Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (trips) những vấn đề đặt ra đối với việt nam trước thềm wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.26 KB, 20 trang )

TRIỆU QUANG VINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
.

TRIỆU QUANG VINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THỀM WTO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI - 2006

Hà Nội – 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
.

TRIỆU QUANG VINH

HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)


NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THỀM WTO

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số

: 60.31.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH BÌNH

Hà Nội – 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
.

TRIỆU QUANG VINH

HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC THỀM WTO

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số

: 60.31.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Hà Nội – 2006


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 0
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................... 0
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH
TRIPS CỦA WTO ................................................................................................................ 4
1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ........ 4
1.1.1 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ................................................... 4
1.1.2 CÁC ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP............. 7
1.1.3 VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP .............................. 17
1.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN THƢƠNG
MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (TRIPS)................................................... 19
1.2.1 ĐÔI NÉT VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO................................ 19
1.2.2 GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH TRIPS ......................................................................... 21
1.2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO
TRIPS .................................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA
VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS .......................................................................... 28
2.1 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ............................................................................... 28
2.1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ................................. 28
2.1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ...... 29
2.2 SỰ PHÙ HỢP GIỮA VĂN BẢN LUẬT PHÁP CỦA VIỆT NAM VỀ QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP VỚI TRIPS......................................................................... 32
2.2.1 NHỮNG ĐIỂM PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI TRIPS
32

2.2.2 NHỮNG ĐIỂM CHƢA PHÙ HỢP GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỚI
TRIPS .................................................................................................................... 42
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ............................................................................... 44
2.3.1 QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ............................. 44
2.3.2 TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA ...................................................................................................................... 48
2.3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ NHẬN THỨC VÀ CÔNG TÁC THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .......................................................................... 51
2.3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................. 63
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .................................. 66
3.1 CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆT NAM THỰC THI CAM
KẾT SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO........................................ 66
3.1.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHỦ YẾU ................................................ 66
3.1.2 ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................ 68
3.2 CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI CAM KẾT CỦA VIỆT NAM THEO TRIPS......... 70
3.2.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP............ 71
3.2.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ VÀ TĂNG CƢỜNG CƠ CHẾ
THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ................................................... 77
3.2.3 TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ LIÊN KẾT GIỮA CÁC ĐƠN VỊ
HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ............................................................ 79




1




3.2.4 TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƢỚC, DOANH NGHIỆP VÀ TOÀN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................ 84
3.2.5 TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TỰ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 85
3.2.6 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC ....................................................................................... 88
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 92


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1

Tổng hợp tiêu chí công nhận sáng chế, giải pháp hữu ích

6

Bảng 1.2

Các vòng đàm phán thƣơng mại của GATT

19

Bảng 2.1

Cơ sở pháp lý cơ bản bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại
Việt Nam


30

Bảng 2.2

Số lƣợng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp qua các năm

46

Danh mục hình vẽ
Hình 2.1

Phân cấp quản lý trực tiếp sở hữu công nghiệp

26

Hình 2.2

Quy trình xử lý đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế/giải pháp hữu ích

44




1




MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các quan hệ quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về kinh tế, những

năm gần đây, vấn đề sở hữu trí tuệ trở thành một trong các mối quan tâm hàng
đầu và trong không ít trƣờng hợp đã trở thành thách thức đối với nhiều quốc gia.
Trong hầu hết các hiệp định song phƣơng về kinh tế và thƣơng mại mà Việt Nam
ký kết gần đây (Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định Thƣơng
mại Việt Nam – Ucraina, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Indonesia, Hiệp
định về sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thuỵ Sĩ), vấn đề sở hữu trí tuệ đều đƣợc đề
cập với các mức độ khác nhau. Đặc biệt, vấn đề sở hữu trí tuệ đã trở thành một
trong ba hoạt động trụ cột của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO.
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí
tuệ (Hiệp định TRIPS-1994) quy định mọi nƣớc tham gia vào sân chơi chung của
WTO đều có nghĩa vụ phải xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ sở hữu trí
tuệ theo các chuẩn mực tối thiểu chung, không phân biệt nƣớc giàu hay nƣớc
nghèo. Trong các chuẩn mực đó, chuẩn mực tổng quát nhất là tính đầy đủ và hiệu
quả của hệ thống sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, các nƣớc đòi hỏi lẫn nhau phải
bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ một cách thực sự chứ không phải chỉ bằng các
tuyên bố. Việt Nam cũng cam kết với WTO là tại thời điểm gia nhập tổ chức này,
mọi nghĩa vụ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Hiệp định TRIPS sẽ
đƣợc thực hiện ngay mà không cần thời gian chuyển tiếp.
Tuy nhiên, trƣớc ngƣỡng cửa gia nhập WTO, so với yêu cầu của thực tiễn,
sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng, Việt Nam còn
phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại nhằm đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của Hiệp
định TRIPS. Do vậy, việc cam kết thực thi quyền sở hữu trí tuệ không những là
thách thức mà còn là đòi hỏi hết sức cấp thiết đối với Việt Nam trên con đƣờng

hội nhập kinh tế thế giới. Với lý do đó, việc chọn đề tài “Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) những vấn




2

đề đặt ra đối với Việt Nam trƣớc thềm WTO” là thực sự cần thiết trong tình
hình hiện nay.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn nhằm tìm hiểu các khái niệm cơ bản về quyền sở

hữu trí tuệ, nghiên cứu các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan
đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ, so sánh và đánh giá các quy định về sở
hữu trí tuệ của Việt Nam với các quy định của TRIPS, đánh giá thực trạng nhận
thức và cơ chế thực thi quyền SHCN tại Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất
giải pháp thực hiện các quy định của TRIPS theo cam kết hội nhập WTO.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định

về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ và khả năng
thực hiện Hiệp định này tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: quyền sở hữu trí tuệ là một nội dung
rộng, với giới hạn về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu quyền sở hữu công
nghiệp, vấn đề thực thi Hiệp định TRIPS tại Việt Nam và đề xuất giải pháp có

khả năng áp dụng đến năm 2010.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận nghiên cứu của chủ

nghĩa Mác-Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các quan điểm về hội
nhập kinh tế quốc tế, phƣơng pháp phân tích S.W.O.T đƣợc sử dụng để đánh giá
cơ hội và thách thức đối với nƣớc ta trong tiến trình cam kết thực thi TRIPS của
WTO về sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, các phƣơng pháp diễn giải, quy nạp, so
sánh, thống kê toán cũng đƣợc áp dụng để xử lý số liệu giúp cho kết quả phân
tích thực trạng từ đó đƣa ra các giải pháp một cách khách quan phục vụ đắc lực
cho việc nghiên cứu đề tài này.
5.

Bố cục: Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận

văn đƣợc trình bầy thành 3 chƣơng với nội dung nhƣ sau:




3

Chƣơng 1: Đôi nét khái quát về sở hữu công nghiệp và Hiệp định TRIPS của
WTO.
Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam theo
Hiệp định TRIPS.
Chƣơng 3: Giải pháp thực thi cam kết về sở hữu công nghiệp theo Hiệp định
TRIPS khi Việt Nam gia nhập WTO.





4

CHƢƠNG
ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆP ĐỊNH TRIPS
CỦA WTO

1.1

1

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP

1.1.1 KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Những thành quả do trí tuệ con ngƣời tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo
đƣợc thừa nhận là tài sản và đƣợc coi là tài sản trí tuệ. Sở hữu các tài sản trí tuệ
thƣờng đƣợc gọi tắt là Sở hữu trí tuệ (SHTT). Khác với các loại tài sản vật chất
(động sản hay bất động sản), tài sản trí tuệ là loại tài sản đặc biệt, tài sản vô hình,
song trong nhiều trƣờng hợp nó có giá trị vô cùng to lớn. “SHTT là loại hình sở
hữu liên quan đến những mẩu thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau trong những
vật thể hữu hình xuất hiện trong cùng một thời gian với số lƣợng bản sao không
giới hạn ở những địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trƣờng
hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao mà chính là những
thông tin chứa đựng trong các bản sao đó”[29].
Cùng với hoạt động sáng tạo của con ngƣời, SHTT là sản phẩm của trí tuệ
con ngƣời. Trong mỗi một doanh nghiệp, từ những sản phẩm hàng hoá hay dịch

vụ cho đến những tài liệu quảng cáo về doanh nghiệp dƣới dạng ấn phẩm hay
video, website trên mạng, các phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng để lƣu trữ,
quản lý, tra cứu v.v. đều là đối tƣợng bảo hộ quyền SHTT. Theo Luật SHTT năm
2005 của Việt Nam, Điều 4.1 quy định “quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”. Nhƣ vậy,
quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và
quyền đối với giống cây trồng.
Công ƣớc thành lập tổ chức SHTT thế giới (WIPO) ký tại Stockholm ngày
14/07/1967 quy định SHTT bao gồm những quyền liên quan tới[30]:




5

1. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;
2. Thực hiện việc biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm, truyền
hình;
3. Các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống con ngƣời;
4. Các phát minh khoa học;
5. Các kiểu dáng công nghiệp;
6. Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thƣơng mại và các chỉ
dẫn;
7. Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả những quyền
khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp,
khoa học, văn hoá hay nghệ thuật.
Những đối tƣợng nêu ở điểm 1 thuộc lĩnh vực bản quyền. Các đối tƣợng
nêu ở điểm 2 thƣờng đƣợc gọi là quyền kế cận, đó là các quyền nảy sinh từ bản
quyền và có liên quan trực tiếp đến bản quyền.

Những đối tƣợng nêu ở điểm 3, 5, 6 thuộc lĩnh vực SHCN. Đối tƣợng
đƣợc đề cập ở điểm 7 đƣợc coi nhƣ là một trong những đối tƣợng của bảo hộ
quyền SHCN theo Khoản 2 Điều 10bis Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền SHCN
(văn bản Stockholm năm 1967) quy định “bất cứ một hành động nào trái với
thông lệ chân thực trong công nghiệp và thƣơng mại đều là hành động cạnh
tranh không lành mạnh”. Trên cơ sở đó Khoản 2 Điều 1 Công ƣớc Paris đã quy
định “đối tƣợng của việc bảo hộ SHCN là: sáng chế, mẫu hữu ích (giải pháp hữu
ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thƣơng
mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ, chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Nhƣ vậy, theo quan niệm truyền thống, quyền SHTT bao gồm hai bộ
phận: một là, quyền SHCN, hai là quyền tác giả và quyền liên quan. Khoản 4
Điều 4, Luật SHTT năm 2005 cũng quy định “quyền SHCN là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Điều 750 bộ Luật Dân sự năm 2005 còn cụ thể “đối tƣợng quyền SHCN bao




6

gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí
mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý”.
Điều 751 bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định chi tiết quyền SHCN nhƣ
sau: quyền SHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn bao gồm “quyền nhân thân và quyền tài sản”. Quyền nhân thân
đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
“thuộc về ngƣời đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền

đƣợc đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nƣớc cấp, trong các tài liệu
công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn đó”. Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn “thuộc về chủ sở hữu các đối tƣợng đó, bao gồm
quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó”.
Quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có
đƣợc thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc
bảo mật thông tin đó, bao gồm: “a) Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; b)
Cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh”.
Quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại thuộc về chủ sở hữu nhãn
hiệu, tên thƣơng mại đó, bao gồm: “a) Sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại trong
kinh doanh; b) Cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc
tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm ngƣời khác sử
dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình”.
“Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nƣớc. Quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân
đáp ứng các điều kiện do pháp luật về SHTT quy định. Quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều
kiện cạnh tranh”[20].




7

1.1.2 CC I TNG C BO H QUYN S HU CễNG NGHIP
1.1.2.1 Sỏng ch, gii phỏp hu ớch
Sỏng ch l gii phỏp k thut mi so vi trỡnh k thut trờn th gii,
cú trỡnh sỏng to, cú kh nng ỏp dng trong cỏc lnh vc kinh t-xó hi[1].

i tng ca sỏng ch cú th l:
C cu: Mỏy múc, thit b, dng c, chi tit, cm chi tit,...
Cht: Dc phm, m phm, thc phm, vt liu, ...
Phng phỏp: Quy trỡnh cụng ngh ch to sn phm, Quy trỡnh
iu ch cht, ...
Gii phỏp hu ớch l gii phỏp k thut mi so vi trỡnh k thut trờn
th gii, cú kh nng ỏp dng trong cỏc lnh vc kinh t-xó hi[1].
Ngoi ra, theo iu 4 Lut SHTT mi õy c Quc hi nc Cng ho
xó hi ch ngha Vit Nam thụng qua ngy 29 thỏng 11 nm 2005, sỏng ch l
gii phỏp k thut di dng sn phm hoc quy trỡnh nhm gii quyt mt vn
xỏc nh bng vic ng dng cỏc quy lut t nhiờn. c bo h, sỏng ch
hoc gii phỏp hu ớch phi ỏp ng cỏc iu kin c túm tt Bng 1.1:
Bng 1.1: Tng hp tiờu chớ cụng nhn sỏng ch, gii phỏp hu ớch
GII PHP K THUT

SNG CH

GII PHP HU CH

Bằng độc quyền
sáng chế

Bằng độc quyền
giải pháp hữu ích

Tớnh mi
Trỡnh sỏng to
Kh nng ỏp dng cụng nghip
HèNH THC C BO H:


Giải pháp kỹ thuật đ-ợc coi là có tính mới nếu cha b cụng khai di
hỡnh thc s dng, mụ t bng vn bn hoc bt k hỡnh thc no khỏc trong
nc hoc nc ngoi trc ngy np n ng ký sỏng ch hoc trc ngy
u tiờn trong trng hp n ng ký sỏng ch c hng quyn u tiờn. Vic
cha b bc l cụng khai cú ngha l ch cú mt s ngi cú hn c bit v cú
ngha v gi bớ mt v sỏng ch ú.




8

Giải pháp kỹ thuật trong đó có sáng chế và giải pháp hữu ích không bị coi
là mất tính mới nếu đƣợc công bố trong các trƣờng hợp sau đây với điều kiện
đơn đăng ký sáng chế đƣợc nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị ngƣời khác công bố nhƣng không đƣợc phép của ngƣời có
quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT năm 2005;
b) Sáng chế đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật
SHTT năm 2005 công bố dƣới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật
SHTT năm 2005 trƣng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại
cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc đƣợc thừa nhận là chính thức.
Giải pháp kỹ thuật đƣợc coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các
giải pháp kỹ thuật đã đƣợc bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng
văn bản hoặc dƣới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài
trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên của đơn đăng ký trong trƣờng hợp
đơn đăng ký đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, giải pháp kỹ thuật đó là một bƣớc tiến
sáng tạo, không thể đƣợc tạo ra một cách dễ dàng đối với ngƣời có hiểu biết
trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tƣơng ứng.
Giải pháp kỹ thuật đƣợc coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có

thể thực hiện đƣợc việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi
lặp lại quy trình là nội dung của giải pháp kỹ thuật đó mà vẫn thu đƣợc kết quả
ổn định.
1.1.2.2 Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp đƣợc quy định trong Điều 784 Bộ luật Dân sự Việt
Nam năm 1995 là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, đƣợc thể hiện bằng đƣờng
nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế
giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm có thể
nhìn thấy đƣợc. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:
có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.




9

Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp
đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai
dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở
trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên nếu
đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên. Hai kiểu dáng
công nghiệp không đƣợc coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về
những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để
phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc
coi là chƣa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số ngƣời có hạn đƣợc biết và có
nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp không
bị coi là mất tính mới nếu đƣợc công bố trong các trƣờng hợp sau đây với điều
kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đƣợc nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ
ngày công bố:

a) Kiểu dáng công nghiệp bị ngƣời khác công bố nhƣng không đƣợc phép
của ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật SHTT năm 2005;
b) Kiểu dáng công nghiệp đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều
86 Luật SHTT năm 2005 công bố dƣới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều
86 Luật SHTT năm 2005 trƣng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam
hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc đƣợc thừa nhận là chính thức.
Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các
kiểu dáng công nghiệp đã đƣợc bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả
bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài
trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công
nghiệp trong trƣờng hợp đơn đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, kiểu dáng công nghiệp
đó không thể đƣợc tạo ra một cách dễ dàng đối với ngƣời có hiểu biết trung bình
về lĩnh vực tƣơng ứng.




10 

Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu
có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là
kiểu dáng công nghiệp đó bằng phƣơng pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
1.1.2.3 Nhãn hiệu hàng hoá
Tại Điều 785 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định “nhãn hiệu
hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ
sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình
ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Nhƣ vậy có thể hiểu nhãn hiệu hàng hoá gồm: nhãn hiệu hàng hoá gắn vào
sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản

xuất khác nhau; nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phƣơng tiện dịch vụ để phân biệt dịch
vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau. Dấu hiệu dùng làm
nhãn hiệu hàng hoá có thể là: chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có
nghĩa, trình bày dƣới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ đƣợc viết cách điệu; hình
vẽ, ảnh chụp; chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Một nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: là dấu hiệu
nhìn thấy đƣợc dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; có
khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,
dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 74 của Luật SHTT năm 2005 quy định khả năng phân biệt của nhãn
hiệu nhƣ sau:
1. Nhãn hiệu đƣợc coi là có khả năng phân biệt nếu đƣợc tạo thành từ một
hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp
thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trƣờng hợp
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu
hiệu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:




11



a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn
ngữ không thông dụng, trừ trƣờng hợp các dấu hiệu này đã đƣợc sử dụng
và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tƣợng quy ƣớc, hình vẽ hoặc tên gọi thông thƣờng của

hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã đƣợc sử dụng rộng rãi,
thƣờng xuyên, nhiều ngƣời biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phƣơng pháp sản xuất, chủng loại, số
lƣợng, chất lƣợng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc
tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trƣờng hợp dấu hiệu đó
đã đạt đƣợc khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trƣớc thời
điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh
doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trƣờng hợp
dấu hiệu đó đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một
nhãn hiệu hoặc đƣợc đăng ký dƣới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu
chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tƣơng tự đến mức
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng
hoặc tƣơng tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên
sớm hơn trong trƣờng hợp đơn đăng ký đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, kể cả
đơn đăng ký nhãn hiệu đƣợc nộp theo điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
ngƣời khác đã đƣợc sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ
trùng hoặc tƣơng tự từ trƣớc ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên trong trƣờng
hợp đơn đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
ngƣời khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự mà




12 


đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chƣa quá năm năm, trừ trƣờng
hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không đƣợc sử dụng theo quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
đƣợc coi là nổi tiếng của ngƣời khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng
hoặc tƣơng tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng
ký cho hàng hoá, dịch vụ không tƣơng tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có
thể làm ảnh hƣởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với tên thƣơng mại đang đƣợc sử dụng
của ngƣời khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho
ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự với chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho ngƣời tiêu dùng hiểu sai lệch về
nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc
đƣợc dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ cho rƣợu
vang, rƣợu mạnh nếu dấu hiệu đƣợc đăng ký để sử dụng cho rƣợu vang,
rƣợu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn
địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công
nghiệp của ngƣời khác đƣợc bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng
công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ƣu tiên sớm hơn so với ngày nộp
đơn, ngày ƣu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Trong nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu có quy
định riêng. Nó là nhãn hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh
thổ Việt Nam và nó đƣợc cụ thể hoá với các tiêu chí sau để đánh giá theo Điều
75 Luật SHTT năm 2005:





13 

1. Số lƣợng ngƣời tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua
việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua
quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã đƣợc lƣu
hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lƣợng hàng hoá đã đƣợc bán ra, lƣợng dịch vụ đã đƣợc cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lƣợng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lƣợng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhƣợng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu
tƣ của nhãn hiệu.
1.1.2.4 Tên thƣơng mại
“Tên thƣơng mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”[20]. Khu vực kinh
doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn
hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thƣơng mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh. Tên thƣơng mại đƣợc coi là có khả năng phân biệt nếu
đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trƣờng hợp đã đƣợc biết đến rộng rãi do
sử dụng;

2. Không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thƣơng mại
mà ngƣời khác đã sử dụng trƣớc trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh;




14 

3. Không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của
ngƣời khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ trƣớc ngày tên thƣơng
mại đó đƣợc sử dụng.
1.1.2.5 Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”[20]. Cụ thể hơn, chỉ dẫn địa
lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng, hình ảnh
để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng mà hàng hoá đƣợc sản
xuất ra từ đó. Chất lƣợng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý
tạo nên. Ví dụ “Made in Japan” (điện tử), “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Bát Tràng”
(gốm, sứ)...
Theo Điều 7 Nghị định 63/CP năm 1996 quy định “một tên gọi xuất xứ
hàng hoá đƣợc bảo hộ phải là tên địa lý của một nƣớc hoặc một địa phƣơng là
nơi mà hàng hoá tƣơng ứng đƣợc sản xuất và hàng hoá đó phải có tính chất,
chất lƣợng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con ngƣời) của nƣớc, địa phƣơng
đó quyết định”[22]. Nhƣ vậy có thể thấy tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ là một
dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt. Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín,
danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ
dẫn nhƣ vậy đƣợc gọi là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”, ví dụ: “Phú Quốc” (nƣớc
mắm).
Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính
chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc
nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đƣợc xác định bằng mức độ
tín nhiệm của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi
ngƣời tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.



×