Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (wto)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.81 KB, 20 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học ngoại thương
--------------------------------------

Nguyễn Thị Ngọc Nhung

Giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh dịch vụ Ngân hàng sau khi Việt nam
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Chuyên ngành:kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07

tóm tắt luận văn thạc sỹ kinh tế

Người hướng dẫn khoa học: pgs,ts nguyễn trung vãn

hà nội - 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
--------------------------------------

Nguyễn Thị Ngọc Nhung

GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SAU KHI VIỆT
NAM
GIA NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)


CHUYÊN NGÀNH:KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN TRUNG VÃN

HÀ NỘI - 2006


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Khoa
Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại thương.
Tôi vô cùng biết ơn PGS, TS Nguyễn Trung Vãn và các thầy cô giáo đã
tận tình hướng dẫn và cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn
thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn đến toàn thể người thân trong gia đình và bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tôi hoàn thành luận văn này.

Nguyễn Thị Ngọc Nhung


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ....................................... 4

1.1. Những quy định chủ yếu của WTO đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ..... 4
1.1.1. Khung pháp lý chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO......................... 4

1.1.2. Các quy định riêng của GATS đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng ...... 9
1.1.3. Tình hình chung về cam kết của các nƣớc thành viên WTO trong
lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ................................................................. 10
1.1.4. Quá trình gia nhập WTO và cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực
dịch vụ ngân hàng ............................................................................... 13
1.2. Những cơ hội và thách thức đối với các NHTM Việt Nam sau khi gia
nhập WTO .................................................................................................... 18
1.2.1. Những cơ hội cho các NHTM Việt Nam ............................................. 18
1.2.2. Những thách thức đối với các NHTM Việt Nam.................................. 20
1.3. Marketing trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng ......................... 22
1.3.1. Khái niệm Marketing ngân hàng.......................................................... 22
1.3.2. Sự cần thiết của Marketing ngân hàng ................................................. 23
1.3.3. Những đặc trƣng cơ bản của Marketing ngân hàng .............................. 26
1.3.4. Khái quát nội dung hoạt động của Marketing ngân hàng ..................... 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA ....................... 35

2.1. Đánh giá chung về môi trƣờng marketing của các NHTM Việt Nam
trong những năm qua ................................................................................... 35
2.1.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô...................................................... 35
2.1.2. Các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô...................................................... 38
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của các NHTM Việt Nam trong
những năm qua ............................................................................................. 44
2.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu môi trƣờng Marketing ..................... 44
2.2.2. Thực trạng việc hoạch định và triển khai các chiến lƣợc Marketing cụ thể ..... 46


2.3. Đánh giá chung về kết quả và tồn tại .......................................................... 56
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................... 56
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại ................................................................................ 59

2.4. Kinh nghiệm hoạt động Marketing ngân hàng ở một số nƣớc thành viên
WTO .............................................................................................................. 60
2.4.1. NHTM Mỹ .......................................................................................... 60
2.4.2. NHTM Thuỵ Điển ............................................................................... 61
2.4.3. NHTM Trung Quốc ............................................................................. 62
CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO ....... 66

3.1. Định hƣớng chiến lƣợc marketing của các NHTM Việt nam sau khi gia
nhập WTO .................................................................................................... 66
3.1.1. Dự báo thị trƣờng dịch vụ ngân hàng Việt nam sau khi gia nhập WTO ....... 66
3.1.2. Mục tiêu cạnh tranh của các NHTM Việt Nam .................................... 68
3.1.3. Một số định hƣớng chiến lƣợc Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh của các NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO ............. 69
3.2. Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của
các NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO ............................................. 73
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng nguồn lực của NHTM Việt Nam .... 73
3.2.2. Nhóm giải pháp Marketing Mix nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam ......................................................... 76
3.2.3. Nhóm giải pháp Marketing khác .......................................................... 82
3.3.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc ........................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 89


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT:
CHỮ VIẾT TẮT
ACB
AGRIBANK
BIDV

CSTT
DNVVN
EXIMBANK
HABUBANK
ICB
MHB
NHLD
NHNN
NHNNG
NHTM
NHTMCP
NHTMNN
NHTMQD
QTDND
SACOMBANK
TCTD
TECHCOMBANK
VCB
VND
VP BANK

DIỄN GIẢI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM
NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
NGÂN HÀNG THƢƠNGMẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM

NGÂN HÀNG THƢƠNGMẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI
NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC
NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI QUỐC DOANH
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƢƠNG TÍN
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG
NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
ĐỒNG VIỆT NAM
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH


TiÕng anh:
CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

TIẾNG VIỆT

ASEAN


ASSOCIATION OF SOUTH
EAST ASIA NATIONS

HIỆP HỘI CÁC NƢỚC
ĐÔNG NÁM Á

ATM

AUTOMATIC TELLER
MACHINE

MÁY RÚT TIỀN TỰ ĐỘNG

BTA

BILATERAL TRADE
AGREEMENT

HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM-HOA KỲ

GATS

GENERAL AGREEMENT ON
TRADE SERVICES

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ
THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ


GATT

GENERAL AGREEMENT ON
TRADE AND TARIFF

HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ
THUẾ QUAN VÀ THƢƠNG
MẠI

IMF

INTERNATIONAL
MONETARY FUND

QUỸ TIỀN TỆ THẾ GIỚI

MFN

MOST FAVOURED NATION

ĐÃI NGỘ TỐI HUỆ QUỐC

NT

NATIONAL TREATMENT

ĐỐI XỬ QUỐC GIA

WTO


WORLD TRADE
ORGNIZATION

TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI
THẾ GIỚI


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng trên địa bàn Hà nội
Bảng 2.2. Mạng lƣới chi nhánh của 4 NHTMNN năm 2001
Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng thẻ ATM trên thị trƣờng Việt nam
Bảng 2.4. Thống kê số lƣợng máy ATM ở Việt nam
Bảng 2.5.Tình hình hoạt động của các NHTM Việt nam
Bảng 2.6. Số lƣợng ngân hàng và mạng lƣới hoạt động


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Minh An (2005), “Chiến lƣợc phát triển của các ngân hàng Trung quốc”,
www.bwportal.com.
2. Trƣơng Đình Chiến (2000), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, NXB
Thống kê, Hà Nội.
3. Tô ánh Dƣơng (2006), “Những cơ hội và thách thức của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản (101).
4. Huỳnh Thế Du (2005), “Cải cách ngân hàng: còn lắm chông gai”
/>5. FSP-Hội nhập-Chƣơng trình hợp tác Việt-Pháp hỗ trợ Việt Nam Hội nhập kinh
tế quốc tế (2005), Tổng quan các vấn đề Tự do hoá Thương mại dịch vụ- Tập 1,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. H.P (2005), “Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Đã sẵn sàng cho hội nhập”,
Báo diễn đàn doanh nghiệp (thứ 4 ngày 09/03/52005).
7. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống kê,
Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hiền(1996), Marketing ngân hàng, kỹ thuật và những giải pháp
ứng dụng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án PTS
KH Ktế, Truờng Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội.
9. Hiệp định thương mại Việt Mỹ 13/7/2000.
10. Nguyễn Đại Lai (2005), “Đôi nét về những thách thức của toàn cầu hoá đối với ngành
Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, .
11. Nguyễn Đại Lai (2006). “Đề xuất những nét tổng quan về Chiến lƣợc phát triển Ngân hàng
Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020”,
/>
12. Lê Hoàng Lan (2005), “Khả năng cung cấp các dịch vụ của các ngân hàng
nƣớc ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí ngân hàng (số 9/2005).
13. Lê Thị Kim Nga (2002), Các giải pháp Marketing chủ yếu để nâng cao sức
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học
Kinh tế, Hà Nội.


14. Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), Báo cáo kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế và gia
nhập WTO của ngành ngân hàng Việt Nam.
15. Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), “20 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:
Tiến trình, thành tựu, kinh nghiệm”,
.
16. Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), “Các tổ chức tài chính, tín dụng nƣớc ngoài đã đóng
góp tích cực vào sự phát triển và thịnh vƣợng của ngành ngân hàng Việt Nam”,
www.sbv.gov.vn.
17. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần á Châu, Báo cáo thường niên 2003, 2004, 2005
18. Nguyễn Đình Nguộc (2005), “Một số thách thức của ngân hàng thƣơng mại

nhà nƣớc trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí ngân hàng (số 2/2005).
19. Phillip Kotler(1997), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
21. Tạp chí ngân hàng, “10 sự kiện nổi bật trong hoạt động ngân hàng năm 2005Theo bình chọn của Tạp chí Ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng (số 1/2005)
22. Techcombank (2004), Báo cáo thường niên Techcombank 2004
23. Vũ Xuân Thanh (2005), “Cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam
khi gia nhập WTO”, />24. Mạnh Tƣờng (2006), “Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và lành mạnh”,
Báo quân đội nhân dân ( ngày 7-4-2006).
25. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2004), Việt Nam sẵn sàng
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Đình Tự (2006), “Cải cách ngân hàng thƣơng mại, góp phần phát triển
kinh tế nƣớc ta và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí ngân hàng (số
tháng 3/2006).
27. Văn phòng Ngân hàng Nhà nƣớc(2006), “Vai trò của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam”,
/>28. Vụ chính sách thƣơng mại- Bộ thƣơng mại (2002), Đề tài mã số 2001-78-059:
Cơ sở khoa học cho sự lựa chọn giải pháp và bước đi nhằm đẩy mạnh tiến
trình mở cửa về dịch vụ thương mại, Hà Nội.
29. Vụ CLPTNH- Ngân hàng Nhà nƣớc, “Những thành tựu ban đầu về cơ cấu lại
hoạt động tại các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc”,


/>Tiếng Anh
30. Carol O’Leary (2000), Marketing Operations, FT Knowledge.
31. R.Eric Reidenbach and Robert E.Pitts (1994), Bank Marketing, A Reston Book,
Prentice- Hall.

Các trang Web
32. www.acb.com.vn

33. www.bidv.com.vn
34. www.eximbank.com.vn
35. www.icb.com.vn
36. www.sacombank.com
37. www.sbv.gov.vn
38. www.techcombank.com.vn
39. www.vbard.com
40. www.vietcombank.com.vn
41. www.vnexpress.net
42. www.wto.org


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Thực hiện
chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam
đã trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), đã ký
Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định khung với EU, và sắp
tới sẽ trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ có nhiều thời cơ thuận
lợi hơn nữa nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít những thách thức khó
khăn, trong đó thuận lợi vẫn là cơ bản. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng sẽ có thêm nhiều cơ hội mới và thách
thức mới đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt khi các hàng rào bảo hộ dần được dỡ bỏ.
Làm thế nào để tận dụng thời cơ một cách tốt nhất và thích ứng với sự cạnh tranh
gay gắt đó? Điều đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nhận

thức đầy đủ và vận dụng một cách khoa học các nguyên lý Marketing trong hoạt
động kinh doanh để đủ sức trụ vững và phát triển, trước hết tại "sân nhà" và tiến tới
mở rộng ra phạm vi quốc tế. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của
mình là “Giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân
hàng sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy Marketing đã được áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng nước ta những
năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn ở giai đoạn sơ khai và còn nhiều bất cập. Các
công trình nghiên cứu về lĩnh vực này về cơ bản chưa có nhiều, còn rải rác và lẻ tẻ.


2
Những nghiên cứu đó thường dưới hình thức của những bài báo đăng trong tạp chí,
hoặc những khoá luận tốt nghiệp đại học của một số sinh viên.
Có một số công trình nghiên cứu về ứng dụng marketing vào các ngân hàng nhưng
chỉ tập trung vào một vài khâu cụ thể, thiếu hẳn tính hệ thống và toàn diện nhất là
vấn đề sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Có thể nói, đề tài này mà tác giả nghiên
cứu sẽ không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố vì nó có đối tượng và
phạm vi nghiên cứu riêng, có mục đích nghiên cứu riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa vào việc phân tích có hệ thống những vấn đề
lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra những giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về Marketing dịch vụ ngân hàng
sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ ngân hàng tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm qua.
- Đưa ra những giải pháp Marketing chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO).
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến Marketing về kinh
doanh dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam và trên thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung đánh giá thực trạng hoạt động Marketing
dịch vụ ngân hàng tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây, trong đó tập trung
chủ yếu vào giai đoạn 2001-2005. Phần giải pháp đề cập ở chương 3 được giới hạn
thời gian nghiên cứu đến năm 2010.


3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại như phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp luận Marketing hiện
đại,...
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn
được kết cấu theo 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Marketing dịch vụ ngân hàng sau khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing dich vụ ngân hàng tại các NHTM Việt Nam
trong những năm qua.
Chương 3: Những giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của
các NHTM Việt Nam sau khi gia nhập WTO.


4


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHỦ YẾU CỦA WTO ĐỐI VỚI LĨNH VỰC DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG

1.1.1. Khung pháp lý chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO
1.1.1.1. Sự ra đời của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS
Trong vòng hai thập niên trở lại đây, thương mại dịch vụ phát triển với tốc
độ đáng kinh ngạc. Vai trò của thương mại dịch vụ ngày càng tăng trong nền kinh tế
toàn cầu nói chung và kinh tế của một nước nói riêng. Tuy nhiên, cho đến trước
năm 1995, thế giới vẫn chưa có một hiệp định đa phương nào để điều chỉnh các qui
tắc về thương mại dịch vụ. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
ra đời từ năm 1947 chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá
toàn cầu.
Trước tình hình như vậy, tại vòng đàm phán Urugoay được khởi sự vào
tháng 9 năm 1986 với sự tham gia của các Bộ trưởng Thương mại của 100 nước
thành viên, các cuộc thảo luận đã đi đến sự nhất trí là GATT sẽ mở rộng sang điều
chỉnh cả thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, khi vòng đàm phán chính thức kết thúc
vào tháng 4 năm 1994 tại Marrakesh (Marốc) Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
đã ra đời với việc sửa đổi Hiệp định GATT (GATT 1994) và bổ sung hai hiệp định:
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên
quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Sự ra đời của GATS/WTO
là tất yếu khách quan trong điều kiện vai trò của dịch vụ và thương mại dịch vụ
quốc tế đã phát triển với mức độ cao. GATS là cơ sở pháp lý quan trọng để điều
chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ quốc tế.
Như vậy, kể từ khi WTO đi vào hoạt động, thương mại dịch vụ đã chính thức
được đưa vào hệ thống thương mại đa biên. Nói cách khác, hoạt động thương mại



5
dịch vụ giữa các nước thành viên WTO được điều chỉnh bởi Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ (GATS).
1.1.1.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ và các ngành dịch vụ trong GATS
GATS không đưa ra khái niệm, định nghĩa về dịch vụ và thương mại dịch vụ.
Thay vì đưa ra các khái niệm này, GATS dành sự quan tâm cho những quy định về
các phương thức cung ứng dịch vụ giữa các nước thành viên. Theo GATS, thương
mại dịch vụ quốc tế là sự cung cấp dịch vụ theo bốn phương thức sau:
Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới: là phương thức dịch vụ được
cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào
khác. Theo hình thức này, người cung cấp dịch vụ và người thụ hưởng dịch vụ ở tại
nước mình, chỉ có dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ nước này sang nước kia thông
qua sự vận động của bản thân dịch vụ, như dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ thu
phát truyền hình...
Phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài:là phương thức mà người tiêu
dùng dịch vụ hoặc công ty sử dụng dịch vụ ở nước khác. Theo hình thức này, dịch
vụ được cung cấp ở một nước thành viên và người nhận dịch vụ phải sang nước đó
để sử dụng dịch vụ, như dịch vụ du lịch, dịch vụ du học, dịch vụ sửa chữa tàu
biển,... Việc di chuyển tài sản của người tiêu dùng cũng thuộc phương thức này như
việc gửi một con tầu hoặc các thiết bị khác ra nước ngoài sửa chữa... Phương thức
này không bắt buộc phải có sự di chuyển của bản thân người tiêu dùng.
Phương thức hiện diện thương mại: là phương thức mà dịch vụ được cung
cấp bởi người cung cấp dịch vụ của một nước thành viên, thông qua sự hiện diện
thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác. Người cung cấp dịch
vụ thiết lập sự có mặt của mình ở một nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ
thông qua hình thức pháp nhân như lập văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty
con.... Chẳng hạn như dịch vụ ngân hàng, siêu thị, văn phòng luật sư...
Phương thức hiện diện thể nhân: là phương thức theo đó dịch vụ được cung
cấp bởi người cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thông qua sự hiện diện thể
nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác. Người cung cấp dịch vụ cử đại



6
diện của mình sang nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ thông qua hình thức
người làm công, làm thuê của mình. Họ chỉ lưu trú tạm thời tại nước sở tại. Chẳng
hạn như dịch vụ chuyên gia, dịch vụ điều tra thị trường, dịch vụ tư vấn pháp lý,...
Bốn phương thức trên được định nghĩa dựa vào xuất xứ của người cung cấp
dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, kết hợp với mức độ và hình thức hiện diện theo
lãnh thổ trong thời gian mà dịch vụ được cung cấp. Việc phân biệt giữa các phương
thức cung cấp dịch vụ là tâm điểm của quá trình đàm phán theo các yêu cầu, đề xuất
của GATS. Đây là một vấn đề không đơn giản vì trong nhiều trường hợp không thể
phân định rõ ràng. Có khi trong cùng một quá trình lại bao hàm nhiều phương thức
cung cấp. Ví dụ, một nhà tư vấn có thể chuẩn bị một bản báo cáo để chuyển cho
khách hàng bằng hệ thống điện tử ( phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới),
đến gặp khách hàng ở nước ngoài để thảo luận việc thực hiện bản báo cáo ( phương
thức hiện diện thể nhân) và mời nhân viên của khách hàng đến nước mình để tham
dự đào tạo kỹ năng (phương thức tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài) để hỗ trợ cho
việc thực hiện đó.
Với bốn phương thức cung cấp dịch vụ như trên, phạm vi điều chỉnh của
GATS bao gồm 12 ngành và 155 phân ngành (hay tiểu ngành), chiếm gần hết các loại
dịch vụ. Riêng đối với các dịch vụ do chính phủ cung cấp và không mang tính thương
mại, không có tính cạnh tranh thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS.
GATS bao gồm các nguyên tắc được áp dụng vô điều kiện (tức là không phụ
thuộc vào quá trình đàm phán) và các biện pháp được áp dụng có điều kiện (chủ yếu
dựa trên các cam kết là kết quả đàm phán của mỗi nước). Những nguyên tắc áp
dụng vô điều kiện là những nguyên tắc chung mà mọi nước thành viên đều phải
tuân theo như Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Điều II); Nghĩa vụ minh bạch hoá
(Điều III), Liên kết kinh tế ( Điều V và Vbis); Thừa nhận lẫn nhau ( Điều VII);
Thông lệ kinh doanh (Điều IX); Các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền và đặc quyền (
Điều VIII); Thanh toán và chuyển tiền (Điều XI),... Còn những nguyên tắc được áp

dụng có điều kiện như Đối xử quốc gia, tiếp cận thị trường... được áp dụng đối với


7

các lĩnh vực và trong chừng mực nước thành viên có cam kết thực hiện chứ không
áp dụng đối với các lĩnh vực mà nước đó chưa cam kết.
Vì vậy, không phải ngay lập tức mọi lĩnh vực dịch vụ đều phải tuân thủ đầy
đủ các nguyên tắc của GATS, mà tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán và các cam kết
trong lĩnh vực dịch vụ, một quốc gia sẽ thực thi mở của thị trường đầy đủ hay hạn
chế đối với lĩnh vực dịch vụ đó. Cho đến khi bắt đầu các cuộc đàm phán, các thành
viên (kể cả các nước đang phát triển) đều cho rằng các chính sách dịch vụ đều đóng
đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và việc tuân thủ các nguyên tắc sẽ phụ
thuộc vào từng lĩnh vực mà các nước đó có chủ định đàm phán để cam kết một mức
độ tự do hoá nào đó.
1.1.1.3. Những nguyên tắc chủ yếu của GATS
 Nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN)
Nguyên tắc MFN (điều 2) là nghĩa vụ bắt buộc của GATS, theo đó một nước
thành viên phải dành ngay lập tức và không điều kiện cho dịch vụ và người cung
cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự
đãi ngộ mà nước thành viên đó đã dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ
tương tự của bất kỳ nước nào khác (cho dù nước đó có phải là thành viên hay
không).
Tuy nhiên, có vấn đề phát sinh là trước khi GATS bắt đầu có hiệu lực một số
nước thành viên đã có những hiệp định song phương (hoặc hiệp định khu vực) theo
đó các bên đã dành cho nhau chế độ ưu đãi khá rộng về lĩnh vực dịch vụ. Các nước
này cho rằng họ không thể xoá bỏ ngay các hiệp định đó hoặc đem những ưu đãi
riêng trước ấy để áp dụng cho các nước thành viên GATS. Vì vậy, các nước thành
viên của GATS đã nhất trí đi đến thỏa thuận rằng họ có thể tiếp tục duy trì những
ưu đãi ngoại lệ với một số nước và với một số hình thức dịch vụ. Muốn vậy, các

nước thành viên phải quy định rõ trong Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc
những biện pháp được miễn trừ và thời hạn miễn trừ bên cạnh những cam kết khác.
Những biện pháp miễn trừ này phải được nêu ra khi đàm phán gia nhập GATS và
sau đó, nếu có sửa đổi thì các nước thành viên phải cố gắng để mức độ tổng thể các


8
cam kết sau khi sửa đổi không kém thuận lợi hơn các mức cam kết trong Danh mục
đã có được trước đó.
Hội đồng Thương mại Dịch vụ đã thực hiện việc rà soát lại Danh mục miễn
trừ này trong vòng 5 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, tức là vào năm
2000. Về nguyên tắc, các miễn trừ này không được kéo dài quá thời hạn 10 năm và
phải chấm dứt trước năm 2005. Bên cạnh đó, GATS còn cho phép các thành viên
được dành điều kiện thuận lợi hơn đối với các nước láng giềng chung biên giới
nhằm thúc đẩy trao đổi dịch vụ phát triển.
 Nguyên tắc Đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường
Nguyên tắc Đối xử quốc gia (National Treatment- NT), cũng như nguyên tắc
MFN, được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy
nhiên, theo quy định của GATS, nguyên tắc MFN được áp dụng ngay lập tức, vô
điều kiện mà mọi thành viên GATS phải chấp nhận, nhưng có ngoại lệ. Còn nguyên
tắc Đối xử quốc gia không phải là nghĩa vụ chung mà là nghĩa vụ có điều kiện và
được đàm phán trong quá trình gia nhập. Kết quả đàm phán về mở cửa thị trường và
đối xử quốc gia được ghi nhận trong Danh mục cam kết cụ thể. Theo đó, đối với
những lĩnh vực được cam kết, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung
cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi
hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và người cung cấp
dịch vụ của nước mình. Sự vi phạm nguyên tắc Đối xử quốc gia sẽ làm cho điều
kiện cạnh tranh của dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ trong nước có lợi hơn so
với dịch vụ hay người cung cấp dịch vụ nước ngoài. Mục đích của GATS là nhằm
dỡ bỏ những hạn chế và phân biệt đối xử đối với người cung cấp dịch vụ nước

ngoài. Do đó, mức độ cam kết thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc gia của một nước
thể hiện mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó.
Tuy nhiên, theo quy định của GATS, những thiệt hại hoặc bất lợi trong cạnh
tranh thuần tuý (mà nguyên nhân là do đặc tính "ngoại quốc" của dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài) sẽ không được đền bù. Ví dụ do thói quen, sở thích,


9

văn hoá, ngôn ngữ... nên một số dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
không được người tiêu dùng ở nước sở tại chấp nhận.
Để đảm bảo cho người cung cấp dịch vụ nước ngoài được hưởng những điều
kiện về cạnh tranh tương đương với người cung cấp dịch vụ trong nước, GATS quy
định các thành viên phải loại bỏ 6 loại hạn chế sau đây trong những lĩnh vực có cam
kết mở cửa thị trường, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnh thổ:
(1) Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ .
(2) Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ và tài sản.
(3) Hạn chế số lượng các giao dịch hoặc số lượng đầu ra của dịch vụ.
(4) Hạn chế số lượng người được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ
thể hoặc bởi một nhà cung cấp dịch vụ cụ thể.
(5) Hạn chế việc tham gia góp vốn của nước ngoài.
(6) Hạn chế loại hình pháp nhân.
Kể từ khi GATS có hiệu lực tới nay, số lượng các ngành dịch vụ được đưa
vào Danh mục cam kết cụ thể ngày càng mở rộng. Hơn 70 nước thành viên WTO đã
lập lộ trình cam kết áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia cho dịch vụ chuyên môn,
dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác;
khoảng 30 nước đã lập lộ trình cam kết cho dịch vụ giáo dục, dịch vụ văn hóa, thể
thao. Sự mở rộng phạm vi các ngành dịch vụ được cam kết áp dụng nguyên tắc Đối
xử quốc gia là một trong những thách thức đối với các nước kém phát triển đang
đàm phán gia nhập GATS, trong đó có Việt Nam.[28]

1.1.2. Các quy định riêng của GATS đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng
GATS có riêng phụ lục về dịch vụ tài chính và điều chỉnh các dịch vụ tài chính
như dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và
các dịch vụ tài chính khác. Phụ lục này không áp dụng đối với các loại dịch vụ do
chính phủ hoặc đại diện của chính phủ cung ứng tức là hoạt động của các ngân hàng
trung ương, các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc và các tổ chức công do chính phủ tài
trợ. GATS cũng cho phép các thành viên sử dụng các biện pháp thận trọng để bảo
hộ những nhà đầu tư, người gửi tiền, người nắm giữ các hợp đồng bảo hiểm hoặc



×