Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng về điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong ngành sản xuất da giày trên địa bàn Huyện Hóc Môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.97 KB, 27 trang )

Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Thầy Phùng Tín Trung !
Từ khi bước chân vào Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII). Em đã được tiếp
xúc với nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn Tổng quan Quản trị nhân lực của thầy.
Thời gian của môn học đã kết thúc và dưới sự hướng dẫn của thầy, em đã hoàn thành xong
bài tiểu luận để kết thúc môn học. Thời gian học môn thầy tuy ngắn nhưng em cũng đã học
được không ít điều thú vị cả về kiến thức lẫn những kinh nghiệm thực tế từ thầy. Đặc biệt,
với bài tiểu luận này, không chỉ riêng em mà tất cả các thành viên trong lớp Đ13NL1 đã có
thêm thời gian để tìm hiểu về những đề tài nóng hổi trong nền kinh tế hiện đại mà chúng em
không có cơ hội được học nhiều trên lớp.
Tuy những thông tin và số liệu trong bài còn hạn chế nhưng em đã có thời gian tìm
hiểu một cách tổng quát, có lựa chọn các nguồn thông tin. Quá trình đó cũng giúp em hiểu
thêm về đề tài mà mình đã chọn. Với sự hiểu biết có hạn của mình, bài tiểu luận của em sẽ
không tránh khỏi những sai sót, nhưng đó cũng là sự cố gắng tìm tòi và nổ lực hết sức mình.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy, mong thầy có những đóng góp và chỉnh sữa
cho bài tiểu luận này để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau cũng như đúc
kết kinh nghiệm để làm bài báo cáo thực tập trong tương lai.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Thầy!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Tuyền

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 1


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài


Ở nước ta hiện nay, vấn đề lao động việc làm, phát triển toàn diện nguồn lao động
đang là một trong những vấn đề chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những
năm tới. Vấn đề lao động nói chung và điều kiện lao động của công nhân nói riêng luôn thu
hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học…Sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường
đến các ngành sản xuất trong những năm qua đã làm biến đổi các ngành sản xuất, có ngành
thì phát triển rất nhanh chóng và vững chắc nhưng cũng có ngành không thể phát triển được,
nếu có thì cũng rất hạn chế bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính khiến các ngành
này không phát triển được vì không thích ứng với môi trường lao động do điều kiện lao động,
dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất không còn phù hợp với sự biến đổi khoa học kỹ thuật
mới. Điều đó tác động rất lớn tới xu hướng biến động của điều kiện làm việc, ảnh hưởng tới
sức khỏe của công nhân lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ luôn là điều đáng
mừng. Tuy nhiên, kéo theo nó lại là sự xuất hiện của nhiều bệnh tật do môi trường sống và
làm việc của người lao động không được đảm bảo, cùng với sự phát triển của công nghiệp
hóa, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển, số lượng các công ty, doanh nghiệp ngày
càng được thành lập nhiều hơn, thu hút một lực lượng lớn người lao động tham gia và giải
quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò và sự phát
triển ngày càng nhiều các doanh nghiệp vừa và lớn thì việc đảm bảo các điều kiện lao động
tại các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ mang tính cấp thiết, phần lớn các doanh nghiệp này
thường sử dụng mặt bằng làm việc là nơi ở của gia đình mình, hoặc thuê các mặt bằng có
diện tích nhỏ để làm nơi sản xuất, trang thiết bị, máy móc còn hạn chế, công tác tổ chức nơi
làm việc thiếu khoa học…Vì vậy điều kiện lao động thường không được đảm bảo theo đúng
quy định của nhà nước về các tiêu chí an toàn, vệ sinh lao động, môi trường tại nơi làm việc.
Từ việc điều kiện lao động không đảm bảo dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra với
người lao động như: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, còn rất hạn chế
và đáng lo ngại, là một trong những vấn đề cần được quan tâm.
Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về môi trường lao
động trong đó có đề cập tới điều kiện lao động như:
1- Công trình nghiên cứu “Điều kiện lao động – điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành
Dệt” của kỹ sư Trần Thị Lan – Chủ tịch Công Đoàn ngành công nghiệp nhẹ. Đề cập đến các


SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 2


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
yếu tố của điều kiện lao động như: “nhiệt độ, tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, độ bụi, ánh sánh,
đặc điểm lao động và tổ chức lao động… từ đó tác giả đã xem xét sự tác động của nó đến sức
khỏe bệnh tật của nữ công nhân ngành Dệt.
2- Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động chế biến thủy hải sản nhằm đề xuất các giải pháp, cải thiện điều kiện lao
động, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp: của Nguyễn thị Phương Lâm (Trưởng ban chính
sách kinh tế xã hội – Công đoàn thủy sản Việt Nam – Bộ Thủy Sản) làm chủ nhiệm đề tài –
Tháng 7 năm 2002. Đề tài đã nghiên cứu tại 13 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh ở ba miền
Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, khảo sát điều kiện lao
động, môi trường lao động, sức khỏe và bệnh tật của người lao động chế biến thủy sản bao
gồm các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động trong quá trình chế biến thủy
sản.
Đó là những công trình nghiên cứu về điều kiện lao động, nhưng còn một vài nội
dung cần làm rõ hơn nên em đã chọn nghiên cứu đề tài : “ Thực trạng về điều kiện lao động
ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong ngành sản xuất da giày trên địa bàn Huyện Hóc
Môn”
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nêu lên thực trạng về điều kiện lao động trong
ngành sản xuất da giày, để làm rõ nguyên nhân thực trạng và đưa ra những giải pháp cần thiết
để cải thiện điều kiện lao động nhằm tăng năng suất hiệu quả lao động cũng như bảo vệ sức
khỏe cho người lao động.
Kết cấu của đề tài này gồm:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.2. Thực trạng về điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong
ngành sản xuất da giày trên địa bàn Huyện Hóc Môn
2.3. Giải pháp cải tiến điều kiện lao động tại các công ty trên địa bàn huyện Hóc Môn
2.4. Khuyến nghị
Phần 3. Tham khảo.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 3


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Bao gồm 3 mục tiêu
-

Cơ sở lý luận về điều kiện lao động
Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân trong ngành

-

sản xuất da giày
Nêu nhận xét, đánh giá điều kiện lao động ở một số Công ty sản xuất da giày trên địa
bàn huyện Hóc Môn. Từ đó, đưa ra biện pháp cải tiến điều kiện lao động ở Hóc Môn
nói riêng và doanh nghiệp cả nước nói chung có được biện pháp về điều kiện lao động
tạo thuận lợi nhất cho người lao động, làm giảm khả năng mắc các bệnh thông thường

và bệnh nghề nghiệp, thực hiện chủ trương “sức khỏe cho mọi người”.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Khảo sát xã hội học tại một số Công ty da giày trên địa bàn
huyện Hóc Môn (Công ty TNHH VAGABOND)
Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành tại Công ty TNHH VAGABOND ở thành phố Hồ
Chí Minh, vào thời gian tháng 9 năm 2015, trên thực tế vấn đề về quản trị nhân lực có rất
nhiều bất cập. Nên có nhiều mảng nghiên cứu như: Thiết kế công việc, tạo động lực lao động,
những vấn đề sử dụng nhân lực hay hoạch định nhân lực, thù lao và phúc lợi cho người lao
động…Tuy nhiên, trong điều kiện và khả năng cho phép nên em chỉ thực hiện cuộc nghiên
cứu trên khuôn khổ nhỏ. Do vậy em chỉ quan tâm tới vấn đề “Thực trạng về điều kiện lao
động ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trong ngành sản xuất da giày trên địa bàn
Huyện Hóc Môn”
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng: Tiến hành tìm hiểu vấn đề về điều kiện lao động,
các nhóm yếu tố về điều kiện lao động, tác động của điều kiện lao động tới sức khỏe người
lao động, tầm quan trọng của việc cải thiện điều kiện lao động…Qua các sở thu thập số liệu
thông tin từ công ty TNHH VAGABOND ở thành phố Hồ Chí Minh, sách tham khảo, thông
tin trên báo, internet…và các tài liệu khác liên quan đến đề tài.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành
phân tích và tổng hợp để có được nhận xét, đánh giá về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng các bảng biểu, để thể hiện vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra em còn tham khảo các bài luận văn, các bài báo cáo của các chuyên gia trong và
ngoài nước.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 4


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Điều kiện lao động là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và đề tài
về công nhân lao động luôn thu hút sự tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học từ trước
đến nay. Vì vậy, đề tài nghiên cứu về điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động trong ngành may cho thấy thực trạng công việc của người lao động để tìm ra các giải
pháp, chính sách nhằm làm giảm các bệnh nghề nghiệp cũng như bệnh thông thường, góp
phần cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe và tăng hiệu quả sản xuất.
1.6. Hạn chế của đề tài:

Nguồn thông tin tiếp cận cho quá trình nghiên cứu còn hạn chế.
Phạm vi nghiên cứu đề tài còn hẹp.

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 5


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Điều kiện lao động

Theo Trịnh Khắc Thẩm ( 2007) viết “điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ
thuật – công nghệ, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công
nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của con người
lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện cần thiết cho hoạt
động lao động sản xuất làm việc của con người”.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam – 11/1995, trang 807) định nghĩa “Điều kiện lao

động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật được thể hiện bằng các công
cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệ ở
trong một không gian nhất định và việc bố trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó
với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình động. Điều
kiện lao động cùng với sự xuất hiện lao động của con người và được phát triển cùng với sự
phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào
điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội”.
Khái niệm điều kiện lao động tại nơi làm việc đã được nói đến trong các công trình
khoa học. Tuy còn nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng hầu hết đều thống nhất ở các định
nghĩa sau:
“Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu
tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái, chức năng của
cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức
lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài” (PGS – TS Đỗ Minh Cương
– Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” NXBCTQG – 1996, trang 8)
2.1.1.2. Môi trường lao động

Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quần thể sinh
vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất đai, khí hậu), hệ
sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ,
phong tục tập quán, văn hóa,…) hay theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trường thì môi
trường bao gồm: “các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật
thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất sự tồn tại và phát triển của

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 6


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực

con người tự nhiên” (Tôn Thiện Chiếu – Môi trường lao động một số ngành độc hại và thái
độ của học viện XHH)
2.1.1.3. Sức khỏe

Theo tổ chức y tế thế giới thì “sức khỏe là trạng thái sảng khoái đầy đủ về thể chất,
tinh thần và xã hội”. Còn trong chiến lược Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1999 -2000 của Bộ y tế
đã nêu rõ “sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ không
chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là một quyền cơ bản của con
người. Khả năng vươn lên đến một sức khỏe cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan
trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau
chứ không đơn thuần là lực của ngành y tế”
2.1.1.4. Công nhân

“ Công nhân là những người lao động chân tay, làm việc theo giờ công và ăn lương
theo sản phẩm”
(Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng – 1998, trang 40)
2.1.2. Các nhóm yếu tố về điều kiện lao động
2.1.2.1. Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động

Theo Trịnh Khắc Thẩm ( 2007) viết tình trạng tâm sinh lý của người lao động tại nơi
làm việc được coi là yếu tố gắn liền với điều kiện lao động, nhóm này bao gồm các yếu tố:
-

Sự mệt mỏi về thể lực cũng như mức tiêu hao năng lượng cơ sở.
Sự căng thẳng về thần kinh, tâm lý hay còn gọi là mức hoạt động não lực, mệt mỏi

-

thần kinh trung ương, mức căng thẳng thần kinh tâm lý xúc cảm khi làm việc.
Nhịp độ lao động, mức độ chịu tải, nhịp điệu lao động của cơ bắp khi làm việc, thao


-

tác của người lao động.
Tư thế lao động và tính đơn điệu của lao động cũng như mức độ đơn điệu của các
thao tác của người lao động.
2.1.2.2. Nhóm yếu tố vệ sinh của môi trường lao động
Theo Trịnh Khắc Thẩm ( 2007) viết Trong quá trình sản xuất cùng với phương tiện

lao động, đối tượng lao động và điều kiện tự nhiên tạo nên môi trường lao động – đây là một
trong những yếu tố quan trọng nhất của điều kiện lao động. Môi trường lao động đóng vai trò
quan trọng trong đời sống của người lao động, vì ở đó họ trãi qua một phần của cuộc đời
mình với nhịp điệu sống nhất định manh tính chất của công việc và chịu tác động của các yếu
tố như: Vi khí hậu; tiếng ồn, rung động, siêu âm; môi trường không khí; tia bức xạ, tia hồng

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 7


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
ngoại, ion hóa và chiếu sáng; sự tiếp xúc với dầu mở, hóa chất độc; phục vụ vệ sinh và sinh
hoạt.
2.1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động

Nhóm điều kiện thẩm mỹ của người lao động có tác dụng lớn đối với tâm lý người lao
động. Thẩm mỹ của lao động tạo nên sự yên tâm và phấn khởi cho người lao động. Trang
thiết bị thuận tiện sử dụng và có hình dáng, bố trí đẹp, nhà xưởng, cảnh quan xung quanh phù
hợp với quá trình sản xuất sẽ có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm làm ra, giảm bớt phế
phẩm, tăng năng suất lao động. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động bao gồm các yếu tố:

-

Bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ.
Sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu của thẩm mỹ.
Một số nhân tố khác của thẩm mỹ như:âm nhạc, trang trí, cảnh quan môi trường.
2.1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì con người luôn muốn nhận được

từ nhiều thứ từ công việc chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn thấy, họ muốn
thỏa mãn những nhu cầu được giao tiếp tạo mối quan hệ với người khác để có thể được thể
hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hợp tác, họ muốn được tôn trọng, được trưởng
thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực hoặc đạt được các thành
tích mới. Vì vậy, các công ty cần cải thiện điều kiện tâm lý xã hội bao gồm:
-

Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen thưởng và kỹ

-

luật.
Điều kiện thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy ý kiến.
2.1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi bao gồm các yếu tố:

-

Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao.
Độ dài thời gian nghỉ, hình thức nghỉ.
2.1.3. Tác động của điều kiện lao động đến sức khỏe người lao động
Theo Nguyễn Tiệp (2011) viết các yếu tố điều kiện lao động tác động đến sức khỏe,


khả năng làm việc của người lao động trong quá trình lao động. Mỗi yếu tố khác nhau có mức
độ tác động ảnh hưởng khác nhau. Trong bản thân từng nhân tố cũng có mức độ ảnh hưởng
đồng thời giữa các nhân tố, dẫn đến các tác động khác nhau đến sức khỏe, khả năng làm việc
và hoạt động sống của người lao động.
Điều kiện lao động không thuận lợi làm biến đổi các trạng thái chức năng tâm – sinh
lý dẫn đến mệt mỏi và suy giảm khả năng lao động, làm giảm năng suất lao động.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 8


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
2.1.4. Tầm quan trọng của việc cải thiện điều kiện lao động

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng cải thiện điều kiện lao động là quan trọng
và cần được quan tâm.
Cải thiện điều kiện lao động đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây dựng doanh nghiệp, giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có đứng vững trong nền kinh tế hay không
một phần quan trọng là có con người khỏe mạnh hay không. Khi điều kiện lao động tốt có
nghĩa là con người được bảo vệ mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và luôn đáp ứng nhu cầu của công
việc đồng thời đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp.
Cải thiện điều kiện lao động tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản
lý doanh nghiệp, tạo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Mặc khác, Cải
thiện điều kiện lao động còn tạo môi trường làm việc lành mạnh giúp cho người lao động có
thể tác động đến chính công việc của họ, đến các kỹ năng quản lý, các khả năng phát triển và
học hỏi trong công việc của từng người nên tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp áp dụng
phương pháp quản lý mới

Cải thiện điều kiện lao động là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Cải thiện điều kiện lao động tạo ra một nơi làm việc lành mạnh và an toàn
cho người lao động giúp cho người lao động có được trạng thái tối ưu khi làm việc, từ đó làm
tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh và tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
Hơn thế nữa, Cải thiện điều kiện lao động còn tạo thương hiệu cho doanh nghiệp giúp thu
hút được nhiều lao động giỏi cho doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng về điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân

trong ngành sản xuất da giày trên địa bàn Huyện Hóc Môn
2.2.1. Vài nét về ngành sản xuất da giày
Năm 2010 ngành da giày Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập. Thực chất việc
sản xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng phần lớn là sản xuất
bằng phương pháp thủ công với những cơ xưởng vài mươi nhân công. Việc thành lập ngành
da giày Việt Nam cách đây 20 năm là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp da giày
sản cuất theo phương thức hiện đại trên dây chuyền công nghiệp, từ đó hình thành những nhà
máy có quy mô từ vài trăm đến hàng chục ngàn lao động và tham gia vào việc xuất khẩu giày
dép ra thế giới. Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là
một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 9


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, và
Việt Nam đã đứng trong Top 5 nước xuất khẩu giày dép lớn nhát thế giới. Cho đến nay toàn
ngành đã có 812 DN, gồm 516 DN sản xuất giày dép, 263DN sản xuất cặp – túi xách, 33 DN
thuộc da, thu hút hơn 600.000 lao động. Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990,
ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất

lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc
khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Vì vậy, vào giữa những năm 1990, các
doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải tự tìm kiếm thị trường và chuyển dần xuất khẩu
sang các nước Tây Âu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh
với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên
thị trường quốc tế. Đến cuối năm 2000, số liệu xuất khẩu cho thấy cả ngành da giày lúc bấy
giờ đã đạt mức 1.471 triệu đô la Mỹ. Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh
nghiệp da giày trong nước có cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản
xuất. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu trên thế thị
trường quốc tế với tốc độ tăng trưởng ngành cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt
trung bình trên 10%/năm. Tuy nhiên theo nhận xét của giới kinh doanh da giày, trên thị
trường thế giới sản phẩm da giày mang nhãn hiệu Việt Nam chưa tạo được chỗ đứng cho
mình. Một trong những nguyên nhân cơ bản, theo các doanh nghiệp là do ngành da giày Việt
Nam hiện chỉ làm hàng gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất dưới thương hiệu của
mình. Chứng ta vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt
Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới còn yếu do thiếu khả năng tự thiết kế mẫu mã, tự đảm
bảo vật tư nguyên liệu trong nước, quy mô sản xuất chưa đủ lớn, điều kiện kinh tế và hạ tầng
dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản xuất cao, ưu thế về nhân công
lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn thuận lợi như trước đây. Theo nhận
định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu
về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì ngành này chủ yếu vãn “bán” sức lao
động là chính. Để ngành da giày phát triển bền vững, khẳng định thế đứng là một ngành xuất
khẩu chủ lực đòi hỏi chính phủ và chính quyền các cấp phải có khuôn khổ chính sách phù
hợp bên cạnh đó là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp trong cũng như ngoài ngành. Đây là
hướng đi khả thi nhất nhằm bảo đảm cho ngành da giày xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng trong
tương lai.
2.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe công nhân

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1


Trang 10


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
2.2.2.1. Tác động của nhiệt độ nóng bức

Với dây chuyền sản xuất bao gồm nhiều máy móc thiết bị của nghành sản xuất giầy,
quá trình vận hành máy móc sản sinh một lượng nhiệt ra môi trường. Điều kiện khí hậu nóng
ẩm của Việt Nam, phối hợp với các yếu tố độc hại khác như hơi khí độc xylen,benzen,
toluen, hexane và bụi là tác nhân gây cản trở hô hấp mạnh và làm tăng ảnh hưởng xấu tới
người lao động.
Trong điều kiện làm việc nóng bức, công nhân nhanh chóng mệt mỏi về thể lực và
thần kinh tâm lý, biến đổi một loạt chức năng sinh lý cơ bản, giảm sút khả năng lao động.
Nếu tác động đó kéo dài gây suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật. Nhất là các bệnh đường
hô hấp, tai mũi họng , bệnh của hệ thống tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, tiết niệu.
2.2.2.2. Tác động của tiếng ồn

Tiếng ồn gây nên những biến đổi khác nhau đối với chức năng của hệ tim mạch như
cảm giác khó chịu vùng tim (đánh trống ngực), tiếng thổi cơ năng của tim, loạn nhịp xoang,
tần số mạch, nguy cơ gây bệnh mạch vành và huyết áp biến động nhanh.
Tiếng ồn làm suy giảm khả năng thính giác. Ở những người tiếp xúc với tiếng ồn lớn
sau ngày làm việc có cảm giác ù tai, đau dai dẳng trong tai, tai như có tiếng ve, tiếng muỗi
kêu, hay bị chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, năng suất lao động
giảm từ 20 – 40%, tai nạn dễ phát sinh . Tác hại của tiếng ồn càng tăng khi lao động trong
môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao. Đối với những nghề thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn
lớn và có hệ thống thì sẽ dẫn đến điếc nghề nghiệp.
Với ngành giầy nguồn gốc tiếng ồn chủ yếu là do tiếng động cơ của các loại máy chặt,
máy đùn viền, máy đập và máy mài đế gây ra .
2.2.2.3. Tác động môi trường hơi khí độc


Hơi khí độc trong công nghiệp là một chất độc công nghiệp có thể là nguyên liệu để
sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc chất thải bỏ trong quá trình sản xuất.
Đối với ngành công nghiệp sản xuất giầy thì công nhân chủ yếu phải tiếp xúc thường
xuyên với các hơi khí độc là NH3, xăng công nghiệp, toluen và hexan. Nếu người CN làm
việc trong môi trường có nồng độ hơi khí độc vượt quá TCCP, người CN hít phải gây cảm
giác khó chịu, có thể mắc các bệnh gây tổn thương đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Thời gian tiếp xúc càng lâu thì các triệu chứng này tăng lên rõ
rệt .

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 11


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
Các thể bệnh ngoài da có tỉ lệ mắc cao là bệnh mày đay, sẩn ngứa dị ứng (4,6 –
5,6%), bệnh á sừng (4,6 – 9,9%), viêm quanh móng (2,6 –5,4%), khô da (2,7 – 3,6%), viêm
da tiếp xúc (1,6 – 3,3%) và sạm da (5,2 –7,4%)
2.2.2.4. Tác động của bụi:

Trong môi trường sản xuất giầy, một số công đoạn thường tạo ra lượng bụi công
nghiệp. Bụi tác động lên hệ thống hô hấp gây bệnh bụi phổi (tổn thương xơ hóa phổi), bệnh
viêm phế quản phổi tắc nghẽn, đã dẫn đến những rối loạn chức năng tim mạch như tăng áp
lực động mạch phổi, biến đổi huyết áp, nhịp tim,trục điện tim… .
Đối với CN sản xuất giầy có tới 65% thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, trong đó
CN làm việc tại vị trí máy chặt đế cao su là có bụi trọng lượng cao nhất (6,8 mg/m3) với tỷ lệ
SiO2 là 16%. Tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép song cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp
nhằm bảo vệ tốt đường hô hấp cho CN để hạn chế tới mức tối đa có thể nguy cơ mắc bệnh
bụi phổi silic ở CN

2.2.2.5. Tác động của stress:

Các stress trong môi trường lao động như tiếng ồn, hơi khí độc, thiếu ánh sáng… Ảnh
hưởng rất nhiều tới gánh nặng tâm thần, là nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp, tăng
nhịp tim, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành .
Tác động của stress ở nơi làm việc lên hệ thống hô hấp là thông qua những thay đổi chức
năng của hệ thần kinh giao cảm gây giãn tiểu phế quản hoặc phó giao cảm gây co tiểu phế
quản, làm thay đổi chức năng thông khí phổi.
2.2.2.6. Tác động của ecgonomi vị trí lao động

Ở CN sản xuất giầy tư thế lao động chủ yếu là ngồi tĩnh tại, cúi khom lưng – cổ kéo
dài (góc cúi lưng 50 - 700, góc cúi cổ 40 - 500 theo phương thẳng đứng), kết hợp với dịch
chuyển liên tục lặp đi lặp lại và thao tác kéo dài của ca sản xuất. Công nhân da giầy còn phải
thao tác cao cánh tay trên mặt bàn cao 75cm (thợ gò), 65cm (thợ may mũi giầy). Với tư thế
lao động này tỷ lệ nghỉ ốm do các triệu chứng cơ xương khớp của CN da giầy luôn đứng thứ
hai trong danh mục bệnh tật của các công ty
2.2.3. Thực trạng về điều liện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe công

nhân tại Công ty TNHH VAGABOND trên địa bàn Huyện Hóc
Môn
2.2.3.1. Tổng quan về Công ty

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 12


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
Tên công ty: CÔNG TY TNHH VAGABOND VIỆT NAM
Tên giao dịch: VAGABOND VN.

Địa chỉ: 56/1C Phan Văn Hớn ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ
Chí Minh
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Carl Mats Rickard Nilsson
Giấy phép kinh doanh: 411043000676 | Ngày cấp: 01/07/2008
Mã số thuế: 0305831721
Công ty TNHH VAGABOND được chính thức thành lập vào ngày 01/08/2008, hoạt
động sản xuất chính là sản xuất giày. Tuy mới đi vào hoạt động vào 5 năm nhưng công ty đã
hoạt động rất hiệu quả và đang ngày càng phát triển.
Công ty chủ yếu là sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập
từ Đài Loan, xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là Thụy điển. Vì đây là công ty chủ yếu sản
xuất giày nên lực lượng lao động nữ chiếm đa số hơn lao động nam. Các thành phẩm và bán
thành phẩm mà người lao động làm việc không nặng quá 50kg. Hiện nay, công ty có bốn
khâu để quản lý.
-

Khâu chặt
Khâu thành hình
khâu may
Khâu đóng gói
2.2.3.2. Yếu tố tâm sinh lý lao động

Theo số liệu của công ty đo lường, thực tế hiện nay công ty đã đo được tiêu hao năng
lượng thể lực của người lao động thông qua tiêu hao năng lượng và theo thao tác tần số nhịp
tim như sau:

Bảng 1: Bảng thao tác lao động theo tiêu hao năng lượng
Phân loại

Tiêu hao năng lượng brutto (Kcal/kg/phút)
Nam


Nữ

Nhẹ

<0.065

<0.053

Vừa

0.065 -0.080

0.053 – 0.065

Nặng

0.080 – 0.127

0.065 – 0.095

Rất nặng

0.127 – 0.160

0.095 – 0.125

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 13



Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
Cực nặng

0.160 – 0.200

0.125 – 0.155

Tối đa

> 0.20

>0.155

Nguồn: từ công ty TNHH Vagabond
Trong đó, Tiêu hao năng lượng brutto là lượng tiêu hao năng lượng chỉ do quá trình
lao động hay nghỉ ngơi cộng với chuyển hóa cơ bản.
Thông qua bảng 1 em thấy rằng người lao động trong công ty làm việc khá căng
thẳng, tiêu hao năng lượng của người lao động so với tiêu chuẩn của Bộ y tế theo ở mức nhẹ
nhất cao hơn tương đương 0.065 >0.062. Do đó, nếu để người lao động làm việc trong tình
trạng với mức độ tiêu hao năng lượng cao hơn mức quy định của Bộ y tế sẽ làm cho người
lao động nhanh chóng đi vào sự mệt mỏi, khả năng tăng năng suất lao động sẽ giảm đi, đồng
thời có thể người lao động sẽ ngừng việc làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2: Bảng thao tác lao động theo tần số nhịp tim
Loại

Tần số nhịp tim

Nhẹ


<95

Vừa

95 -100

Nặng

100 -120

Rất nặng

120 – 140

Cực nặng

140 -160

Tối đa

>160

Nguồn: từ công ty TNHH Vagabond
Nhịp tim trong lao động: nhịp tim theo dõi được trong thời gian đối tượng đang thao
tác và đã làm việc được ít nhất 3 phút.
Qua đó, ta thấy rằng sự căng thẳng trong quá tình lao động vẫn còn cao so với những
quy định của Bộ y tế. Các thao tác tiêu hao năng lượng của người lao động ở mức nhẹ điều
tăng 0.3 Kcal/kg/phút. Đồng thời tần số nhịp tim của người lao động cao hơn quy định của bộ
y tế là 5 nhịp/ phút. Đều này không tốt cho người lao động, sẽ làm cho người lao động nhanh

chóng đi vào mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình làm việc.
2.2.3.3. Yếu tố vệ sinh của môi trường lao động

Tiếng ồn, ánh sáng và vi khí hậu trong công ty cần được quan tâm. Theo như quá
trình đo lường phân tích của Bộ y tế như sau:

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 14


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
Bảng 3: Kết quả đo tiếng ồn, ánh sáng và vi khí hậu
ST
T

Vị trí

Vi khí hậu

Mức
(dBA)

Nhiệt
độ (oC)

Độ ẩm Tốc độ
(%)
gió (m/s)


ồn Ánh sáng
(Lux)

Khu vực trong sản xuất
1

Khu chặt

32

68.5

0.19

85

650

2

Khu hình

32

68.5

0.19

85


650

3

Khu may

30

68.5

0.12

80

500

4

Khu đóng gói

30

68.5

0.12

75

500


32

80

1.5

85

150

QĐ 3733/2002/QĐBYT
Khu vực ngoài sản xuất
1

Cổng trước công ty vào 33
10m

68.9

0.7

65

-

2

Cổng sau công ty

31


69.7

0.7

70

-

-

-

-

75

-

TCVN 5949 – 1998
Nguồn: Từ công ty Vagabond

QĐ 3733/2002/QĐBYT: Quyết định của Bộ y tế về tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
TCVN 5949 – 1998: Tiếng ồn khu công cộng và dân cư.
Công ty trang bị chiếu sáng cho người lao động bằng bóng đèn quỳnh quang. Tuy
nhiên, qua bảng 3 em thấy rằng, công ty còn nhiều vấn đề chưa quan tâm tới người lao động.
Nhiệt độ nơi làm việc ở khu thành hình và khu chặt trong công ty còn khá cao, đều này rất dễ
làm cho người lao động mệt mỏi nóng bức, khi đó người lao động sẽ thường xuyên đi vệ
sinh. Không những thế, nếu theo tiêu chuẩn của Bộ y tế 3733 thì ánh sáng cung cấp bên khu
vực hình và chặt phải là từ 750lux đến 300 lux trong khi đó độ chiếu sang của công ty chỉ có

650 lux, như vậy thì chưa hợp lý, sẽ làm cho người lao động không đủ ánh sáng để làm việc.
Về hàm lượng bụi trong công ty có vai trò rất lớn trong việc ảnh hưởng đến sức khỏe
của người lao động. Công ty có trang bị các thiết bị máy móc hiện đại như máy hút bụi, luôn
trang bị cho mỗi công nhân một cái bao để mỗi người lao động trong quá trình làm việc thì
bỏ vào tránh trường hợp bụi bị gió thổi làm phát tán trong công ty.
Công ty đã dùng hệ thống máy móc xử lý bụi rất tốt, thông qua bảng 4 tôi thấy rằng
nồng độ bụi toàn phần của công ty phù hợp với quy định của Bộ y tế số 3733/ 2002/QĐ. Như

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 15


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
vậy công ty có cải tiến điều kiện lao động cho người lao động, giúp người lao động làm việc
trong môi trường ích bụi hơn, để tạo cảm giác thoải mái khi làm việc. Đồng thời kích thích
giúp người lao động tăng năng suất lao động, mang lại chất lượng và hiệu quả khi làm việc.
2.2.3.4. Điều kiện thẩm mỹ của lao động

Công ty TNHH VAGABOND được thiết kế với màu trắng làm màu chủ đạo vì đây là
màu phản xạ các tia nhiệt, giảm sự hấp thụ nhiệt, tạo một môi trường làm việc rộng rãi,
thoáng mát. Xung quanh khuôn viên công ty còn trồng rất nhiều loại cây che bóng mát tạo
không gian mát mẻ, dễ chịu cho công nhân nghỉ giữa ca làm việc. Đặc biệt, cách bố trí các
thiết bị, máy móc cũng rất thuận tiện cho quá trình làm việc như: sắp xếp máy móc phù hợp
với chiều cao công nhân, có bình nước uống nóng lạnh, quạt máy tại nơi làm việc và các hàng
hóa, công cụ, dụng cụ đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp… Ngoài ra công ty còn tạo điều
kiện cho công nhân được thưởng thức âm nhạc tăng sự phấn khởi hơn khi làm việc. Chính
việc này góp phần giúp người lao động làm việc cảm thấy thoải mái, hăng hái làm việc hơn,
mỗi năm lượng công nhân nghỉ việc cũng ít hơn so với các công ty khác trong cùng ngành.
Để nâng cao thương hiệu của công ty và tính đoàn kết trong tập thể, hằng năm công ty

đều thiết kế các đồng phục cho người lao động và theo quy định của công ty, sáng thứ hai đầu
tuần tất cả mọi người lao động kể cả quản lý cũng đều mặc đồng phục của công ty để đi làm.
Đồng phục được thiết kế cho người lao động có màu xanh dương, vì công ty muốn cho người
lao động khi nhìn đồng phục của người lao động trong công ty không bị nóng bức tạo cảm
giác dễ chịu, mát mẻ, nhằm tăng tính kích thích làm việc của người lao động, giúp công ty
tăng năng suất lao động.
2.2.3.5. Điều kiện tâm lý xã hội

Sau khi tìm hiểu về những người đã gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập cho tới
nay. Họ cho em một vái ý kiến rằng ban lãnh đạo ở đây đã quản lí về công việc cũng như con
người một cách rất khoa học và có hiệu quả. Họ quan tâm đến sức khỏe cũng như điều kiện
sinh hoạt, đời sống tinh thần của người lao động, luôn quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ công nhân
gặp khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho họ làm việc. Đặc biệt, người lãnh đạo còn áp dụng
kiến thức Marketing vào trong thực tiễn công ty như: chính sách marketing đối nội cũng rất
được quan tâm. Điều này dễ thấy khi mặc dù đặt ra nhiều kỉ luật để mọi người tuân theo
nhưng họ cũng luôn khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân bằng rất nhiều chính
sách đãi ngộ để công nhân hết lòng làm việc vì lợi ích chung của công ty như: phát quà tết,
cho nghỉ lễ, góp tiền giúp đỡ nhau... Bên cạnh đó, họ còn sắp xếp cho những công nhân nào

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 16


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
muốn tăng ca vào ngày chủ nhật và tiền lương tăng ca sẽ được tính gấp đôi so với ngày bình
thường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty vẫn còn một số điểm hạn chế về cách lãnh đạo của
người quản lí như: thường hay la mắng nhân viên khi bị áp lực từ phía cấp trên, vẫn còn một
số nhà quản lí khá độc đoán. Hậu quả là ảnh hưởng đến tinh thần, năng suất lao động của

công nhân. Qua đó ta thấy được rằng cách lãnh đạo cũng như quản lý của người sử dụng có
ảnh hưởng rất lớn đến thái độ làm việc của người lao động.
Nói về bầu không khí trong tập thể ở công ty TNHH Vagabond, trong giờ giải lao hay
khi làm việc, mọi người thường hay giúp đỡ, trò chuyện, vui đùa, chia sẻ đồ ăn thức uống cho
nhau rất thân thiết. Và tổ trưởng luôn quan sát, chỉ dẫn cho công nhân làm việc một cách tận
tình, khiến bầu không khí khi làm việc rất thoải mái, phấn khởi khiến năng suất lao động
cũng cao hơn. Điều này tác động mạnh tới thái độ làm việc của mọi người, mỗi công nhân
xem công ty như gia đình thứ hai của mình và giúp đỡ nhau hoàn thành chỉ tiêu công việc
cũng như làm việc chăm chỉ hơn, nhiệt tình hơn góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả
làm việc. Ngoài ra công ty còn quan tâm đến người lao động thông qua các chế độ phúc lợi
cho người lao động như: Hàng tháng trợ cấp thêm cho người lao động phí xăng xe, phòng
trọ…
Tuy nhiên, công ty chưa tạo điều kiện cho người lao động thể hiện thái độ với tinh
thần thi đua và phát huy sáng kiến. Đa phần qua những cuộc phỏng vấn thực tế tôi thấy rằng,
người lao động chỉ biết vào làm việc, hết giờ thì ra về làm đúng những vì mà quản lý giao
cho, công nhân chưa có nhiều cơ hội để nói lên sáng kiến của mình trong việc làm ra các sản
phẩm.
2.2.3.6. Điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi

Hiện nay, công ty TNHH Vagabond đang thực hiện áp dụng chế độ làm ngày 8 tiếng/
ngày. Bắt đầu làm việc từ 8h đến 17h và làm 6 ngày/ tuần theo Bộ luật lao động. Ngày công
được tính theo sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động ngay từ đầu khi
người lao động bất đầu vào làm việc. Công ty nhận người lao động vào làm việc linh hoạt độ
tuổi từ 18 đến 40 tuổi.
Về nghỉ ngơi, công ty thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật lao động, cho người
lao động làm 8 tiếng/ ngày. Trong trường hợp hàng gấp thì công ty cho người lao động tăng
ca nhưng không quá 4 tiếng trong một ngày, tiền tăng ta của mỗi người lao động được tính

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1


Trang 17


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
theo Bộ luật quy định, ngoài ra công ty còn cho người lao động nghỉ ngơi 30 phút trước khi
bất đầu tăng ca.
Công ty hằng năm đều trang bị đồng phục cho người lao động, cung cấp các phương
tiện bảo hộ lao động cho người lao động đầy đủ như: Khẩu trang y tế, áo yếm chống dơ quần
áo, găn tay…ngoài ra, công ty còn đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm y tế bảo hiểm xã hội cho
người lao động, để khi có tai nạn hay bị bệnh người lao động giảm bớt một phần gánh nặng.
Trong chế độ thai sản thì công ty tuân thủ và thực hiện đúng luật theo những quy định của
Bộ luật lao động.
2.2.3.7. Đánh giá chung

Ưu điểm


Diện tích của công ty bố trí hợp lý, các máy móc phương tiện làm ra các sản phẩm



đều sắp xếp ngăn nắp phù hợp với tâm sinh lý của người lao động.
Máy móc thiết bị được trang bị cho người lao động tương đối đầy đủ, có hệ thống
công nhân phục vụ, phụ trợ phục vụ cho công nhân chính, không có xảy ra tình trạng



chờ việc và ngừng việc khi không có máy móc.
Cán bộ quản lý trong công ty làm việc khá khoa học và rõ ràng hợp lý, quản lý thường
xuyên quan tâm tới nhân viên trong quá trình làm việc, luôn nắm bắt kịp thời những




khó khăn của người lao động để giải quyết khó khăn đó cho họ.
Công ty luôn thực hiện tốt những quy định chung về quyền lợi của người lao động
như các chế độ thai sản, thời gian làm việc, thời gian làm thêm, bảo hiểm xã hội, bảo



hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…
Không những thế công ty còn xây dựng các hành lang công ty bằng những bóng cây
xung quanh công ty để giúp cho người lao động cảm thấy thoải mái trong những giờ
nghỉ giữ ca.
Hạn chế



Lối đi trong các phân xưởng và xung quanh phân xưởng còn chặt hẹp. Một số khu
vực văn phòng còn nằm trong khu vực sản xuất, vị trí của các phân xưởng bị che



khuất, gây bóng đổ nên hệ thống ánh sáng tự nhiên chưa phát huy hết hiệu lực.
Những khu có nhiều bụi, tiếng ồn, tỏa nhiệt nhiều chưa được bố trí riêng biệt nên gây
ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Nhất là tại khu chặt các máy móc động cơ lớn
hoạt động thường xuyên nên tỏa nhiệt rất nhiều nhưng đặt gần với khu thành hình và
khu đóng gói vẫn đến làm hai khu vực này cũng chịu ảnh hưởng một phần không nhỏ.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1


Trang 18


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực


Công ty chưa nêu rõ ràng các quy định xử phạt người lao động, vì mặc dù công ty có
trang bị khẩu trang y tế cũng như yếm, găn tay… nhưng người lao động ít và thường



xuyên không sử dụng.
Chưa có những chương trình giúp công nhân viên tận dụng cơ hội để hiểu biết lẫn
nhau, tạo tâm lý thoải mái, thân thiện với nhau để dễ hợp tác và làm việc. Đồng thời
công ty chưa tạo điều kiện cho người lao động phát huy sáng kiến của mình trong quá



trình làm việc và sản xuất.
Một số người lao động còn chưa có ý thức tuân thủ các quy định về an toàn lao động,
vệ sinh lao động, nội quy lao động, cũng như việc giữ gìn trang biết bị - máy móc –



nguyên vật liệu trong khi làm việc
Công ty thiết kế không gian hơi chật, các máy bố trí khoảng cách gần nhau nên hơi
người sẽ làm nhiệt độ phòng tăng lên và phân xưởng thiết kế theo hướng đón ánh
sáng nhiều nên vào các buổi trưa, nhiệt độ nơi làm việc cao và oi bức.
2.3. Giải pháp cải tiến điều kiện lao động tại các công ty trên địa bàn huyện Hóc
Môn

2.3.1. Giải pháp cải thiện hệ thống chiếu sáng
2.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Cải thiện hệ thống chiếu sáng trong tổ chức sản xuất và tổ chức lao động có vai trò rất
quan trọng. Thị lực của con người phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chiếu sáng. Độ sáng tăng
làm cho thị lực của người lao động cũng tăng theo và độ ổn định của thị lực lâu bền. Mặt
khác thành phần quang phổ của nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. Ánh sáng
màu vàng, da cam, xanh giúp cho mắt làm việc tốt hơn và lâu mỏi hơn. Chiếu sáng trong sản
xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến sức khỏe và an toàn của người lao
động. Do vậy, cải thiện hệ thống chiếu sáng tốt là cơ sở giúp cho công ty tăng năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm được đảm bảo hơn, đồng thời giúp cho doanh nghiệp mở rộng
quy mô sản xuất.
2.3.1.2. Nội dung giải pháp

Công ty nên cải thiện hệ thống chiếu sáng theo hai nguồn: chiếu sáng tự nhiên và
chiếu sáng nhân tạo.


Chiếu sáng tự nhiên: Công ty nên bố trí sắp xếp các cửa tạo điều kiện tiện nghi về
ánh sáng trong công ty, đảm bảo cho mắt làm việc trong điều kiện thích hợp nhất.
Ngoài ra, công ty cần phải đảm bảo hướng ánh sáng không gây ra bóng đổ ở người,
thiết bị và các kết cấu trên tường nhà của người lao động. Bề mặt làm việc của người
lao động có độ rọi sáng cao hơn các bề mặt khác trong phòng.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 19


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực



Chiếu sáng nhân tạo: Tại một số khu vực làm việc của công ty như khu chặt và khu
thành hình chủ yếu dùng hệ thống chiếu sáng tự nhiên. Vì vậy, công ty cần tăng
cường thêm hệ thống chiếu sáng chung để đảm bảo yêu cầu sản xuất như lắp thêm
đèn giữa các xưởng, chia không gian thành các không gian nhỏ, mỗi không gian có
một độ chiếu sáng khác nhau đảm bảo yêu cầu. Đồng thời, hệ thống cửa sổ, cửa trời,
hệ thống đèn phải thường xuyên được lau chùi, bảo quản ( 2 tuần 1 lần) để đảm bảo
đủ độ sáng không gian làm việc.
2.3.1.3. Lợi ích và hiệu quả của giải pháp
Hệ thống chiếu sáng cho người lao động đầy đủ giúp cho thị lực của người lao động

tốt hơn. Mang lại nhiều lợi ích cho công ty như: người lao động sẽ gắn bó lâu dài với tổ chức,
giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty được diễn ra mạch lạc, làm tăng năng
suất lao động, cũng như tăng chất lượng và hiệu quả của từng sản phẩm. Giúp công ty thu
được lợi nhuận cao hơn.
2.3.2. Giải pháp cải thiện hệ thống phòng chống tiếng ồn
2.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Chống tiếng ồn không còn là vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của
nhiều ngành sản xuất kinh doanh. Làm việc trong điều kiện tiếng ồn thì người lao động khó
tập trung làm việc, lâu dần sẽ đau đầu chóng mặt, mất ngủ, ăn không ngon,có hiện tượng cảm
giác không chính xác, có thể dẫn tới bệnh thần kinh. Tiếng ồn từ 80dB – 90dB thì áp lực
trong võ não tăng, làm ức chế việc tiết dịch và nhu động dạ dày do đó tiêu hóa kém. Theo
nhiều cuộc nghiên cứu và điều tra những người lao động làm việc trong điều kiện tiếng ồn thì
tỉ lệ đau dạ dày khá cao. Do đó, khi giảm tiếng ồn còn đảm bảo được sức khỏe cho người lao
động. Tiếng ồn có thể làm tim đập mạnh hơn, huyết áp cao. Điều rõ nhất là tiếng ồn làm giảm
năng suất lao động của người lao đông.
2.3.2.2. Nội dung giải pháp


Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếng ồn có ảnh hưởng đến năng suất lao động
của người lao động.
Bảng 5: Tiếng ồn và năng suất lao động
Cường độ

Số sản phẩm được phân loại trong
một ca
Trung bình

76

8200

%
100

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Số lỗi phân loại trong một ca
Trung bình
250

%
2,5

Trang 20


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
80


8000

96

374

3,1

85

7800

86

516

6,6

90

7300

81

713

9,8

95


6750

75

919

15,0

Nguồn:Viện hàn lâm y học Nga
Phải xiết chặt các ốc vít và tha dầu thường xuyên vào các bộ phận trục chuyền, các bộ
phận chuyển động phát ra tiếng ồn.
Xung quanh các bộ phận sản xuất tiếng ồn nên xây tường ốp gạch rỗng, khung cửa và
cửa sổ kín vì khe nhỏ cũng có thể truyền tiếng ồn rất mạnh. Giữa nền nhà và máy cần được
kê những điện cách âm.
Dùng các nút bịch tai bằng bông, hoặc tẩm bông bằng glyxêrin hoặc có thể bịch tai
bằng các nguyên liệu xốp như: nỉ, dạ …
Người lao động làm việc ở khu chặt và khu thành hình là nơi thường xuyên tiếp xúc
với tiếng ồn mạnh. Do đó cần giảm bớt giờ làm cho người lao động, bố trí xen kẽ các công
việc để có những quảng giờ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên tuyển những người lao động có
bệnh về tai vào môi trường này, nếu phát hiện người có bệnh về tai thì công ty cần phải bố trí
và sắp xếp lại để người lao động đừng tiếp xúc với tiếng ồn càng xa càng tốt. Có như vậy mới
đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động.
2.3.2.3. Lợi ích và hiệu quả của giải pháp

Giúp cho người lao động làm việc không bị căng thẳng mệt mỏi thúc đẩy nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hiệu quả hơn.
Hạn chế cho người lao động mắc các bệnh nghề nghiệp dẫn đến giúp người lao động
gắn bó với công ty với tổ chức lâu dài hơn.
2.3.3. Cải thiện điều kiện lao động cho công ty TNHH VAGABOND

-

Cải tạo và năng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị góp phần năng cao điều kiện lao

-

động và môi trường lao động cho người lao động.
Bố trí nơi làm việc có bụi hoặc độc hại một cách hợp lý để hạn chế ảnh hưởng của nó

-

trong phạm vi hẹp.
Thường xuyên củng cố tạo hệ thống cải thiện điều kiện lao động, tìm ra mô hình và
các hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty
trong từng giai đoạn cụ thể. Cải thiện điều kiện lao động không mang hình thức mà đi
sâu vào chất lượng.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 21


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
-

Bổ sung các phương tiện cá nhân cho người lao động, để giảm bớt các yếu tố độc hại

-

có thể tác động đến người lao động.

Chú trọng và tăng cường công tác tự kiểm tra ở các cấp để nhắc nhở, giáo dục ý thức
trách nhiệm trong quá trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng
phát hiện gây tai nạn thương tích, giữ gìn an toàn lao động và vệ sinh môi trường, từ

-

đó tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất cao.
Duy trì thực hiện đầy đủ các chế độ quy định của pháp luật.
Bảng 6: Kế hoạch cải thiện điều kiện lao động năm 2015

STT

Tên công việc

Số người
tham gia

Đơn vị thực hiện

Thời gian thực hiện

I. Các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ
1

Kiểm định kỹ thuật an 3
toàn các thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động

Phòng kỹ thuật cơ điện


Tháng 6

2

Sửa chữa bảo dưỡng hệ 5
thống điện cho toàn
công ty

Phòng kỹ thuật cơ điện

Tháng 4

3

Nâng cấp, sửa chữa bão 5
dưỡng các thiết bị của
công ty

Phòng kỹ thuật cơ điện

Các tháng

4

Mua sắm, bão dưỡng 2
các dụng cụ phòng
cháy chữa cháy cho
công ty


Phòng tổ chức lao động

Tháng 2

II. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động,phòng chóng độc hại , cải thiện điều kiện lao động
5

Sửa chữa bảo dưỡng, 2
chăm sóc nạo vét toàn
bộ hệ thống cây xanh,
cống thoát nước trong
công ty

Văn phòng công ty

Các tháng

6

Nâng cấp, sửa chữa, 5
bão dưỡng các quạt
máy trong công ty

Phòng kỹ thuật cơ điện

Tháng 4

7

Nâng cấp, sửa chữa hệ 5

thống chiếu sáng trong
các xưởng

Phòng kỹ thuật cơ điện

Các tháng

8

Nâng cấp, sửa chữa hệ 4
thống các nhà xưởng

Thuê đơn vị ngoài làm

Tháng 3 và tháng 7

III. Chăm sóc sức khỏe người lao động

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 22


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
IV. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo vệ lao động
V. Trang bị bảo hộ cá nhân
Nguồn: Quản lý chất lượng và môi trường
2.4. Khuyến nghị
2.4.1. Đối với Công ty


Công ty TNHH VAGABOND là một công ty có bề dày trong hoạt động sản xuất kinh
doanh với đội ngũ lao động giỏi, thành thạo trong công việc. Với đặc trưng là một công ty
sản xuất da giày, một trong những ngành sản xuất có nhiều công việc độc hại, nặng nhọc nên
điều kiện lao động luôn là mối quan tâm của toàn công ty. Trong quá trình 7 năm hoạt động
công ty đã không ngừng áp dụng các biện pháp, công nghệ để cải thiện điều kiện lao động.
Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc cải thiện điều kiện lao động, khắc
phục được phần lớn những điều kiện lao động ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người
lao động.
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần
phải khắc phục: Dưới các phân xưởng sản xuất, tồn tại một số người lao động chưa thực hiện
nghiêm túc các biện pháp bảo hộ lao động: như đeo nút tai chống ồn, khẩu trang chống bụi…
Điều này phải chăng do người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác
bảo hộ lao động.
Vì vậy công ty cần:
-

Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, kiểm tra sát sao việc thực hiện an toàn, vệ sinh

-

lao động vì chính sức khỏe của họ và gia đình họ.
Một số nơi làm việc của người lao động chưa được hợp lý: thiếu ánh sáng, không khí,
độ sáng chưa đủ…Phòng giao ca ở dưới các phân xưởng chưa được quan tâm đúng
mức, trang thiết bị đã cũ, cơ sở vật chất, chưa được cải thiện. Công ty cần quan tâm
hơn đến nơi làm việc, cơ sở vật chất ở dưới các phân xưởng sản xuất để tạo ra một nơi

-

làm việc đáp ứng được điều kiện làm việc được tốt nhất.
Mạng lưới y tế của Công ty cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức, chuyên môn, cơ sở

vật chất thuốc men có tác dụng cao đối với ngành độc hại, xử lý kịp thời các loại bệnh
nghề nghiệp mà công nhân mắc phải đặc biệt là công nhân có thâm niên trong nghề
nghiệp cao, công ty nên có chính sách bồi dưỡng hơn so với những độ tuổi khác nhau.
2.4.2. Đối với người lao động
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ nhằm giữ gìn sức khỏe bản thân, thực hiện đầy

đủ các quy định về sử dụng bảo hộ lao động và trang bị thêm những thiết bị nào còn thiếu.

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 23


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
Nâng cao hơn nữa trình độ văn hóa cũng như sự hiểu biết tác dụng của bảo hộ lao động để có
thể đề xuất những kiến nghị của mình lên tổ chức công đoàn. Có thể đó là những biện pháp
trước mắt để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân.

KẾT LUẬN
Đối với bất cứ ai và đối với bất cứ công việc nào sức khỏe luôn là điều quan trọng
nhất, nó là một giá trị xuyên suốt mọi thời đại. Có thể xem sức khỏe như một nhân tố quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của mọi xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh
tật không chỉ là trách nhiệm cảu mỗi cá nhân mà còn là của cả tập thể, các cơ quan và của
toàn xã hội.
Tổ chức lao động gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp, nó kết hợp giữa các yếu
tố của quá trình sản xuất (lao động, đối tượng, công cụ lao động) nhằm đạt tới năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất cao, chất lượng sản phẩm hoàn hảo.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế,
việc nâng cao trình độ tổ chức lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan là yêu cầu thực tế
khách quan. Đặc biệt nền kinh tế nước ta đang đứng trước những cơ hội to lớn và nhiều thách

thức đặt ra gay gắt. Hiểu được như vậy công ty TNHH Vagabond ở thành phố Hồ Chí Minh
vấn đề về điều kiện lao động đã được công ty quan tâm, đã có biện pháp cải thiện điều kiện
lao động nhằm hạn chế những điều kiện lao động. Nhưng bên cạnh đó công ty cũng có những
hạn chế cần phải khắc phục. Để bảo đảm an sinh xã hội, lợi ích của người lao động và lợi
nhuận kinh tế cho người sử dụng lao động được coi là động lực của phát triển sản xuất. Một
công việc ổn định và điều kiện lao động an toàn bao gồm cả mức lương tối thiểu, giới hạn
thời gian làm việc và trợ cấp bảo hiểm…Thông qua luật lao động tạo nên mối quan hệ hoài

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 24


Tổng Quan Quản Trị Nhân Lực
hòa trong doanh nghiệp góp phần đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động, tăng
năng suất lao động góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

PHẦN 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Thiện Chiếu – Phòng xã hội học Lao động và Công nghệ - Viện xã hội học,1997.
Công trình nghiên cứu về môi trường lao động của nữ công nhân ở một số ngành nghề nặng
nhọc độc hại và thái độ của họ
2. Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng, 1998
3. Từ điển Bách khoa Việt Nam – 1995
4. Triết học Mác – Lênin. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Hà Nội: NXB Tiến Bộ
5. PGS – TS Đỗ Minh Cương, 1996. Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hà Nội: NXBCTQG
6. Phòng kỹ thuật an toàn công ty TNHH Vagabond, 2015. Báo cáo tổng kết công tác bảo hộ
lao động
7. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2004. “Các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao
động”,

8. Trần Thị Lan – Chủ tịch Công Đoàn ngành công nghiệp nhẹ. Nghiên cứu điều kiện lao
động – điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành Dệt

SVTH: LÊ THỊ THANH TUYỀN_Đ13NL1

Trang 25


×