng mưa

Lượng mưa trung bình đạt 1628mm/năm, chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, với tổng lượng mưa là
1478mm, chiếm khoảng 91% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm qua biến động từ 81 - 87% tháng 10, 11có
độ ẩm thấp 81 – 82 %; tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3,4 (89%).
- Số giờ nắng
Số giờ nắng bình quân 1680,7 giờ/năm. Các tháng 1, 2, 3 có số giờ nắng bình
quân dưới 100 giờ/tháng. Các tháng còn lại đều có số giờ nắng trên 120 giờ/tháng, đặc
biệt tháng 4 và tháng 5 số giờ nắng đạt 150 giờ/tháng .
- Gió
Hướng gió chủ yếu là đông nam và nam. Mùa này tốc độ gió có thể đạt tới
100km/h khi có bão và giật với tốc độ 90km/h
Từ tháng 7 đến tháng 10 thường có bão, mưa lớn dẫn tới thiên tai úng ngập tại
nơi trũng và xói mòn ở vùng đất đồi núi.
2.1.4. Đặc điểm tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Theo tài liệu điều tra của dụ án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng năm
1995 của bộ khoa học công nghệ môi trường, thổ nhưỡng huyện Ba Vì được chia làm
hai nhóm chính: Nhóm đất ùng đồng bằng và nhóm đất đồi núi
+ Nhóm đất vùng đồng bằng; Diện tích 12.892 ha (29,2% tổng diện tích toàn
huyện. Đây là nhóm đất được hình thành do bồi tụ).
12


+ Nhóm đất vùng đồi núi: Có diện tích 31.142 ha chiếm 70,8% diện tích. Nhóm
đất này được hình thành do kiến tạo địa chất
- Hiện trạng sử dụng đất:
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2011, huyện Ba Vì có tổng diện tích đất tự
nhiên là 42.804,37 ha chiếm 19,53 diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hà Tây. Quỹ đất đai

của huyện được phân bổ vào các mục đích sau:
+ Đất nông nghiệp có 16.839,39 ha chiếm (39,34% tổng diện tích)
Trong đó: Đất trồng cây hàng năm 11.715,16 ha chiếm 67,38%
+ Đất lâm nghiệp: 10.097,14 ha (chiếm 23,58% tổng diện tích )
+ Các loại đất khác: đất chuyên dùng 5.604,41 ha chiếm 13,09%. đất ở: 1.546,3
ha chiếm 3,61%, đất chưa sử dụng: 8717,09 ha chiếm 20,3%, trong đó mặt nước sông
chiếm chiếm 54%
- Tài nguyên nước:
Nước mặt
+ Ba Vì có sông Đà, sông Hồng bao bọc từ phía đông bắc đến tây nam tạo nên
nguồn nước tưới tiêu phong phú, mang phù sa màu mỡ cho đất vùng đồng bằng ven
sông
+ Sông tích là sông tiêu chính do đất đai toàn huyện và cung cấp nước bổ sung
cho một số xã của toàn huyện.
+ Nước suối, hồ, đầm: Chủ yếu phân bổ ở vùng đồi gò, vùng đồi gò, vùng núi, bổ
sung nguồn nước cho mùa khô, gây ngập úng trong mùa khô các hồ đầm có dung tích
60 triệu m3
Nước mưa: Tại Ba Vì có lượng mưa từ 1.800 đến 2.000 mm, có tháng cao nhất
lên tới 3.000mm
Nước ngầm
+ Hiện nay chưa có tài liệu nhưng quan sát thấy ở đồng bằng ven sông nguồn
nước này chỉ ở độ sâu 5-7m, miền núi 10m. Miền núi các mạch nước ngầm rất phong
phú, một số loại nước ngầm có độ khoáng hoá cao.
- Tài nguyên khoáng sản
+ Mỏ nước khoáng Ba Vì có trữ lượng lớn chứa 11 chất đã được bộ khoa học
công nghệ công nhận là có tác dụng dùng cho giải khát và chữa bệnh, nguồn nước
ngầm ở Thuận Mĩ đang được dùng cho du lịch và chữa bệnh cho nhân dân
+ Mỏ pirit phân bổ ở Minh Quang, Ba Trại, có trữ lượng khoảng 124 ngàn tấn,
chưa đủ cho khai thác công nghiệp
+ Có đồng ở Đá Chông, Cao Lanh ở Ba Trại, Cẩm Lĩnh

+ Than bùn ở Ba Trại, Cẩm Lĩnh, Thái Hoà...
- Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
13


Theo kiểm kê đất đai, diện tích rừng toàn huyện là 10.097,14 ha, gồm rừng tự
nhiên và rừng trồng. Diện tích rừng tự nhiên là 1.414,1 ha tập chung chủ yếu ở vùng
núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các thảm thực
vật phong phú đa dạng trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc
phạm vi rừng quốc gia Ba Vì
Rừng trồng có diện tích 8.678 ha phân bổ khắp các vùng đồi gò của huyện nhưng
tập chung chủ yếu ở các xã ven chân núi Ba Vì có độ cao 400m trở xuống. Rừng trồng
chủ yếu là các cây lấy gỗ tập chung, phân tán phục vụ mục tiêu cải tạo môi trường ,
góp phần phát triển du lịch.
- Tài nguyên nhân văn
Huyện Ba Vì có đình Tây Đằng được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc
gia, là nơi thờ Đức thánh Tản Viên nổi tiếng với kiến trúc cổ mang đậm bản sắc dân
tộc. Ngoài ra còn có một số đình, chùa khác tạo một vùng di tích lịch sử văn hóa xứ
Đoài.
2.1.5. Phát triển xã hội
a. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tốc độ phát triển GDP.
Bảng 1. Hiện trạng dân số và lao động của huyện Ba Vì năm 2014
STT Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Số lượng
1
Tổng số khẩu
Người
260.500
Tổng số hộ

Hộ
52.100
2
Hộ nông nghiệp
Hộ phi nông nghiệp
3
Bình quân khẩu/hộ
Người/hộ
6
4
Tỷ lệ gia tăng dân số
%
0.71
5
Bình quân được tính/người
Người/km2
6.08
( Nguồn bản quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Vì năm 2014)
- Năm 2014 dân số huyện Ba Vì là 260.500 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
của toàn huyện Ba Vì là 0,71%/năm. Với tổng diện tích tự nhiên là 42.804 km 2 năm
2014 thì mật độ dân số trung bình là 6,08 người/km2. Trong đó dân số nam là 132.386
người, chiếm 50,82% dân số; dân số nữ là 128.113 người, chiếm 49,18% dân số.
- Tổng số lao động năm 2014 là 180.234 người, chiếm 69,9% dân số; trong đó
lao động nông nghiệp là 180.266 người, lao động phi nông nghiệp là 80234 người.
- Tỉ lệ lao động có việc làm ngày càng tăng. Bình quân thu nhập đầu người đạt
17.230.000/người/năm.(năm 2014)
2.1.6. Phát triển kinh tế
a. Sản xuất nông nghiệp
- Về trồng trọt: tổng diện tích deo trồng đạt 26.772 ha tăng 1.9% so với năm
2007, đạt 99% kế hoạch. Hệ số xử dụng đất đạt 2,27 lần giá trị sản xuất trên 1ha đất

cach tác đạt 41,3 triệu đồng.
14


Bảng 2. Sản lượng cây lương thực huyện Ba Vì năm 2014.
Chỉ tiêu
Diện tích ha
Sản lượng tấn
Năng suất tạ/ha
Cây lúa
14060
71,271
51
Cây ngô
3,287
16,573
50
Cây đậu tương
2,075
3,486
16,8
Cây lạc
1,252
2,328
18,6
- Về chăn nuôi: có bước tăng trưởng nhanh đàn trâu 7.633 con giảm 0.7% so với
cùng kì, đàn bò 40.819 con, tăng 17,1%, trong đó đàn bò sữa 17.065 con. Đàn gia cầm
1.644.000 con, tăng 6,2%. Diện tìch thả cá 1.650ha, san lượng 1.1830 tần, tăng 24%
- Chỉ đạo công tác quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có 29 xã hoàn
thành , triển khai dồn điền, đổi thửa bước 2 tại các xã, thị trấn đã có 15 xã.

b. Sản xuất lâm nghiệp
Trồng rừng đạt 172/95 ha đạt 88.2 kế hoạch, trồng cây phân tán đạt 12 vạn cây .
Công tác phòng cháy chữa cháy rừng thường xuyên được quan tâm
Đã kiểm tra , xử lí 5 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng thu ngân sách cho nhà nước 97.520
tỉ đồng.
c. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển đạt gía trị 350,9 tỉ đồng,
tăng trưởng 13,9 so với 2013, đạt 113% kế hoạch. Trong đó khai thác đá, cát, sỏi tăng
34% đồ uống tăng 28%, may mặc tăng 43%, chế biến lâm sản 32%, chế biến chè bí
khô tăng 18,%
- Công tác qui hoạch cụm công nghiệp, đã được nhà nước phê duyệt tại cụm
công nghiệp Cam thượng, cụm công nghiệp Đồng Giai thu hút 2 dự án vào đầu tư đó
là dự án sản suất dày dép xuất khẩu vào 2 cụm công nghiệp trên.
- Công tác khuyến công: Tổ chức 9 lớp với 440 học viên dạy nghề mây tre đan,
nón lá, đồ mộc, thê ren, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động.
d. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch
- Dịch vụ thương mại được tiếp tục phát triển , tổng doanh số bán ra và tiêu dùng
xã hội đạt 391,7 tỉ đồng, so với cùng kì tăng trưởng 21% so với kế hoạch đạt 129,2% .
+ Trong đó doanh số bán lẻ thương mại đạt 350 tỉ đồng tăng 23% so với cùng kì
đạt 109,2% kế hoạch
- Hoạt động du lịch: các doanh nghiệp đã cố gắng đầu cư cơ sở hạ tầng, tạo sản
phẩm mới, làm tốt công tác tiếp thị quảng bá dã thu hút hơn 900 lượt khách đến thăm
quan du lịch tăng 20%so với năm 2013 so với kế hoạch tăng 5%
- Ngân hàng chính sách xã hội tổng dư nợ cho vay đạt 65,6 tỉ đồng đạt 99,6% kế
hoạch, trong đó cho vay hộ nghèo 46,7 tỉ đồng.
15


- Dịch vụ viễn thông tổng doanh thu đạt 3,8 tỉ đồng, đạt 101,2% kế hoạch năm

đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc thông suốt
- Dịch vụ điện sản phẩm điện thương phẩm tăng quá đạt 76 triệu kwh tăng 9,27%
so với cùng kì tỷ lệ tổn thất điện năng 7,32%, giá bán điện bình quân 549,2 đồng/kwh .
- Bảo hiểm xã hội tổng doanh thu 297 đơn vị thu nộp BHXH, BHYT bắt buộc ,
số lao động 18423 người, ước thu trong năm đạt 20,5 tỉ đồng đạt 102% kế hoạch, đảm
bảo giải quyết kịp thời chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
e. Cơ sở hạ tầng
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn ước đạt 350 tỉ đồng, trong đó vốn
nhân dân đầu tư 155 tỉ đồng, tăng 35% so với cùng kì các doanh nghiệp đầu tư 50 tỉ
đồng vốn ngân sách tập chung vào công trình giao thông, trường học, trụ sở, chương
trình nước sạch, công trình văn hoá.
- Giao thông nông thôn, cứng hoá đạt 60km, đạt 110% kế hoạch đề ra trình
UBNN quyết định giải ngân kinh phí hỗ trợ đợt 1 năm 2007, xây dựng kế hoạch hỗ trợ
đợt 2 tổng kinh phí 3 tỉ đồng.
- Công tác giải phóng mặt bằng tập chung giải phóng mặt bằng dự án, bàn giao
cho chủ đầu tư, góp phần đẩy mạnh tốc độ thực hiện dự án trên địa bàn huyện với tổng
diện tích kiếm đếm 120 ha
2.1.7. Phát triển văn hoá, xã hội
a. Về giáo dục
- Mầm non có 2878 cháu ra lớp đạt 23,1%, giảm 1,67% so với năm trước, mẫu
giáo có số cháu ra lớp 7351, tỉ lệ 68,9%, tăng 2%
-Tiểu học 16.480 học sinh , không có học sinh bỏ học, xếp loại hạnh kiểm đầy
đủ 99%, chưa đầy đủ 1% học lực giỏi 25,7%, khá 22,4%, trung bình 4,3%. Học sinh
giỏi cấp huyện đạt 247 em , tăng 34 em với năm trước.
- Tốt nghiệp THCS hai đợt xét đạt tỉ lệ 98,94% phản ánh chất lượng học sinh.
- Cơ sở vật chất phục vụ học tập được quan tâm và xây dựng mới 5 trường mầm
non 7 phòng chức năng tiêu học, 6 phòng chức năng THPT và xây dựng mới hai
trường THPT.
- Triển khai trong toàn nghành cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục.


16


b.Y tế
- Y tế: thực hiện nghiêm túc các chương trình khám chữa bệnh cho nhân dân.
Ngoài ra, công tác y tế dự phòng cũng được quan tâm, tích cực vận động, tuyên truyền
giáo dục nhân dân xây dựng phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch; triển
khai các dự án, giám sát dịch tễ chặt chẽ ngăn ngừa phát hiện sớm các nguy cơ xảy ra
dịch để khống chế kịp thời.
- Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, số trẻ em được tiêm
chủng đầy đủ 6 loại vắc xin: 3.105 cháu, đạt 100% kế hoạch. Làm tốt công tác phòng
chống dịch bệnh, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra, không để dịch cúm gia
cầm H5N1 lây sang người.
2.1.8. Phân tích những mặt thuận lợi khó khăn.
a. Thuận lợi
- Ba Vì có đường huyết mạch trong hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua
rất thuận tiện để phát triển kinh tế toàn huyện, đặc biệt các xã trung du miền núi
huyện.
- Ba Vì còn tiếp giáp nhiều khu vực kinh tế, khu công nghiệp việt trì, Thuỷ điện
Hoà Bình . Trong tương lai còn tiếp cận các khu văn hoá lớn của cả nước; Làng văn
hoá, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuỗi đô thị miếu môn...Sơn Tây, khu công nghiệp Phú
Cát
- Ba Vì còn là tuyền phòng thủ phía tây của thủ đô Hà Nội. Vì vậy có vị trí chiến
lược đối với quốc phòng và an ninh.
- Diện tích vùng đồng bằng tương đối rộng, bằng phẳng, khí hậu mang bản sắc
khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận tiện cho việc thâm cach cây lúa, và phát triền các cây
hoa màu.
- Ngoài ra Ba Vì còn có nhiều khu du lịch nghỉ dương cao cấp như Vườn Quốc
Gia Ba Vì, khoang xanh, suối tiên, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân địa

phương.
- Ba Vì có nguồn lao động dồi dào trong đó số người trong độ tuổi lao động có
180.234 người, chiếm 69,9%. Dân số toàn huyện cơ bản là lao động có trình độ có thể
đào tạo để đáp ứng đủ cho nhu cầu cho yêu cầu phát triển theo công nghiệp hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
b. Khó khăn
- Ngoài những thuận lợi trên Ba Vì cũng gặp những khó khăn địa hình vùng núi
cắt xẻ mạnh khó khăn cho giao thông vận tải, việc giao lưu thông thương với bà con
dân tộc bị hạn chế.
- Những xã ven sông hồng thường bị gập úng, xói mòn, trong mùa mưa lũ gây
thiệt hại lớn cho việc sản xuất nông nghiệp.
17


- Công nghiệp còn sản xuất với quy mô nhỏ, lạc hậu, chưa bền vững. Sản xuất
nông nghiệp vẫn còn manh mún, chưa hình thành được vùng sản xuất theo vùng
nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa có thương hiệu.
- Trình độ dân trí của bà con dân tộc còn thấp đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Hiện trạng các môi trường
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước
a. Nước mặt
 Trữ lượng
- Hệ thống sông Hồng, sông tích tạo nên nguồn nước phong phú mang phù sa
màu mỡ cho toàn huyện.
- Nước suối, hồ, đầm phân bố ở vùng đồi gò, vùng vúi, bổ sung nguốn nước tưới
tiêu trong mùa khô có dung tích 60 triệu m3
- Nước mưa ở Ba Vì có lượng mưa từ 1.800 đến 2.000mm có tháng cao điểm lên
tới 3.000 mm
 Tỉ lệ cấp nước sạch
- Theo khảo sát của chúng tôi hiện nay ở huyện Ba vì nguồn nước phục vụ cho

sinh hoạt của người dân chủ yếu là nguồn nước ngầm được các hộ dân khai thác từ
lòng đất hoặc từ các dòng suối tự nhiên Trên địa bàn huyện chỉ có 1 công trình cấp
nước sạch đó là trung tâm cấp nước sạch thị trấn Tây Đằng với công suất 1450m3/ngày
cung cấp nước sạch cho 70% dân số trên địa bàn thị trấn.. Cho đến nay trên địa bàn
huyện có 98,2% dân số được sử dụng nước sạch còn lại 1,8% dân số huyện chưa được
sứ dụng nước hợp vệ sinh, chủ yếu là các xã ven sông Hồng.
Minh Quang, Yên Bài, các xã ven sông Hồng, Tản Hồng, Phú Châu, Phú
Phương.
 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt huyện Ba Vì
Năm 2014 huyện Ba Vì phối hợp với trung tâm quan trắc và phân tích tài
nguyên Môi Trường thành phố Hà Nội – Sở Tài Nguyên Môi Trường TP Hà Nội tiến
hành khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên địa bàn huyện như sau.

18


Bảng 3. Kết quả phân tích chất lượng nước sông năm 2014

STT

Thông
số

đơn vị đo

Kết quả đo
M1

1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

QCVN
08:2008/BTNMT
B1

M2

M3

PH
7,23
7,32
7,

5,5 - 9
độ đục
DO
Mg/l
5,25
5,16
5,58
>4
BOD5
Mg/l
14
5,5
8
15
COD
Mg/l
22,0
10
12
30
TSS
Mg/l
180
670
925
50
NH4+
Mg/l
1,5
0,65

0,80
0,5
NO3Mg/l
17,0
15,5
18,0
10
NO2Mg/l
0,006
0,005
0,005
0,04
F
Mg/l
0,030
0,040
0,032
1,5
Fe
Mg/l
0,104
0 ,115
0,100
1,5
Mn
Mg/l
0,006
0,005
0,005
Pb

Mg/l
<0,002
<0,002
<0,002 0,05
Cr+6
Mg/l
<0,002
<0,002
<0,002 0,04
Hg
Mg/l
<0,0002 < 0,0002 <0,0002 0,001
As
Mg/l
<0,002
<0,002
<0,002 0,1
Coliform MPN/l00ml 1.500
140
115
7500
Tổng N
Mg/l
7,5
3,2
5,5
Tổng P
Mg/l
0,85
0,65

0,75
(Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên Môi Trường thành phố Hà Nội )

19


Bảng 4. Kết quả phân tích nước mặt tại địa bàn các xã trong huyện Ba Vì năm
2014

M18

M21

M22

0
C
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l


7,15
28,9
2,7
510,0
840,0
530
7,4
34,0
0,010
0,018
1,050
0,005
<0,002
<0,002
<0,0002

7,10
29,2
2,1
775,0
59,0
1940
18,0
45,0
0,205
0,045
1,310
0,005
<0,002

0,002
<0,0002

7,45
29,1
2,3
810,0
1140
2500
12,0
40
0,310
0,040
1,250
0,005
<0,002
0,002
<0,0002

QCVN
08:2008/BTNMT Cột
B1
5,5-9
≥4
15
30
50
0,5
10
0,04

1,5
1,5
0,05
0,004
0,002

Mg/l

<0,002

<0,002

<0,002

0,1

7.200

110.000

130.000

7500

18.

Coliform MPN/10
0ml
Tổng N Mg/l


49,4

89,0

73,0

-

19.

Tổng P

7,05

12,00

7,30

-

ST
T

Thông
số

1.
2.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

PH
Nhiệt độ
độ đục
DO
BOD5
COD
TSS
NH4+
NO3NO2F
Fe
Mn
Pb
Cr+6
Hg

16.


As

17.

đơn vị
đo

Mg/l

Kết quả đo

(Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên Môi Trường thành phố Hà Nội )

20


Hình 1. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu môi trường nước mặt với QCVN: 08: 2008
Ghi chú: QCVN 08:2008.Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
B1: Nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu hoặc các mục đích khác.
M1: Sông Hồng tại xã Phong Vân
M2: Sông Hồng tại xã Phú Châu
M3: Sông Hồng tại xã Đông Quang
M18: Nước thải tại điểm công nghiệp Thuận Mĩ
M21: Nước mặt ao làng, thôn đồng bảng xã Đồng Thái
M22: Nước rãnh thải cạnh UBNN xã Đồng Thái
 Đánh giá:
Đối với các mẫu phân tích lấy tại sông Hồng hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới
hạn cho phép chỉ có chỉ tiêu TSS trung bình vượt quá giới hạn 7,39 lần theo QCVN :
08/2008
Đối với các mẫu nước lấy tại địa bàn các xã:

- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước mặt của khu vực biến đổi từ 28,5 0C đến 29,3 0C. Nhìn
chung không có sự thay đổi nhiệt độ giữa các vực khác nhau.
- Màu sắc, mùi vị:.Nước thải khu vực tại các điểm quan trắc có ngả màu vàng nhạt đến
xẫm. ở các vị trí quan trắc nước bị ảnh hưởng các chất thải sinh hoạt chăn nuôi nên
màu nước mang màu xẫm.
- Độ pH: Giá trị pH không thay đổi ở nhiều khu vực, giá trị trung bình khoảng 6,36 –
7,54. Nhìn chung pH ở giới hạn cho phép (6,5- 8,5).
- Các chỉ tiêu hoá học:

21


+ Nồng độ õy hoà tan (DO): Nồng độ oxy hoà tan thấp, tại các ao nhỏ đã có dấu hiệu ô
nhiễm cục bộ DO khoảng từ 0,35 – 5,0 mg/l do các hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi,
mặt khác do ao tù không lưu thông được.
+ Nồng độ amoni NH4+, nitrat NO3- và nitrit NO2-: Các chỉ tiêu về nitơ trong nước mặt
khu vực tương đối cao, amoni thay đổi từ 7,4 đến 20 mg/l. Vượt quá QCVN 08:2008.
+ Nhu cầu ôxy hoá học (COD): Nhu cầu ôxy hoá học nước thải có dấu hiệu ô nhiễm
về mặt hữu cơ, các điểm quan trắc đều có chỉ tiêu COD cao hơn qui chuẩn cho phép.
Do xảy ra ô nhiễm cục bộ do sinh hoạt, chăn nuôi COD 268 mg/l – 1350 mg/l.
+ Các kim loại nặng: Các chỉ tiêu kim loại nặng đóng vai trò rất quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng ô nhiễm: Nhìn chung nước thải khu vực có hàm lượng các kim
loại nặng nhỏ hơn giới hạn cho phép.
+ Colifrom trong cụm khu dân cư ô nhiễm cục bộ do sinh hoạt và chăn nuôi chỉ số
Colifrom là 42.000 – 220.000.
 Kết luận:
Qua Phân tích và đánh giá chúng ta có thể nhận thấy môi trừơng nước mặt tại huyện
Ba Vì đang bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là nước mặt ở các ao đầm hệ thồng kênh
mương gần khu vực dân sinh,làng nghề các nhà máy, xí nghiệp, nước ở đây đã bị biến
đổi cả về thành phần lý học lẫn hoá học, đa số các chỉ tiêu đều vượt quá giới hạn

nhiều lần. Nước ngả màu vàng xẫm bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt
người dân. Các đầm, hồ trước đây là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản lớn cho người
dân trong vùng thì giờ đây đã trở thành các ao tù nước đọng. Tình trạng ô nhiễm đã
đến mức báo động.
 Nguyên nhân:
- Do thủ công nghiệp và làng nghề
+ Hoạt động sản xuất làng nghề với loại hình sản xuất đa dạng, phong phú như các
làng nghề: dệt nhuộm, mây tre đan, cơ kim khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản
xuất thủ công mỹ nghệ, các cơ sơ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tạo
lên lượng nước thải đáng kể, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ, các
chất dinh dưỡng và kim loại nặng.

22


Bảng5. Ước tính lượng chất thải ô nhiễm công nghiệp trong năm 2014
Định
Lưu
Diện
mức
lượng
TT Khu/ cụm CN
tích (m3/ha. (m3/ngày
ngày)
)
1
Điểm CN chằm 8
30
320
mè Ba Trại

2
Điểm CN Tản 3
30
120
Lĩnh
3
Điểm CN minh 3
30
120
quang
4
5

Điểm CN thuận 2

Điểm CN TH
2

TSS

BO
COD
D

Tổng
N

Tổng
P


49

41

87

16

2

18

16

33

6

1

18

16

33

6

1


30

80

12

10

22

4

1

30

80

12

10

22

4

1

(Nguồn Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì)
- Nguồn thải do dân sinh

Năm 2013 dân số toàn huyện là 260500 ước tính dân số năm 2020 dân số lên tới
là 781500: Điều này đồng nghĩa với việc tăng lượng nước thải và rác thải cho toàn
huyện, cùng với việc chất thải không được xử lí triệt để sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng
cho nước sông, hồ, ao của toàn huyện Ba Vì
Hầu hết các điểm dân cư nông thôn chưa có hệ thống thoát nước. Nước thải nước
mưa chủ yếu là tự thấm phần còn lại là tự chảy theo các rãnh hở hoặc có nắp đạy, chảy
cục bộ từng đoạn rồi xả xuống các khu vực trũng,ao hồ, sông suối, việc bố trí chuồng
trại chăn nuôi, hố xí và các nguồn chất thải chưa tốt gây ảnh hưởng tới môi trường
trong khu vực và nguồn nước dưới đất mạch nông.
- Ngoài ra các chuồng trại chăn nuôi trong các gia đình cũng là những nguồn gây
ô nhiễm nếu như không được xây dựng và qui hoạch. Việc xử dụng phân chuồng, phân
bón hoá học, và các chất bảo vệ thực vật không đúng cách ảnh hưởng đến sức khoẻ
người dân.
- Việc thâm cach nông nghiệp sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật tạo
nên lượng chất ô nhiễm lớn chảy vào sông hồ. Cho đến nay có tới 400 loại thuốc
BVTV đang được sử dụng ở Ba Vì. Lượng phân bón hàng năm được sử dụng khoảng
20.000 – 22.000 tấn phân các loại và lượng thuốc BVTV từ 5 – 5,5 tấn/năm . Vần đề
sử dụng bừa bãi quá tải không hợp lí phân bón và thuốc BVTv ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường nước và sức khoẻ người dân.

23


Bảng6. Ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt năm 2014
TT

Khu vực

Dân
Lưu lượng

SS
số( ngư (m3/ngày)
ời)
12.643 506
695

I

Đô thị

II

Dân cư 245.00
nông
0
thôn
Tổng
257.64
3

BOD5 COD

Tổng
N

379

607

89


Tổng
P
12

9817

13510

7367

11800 1730

408

10323

14205

7746

1240
7

429

1819

(Nguồn Bản báo cáo quy hoạch phát triển môi trường Huyện Ba Vì năm 2014)
b. Nước ngầm huyện Ba Vì

Theo khoả sát được biết hiện nay, nguồn nước người dân sử dụng chủ yếu trong
sinh hoạt là nguồn nước ngầm lấy từ giếng khoan. Thống kê năm 2010 trên địa bàn
huyện có 87% người dân sử dụng nước giếng khoan còn lại là sử dụng nước mưa.
Toàn huyện có khoảng 58.243 giếng khoan 7.245 bể chứa nước mưa. Tuy vậy rất
nhiều nơi trong địa bàn huyện đặc biệt là các xã giáp sông Hồng như Phú Châu, Tản
Hồng, Phú Phương... người dân thường xuyên phải sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo
vệ sinh mặc dù đã qua xử lí bằng các bể lọc cát, nước tuy trong nhưng mùi tanh nồng
đặc trưng của nườc bị nhiễm sắt. Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước ngầm bị ô
nhiễm dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân ở những vùng này.
. Đối với nước mưa, do sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp kéo theo lượng khí thải thoát ra từ các nhà máy tăng lên nhanh chóng.
Khi mưa những chất thải độc hại theo nước mưa rơi xuống bể chứa nước của người
dân. Người dân trực tiếp sử dụng nguồn nước này dễ mắc bệnh.
Ngoải ra ở nhiều xã như Phú Châu, Tản Hồng, Phú Phương việc thiếu nước sinh
hoạt trong những tháng hè đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

24


Bảng 7. Kết quả phân tích nguồn nước ngầm năm 2014
STT Thông số

đơn vị đo

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10
11

NH4+
PO43NO3 NO2Fe
Pb
As
Mn
Colirom
CNCr6+

Kết quả đo
N1
N2
N3
Mg/l
0,45
0,26
0,12
Mg/l
Mg/l
14,1
13,2
14,5
Mg/l
0,011
0,010

0,013
Mg/l
4,115
5,100
6,120
Mg/l
<0,002 <0,002 <0,002
Mg/l
0,009
0,010
0,006
Mg/l
0,010
0,010
0,010
MPN/100ML 1
1
0
Mg/l
<0,01
<0,01
<0,01
Mg/l
<0,002

12

pH

-


5,7

6,1

5,5

QCVN
09:2008/BTNMT
0,1
15
1,0
5
0,01
0,05
0,5
3
0,05
5,5 – 8,5

( Nguồn Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên Môi Trường thành phố Hà Nội )
Ghi chú: QCVN 09:2008: qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm:
N1 Nước ngầm UBNN huyện Ba Vì.
N2 Nước ngầm nhà anh Nguyễn Văn Sơn xã Cẩm Lĩnh.
N3 Nước giếng khoan nhà ông Phan Minh Tân xã Phú Châu.
 Đánh giá
Từ các kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan
của một số hộ dân trong vùng Dự Án có thể rút ra số nhận xét về chất lượng nước
ngầm như sau:
- Độ pH

+ Các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm ở khu vực có giá trị pH thay đổi từ
6,84 – 7,12. Độ pH tại tất cả các điểm quan trắc trung tính và đều đạt QCVN
- Màu và rắn lơ lửng ở mức độ thấp. Hàm lượng SS dao động từ 8,5 – 13,5 mg/l.
Giá trị độ màu ở tất cả các mẫu phân tích không phát hiện được.
- Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng được đánh giá qua chỉ số NO 2-, NO3-, NH4+ .
+ Hàm lượng NO2- tại các giếng khoan giao động tròn khoảng 0,009 – 0,014
mg/l. Hàm lượng này ở mửc rất thấp nên không phải tiến hành sử lí sơ bộ dàn mưa.
+ Hàm lượng NO3- của các giếng khoan thấp dao động từ 12,2- 14,5 mg/l thấp
hơn so với tiêu chuẩn cho phép. .
Kết quả phân tích trên cho thấy nước ngầm tại khu vực chưa bị ô nhiễm do chất
dinh dưỡng.
- Hàm lượng các kim loại hầu hết đều trong giới hạn QCVN 08:2008 ô nhiễm do
sắt chỉ xảy ra trên địa bàn một số xã ven sông.
25


×