Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Thực trạng và giải pháp về môi trường tại Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.15 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn cô Lương Thanh Tâm đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá
trình làm báo cáo thực tập. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới các thầy cô trong khoa môi trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
đã dạy dỗ em trong những năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ phòng Tài nguyên và
môi trường huyện Kiến Xương đã cung cấp cho em những thông tin, tài liệu liên
quan đến đề tài để hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 20 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Trung Đức


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hoá sau 5 ngày ở nhiệt độ 20
°C

BVMT

Bảo vệ môi trường



BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CN-XD

Công nghiệp – xây dựng

CNH

Công nghiệp hoá

COD

Nhu cầu ôxy hoá học

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN


Chất thải rắn công nghiệp

DO

Ôxy hoà tan

ĐTH

Đô thị hoá

ĐCN

Điểm công nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hoá

KCN

Khu công nghiệp

KH&CN

Khoa học và công nghệ


MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

RTSH

Rác thải sinh hoạt

SS

Chất rắn lơ lửng

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân


Nhật kí thực tập

● Thông tin sinh viên
- Họ và tên: Đỗ Trung Đức.
- MSV :CC01100892
- Sinh viên lớp: CD11CM3.
- Chuyên nghành: Công nghệ môi trường.
- Nơi thực tập: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.

● Chế độ thực tập
● Thời gian và giờ giấc thực tập:
- Thời gian thực tập: Từ 02/03/2015 đến 24/04/2015.
- Giờ giấc thực tập:
Sáng từ 7h30’ đến 11h30’.
Chiều từ 13h30’ đến 17h.

● Nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên tại cơ quan thực tập:
- Chấp hành mọi quy định tại cơ quan và nhiệm vụ được cấp trên giao.
- Được cơ quan giúp đỡ hoàn thành quá trình thực tập.



PHỤ LỤC
NHẬT KÝ THỰC TẬP
STT

1.

Ngày

2/3/2015

Công việc thực tập

Kết quả đạt được

- Được trưởng Phòng Tài nguyên
- Đến đơn vị thực tập, trình giấy môi trường huyện đồng ý cho
giới thiệu và quyết định của nhà thực tập, đưa ra các quy định khi
trường về nội dung và đơn vị
vào cơ quan trước khi thực tập.
thực tập.
- Biết được công việc phải làm.

2.

3.

4/3/2015

- Trưởng phòng phân công công
việc, được chị Trang chuyên

- Nắm rõ được cơ cấu tổ chức
nghiên cứu các vấn đề về môi
trường trực tiếp hướng dẫn thực của Phòng gồm 1 trưởng phòng
và 3 phó phòng,chia ra các nhiều
tập.
lĩnh vực về môi trường (quản lí
đất đai, quản lí môi trường, kiểm
tra đánh giá các vấn đề về môi
- Tìm hiểu về Phòng Tài
trường…
nguyên môi trường huyện.

- Tìm hiểu khát quát chung về
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã
hội của huyện nói riêng và tỉnh
Thái Bình nói chung.
5/3/2015
- Thực trạng về hành chính tại
huyện Kiến Xương và các cấp
quản lý có liên quan đến môi
trường.

- Sắp xếp giấy tờ, các đơn thư
kiểm tra môi trường, rà soát
tình hình ô nhiễm môi trường.
4.

6/3/2015
- Tìm hiểu các nguồn gây ô
nhiễm chính trong huyện.


- Biết được điều kiện tự nhiênkinh tế - xã hội của huyện và
tỉnh.
- Các cấp quản lý liên quan đến
môi trường gồm: UBND huyện
và các xã, Phòng tài nguyên môi
trường huyện, Phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn...

- Biết được rác thải và nước thải
sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm
chính,ngoài ra còn có do các nhà
máy, xí nghiệp đang hoạt động
trong huyện.


5.

6.

7.

8.

9.

10.

9/3/2015


10/3/2015

12/3/2015

13/3/2015

16/3/2015

17/3/2015

11. 20/3/2015

- Được người hướng dẫn cho
đọc tài tham khảo về công tác
quản lí môi trường cấp huyện.

- Nắm quá các bước cơ bản và
quá trình thực hiện công tác
quản lý môi trường.

- Hiểu rõ được việc bảo vệ môi
trường cần sự phối hợp và giúp
- Đi thực tế cùng cán bộ địa
đỡ từ các cấp ngành đến toàn bộ
phương khảo sát tình hình bảo
vệ môi trường tại thị trấn Thanh người dân và cần thực hiện trong
thời gian dài.
Nê và xã Bình Minh.
- Thấy được ý thức của người
dân càng ngày càng được nâng

- Tìm hiểu nguồn phát sinh,quy cao trong việc thu gom và vứt
trình thu gom và phân loại rác ở rác đúng nơi quy định,tuy nhiên
cấp địa phương.
việc phân loại rác còn hạn chế.

- Liên hệ với các Phòng ban
khác xin số liệu về tình hình
phát triển kinh tế xã hội tại địa
bàn huyện trong các năm qua.

- Tìm hiểu về xí nghiệp may
Hanul đang hoạt động tại thị
trấn Thanh Nê.

- Họp nội bộ, kiểm tra kết quả,
đôn đốc các dự án mà Phòng
đang thực hiện và quá trình
công tác của các cán bộ.
- Được người hướng giao làm
một bài báo cáo nhỏ về công
việc của công nhân vệ sinh môi
trường.

- So sánh giữa tốc độ phát triển
và ô nhiễm môi trường để thấy
được thực trạng môi trường và
công tác quản lí của Phòng Tài
nguyên môi trường.
- Nắm rõ được năm bắt đầu hoạt
động, diện tích, số công nhân,

các dự án bảo vệ môi trường của
công ty.
- Giao lưu thêm với mọi người
trong Phòng, học hỏi thêm đươc
nhiều điều về chuyên ngành và
cách làm việc theo nhóm.
- Nắm được giờ giấc làm việc
một ngày của công nhân vệ sinh
môi trường chia làm 2 ca: ca
sáng bắt đầu từ 5h và kết thúc
vào 6h30’ quét dọn và thu gom
rác trên các tuyến đường.Ca
chiều bắt đầu từ 16h30’ đến 18h
thu gom rác thải sinh hoạt và tập
kết tại bãi rác xã Quang Minh.


- Nắm bắt được lương tháng và
sự quan tâm của chính quyền
đến các công nhân môi trường.

12. 23 25/3/2015

13.

14.

26/3/2015

27/3/2015


15. 30/3/2015

- Theo được chỉ đạo đi khảo sát
và kiểm tra độ ô nhiễm tại công
ty may Hanul.

- Tìm hiểu kết quả công tác
quản lý môi trường tại huyện
Kiến Xương trong các năm qua.

- Sắp xếp tài liệu, đánh máy
một số công văn của Phòng gửi
về cho các xã thực hiện.
- Nhận kết quả của trung tâm
giám định môi trường - Sở Tài
nguyên môi trường Thái Bình
về công tu Hanul ,so sánh với
các tiêu chuẩn quốc gia , photo
và gửi lại các bản cho cấp trên.

- Nắm được 1 đoàn kiểm tra gồm
5 người: cao nhất là Phó phòng
Tài nguyên môi trường huyện,1
thư kí,1 giám sát viên, và 2 kĩ sư
lấy mẫu, đo độ ô nhiễm tại công
ty.
- Máy móc mang theo gồm 2
máy đo độ ô nhiễm không khí,1
máy đo tiếng ồn,và nhiều thiết bị

giúp lấy mẫu rác thải về kiểm
tra.
- Được người hướng dẫn thực
tập tại cơ quan giúp đỡ phân tích
để thấy được những tồn tại và
kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện.
- Công tác quản lý môi trường
trên thực tế vô cùng khó khăn và
cần thời gian lâu dài.
- Quan sát tác phòng làm việc
của mọi người, ai cũng đều tập
trung và làm việc làm việc có
hiệu quả cao.
- Nắm rõ được các thông số moi
trường tại đây, thấy tiếng ồn ở
đây cao gấp 1,5 lần so với quy
định gây ảnh hưởng cho sức
khỏe của công nhân và khu vực
dân cư xung quanh. Còn các
thông số khác nằm trong phạm
vi của TCQG.


16.

17.

18.


19.

20.

21.

- Tìm hiểu khái quát về nhà
máy nước sạch tại thị trấn
Thanh Nê.

-Nhà máy được xây dựng bên
cạnh con sông Kiến Giang, được
xây dựng từ năm 2005, là nguồn
cung cấp nước sạch chính cho cả
huyện Kiến Xương.

- Cùng cán bộ Phòng Tài
nguyên môi trường và UBND
huyện Kiến Xương tham quan
nhà máy nước sạch tại thị trấn
Thanh Nê.

- Biết được nguồn nước cung
cấp nước cho nhà máy là sông
Kiến Giang, công suất hoạt động
4000m3/ngày.đêm cung cấp 45%
nhu cầu nước sinh hoạt cho thị
trấn.

- Tìm hiểu những dự án ĐTM

tại địa bàn huyện Kiến Xương.

- Thấy được tầm quan trọng của
1 dự án ĐTM về tác động môi
trường cho các công trình trên
đia bàn huyện.

7/4/2015

- Kiểm tra quá trình thu gom
rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện
đa khoa Kiến Xương.

- Quá trình thu gom đúng theo
quy định.

9/4/2015

- Thu thập số liệu về lượng
nước và rác thải trung bình của
1 người dân/ngày.

- Phân tích tính toán để xác định
được nhu cầu về bảo vệ môi
trường và xử lí rác thải tại
Huyện.

10/4/2015

- Được dẫn đi thực tế tại bãi rác

ở xã Quang Minh để khảo sát
tình hình xử lý rác thải ở đây.

- Rác ở đây được tập trung từ
các xã trong huyện, được tập kết
vào các buổi chiều nhờ xe
chuyên dụng chở tới.Rác được
phân loại sau ủ hóa chất cho lên
men, đợi đủ khối lượng sẽ được
chôn xuống đất.

13/04/2015

- Người hướng dẫn cung cấp
những thông tin cần thiết và
một số bản báo cáo cụ thể để
tham khảo.

31/3/2015

3/4/2015

6/4/2015

22.

- Định hình được bài báo cáo sẽ
được viết như thế nào, có được
những thông tin cần thiết.



23.
14/04/2015

- Được người hướng dẫn gợi ý,
giúp đỡ để có thể tự mình viết 1
- Nắm được các bước, kết cấu để
bản báo cáo liên quan tới công
có thể làm 1 bản báo cáo hoàn
tác quản lý môi trường của
chỉnh.
Huyện.

- Tự tìm tài liệu liên quan đề
24. 15/04/2015 - tài.
17/04/2015
25.

Các ngày còn lại viết báo cáo


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề:
Phát triển kinh tế - xã hội luôn là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tác
động tiêu cực đối với điều kiện tự nhiên và môi trường của vùng lãnh thổ, nhất
là phát triển công nghiệp và đô thị tập trung. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội làm phát sinh nhiều chất thải độc hại như: bụi, tiếng ồn, khí thải, nước
thải, rác thải và chất thải nguy hại, có thể gây ra ô nhiễm và suy thoái môi
trường, đồng thời gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu, thủy văn, đất đai, thổ
nhưỡng và làm suy giảm đa dạng sinh học. Việc tăng cường khai thác tài

nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm suy thoái đất, nguồn nước mặt,
nước ngầm, rừng và đa dạng sinh học, mà hậu quả là làm suy giảm năng lực
phát triển lâu bền.
Trong thời kỳ tới khi tốc độ ĐTH, CNH được thúc đẩy nhanh hơn, thì
chất lượng môi trường huyện sẽ chịu nhiều tác động gây ô nhiễm và suy
thoái. Vì vậy, ngay từ bây giờ cần thiết phải có những biện pháp thiết thực để
tránh ô nhiễm môi trường và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
Nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên môi trường với
vai trò là một sinh viên của trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội và
là người con quê hương Thái Bình nên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu
về “ Thực trạng và giải pháp về môi trường tại Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.
Qua các cơ sở đánh giá và thông tin trên, em mạnh dạn đề xuất một số
phương hướng giải pháp giúp bảo vệ môi trường tốt hơn cùng công tác quản
lý môi trường tại huyện đạt kêt quả cao hơn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
* Mục tiêu:
- Mục tiêu chính của chuyên đề là nghiên cứu đề xuất được chương
trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường huyện Kiến Xương phù hợp,
hiệu quả nhằm bảo đảm phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm và suy thoái
môi trường nảy sinh tất yếu từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiến
Xương. Qua đó nắm rõ được công tác quản lý môi trường tại Phòng Tài
nguyên và môi trường.
*Nhiệm vụ:

11


- Đánh giá hiện trạng môi trường huyện Kiến Xương.
- Xác định các vấn đề môi trường cấp bách.

- Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
- Xác định các quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Xác định các biện pháp và giải pháp bảo vệ môi trường.
- Xác định chương trình và kế hoạch ưu tiên bảo vệ môi trường.

12


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về công tác quản lí môi trường tại Phòng Tài nguyên và
môi trường huyện.
* Phạm vi nghiên cứu:
Giới thiệu về Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Kiến Xương -tỉnh
Thái Bình.
•Vị trí và chức năng:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
môi trường.
- Địa chỉ:Thị trấn Thanh Nê - huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
•Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc

thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân
dân huyện ban hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất xã, thị trấn .
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện.

13


- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ
về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn
về tài nguyên và môi trường ở xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên
quan trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của
địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy
ban nhân dân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản (nếu có).
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi
trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng
nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ

dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự
quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra
việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy
ban nhân dân huyện.
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ
chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài
nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi
trường theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh
vực công tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi
trường.

14


- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về
tài nguyên và môi trường xã, thị trấn.
- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của
Phòng.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và
phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi

trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
* Về thời gian:
- Chuyên đề được thưc hiện chuyên đề từ ngày 02 tháng 03 đến ngày
20 tháng 4 năm 2015.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Kế thừa các số liệu, dữ liệu thống kê và kết quả nghiên cứu hiện có về
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi
trường huyện Kiến Xương.
- Kiểm tra, phân loại và lập các bảng số liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm
vụ.
- Phân tích, đánh giá tổng hợp về cơ sở pháp lý và các nguồn số liệu sử
dụng cho nhiệm vụ, so sánh các thông số môi trường với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn môi trường.

15


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP
1.1. Lý Luận chung
1.1.1 Cơ sở pháp lý của nhiệm vụ:
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 17 tháng 08 năm 2004 về Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam.
- Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW của Bộ Chính trị ra ngày 15 tháng 11
năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 22 tháng 02 năm 2005 về chương trình hành động của Chính phủ thực

hiện Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW của Bộ Chính trị ra ngày 15/11/2004 về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước CHXNCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/07/2006.
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 12/12/ 2005 về Phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi
trường đến năm 2010.
- Chỉ thị số 21/2005/CT-TU ngày 02/06/2005 của Ban thường vụ Tỉnh ủy
Thái Bình về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
- Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 14/10/2005 của Ủy ban Nhân dân huyện
Kiến Xương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
1.1.2. Sự cần thiết của nhiệm vụ.
- Phát triển kinh tế - xã hội luôn là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tác
động tiêu cực đối với điều kiện tự nhiên và môi trường của vùng lãnh thổ, nhất
là phát triển công nghiệp và đô thị tập trung. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội làm phát sinh nhiều chất thải độc hại như: bụi, tiếng ồn, khí thải, nước
thải, rác thải và chất thải nguy hại, có thể gây ra ô nhiễm và suy thoái môi
trường, đồng thời gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu, thủy văn, đất đai, thổ

16


nhưỡng và làm suy giảm đa dạng sinh học. Việc tăng cường khai thác tài
nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm suy thoái đất, nguồn nước mặt,
nước ngầm, rừng và đa dạng sinh học, mà hậu quả là làm suy giảm năng lực
phát triển lâu bền.
- Đứng trước nhu cầu cần phải đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH trên địa

bàn huyện Kiến Xương, cũng như nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, thì Nhiệm vụ: “ Xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động
bảo vệ môi trường huyện Kiến Xương“ là rất cấp bách và cần thiết nhằm bảo
đảm việc lồng ghép chặt chẽ các vấn đề bảo vệ môi trường vào trong quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiến Xương.
- Qua chuyên đề giúp ta nắm rõ được công tác quản lý môi trường của
Phòng Tài nguyên môi trường.
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến môi
trường địa phương.
1.2.1. Về điều kiện tự nhiên
1.2.1.1.Lãnh thổ, điạ hình, thời tiết và khí hậu:
- Kiến Xương là một huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng,
nằm về phía Nam tỉnh Thái Bình. Tổng diện tích tự là 213,07 km², chiếm
13,92% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh và là huyện lớn thứ 3 trong tỉnh về
diện tích tự nhiên. Toàn huyện có 37 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; có thị
trấn Thanh Nê trung tâm huyện lỵ và thị trấn mới Vũ Quý. Huyện có hệ thống
đường giao thông thủy, bộ khá thuận lợi với các Đường tỉnh lộ 39B, 222,...
chạy qua và các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Trà Lý, nhìn chung
thuận tiện cho phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.
• Phía tây giáp huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình.
• Phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy.
• Phía đông giáp huyện Tiền Hải.
• Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng).
- Địa hình của huyện Kiến Xương tương đối bằng phẳng độ dốc trung
bình khoảng 1%/km.
- Kiến Xương mang tính chất chung của khí hậu vùng đồng bằng sông
Hồng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, một năm có đủ 4 mùa, trong đó có hai mùa

17



phân chia rõ rệt: nắng nóng, mưa nhiều về mùa hè và sương mù, lạnh, khô,
đôi khi có sương muối về mùa đông.
- Trong những năm qua lãnh thổ, điạ hình, thời tiết và khí hậu tại địa bàn
huyện không có nhiều thay đổi.
1.2.1.2. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước
- Kiến Xương có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với 3 con sông
lớn chảy qua là sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang:
- Sông Trà Lý nằm ở phía Bắc huyện là ranh giới tự nhiên giữa huyện với
huyện Đông Hưng và huỵên Thái Thuỵ. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 16km
và có chiều rộng từ 150 - 200m ,đây là sông cung cấp nước phù sa cho các xã
phía Bắc huyện.
- Sông Hồng nằm ở phía Nam huyện là ranh giới tự nhiên của huyện với
tỉnh Nam Định, đoạn chảy qua huyện có chiều dài khoảng 14,5km, chiều rộng
trung bình từ 400-600m, đây là sông cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho các
xã phía Nam huyện.
- Sông Kiến Giang chảy giữa huyện từ Đông sang Tây có chiều dài 14km,
chiều rộng trung bình từ 20- 40m.
- Ngoài 3 con sông lớn, huyện Kiến Xương có mạng lưới sông ngòi nhỏ và
các ao, hồ, đầm là nguồn dự trữ bổ sung và cung cấp nước ngọt rất quan trọng
khi mực nước của các sông chính xưống thấp đặc biệt là vào mùa khô hạn. Nhìn
chung, do mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các con sông nhỏ nên khả
năng tiêu nước chậm. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, mực nước các sông chính lên
cao cùng với mưa lớn thường gây ngập úng cho các vùng thấp trũng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
1.2.1.3.Tài nguyên:
a. Tài nguyên đất.
- Theo thống kê đất đai tính đến hết ngày 31/12/2005, thì tổng diện tích
đất tự nhiên của huyện Kiến Xương là 21.307,32 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 14.782,61ha; đất phi nông nghiệp là 6.338,41ha và đất chưa sử dụng là

186,3ha.
b. Tài nguyên nước.

18


- Nguồn nước mặt: Sông Hồng, sông Trà Lý và sông Kiến Giang cùng
với các mạng lưới ao, hồ, đầm là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất
kinh doanh và cho sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tốt, ít bị ô nhiễm
có khả năng để khai thác và cung cấp nước đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: Huyện có trữ lượng nước ngầm lớn, mực nước
ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên, qua kiểm tra
khảo sát thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có chứa nhiều sắt, một số
khu vực nước ngầm còn bị nhiễm asen với nồng độ từ 0,025-0,25mg/l, cần
được xử lý phù hợp trước khi đưa vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
c. Tài nguyên khoáng sản
Qua điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Kiến Xương đã phát hiện
nguồn khí đốt ở xã Quang Bình, tuy nhiên trữ lượng nhỏ, khó khai thác. Theo
kết quả điều tra, khảo sát trong mấy năm trở lại đây, địa bàn tỉnh Thái Bình
chiếm hơn 90% tổng số 210 tỷ tấn than nâu vùng ĐBSH, trong đó địa bàn
huyện Kiến Xương chiếm tỷ lệ rất đáng kể. Ngoài ra, huyện còn có bãi cát ven
sông Hồng có thể khai thác cát làm nguyên vật liệu xây dựng.
1.2.2.Về kinh tế - xã hội
- Năm 2008 tổng dân số của huyện là 223.179 người.
- Tỷ lệ gia tăng dân số bằng 1,25% (2008).
- Các công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân được đảm bảo,
không xay ra dịch bệnh nguy hiểm.
- Tổng giá trị sản xuất năm 2008 (theo giá cố định 1994) đạt 1611,6 tỷ
đồng, tăng 13,79% so với năm 2007. Trong đó: Nông - thuỷ sản đạt 647,3 tỷ

đồng, tăng 8,61% so với năm 2007; Công nghiệp-XDCB đạt 607,4 tỷ đồng,
tăng 22,96% và Dịch vụ đạt 356,9 tỷ đồng, tăng 12,16% so với năm 2007. Cơ
cấu kinh tế đạt: Nông - thuỷ sản: 41%; Công nghiệp-xây dựng: 37,5% và Dịch
vụ: 21,5%.
3. Đánh giá chung.
- Ít có biến động về ô nhiễm môi trường do điều kiện tự nhiên tác động.
- Do áp lực của phát triển kinh tế và xã hội đã phát sinh nhiều nguồn
phát sinh gây ô nhiễm cho môi trường địa phương như ô nhiễm nước thải do
các khi công nghiệp, ô nhiễm chất thải rắn.

19


1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến môi
trường địa phương.
1.2.1. Về điều kiện tự nhiên
1.2.1.1.Lãnh thổ, điạ hình, thời tiết và khí hậu:
- Kiến Xương là một huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng,
nằm về phía Nam tỉnh Thái Bình. Tổng diện tích tự là 213,07 km², chiếm
13,92% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh và là huyện lớn thứ 3 trong tỉnh về
diện tích tự nhiên. Toàn huyện có 37 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; có thị
trấn Thanh Nê trung tâm huyện lỵ và thị trấn mới Vũ Quý. Huyện có hệ thống
đường giao thông thủy, bộ khá thuận lợi với các Đường tỉnh lộ 39B, 222,...
chạy qua và các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Trà Lý, nhìn chung
thuận tiện cho phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.
• Phía tây giáp huyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình.
• Phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng, đông bắc giáp huyện Thái Thụy.
• Phía đông giáp huyện Tiền Hải.
• Phía nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng).
- Địa hình của huyện Kiến Xương tương đối bằng phẳng độ dốc trung

bình khoảng 1%/km.
- Kiến Xương mang tính chất chung của khí hậu vùng đồng bằng sông
Hồng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, một năm có đủ 4 mùa, trong đó có hai mùa
phân chia rõ rệt: nắng nóng, mưa nhiều về mùa hè và sương mù, lạnh, khô,
đôi khi có sương muối về mùa đông.
- Trong những năm qua lãnh thổ, điạ hình, thời tiết và khí hậu tại địa bàn
huyện không có nhiều thay đổi.
1.2.1.2. Đặc điểm thủy văn, nguồn nước
- Kiến Xương có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với 3 con sông
lớn chảy qua là sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang:
- Sông Trà Lý nằm ở phía Bắc huyện là ranh giới tự nhiên giữa huyện với
huyện Đông Hưng và huỵên Thái Thuỵ. Đoạn chảy qua huyện có chiều dài 16km
và có chiều rộng từ 150 - 200m ,đây là sông cung cấp nước phù sa cho các xã
phía Bắc huyện.
- Sông Hồng nằm ở phía Nam huyện là ranh giới tự nhiên của huyện với
tỉnh Nam Định, đoạn chảy qua huyện có chiều dài khoảng 14,5km, chiều rộng

20


trung bình từ 400-600m, đây là sông cung cấp nước và phù sa chủ yếu cho các
xã phía Nam huyện.
- Sông Kiến Giang chảy giữa huyện từ Đông sang Tây có chiều dài 14km,
chiều rộng trung bình từ 20- 40m.
- Ngoài 3 con sông lớn, huyện Kiến Xương có mạng lưới sông ngòi nhỏ và
các ao, hồ, đầm là nguồn dự trữ bổ sung và cung cấp nước ngọt rất quan trọng
khi mực nước của các sông chính xưống thấp đặc biệt là vào mùa khô hạn. Nhìn
chung, do mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc của các con sông nhỏ nên khả
năng tiêu nước chậm. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, mực nước các sông chính lên

cao cùng với mưa lớn thường gây ngập úng cho các vùng thấp trũng, ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
1.2.1.3.Tài nguyên:
a. Tài nguyên đất.
- Theo thống kê đất đai tính đến hết ngày 31/12/2005, thì tổng diện tích
đất tự nhiên của huyện Kiến Xương là 21.307,32 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 14.782,61ha; đất phi nông nghiệp là 6.338,41ha và đất chưa sử dụng là
186,3ha.
b. Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt: Sông Hồng, sông Trà Lý và sông Kiến Giang cùng
với các mạng lưới ao, hồ, đầm là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất
kinh doanh và cho sinh hoạt của nhân dân. Chất lượng nước tốt, ít bị ô nhiễm
có khả năng để khai thác và cung cấp nước đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: Huyện có trữ lượng nước ngầm lớn, mực nước
ngầm nông, khả năng khai thác và sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên, qua kiểm tra
khảo sát thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có chứa nhiều sắt, một số
khu vực nước ngầm còn bị nhiễm asen với nồng độ từ 0,025-0,25mg/l, cần
được xử lý phù hợp trước khi đưa vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
c. Tài nguyên khoáng sản
Qua điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Kiến Xương đã phát hiện
nguồn khí đốt ở xã Quang Bình, tuy nhiên trữ lượng nhỏ, khó khai thác. Theo
kết quả điều tra, khảo sát trong mấy năm trở lại đây, địa bàn tỉnh Thái Bình
chiếm hơn 90% tổng số 210 tỷ tấn than nâu vùng ĐBSH, trong đó địa bàn

21


huyện Kiến Xương chiếm tỷ lệ rất đáng kể. Ngoài ra, huyện còn có bãi cát ven
sông Hồng có thể khai thác cát làm nguyên vật liệu xây dựng.

1.2.2.Về kinh tế - xã hội
- Năm 2008 tổng dân số của huyện là 223.179 người.
- Tỷ lệ gia tăng dân số bằng 1,25% (2008).
- Các công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân được đảm bảo,
không xay ra dịch bệnh nguy hiểm.
- Tổng giá trị sản xuất năm 2008 (theo giá cố định 1994) đạt 1611,6 tỷ
đồng, tăng 13,79% so với năm 2007. Trong đó: Nông - thuỷ sản đạt 647,3 tỷ
đồng, tăng 8,61% so với năm 2007; Công nghiệp-XDCB đạt 607,4 tỷ đồng,
tăng 22,96% và Dịch vụ đạt 356,9 tỷ đồng, tăng 12,16% so với năm 2007. Cơ
cấu kinh tế đạt: Nông - thuỷ sản: 41%; Công nghiệp-xây dựng: 37,5% và Dịch
vụ: 21,5%.
3. Đánh giá chung.
- Ít có biến động về ô nhiễm môi trường do điều kiện tự nhiên tác động.
- Do áp lực của phát triển kinh tế và xã hội đã phát sinh nhiều nguồn
phát sinh gây ô nhiễm cho môi trường địa phương như ô nhiễm nước thải do
các khi công nghiệp, ô nhiễm chất thải rắn.
2.1. Hiện trạng môi trường
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước
- Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến
Xương, thì thị trấn Thanh Nê có một nhà máy cấp nước với công suất thiết kế
4.000 m3/ngày.đêm, phục vụ được nhu cầu sinh hoạt của 45% số dân đô thị,
số dân đô thị còn lại sử dụng nước giếng khoan và nước mưa. Theo thống kê
trên toàn huyện có 167 đơn vị, hộ gia đình sử dụng giếng khoan, song do các
hộ gia đình tự do khoan giếng không có sự giám sát quản lý của nhà nước,
nên dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, các khu,
cụm, điểm dân cư không có hệ thống thoát nước thải, hầu hết đều thải tự do
ra sông ngòi, ao, hồ và vườn ruộng làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm. Bệnh viện đa khoa Kiến Xương còn chưa xây dựng được hệ thống xử
lý nước thải đạt quy chuẩn.
- Mức phát thải nước thải bình quân đầu người huyện Kiến Xương năm 2010

là 98,22 lít/người/ngày

22


Bảng 2.3. Tổng lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt dân cư
và sản xuất công nghiệp của huyện Kiến Xương năm 2010.
1. Lưu lượng, m3/ngày.đêm:

22.292

2. Tải lượng, tấn/năm:
- SS

21,79

- BOD5

10,5

- COD

18,1

- Tổng N

1,63

- Tổng P


0,41

Nguồn: Trung tâm Công nghệ Trắc địa và Môi trường (GETEC), tháng
06/2010.

23


a. Hiện trạng môi trường đô thị.
* Nước mặt
Chất lượng nguồn nước mặt chảy qua khu vực các đô thị của huyện
Kiến Xương, được nghiên cứu chuyên đề cho sông Kiến Giang chảy qua khu
vực CCN Vũ Quý của thị trấn Vũ Quý. Kết quả khảo sát, thu mẫu và phân tích
chất lượng nước mặt tại sông Kiến Giang của thị trấn Vũ Quý như trình bày
trong các bảng 2.3 và 2.4
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu nước sông Kiến Giang tại khu vực CCN Vũ Quý.
Ký hiệu

Vị trí lấy mẫu

Tọa độ địa lý

NM-1

Sông Kiến Giang cách CCN Vũ Quý 200m đi N: 20o23’59.6”
về phía thị trấn Vũ Quý
E: 106o23’28.5”

NM-2


Sông Kiến Giang tại khu vực CCN Vũ Quý

N: 20o23’62.6”
E: 106o23’30.5”

NM-3

Sông Kiến Giang cách CCN Vũ Quý 200m đi N: 20o23’71.0”
về phía thị trấn Thanh Nê
E: 106o23’32.4”

Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực CCN Vũ Quý.
Stt

Thông số

Đơn vị

NM1

NM2

NM3

QCVN 08:2008, cột
A2

1

pH


-

7,2

6,5

6,7

6,0 - 8,5

2

BOD5

mg/l

8,5

7,2

9,3

6,0

3

COD

mg/l


13,6

10,4

15,2

15

4

DO

mg/l

3,0

3,0

2,8

≥5

5

TSS

mg/l

13


14

16

30

6

Amôni

mg/l

0,02

0,02

0,19

0,2

7

Nitrát

mg/l

6,2

6,2


7,5

5,0

8

Nitrit

mg/l

0,24

0,15

0,01

0,02

9

Clorua

mg/l

18,5

11,8

14,0


400

10

Tổng Fe

mg/l

0,32

0,25

0,32

1,0

11

Dầu mỡ

mg/l

0,02

0,03

0,13

0,02


12

Phênol

mg/l

0,002

KPH

0,001

0,005

13

Coliform

MNP/100
ml

12.000

15.000

4.500

5.000


24


-Nguồn: Trung tâm Công nghệ Trắc địa và Môi trường (GETEC), tháng
05/2010.
Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 – Dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực
vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
- Nhận xét:
- Sông Kiến Giang chủ yếu sử dụng cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu
thủy lợi, nên quy chuẩn so sánh là QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2. So sánh
kết quả phân tích với mức quy chuẩn này cho thấy: chất lượng nước mặt trên
sông Kiến Giang tại khu vực CCN Vũ Quý bị ô nhiễm cục bộ ở mức độ nhẹ do
chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh, trong đó: Chỉ tiêu BOD vượt quy chuẩn từ
1,2 - 1,6 lần; DO thấp hơn quy chuẩn từ 1,7 -1,9 lần; Nitrát cao hơn quy chuẩn
từ 1,2 - 1,5 lần; Nitrít cao hơn quy chuẩn từ 7,5 - 12 lần; Dầu mỡ cao hơn quy
chuẩn 6,5 lần và vi sinh cao hơn quy chuẩn 2,4 - 3 lần.
- Việc xác định thấy hàm lượng nitrit (chất khử nitơ biến đổi trung gian)
rất cao trong nguồn nước cho thấy, nước mặt trên sông Kiến Giang tại khu
vực CCN Vũ Quý – thị trấn Vũ Quý đã bị ô nhiễm nặng do hàm lượng chất
dinh dưỡng rất cao. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các nguồn nước thải
sinh hoạt thị trấn chưa qua xử lý phù hợp, được xả thải trực tiếp ra sông, cũng
như do hoạt động trồng lúa, hoa màu sử dụng nhiều phân bón hữu cơ và hóa
học giàu chất dinh dưỡng. Nhìn chung, nguồn nước mặt trên sông Kiến Giang
sẽ có nguy cơ bị phú dưỡng hóa, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đánh giá của bản thân:
- Quan sát thực tế trên sông Kiến Giang đoạn chảy qua thị trấn Thanh
Nê thấy được trên lòng sông có rất nhiều rác thải do người dân ném xuống,
đặc biệt và mùa mưa lượng bèo tây trên sông lớn làm ùn tắc dòng chảy
thuyền bè rất khó di chuyển

- Do nguồn vốn còn eo hẹp nên công tác nạo vét, khơi thông
sông,mương còn rất hạn chế.Chủ yếu được thực hiện thủ công bằng tay dùng
xào vớt rác, bèo trên lòng sông.
- Ý thức người dân chưa cao, vẫn con nhiều rác thải sinh hoạt được
ném xuông dòng sông, nước thải sinh hoạt chỉ được loại bỏ rác thải, chưa qua
xử lí vẫn đổ thẳng ra các sông, hồ gây mất mĩ quan,bốc mùi hôi thối gay ô
nhiễm nguồn nước mặt.

25


×