Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Báo Cáo thực tập tốt nghiệp Kỹ Sư Xây Dựng tại HANDICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 53 trang )

Lời mở đầu
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy cô Viện Kỹ Thuật Xây Dựng – Đại học
Giao Thông Vận Tải đã giúp đỡ, chỉ bảo cho em quy trình thực tập, đã có lời giới thiệu để
em vào thực tập tại Công Ty CP Xây Dựng và Tư Vấn Ứng Dụng Công Nghệ Mới (Cty20)
Em xin cảm ơn PGĐ cty đồng thời là chỉ huy trưởng tại công trình KS. Đỗ Quốc
Việt đã đồng ý cho em thực tập tại công trình, cảm ơn các anh chị Cán Bộ Kỹ Thuật ở
công trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến các anh KS. Nguyễn Xuân Khải, KS.
Hoàng Văn Khôi, KS. Phan Quang Trưởng đã tận tình hướng dẫn cho em, tạo điều kiện
cho em được tiếp cận với công việc thực tế trong việc quản lý hồ sơ QLCL và giám sát
thi công công trình xây dựng dân dụng; đồng thời giúp đỡ tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành kỳ thực tập tốt nghiệp này.
Những kiến thức thực tế ấy đã giúp em rất nhiều trong việc đối chiếu và hiểu rõ hơn
những cơ sở lý thuyết đã được tiếp thu từ các thầy cô trong suốt mấy năm học vừa qua,
chuẩn bị cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới và phục vụ công tác sau
này.
Trong báo cáo này, em đã thu hoạch được nhiều kiến thức bổ ích từ việc tham khảo
các đồ án thiết kế; tìm hiểu về các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chuẩn
tham khảo; trình tự lập và nội dung các biện bản hiện trường, các biên bản nghiệm thu,
quản lý các kết quả thí nghiệm, tham gia giám sát công trình để phục vụ cho công việc
tương lai sau này.
Em kính mong nhận được những góp ý chân tình quý báu của quý thầy cô Viện Kỹ
Thuật Xây Dựng và các anh chị trong đơn vị thực tập để giúp em hoàn thiện và nâng cao
các kiến thức kỹ thuật của mình.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2015


Chương 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1


Giới thiệu chung về Tổng Công Ty

Tên giao dịch trong nước: TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế :
Tên viết tắt :

HA NOI HOUSING DEVELOPMENT AND INVESTMENT
CORPORATION
HANDICO

Trụ sở :

Số 34 Hai Bà Trưng – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại :

(84-4) 39387799

Fax :

(04) - 38241032

Email :



Website :

www.handico.com.vn - www.handicovn.com.vn


- www.handico.vn

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội là Tổng công ty 90 đầu tiên của thành
phố Hà Nội, được thành lập ngày 21/09/1999 nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới
trong lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và các khu đô thị của thành phố.
Với 17 đơn vị thành viên trực thuộc khi mới thành lập, sau quá trình xây dựng và phát
triển, hiện HANDICO có gần 70 đầu mối đơn vị trược thuộc trên địa bàn thành phố Hà
Nội và nhiều tỉnh, thành trên cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Huế, Nghệ An, Ninh Bình…
Quy mô tổ chức sản xuất của HANDICO liên tục phát triển đảm bảo khả năng bảo toàn
và phát triển vốn, thị trường không ngừng được củng cố và mở rộng.
Bằng chiến lược phát triển đúng đắn HANDICO nhanh chóng thực hiện được mục
tiêu trở thành một trong những tổng công ty mạnh, tiềm năng, là đơn vị chủ lực của thành
phố trong việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội như: nhà ở cho học sinh - sinh viên, nhà ở
cho công nhân tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tái định cư (khu
đô thị Trung Hòa – Nhân Chính; Cầu Diễn; nhà ở cho sinh viên Mỹ Đình II, nhà ở cho
công nhân tại Kim Chung, Đông Anh và khu công nghiệp Phú Nghĩa; làng sinh viên
HADICO…) Những khu đô thị mới hiện đại do HANDICO xây dựng như Cổ Nhuế - Xuân
Đỉnh, Đại Kim – Định Công, Mễ Trì Hạ, Sài Đồng – Long Biên, Vĩnh Hoàng, Trung
Văn… cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt kiến trúc Thủ đô.
Bên cạnh những lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu, HANDICO tập trung đẩy
mạnh sản xuất đa ngành nghề theo hướng mở rộng thị trường trong nước và các nước


trong khu vực.
Chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con năm 2005, HANDICO
tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cam kết lấy chất lượng làm
tiêu chí phấn đấu và giữ chữ tín với khách hàng, HANDICO sẽ không ngừng đổi mới,
xây dựng những dự án, công trình lớn và đồng bộ mang thương hiệu HANDICO.
Mục tiêu chiến lược:
HANDICO phấn đấu trở thành một trong những tổ chức kinh tế chiếm thị phần hàng

đầu trong cả nước về đầu tư, kinh doanh bất động sản, có địa bàn hoạt động trên cả
nước và các nước trong khu vực. Đồng thời, Tổng công ty tiếp tục phát triển mạnh các
lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề với lĩnh vực mũi nhọn là đầu tư bất động sản, trong
đó Công ty mẹ giữ vai trò chủ đạo, định hướng về thị trường, công nghệ, vốn và phát
triển thương hiệu.

1.1.1

Lĩnh vực hoạt động của HANDICO:

-

Đầu tư, phát triển nhà và đô thị

-

Thi công xây lắp

-

Tư vấn thiết kế

-

Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác…


1.1.2

Sơ đồ tổ chức của Tổng Công Ty:



1.2

Giới thiệu chung về Công ty 20 : đơn vị thực tập chính

Được cổ phần hóa và tách ra khỏi công ty mẹ (HANDICO) từ năm 2005, công ty 20 có
tên đầy đủ là Công Ty CP Xây Dựng và Tư Vấn Ứng Dụng Công Nghệ Mới có chức năng
chính là thi công các công trình của Tổng công ty giao cho, lập hồ sơ quản lý chất lượng,
hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh quyết toán công trình.
Danh sách nhân sự Công Ty 20:


1.3

Giới thiệu chung về dự án đang thi công

Tên dự án: Khu nhà ở cao tầng tái định cư trên ô đất A14 thuộc khu tái định cư
Nam Trung Yên
Công trình : chung cư 21T2 – ô đất A14
Địa điểm: Phường Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội


Chủ đầu tư: Tổng Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Nhà Hà Nội.
Đơn vị thiết kế: Công Ty CP Và Phát Triển Công Nghệ Xây Dựng
Tư vấn giám sát: Cty CP Tư Vấn Công Nghệ, Thiết Bị Và Kiểm Định Xây Dựng
CONICO.
Đơn vị thi công: Cty CP Xây Dựng Và Tư Vấn Ứng Dụng Công Nghệ Mới (Cty 20)
Quy mô công trình gồm 2 tầng hầm, 21 tầng nổi, thời gian thi công dự kiến theo tiến
độ là 60 tuần.



Chương 2
NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1 Tham khảo hồ sơ thiết kế kỹ
2.1.1 Tham khảo bản vẽ kiến trúc:

thuật

- Công trình được thiết kế với quy mô: Công trình xây dựng chung cư 21T2 được xây
dựng trên ô đất A14 gồm khối nhà 21 tầng với chiều cao công trình là 75.5m, tổng diện
tích khu đất là 20.175m2. Gồm 2 tầng hầm khu để xe 2.215m2, tổng diện tích sàn xây
dựng (không tính tầng hầm) là 35.680m2. với chiều cao tầng nhà trung bình là 3.3m.
- Tiêu chuẩn cấp II .Công trình có công năng thoả mãn với nhu cầu sử dụng của nhà
chung cư cao tầng có dịch vụ công cộng gồm: chỗ để ôtô, xe máy, phòng làm việc của Ban
quản lý khu chung cư. Giao thông lên tầng sử dụng hệ thống thang máy; cầu thang bộ sử
dụng và cầu thang thoát hiểm.
- Tiêu chuẩn cấp I .Công trình có công năng thoả mãn với nhu cầu sử dụng của khu tái
định cư: chỗ để ôtô; xe máy; được bố trí khuôn viên cây xanh. Giao thông lên các tầng sử
dụng hệ thống thang máy; cầu thang bộ sử dụng và cầu thang thoát hiểm.
2.1.2

Tham khảo bản vẽ thiết kế kết cấu:

Kết cấu chịu lực chính của công trình là hệ khung dầm kết hợp với các vách cứng
BTCT bố trí ở lồng cầu thang máy và các bức tường cầu thang bộ và một số vách cứng
khác.
Kết cấu sàn gồm các ô bản sàn BTCT toàn khối tựa trên các dầm khung và dầm phụ
(kết hợp đỡ tường ngăn).
Các vách cứng BTCT được bố trí có tác dụng tăng cường khả năng chịu tải trọng

ngang tác dụng lên công trình. Kết cấu sàn có vai trò là các tấm cứng nằm ngang tại các
tầng qua đó truyền tải trọng ngang vào hệ khung và vách cứng.
Thép dùng cho công trình: thép có đường kính <10 dùng nhóm AI RA=2300kg/cm2;
thép có đường kính <=18 dùng nhóm AII RA=2800kg/cm2; thép có đường kính >18 dùng
nhóm AIII RA=3600kg/cm2.
Bê tông cột; vách; dầm; sàn cấp độ bền chịu nén B25 (mác 350) có RN=155kg/cm2.
Độ sụt của bê tông các cấu kiện là 12 đến 14cm


2.1.3

Tham khảo bản vẽ thiết kế điện nước:

Hệ thống điện nước của công trình chạy ngoài tường qua các lỗ kỹ thuật
2.1.4

Tham khảo bản vẽ thiết kế hệ thống thang máy, hệ thống pccc, hệ thống thông
gió

2.2 Xem xét các bước thực hiện biện
2.2.1 Biện pháp thi công phần ngầm:
2.2.2 Biện pháp thi công phần thân:
a) Công tác trắc đạc

pháp thi công:

Định vị tim tuyến công trình theo thiết kế với trình tự sau:
Nhận cọc mốc; tiến hành dẫn ra các vị trí và công trình xung quanh thiết lập hệ
cọc mốc chính
- Định vị hệ trục và cao độ để thi công

- Sau khi thi công sàn nền móng thì cho tiến hành bật tim trục cột bằng sơ đồ lên
mặt bê tông sàn.
b) Công tác cốp pa
-

Lắp dựng cốp pa và đà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Bề mặt tiếp xúc cần phải được chống dính; cốp pha thành bên của các kết cấu
tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh
hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm,
sàn và cột chống); lắp dựng cốp pha đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của
nhà nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần
theo quá tình đổ và đóng rắn của bê tông; trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên
nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá
trình thi công; khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích
hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu; khi ổn định cốp
pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định lượng và vị trí để giữ ổn
định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công; trong quá
trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới khi cọ rửa mặt nước và
rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông các lỗ này được bịt kín lại; kiểm tra
và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo; cốp pha và đà giáo khi lắp dựng
xong được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng 1, các sai lệch không vượt quá các trị số ghi
trong bảng 2.

Bảng 1 – các yêu cầu kiểm tra cốp pa, đà giáo


Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường,
kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở bảng 1 và các sai lệch
không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2.


Bảng 2 – sai lệch cho phép đối với cốp pa, đà giáo


Thi công cốp pa cột
Cột của công trình có 3 loại kich thước 1100x1100; 1000*1000; 900*900.
Cốp pha cột được tổ hợp bằng các tấm cốp pha ván gỗ ép tổ hợp các hộp 50x50
gông bằng hộp 50x100. Hệ chống đỡ ván khuôn cột sử dụng cột chống đơn thép
φ60 kết hợp với tăng đơ.
Các cột ở các vị trí mép ngoài công trình nên phải tiến hành lắp dựng các sàn thao
i)

-

-

-

×

tác phía ngoài bằng xà gỗ 80 120 và được neo chắc vào sàn bê tông bằng thép kỹ
thuật chôn sẵn phi 12 kết hợp với gỗ ván dầy 3cm đóng đinh chắc chắn và có lan
can an toàn cho người thi công ( có trong bản vẽ biện pháp thi công ).
Trước khi lắp dựng cốp pha cột; tiến hành kiểm tra; định vị tim cột bằng máy kinh
vĩ theo cả hai phương ngang và dọc sau đó gửi ra ngoài cách tim cột tối thiểu từ
0.5 - 1.0 m đánh dấu trực tiếp lên sàn bê tông bằng sơn đỏ. Xác định cao trình đỉnh
cột theo thiết kế bằng máy thuỷ bình sau đó gửi lên thân cốp pha hoặc cốt chuẩn.

ii) Thi công cốp pa đầm; sàn:
-


Ván khuôn sàn dầm sử dụng cốp pha ván gỗ ép phủ phim có mô đun tiêu chuẩn
phù hợp với kích cỡ của thành dầm và ô sàn.
Hệ chống đỡ ván khuôn dầm sàn sử dụng giáo pal có kích thước chiều cao đã


-

-

-

-

-

được tính toán kỹ nhằm tiết kiệm số lượng chân giáo; cột chống bằng thép; xà
gồ… nhưng vẫn đảm bảo độ vững chắc; thuận tiện cho việc lắp đặt tháo giỡ cốp
pha.
Trước khi lắp đặt cốp pha sàn dầm; chúng tôi tiến hành kiểm tra; định vị tim trục
dầm theo hai phương bằng máy toàn đạc điện tử; đánh dấu bằng sơn đỏ lên các
đỉnh cột đã được đổ và tháo dỡ cốp pha để công nhân làm cơ sở căng dây lắp đặt
các trục dầm. Kiểm tra lại cao trình đáy dầm; cao trình đầu cột bằng máy thuỷ
bình kết hợp với nivô trong cự ly ngắn để có biện pháp khắc phục xử lý nếu có sự
chênh lệch cao độ giữa các đỉnh đã được đổ.
Trình tự lắp đặt cốp pha sàn dầm như sau: Tiến hành lắp dựng cốp pha dầm chính;
dầm biên; dầm phụ sau cùng là sàn. Quá trình thi công theo phương pháp cuốn
chiếu từ trong ra ngoài; lắp ô nào xong ô đó.
Sau khi cốp pha dầm sàn cơ bản đã hoàn thành; tiến hành kiểm tra lại cao độ mặt
×


cốp pha sàn bằng máy thuỷ bình theo phương pháp ô lưới 5m 5m. Điều chỉnh
cao độ cốp pha sàn cục bộ bằng cách cân chỉnh chân giáo pal; cột chống hoặc đà
giáo tại khu vực đó.
Toàn bộ mép ngoài công trình; các ô trống cầu thang; giếng trời nhất thiết phải lắp
đặt hệ thống lan can an toàn chắc chắn; chiều cao tối thiểu 1;2 m.
Trước khi chuyển sang giai đoạn dựng cốp thép phải được kỹ sư giám sát bên A
nghiệm thu cốp pha (biên bản nghiệm thu công việc xây dựng).
iii) Thi công cốp pa vách cầu thang máy:
Sử dụng cốp pha định hình ván gỗ ép phủ phim.... và tại những vị trí góc dùng ty
ren ∅16 để gông. Hệ chống đỡ cốp pha sử dụng thanh chống đơn thép ∅60; tăng
×

-

-

-

-

×

×

đơ; xà gồ gỗ 80 120 kết hợp với các thanh nẹp góc 50 50 5.
Định vị khoảng cách giữa lớp cốp pha mặt trong với cốp pha mặt ngoài của vách
thang máy bằng các bu lông thép ∅ 16 đặt trong các ống nhựa kỹ thuật ∅ 27 để có
thể tháo dỡ dễ dàng và luân chuyển nhiều lần.(khi thi công chúng tối tính toán đặt
ống định vị trên các tấm cốt pha được tính toán sao cho các lỗ không trùng với cốt
thép dọc; ngang của vách thang).

Trước khi đổ bê tông phải được sự đồng ý nghiệm thu cốp pha của chủ đầu tư
(biên bản nghiệm thu công việc xây dựng).
v) Tháo dỡ cốp pa, đà giáo:
Cốt pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu
chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi
công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần trách không gây ứng suất đột ngột
hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
Các bộ phận cốt pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đòng rắn (như
cốt pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường


-

-

-

-

độ 50 daN/cm2...
Đối với cốt pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu
không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá
trị cường độ ghi trong bảng 3.
Các kêt cấu ô văng, công xôn, sêno chỉ được tháo cột chống và cốt pha đáy khi
cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
Khi tháo dỡ cốt pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng
nên thực hiện như :
Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê
tông; Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ
lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cần được tính
toán theo cường độ bê tông đã đạt loại kết cấu và các đặc trong về tải trọng để
tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
Việc chât toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốt pha đà giáo chỉ được
thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.

Chú thích:
1) Các trị số ghi trong bảng chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia.
2) Đối với các kết cấu có khẩu độ nhỏ hơn 2m, c−ờng độ tối thiểu của bê tông
đạt để tháo cốp pha là 50% R28 nhưng không được nhỏ hơn 80daN/cm2
c) Công tác cốt thép:

Cốt thép được gia công; lắp dựng ngay tại công trường; được tiến hành theo từng
công việc; từng khu vực như uốn thép; cắt thép; kéo thẳng thép… thép được gia công bằng
máy kết hợp thủ công và bẻ móc. Máy móc phục vụ cho công tác cốt thép trên công trường
và có nhiều loại như máy uốn; máy cắt; máy kéo thép…


Thép đưa về công trình phải đúng yêu cầu thiết kế mới được phép sử dụng. Cốt thép
được dựng của hai loại là thép gai và thép trơn. Tiết diện của nhiều loại với đường kính
khác nhau như 6; 8 ;10; 12 ;14; 16 ;18…… việc sử dụng thép đúng loại là tuỳ thuộc vào
bản vẽ thiết kế kết cấu công trình.
Cốt thép trước khi sử dụng phải được sửa thẳng; đánh sạch rỉ thép; có thể dùng búa
đập thẳng hoặc dựng máy uốn nắn thẳng. Với thép có đường kính dưới 20mm thì ta có
thể cắt uốn bằng tay và nếu đường kính lớn hơn 20mm thì ta phải dựng máy.
Thép khi cắt ra uốn phải xác định thêm độ dón dài; yêu cầu: cốt thép bị uốn giãn ra
thêm 0;5d khi uốn góc 450; 1d khi uốn góc 900; 1;5d khi uốn góc 180. Đoạn neo cốt thép
công trường qui định chỉ dẫn thiết kế. Nối cốt thép có dạng là nối hàn và nối bằng kẽm
buộc.
Chuẩn bị lắp thép

Bộ phận gia công thép sẽ thực hiện đúng bản vẽ dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ
thuật. Thép sau khi gia công sẽ được đánh số theo đúng chủng loại và phân bổ tới nơi cần
lắp dựng. Tiến hành vạch mực vị trí lắp thép. Vệ sinh thép; dọn dẹp mặt bằng vị trí lắp
thép. Chuẩn bị các phụ kiện; tập hợp sẵn ở vị trí lắp thép như cục kê; kẽm buộc……
đồng thời bố trí nhân lực phự hợp với yêu cầu công việc.
Thực hiện công tác cốt thép
Tiến hành lắp thép theo bản vẽ kết cấu dưới sự hướng dẩn của cán bộ kỹ thuật. Cốt
thép sau khi lắp dựng phải đảm bảo đúng kích thước; đúng số hiệu thiết kế; đúng vị trí
khoảng cách của những thanh thép và điểm nối chiều dài các mối nối. Lưu ý những vị
trí tiếp giáp của cột với tường; cột với lam…… phải đặt thép chờ liên kết.
Nếu phát hiện ra những sai lệch so với bản vẽ thiết kế cần phải chỉnh sửa lại ngay
như lệch sắt; quên hay thiếu thép chờ. Sử dụng kích thước theo yêu cầu để đảm bảo độ
dày của lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế nhằm bảo vệ cho thép chống lại sự tác động của
môi trường xung quanh. Cốp pha phải được lắp dựng vững chắc; không để xảy ra tình
trạng thép bị xụ lệch; chuyển vị trí biến dạng trong quá trình đầm đổ bê tông. Sau khi lắp
dựng cốt thép xong phải dọn vệ sinh sạch sẽ; tránh không tác động mạnh vào cấu trúc
thép để lắp dựng để đề phòng thép bị xai lệch. Cán bộ kỹ thuật nghiệm thu cốt thép sua
khi lắp dựng xong khi đủ mới tiến hành công tác tiếp theo.
Ngoài ra ở công trường cũng dựng thép làm hàng rào bảo vệ an toàn cho công nhân
làm việc và được hàn vào các cây chống sắt theo các phương làm hệ giằng vững chắc.
Cốt thép sau khi lắp dựng xong; nếu chưa đổ bê tông phải được bảo vệ kĩ tránh để vật
nặng đố lớn gây sai lệch không đúng theo hình dạng; kích thước; vị trí thiết kế. Tránh để
các chất bẩn như dầu mỡ; bụi bẩm dính vào thép. Cốt thép sau khi lắp dựng xong phải tiến


hành đổ bê tông càng nhanh càng tốt tránh để các điều kiện bên ngoài thâm nhập làm cho
thép bị rỉ sét. Sản phẩm bê tông sau khi tháo coffa nhất thiết không được lồi thép.
Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế,
đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 2012 "Kết cấu bê tông cốt thép"
Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng lên đảm bảo mức

độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.
Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích
thướchình học như nhau, nhưng tính chất cơ lí khác nhau.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp rỉ;
Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác
không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại
thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;
Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
Cắt và uốn cốt thép
Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước cửa thiết kế. Sản
phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô.
Quá trình thi công kết hợp với bản vẽ thiết kế và các chỉ dần của thiết kế về quy cách
nối; hàn; buộc; bẻ ke; móc.
Trị số sai lệch không vượt quá các giá trị ghi ở bảng 4

Bảng 4 – Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công.


+/ Hàn cốt thép
Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm
bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế. Khi chon phương pháp và công nghệ hàn
phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 71: 1977 "Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn
trong kết cấu bê tông cốt thép". Việc liên kết các loại thép có tính hàn thấp hoặc không
đượchàn cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo.
Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự
động phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCXD 72 : 1977 "Quy định hàn đối đầu thép tròn".
Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đườg



kính nhỏ hơn 10mm đối với thép kéo nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với thép
cán nóng.
Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có chỉ
dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau:
Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau;
Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài, các
điểm còn lại ở giữa cách một hàng một theo thứ tự xen kẽ;
Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điềm giao nhau.
Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau:
Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm;
Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp
ghép.
Các mối hàn đáp ứng các yêu cầu sau:
Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt;
Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
Liên kết hàn đượctiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm
100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn. Những lô sản phẩm này
được kiểm tra theo nguyên tắc sau:
Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu
để thử kéo, và 3 mẫu để thử uốn;
Trị số các sai lệch so với thiết kế không vượt quá và giá trị ghi trong bảng 6 đối với
chất lượng Nối buộc cốt thép


Bảng 5 – Sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép.


Bảng 6 – Sai lệch cho phép đối với mối hàn.


*/ Việc nối buộc cốt thép.
Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy
định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt
ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của mặt cắt ngang
đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ.
Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không
đượcnhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu
nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số ở bảng 7;
Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có


gờ không uốn móc;
Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).
Bảng 7- Chiều dài nối buộc cốt thép.

Thay đổi cốt thép trên công trường trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải
được sự đồng ý của thiết kế. trường hợp sử dụng cốp thép xử lí nguội thay thế cốt thép
cán nóng thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và chủ đầu tư.
Vận chuyển và lắp dựng cốt thép
Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép;
Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh
nhầm lẫn khi sử
Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù
hợp với phương tiện vận chuyển.
Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau:
Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông.

Khi đặt cốt thép và cốt pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốt pha chỉ
được đặt trên các giao điểm của cốt thép, chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết
kế .
Các con đê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn
hơn 1m một điểm kê. con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm
bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông. Sai lệch chiều dày lớp
bê tông bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều
dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm.


Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo yêu cầu sau:
Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo
thứ tự xen kẽ.
Trong mọi trường hợp, các góc của đại thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn
dính 100%.
Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải đượcthực hiện theo
đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương làm việc
của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy định ở bảng 8 nhưng không nhỏ
hơn 250mm.
Bảng 8 – Nối chồng cốt thép với bê tông có mác khác nhau.

Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo hoặc khi lắp dựng khung lưới cốt thép
không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất là 1/4 đường kính của bản thân
thanh đó. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dụng đượcquy định ở bảng 9


Bảng 9 - Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng

Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép
Kiểm tra công tác bao gồm các thành việc sau:

Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế ;
Công tác gia công côt thép: phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt côt thép trước


khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia công ghi ở bảng 4;
Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn. Trị
số sai lệch cho phép đối với sản phẩm côt thép đã gia công hàn theo bảng 5 và chất lượng
mối hàn theo bảng 6;
Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công.
Chủng loại, vị trí, kích thướcvà số lượng côt thép đã lắp dựng so với thiết kế; Trị số sai
lệch cho phép đối với công tác lắp dựng côt thép đượcquy định ở bảng 9;
Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
Sự phù hợp của các loại vật liệu con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày
lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ côt thép a được quy định
như trong hình 1.

Trình tự, yêu cầu phương pháp kiểm tra công tác côt thép thực hiện theo quy định ở
bảng 10. Việc nghiệm thu công tác côt thép phải tiến hành tại hiện trường theo yêu cầu
của điều 4.7.1 và trong bảng 10 để đánh giá chất lượng công tác côt thép so với thiết kế
trước khi đổ bê tông.
Khi nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm:
Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và
kèm biên bản về quyết định thay đổi;
Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép mối hàn và chất lượng gia công
cốt thép;
Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế;
Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép



Nhật ký thi công.


Bảng 10- Kiểm tra công tác cốt thép.


×