Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự
Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có vụ án thì
trải qua tất cả các giai đoạn tố tụng có vụ án thì ít hơn, có thế dừng lại ở bất kì một
giai đoạn nào ; nhưng vụ án nào cũng có giai đoạn khởi tố vụ án. Đây là giai đoạn
mở đầu của tố tụng hình sự, là giai đoạn xác định có hay không có dấu hiệu của tội
phạm từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố
hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Việc Nhà nước trao quyền cho chủ thể nào,
pháp luật quy định cho chủ thế nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một vấn
đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án. Nghiên cứu về thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành
qua đó phát hiện ra những điếm chưa được và hoàn thiện nó là một vấn đề nghiên
cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp lý, giúp chúng ta hiếu rõ hơn vấn đề này.
I Khái quát về thấm quyền khỏi tố vu án hình sư
1.Khái niêm thẩm quvền khởi tố vu án hình sư
Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ
quan, tố chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy
định[footnoteRef:1], khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng của chủ thế có thấm
quyền làm phát sinh quan hệ tố tụng giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia
tố tụng là tiền đề cho quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội và người thực hiện
tội phạm. [1: Theo http:www.luat.xalo.vn/thuat-ngu-phap-ly/]
Vậy, Thấm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền hạn mà pháp luật quy định cho
những chủ thế nhất định được ra quyết định (thực hiện hành vi tố tụng) sau khi xác
định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ
thế được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở
đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết đế làm rõ sự thật
khách quan về sự kiện đó.
2.Ỷ nghĩa của Thấm quyền khởi tố vu án hình sư.
Giai đoạn khởi tổ vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết
vụ án. Đây là tiền đề, cơ sở để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Việc
xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng mang một ý nghĩa vô cùng
quan trọng.
+/ Pháp luật quy định cho những chủ thể nhất định có thẩm quyền khởi tố nhằm
mục đích: trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, phát hiện dấu
hiệu của tội phạm thì chủ thể có thẩm quyền này sẽ được ra quyết định khởi tố vụ
án, đế phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
+/ Quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự một cách rõ ràng sẽ làm giảm đi tình
trạng chồng lấn trong thầm quyền khởi tố vụ án hình sự giữa các chủ thể.
+/ Xác định đúng chủ thể có thẩm quyền khởi tố là xác định ai, cơ quan nào là
người sẽ ra các quyết định (thực hiện các hành vi tố tụng) đế giải quyết những yêu
cầu ở giai đoạn khởi tố vụ án.
II Quy định cứa pháp luât về thấm quyền khỏi tố vu án hình sư
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 (BLTTHS 2003) và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (PLTCĐTHS
2004), theo đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm: Cơ quan điều tra
(CQĐT), Viện kiếm sát (VKS), Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ
điều tra.
1/ Thấm quyền khởi tố vu án hỉnh sư của cơ quan điều tra.
Theo quy định của BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004, CQĐT có thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự bao gồm: CQĐT trong công an nhân dân, CQĐT trong quân đội
nhân dân, CQĐT thuộc VKSNDTC. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan này khác
nhau, cụ thể:
j_JV Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân:
Theo tại Khoản 1 Điều 104 và Khoản 1 Điều 110 thì cần hiểu rằng: Cơ quan điều
tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố (ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự) đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Xuất phát từ nguyên tắc chung CQĐT cấp nào thì sẽ khởi tố
những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp đó, pháp luật BLTTHS hiện
hành đã có sự phân định tương đối rõ ràng thấm quyền khởi tố vụ án hình sự của
các CQĐT trong công an nhân dân. Theo quy định tại Điều 11 PLTCĐTHS 2004,
thấm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân như sau:
Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự về các tội quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXII của BLHS, trù’ các tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc
VKSNDTC và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.
Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Bộ công
an, cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố vụ án hình sự về các tội đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp
tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mức cao nhất của khung hình phạt đổi với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình[footnoteRef:2]. Tội phạm phức tạp là tội phạm có nhiều tính tiết
phải xác minh hoặc do nhân thân vị thế xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội
có những điếm khác biệt so với trường hợp bình thường do vụ án có liên quan đến
nhiều nghành, nhiều cấp địa phương. Ví du: ngày 22/1/2010, cơ quan cảnh sát điều
tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án về tội “môi giới hối lộ và đưa hối lộ”; sau đó đã
khởi tố bị can đối với Trần Văn Quế (tức Minh "đầu bò"), Phạm Văn Long, Hoàng
Thị Lộc về tội môi giới hối lộ và đưa hối lộ [footnoteRef:3] [2: Khoán 3 Điều 8 Bộ
luật Hình sự 1999 sửa đồi bổ sung 2009] [3: Trích bài “Điều tra cáo buộc một công
an nhận hối lộ 15 tỷ đồng” báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh ngày 11/03/2011]
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội
phạm đó thuộc thấm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện nhưng xét tay cần trực
tiếp điều tra. Ví du: Ngày 15-6-2010, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình
Phước đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng”[footnoteRef:4] [4: Trích bài “Điều tra làm rõ và truy tố vụ án hơn
1,879m3 gồ “vô chủ”” báo Bình Phước online ngày 27/04/2011]
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội thuộc thẩm
quyền điều tra của CQĐT thuộc VKSNDTC và cơ quan An ninh điều tra trong
Công an nhân dân. Ví du: Chiều 25-2, lãnh đạo Viện Kiếm sát nhân dân Nha Trang
xác nhận Cảnh sát điều tra Công an TP Nha Trang vừa ra quyết định khởi tố vụ án
“gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành
công vụ” xảy ra ngày 24-4-2010 tại xã Vĩnh Phương, Nha Trang[footnoteRef:5]. [5:
Trích bài “Khởi tố vụ án cánh sát giao thông gây thương tích” báo Tuổi trẻ Online
ngày 25/02/2011]
Đây là điểm mới trong quy định của BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004 so với
quy định trong các văn bản pháp luật trước đây. Trước đây theo quy định
3
tại Điều 8 và Điều 9 PLTCĐTHS 1989, thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát
điều tra công an cấp huyện, chỉ được điều tra, xét xử đối với tội phạm mà BLHS
quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống. Hiện nay, theo quy định tại Điều 170 của
BLTTHS 2003, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối ới những tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất
khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống. Do vậy, PLTCĐTHS 2004 quy định CQĐT
cấp huyện có thẩm quyền khởt tố, điều tra tương ứng với thẩm quyền xét xử của
Tòa án cấp huyện.
Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm phá hoại hòa bình,
chổng loài người, tội phạm chiến tranh và các tội phạm theo quy định tại các Điều:
180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của BLHS. Ví
du: ngày 28-4-2011, Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành
lệnh bắt, khám xét và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội “Phá hoại chính sách
đoàn kết” theo điều 87 Bộ Luật Hình sự.[footnoteRef:6] [6: Trích bài Bắt và tạm
giam Nguyền Công Chính về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” báo baomoi.com
ngày 29/04/2011]
Bộ luật BLTTHS 1988 chưa có quy định cụ thế về thấm quyền của cơ quan An ninh
điều tra trong Công an nhân dân nên trong thực tiễn đã dẫn đến việc tranh chấp về
thấm quyền. Bộ luật BLTTHS 2003 đã khắc phục những hạn chế này bằng việc quy
định rõ thẩm quyền trong nội bộ CQĐT các cấp, các nghành nhằm hạn chế bớt việc
vi phạm thấm quyền, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng.
ĩ .2/ Thấm quvền khởi tố của Cơ quan điều tra trong quân đỏi nhân dân.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về thấm quyền khởi tố của các CQĐT
trong Quân đội nhân dân thì thấy rằng có một số điểm khác biệt so với quy định về
thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong các nghành khác, đó là đối tượng phạm tội
thuộc thâm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm:
+ Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời
gian tập trung huấn luyện hoặc kiếm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dẫn quân, tụ’
vệ phối thuộc chiến đấu trong quân đội ...
+ Những người không thuộc các đối tượng trên mà phạm tội liên quan đến bí mật
quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối
với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự., và cũng là thẩm
quyền điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra hình sự các cấp tương đương với
thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp đó.
Việc phân cấp các CQĐT trong Quân đội nhân dân, theo quy định tại Điều 15
PLTCĐTHS 2004 thì:
Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy
định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các
tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các
tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thâm quyền xét
xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp
điều tra. Ví du: Sáng 7/5, Đại tá Phan Đức Nhâm - Chính ủy Bộ chỉ huy Biên phòng
tỉnh Gia Lai đã xác nhận tin về việc cơ quan điều tra hình sự Quân khu V vừa khởi
tố bắt giam Thiếu tá Dương Văn Nghiệp -Trợ lý Quân lực- Bộ Chỉ huy Biên phòng
Gia Lai. Đại tá Nhâm cho biết Nghiệp bị khởi tố về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ”, bị tạm giam 4 tháng kể từ ngày 26/4/2007.
[footnoteRef:7] [7: Trích bài “Khởi tố bắt giam thiếu tá trọ lý quân lực Bộ chỉ huy
Biên phòng Gia Lai” trên báo tin247.com ngày 09/05/2007]
Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều
tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trục tiếp điều tra.
Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố những tội phạm được
quy định tại các Chương XI và Chương XXIV của BLHS. Khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp, cụ thể:
Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về
các tội phạm trên khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự
quân khu và tương đương.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An
ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp
điều tra.
ĩ .3/ Thẩm quvền khởi tố của Cơ quan điều tra thuỏc VKSNDTC
Theo quy định của Điều 18 PLTCĐTHS 2004, CQĐT thuộc VKSNDTC có thẩm
quyền khởi tố một sổ loại tọi xâm phạm hoạt động tư pháp. Hoạt động của các cơ
quan tư pháp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của Bộ máy nhà nước.
Những hành vi phạm tội xảy ra trong hoạt động tư pháp một mặt xâm hại đến úy tín
cũng như việc thự hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này, mặt khác xâm phạm
tới khách thế mà luật hình sự bảo vệ.
Không phải tất cả các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đều thuộc thẩm quyền
khởi tố vụ án của CQĐT của VKSNDTC mà chỉ có một số loại tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp mà người thực hiện tội phạm là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp
mới thuộc thâm quyền khởi tố của CQĐT của VKSNDTC.
Tương tự nhưu các CQĐT trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, CỌĐT của
VKSNDTC cũng có thẩm quyền khởi tố căn cứ vào thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Theo đó:
Cơ quan điều tra của VKSNDTC có thấm quyền khởi tố vụ án về một sổ loại tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư
pháp khi các tội phạm đó thuộc thấm quyền xét xử của TAND. Ví du: Ngày 23.12,
cơ quan điều tra hình sự viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt quyết định khởi
tố bị can đổi với 2 người của vụ Thực hành quyền công tố và kiếm sát điều tra án
kinh tế - chức vụ về hành vi nhận hối lộ.
Cơ quan điều tra của VKS quân sự Trung ương có thẩm quyền khởi tố những
trường hợp thuộc thấm quyền khởi tố của CQĐT của VKSNDTC, khi các tội phạm
đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Trước đây, Điều 18 PLTCĐTHS 1989 quy định CQĐT của VKSND có thâm quyền
khởi tố đối với các chủ thế thực hiện tội phạm có thế là cán bộ tư pháp hoặc những
người khác. Quy định này đã được sửa đổi, Điều 18 PLTCĐTHS 2004 quy định
thẩm quyền khởi tổ của CQĐT thuộc VKSNDTC hẹp hơn, đó là chỉ khởi tổ vụ án
hình sự về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp với điều kiện người
phạm tội là cán bộ trong cơ quan tư pháp mà không phải bất kỳ ai. Quy định như
vậy nhằm bảo đảm cho việc khởi tố vụ án hình sự được kịp thời, chính xác khách
quan tạo điều kiện cho VKS có thời gian tập trung làm tốt chức năng công tố và
kiểm sát tư pháp.
Nhận xét về thấm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra. Thẩm quyền
khởi tố vụ án chủ yếu được trao cho các cơ quan điều tra. Đây là lực lượng chính
bảo vệ xã hội, lực lượng tiêp nhận và giải quyêt các vân đê an ninh trật tự, xã hội,
quyền lợi của nhân dân. Pháp luật quy định thẩm quyền khởi tố vụ án rất rộng cho
chủ thể này là phù hợp với công việc, nhiệm vụ của nhóm chủ thể này. Tuy nhiên,
trong thực tế vẫn còn nhiều trường hợp việc khởi tổ vụ án hình sự không đúng thẩm
quyền của mình, ví dụ như: Ngày 07/04/2011, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
đã công bố các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Trần
Văn Mười - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu[footnoteRef:8]. Ông Mười bị bắt với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ". Theo điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an không có thẩm quyền điều tra Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 BLHS. [8: Trích bài
“Khởi tố vụ án, bắt tạm giam Cục trường Cục Thi hành án dân sự” báo Công an
nhân dân ngày 08/04/2011]
2/ Thấm quvền khởi tố vu án hình sư của Viên kiếm sát.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát được quy định tại Khoản 2
Điều 36, Khoản 1 Điều 104, Khoản 1 Điều 112 BLTTHS 2003, ngoài ra thấm quyền
khởi tố vụ án của VKS còn được quy định tại Khoản 1 Điều 13 luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2002.
Khởi tố là một trong các nhiệm vụ của nghành kiếm sát nhân dân. Thông qua đó,
VKS thực hiện một cách có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhằm đảm bảo
cho mọi tội phạm được pháp hiện, tránh tình trạng oan sai đối với người vô tội.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003 và Khoản 1 Điều 109, VKS có
quyền khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp:
Khi kiếm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ đế huỷ quyết định không khởi tố vụ án của
CQĐT, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh
sát biển, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đây là trường hợp mà quyết định
không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan này không đúng với quy định về căn
cứ không khởi tố vụ án hình sự tại Điều 107 BLTTHS 2003. Việc quy định thẩm
quyền khởi tố như vậy là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với chức năng kiểm sát.
Khi hội đồng xét xử yêu cầu VKS khởi tố vụ án. Trong khi xét xử vụ
10
án, nếu phát hiện ra người phạm tội mới, đồng phạm mới mà nếu tách riêng ra thành
vụ án mới không làm ảnh hưởng tới sự khách quan, sự thật của vụ án đang giải
quyết thì Tòa án có thế yêu cầu VKS khởi tố vụ án, khi xem xét yêu cầu của Tòa án
có căn cứ pháp luật thì VKS sẽ ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho Cơ
quan điều tra để điều tra vụ án.
Theo quy định tại Điều 87 BLTTHS 1988, khi xác định được dấu hiệu tội phạm thì
CỌĐT, VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Với quy định này thì phạm vi khởi
tố của CQĐT, VKS là như nhau. Điều đó dẫn đến tình trang việc khởi tố vụ án bị
chồng chéo, làm giảm hiệu quả của công tác thực hành quen công tố và kiểm sát tư
pháp của VKS. Khắc phục tình trạng này, BLTTHS 2003 đã thu hẹp phạm vi khởi
tố vụ án hình sự của VKS nhằm đảm bảo cho VKS tập trung vào thực hiện chức
năng chính của mình là thực hành quyền công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp
luật.
Nhận xét về thấm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiếm sát. Theo Khoản 1
Điều 103 thì: “Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyến ngay các tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ
quan điều tra có thẩm quyền” “Cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh tin báo, tố
giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước; nếu xác định có dấu hiệu
tội phạm xảy ra thì quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu có một trong những căn
cứ quy định tại Điều 107 của BLTTHS thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình
sự”. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp CQĐT không ra văn bản quyết định
nào, gây khó khăn cho công tác kiểm sát. Vì thế cần mở rộng thấm quyền của VKS
trong trường họp này.
Điều 112 BLTTHS 2003 có quy định:
“Khi thực hành quyền công tổ trong giai đoạn điều tra, Viện kiếm sát có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
ỉ. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tổ bị can;... ”. Quy định như trên không thống nhất
với quy định tại Điều 104 vì VKS chỉ được khởi tố vụ án trong hai trường hợp đã
được quy định cụ thể, quy định như trên là không rõ ràng nếu hiểu như BLTTHS
1988 thì VKS có thẩm quyền khởi tố tất cả các vụ án như CQĐT.
3/ Thấm quyền khởi tố vu án hình sư cùa Toà án.
Thẩm quyền khởi tổ vụ án hình sự của Toà án chỉ thuộc về Hội đồng xét xử. Theo
quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003 thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của Hội đồng xét xử mang tính lựa chọn. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố
hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát
hiện được người phạm tội mới cần phải điều tra.
Tội phạm mới là hành vi phạm tội mới được phát hiện và chưa vị khởi tố vụ án hình
sự. Người phạm tội mới là người phạm tội chưa bị phát hiện hoặc cũng có thể là
đồng phạm trong vụ án dã vị khởi tố. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
nếu có căn cứ cho rằng bị cáo có đồng phạm khác thì thẩm phán được phân công
làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo Điều 179
BLTTHS 2003. Tại phiên tòa xét xử nếu xác định bị cáo có đồng phạm thì Hội đồng
xét xử ra quyết định yêu cầu điều tra bố sung.
Khi phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới tại phiên tào thì không phải
mọi trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án. Neu tội phạm mới
hoặc người phạm tội mới có liên quan đến vụ án đang xét xử, không thế tách ra
thành vụ án độc lập thì giải quyết trong cùng một vụ án đế đảm bảo sự thật khách
quan toàn diện và đầy đủ thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung. Như vậy, những tội phạm mới hoặc người phạm tội mới mà Hội đồng xét xử
quyết định khởi tố phải là những tội, những người không liên quan đến vụ án đang
xét xử hoặc có liên quan nhưng có thể tách ra giải quyết một cách độc lập.
Nhận xét về thẩm quyền khỏi tố vụ án hình sự của Tòa án. Thẩm quyền khởi tố của
Tòa án được quy định từ khi có BLTTHS 1988 tại Đoạn 2 Điều 87: “Tòa án ra
quyết định khởi tổ vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện tội phạm
hoặc người phạm tội mới cần điều tra” tuy nhiên trong quá trình áp dụng thì rất ít
trường hợp Tòa án (Hội đồng xét xử) ra quyết định này, điều đó cũng phần nào phản
ánh tính không khả thi của quy định này.
4/ Thẩm quyền khởi tổ vu án hỉnh sư của các cơ quan khác đươc giao nhiêm vu tiến
hành mỏt số hoat đông điều tra.
Theo quy định tại Đoạn 1 Điều 104 BLTTHS 2003 và các Điều 19, 20, 21, 22 của
PLTCĐTHS 2004 thì các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm:
đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát
biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Đây là
những cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau
nhưng do tính chất đặc thù trong lĩnh vực quản lý và địa bàn hoạt động ở những nơi
biên giới, hải đảo... Vì vậy, pháp luật quy định cho các cơ quan này cũng có thẩm
quyền khởi tố một số vụ án hình sự là hết sức đúng đắn, cần thiết nhằm phát hiện và
xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác tội
phạm, người phạm tội.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan,
cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển.
Các cơ quan nói trên không phải là CỌĐT chuyên trách nên pháp luật TTHS quy
định thẩm quyền khởi tố trong phạm vi hạn chế phụ thuộc vào lĩnh vực quản lý của
tùng cơ quan. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của những cơ quan này được xác
định theo sự việc và trường hợp pháp hiện tội phạm cụ thể:
“Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà
phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172,
180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275
của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vục biên giới trên đất liền, bò' biển, hải đảo và
trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý”[footnoteRef:9] mà “Đối với tội
phạm ít nghiêm trọng trong trường họp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch
người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án”; “Đối với tội phạm nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng
phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án” và “chuyến hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều
tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.
[9: Điều 1 Pháp lệnh Sửa đổi, bố sung một số điều của Pháp lệnh tồ chức điều tra
hình sự, năm 2009]
Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà pháp
hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 BLHS xảy ra trong khu vực quản
lý của Hải quan thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm
tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trục thuộc
trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:
“Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và
lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án”
“Đổi với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội
phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án” và “chuyển
hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kế từ
ngày ra quyết định khởi tố vụ án”.
Cơ quan Kỉểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát
hiện hành vi phạm tội quy phạm tại các Điều 175, 189, 190, 191, 240, 272 của
BLHS. Ví du: Ngày 6-4-2011, Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương đã khởi tố vụ án
hình sự về tội hủy hoại tại tiểu khu 123, khu vực To Poh, xã Đạ
14
13
Chais thuộc lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và Công
ty TNHH Khánh Giang quản lý[footnoteRef:10]. [10: Trích bài “Vụ húy hoại thông
tại Lạc Dương, Lâm Đồng, báo tuoitre.vn ngày 0/04/2011]
Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biến khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153,
154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273
và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biến quản lý.[footnoteRef:11]
[11: Điều 2 Pháp lệnh Sửa đối, bố sung một số điều của Pháp lệnh tồ chức điều tra
hình sự, năm 2009]
Ngoài ra, đối với Bộ đội biên phòng và lực lượng Cảnh sát biển, PLTCĐTHS 2004
được sửa đổi bổ sung năm 2009 còn quy định thẩm quyền khởi tố theo lãnh thố. Bộ
đội biên phòng khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thâm quyền khởi tố
của mình xảy ra ở khu vục biên giới trên đất liền, bờ biến, hải đảo và trên các vùng
biến do Bộ đội biên phòng quản lý. Lực lượng Cảnh sát biến khởi tố vụ án hình sự
về những tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của mình xảy ra trên các vùng biển,
thềm lục địa của Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biến quản lý.
Thẩm quyền khỏi tố vụ án hình sự của các CO' quan khác trong Công an nhân dân,
Quân đội nhân dân. Thấm quyền khởi tổ vụ án hình sự của các cơ quan khác trong
Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được PLTCĐTHS 2004 quy định rõ tai các
điều 23, 24, 25 cụ thể như sau:
+ Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân khi làm nhiệm
vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra
của cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 PLTCĐTHS 2004 thì có thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự. Theo Điều 3 Pháp lệnh sửa đối bổ sung một số điều
của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 ban hành năm 2009 thì thâm quyền này
đã được mở rộng hơn bao gồm các chủ thế có thấm quyền: Cục Cảnh sát giao thông
đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát
bảo vệ và hồ trợ tư pháp ...
Các cơ quan khác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân khi thực hiện
nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thì Cục trưởng
cục an ninh, Trưởng các phòng an ninh của Công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố
vụ án.
Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra như người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn hoặc
tương đương trở lên trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu
hiệu phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đọi đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự thì có quyền khởi tố vụ án hình
Việc quy định của pháp luật như trên một mặt giúp cho việc phát hiện tội phạm
được nhanh chóng, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, mặt khác thế hiện sự phổi hợp
trong hoạt đọng đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các CỌĐT và các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ra vì mục đích phát hiện kịp
thời, chính xác tội phạm, người phạm tội.
Nhận xét về thấm quyền khỏi tố vụ án hình sự của các co quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc quy định thâm quyền khởi tố
cho những chủ thế này là họp lí với nhiệm vụ của các chủ thể này. về chuyên môn,
nghiệp vụ thì các chủ thể này đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự.
Щ Hướng hoàn thiên pháp luât về Thẩm quyền khỏi tố vu án hình sư.
Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS 2003 theo hướng bỏ thẩm quyền khỏi tố vụ
án hình sự của Hội đồng xét xử.
Trong thực tiễn, quy định về quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử
không được thực hiện bởi những lý do sau:
+ Hội đồng xét xử không có đủ điều kiện kiểm tra, xác minh các thông tin về tội
phạm. Để khởi tố vụ án hình sự cần phải có quá trình kiểm tra, xác minh các tình tết
có liên quan đến sự việc phát hiện tội phạm, có thể là những tình tiết phức tạp, có
liên quan đến nhiều người, phải kiếm tra, xác minh tại nhiều địa điếm khác nhau,
thậm chí còn phải tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất phức tạp trước
khi khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, Hội đồng xét xử không thế có đủ điều kiện đế
đảm bảo thực hiện việc này. Hơn nữa, chức năng chính của Tòa án nói chung và
Hội đồng xét xử nói riêng là xét xử, vì vậy tại phiên tòa các thông tin về tội phạm
và người phạm tọi mới cũng chỉ có thế được phản ánh qua lời khai của người tham
gia tố tụng, từ việc xem xét, đánh giá những tài liệu có trong hồ sơ mà các cơ quan
tiến hành tố tụng thu thập được trước đó cung cấp và đã biết nhưng chưa đủ căn cứ
đế xác định dấu hiệu tội phạm nên đã không khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, sẽ là
khó chính xác nếu chưa kiểm tra, xác minh lại những thông tin này bằng các hoạt
động ngoài phiên tòa mà đâ ra quyết định khởi tổ vụ án.
+ Mục tiêu của khởi tố vụ án hình sự là bảo đảm được yêu cầu phải nhanh chóng,
kịp thời tiến hành các hoạt động tố tụng sau khi khởi tố vụ án hình sự. Neu trong
trường hợp các cơ quan khác không phải Hội đồng xét xử khởi tố vụ án thì hoạt
động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự cho dù quyết định
đó có phải gửi cho VKS đế kiểm sát việc khởi tố vụ án. Ngay cả khi chưa xác định
được thẩm quyền điều tra thì cơ quan nào phát hiện tội phạm cũng được tiến hành
ngay những hoạt động điều tra cần thiết đế kịp thời thu thập chứng cứ của vụ án.
Nhưng trong trường hợp là Hội đồng xét xử khởi tố thì Hội đồng xét xử không có
khả năng tiến hành hoạt động điều tra. Do vậy, quyết định phải được gửi cho VKS
xem xét ra quyết định việc điều tra. Trong trường họp xét thấy quyết định trên
không có căn cứ thì VKS kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Thực hiện thủ tục trên
mất nhiều thời gian cũng như tạo khó khăn cho việc điều tra thu thập chứng cứ. Vì
vậy nên bỏ quy định về thầm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử vì
thực tế quy định này không có tính khả thi. Với chức năng duy nhất là xét xử, cần
tạo điều kiện đẻ Hội đồng xét xử tập trung hoàn thành tốt chức năng bằng việc bỏ
quy định về thấm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử trong BLTTHS
2003.
Neu tại phiên tòa xét xử xác định bị cáo phạm tội khác hoặc vụ án có đồng phạm
khác thì Hội đồng ra quyết định yêu cầu điều tra bố sung theo quy định tại Khoản 2
Điều 179 BLTTHS 2003; nếu phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới cần
phải điều tra thì Hội đồng xét xử làm văn bản yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự.
Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS 2003 về thẩm quyền khỏi tố vụ án hình sự
của Viện kiếm sát.
Ngoài việc quy định tại Khoản 1 Điều 104 về quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS,
tại Điều 112 BLTTHS 2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra cũng có đề cập đến quyền khởi tố vụ án
hình sự của VKS tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này. Tuy nhiên, quy định tại Điều
112 còn nhiều hạn chế mà theo chúng tôi cần phải sửa đối, bố sung nhằm đảm bảo
sự thống nhất giữa các quy định của BLTTHS 2003 về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của VKS.
+/ Tại Khoản 1 Điều 112 BLTTHS 2003 quy định khi thực hành quyền công tố
trong giai đoạn điều tra, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn: Khởi tố vụ án hình
sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đối quyết định khởi tố
vụ án hình sự, khởi tổ bị can theo quy định của Bộ luật này. Quy định tại Khoản 1
Điều 112 BLTTHS 2003 như vậy là mâu thuẫn với quy định về quyền khởi tố vụ án
của VKS tại Điều 104 của BLTTHS 2003. Như vậy, cần phải sửa đỏi, bố sung quy
định tại khoản 1 Điều 112 theo hướng xác định cụ thế là VKS có thấm quyền khởi
tố vụ án chỉ đối với những trường hợp đã được quy định tại Điều 104.
+/ Quy định tại Khoản 3 Điều 112 về quyền khởi tố vụ án của VKS trong trường
hợp phát hiện hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm là mâu thuẫn với quy
định về thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS quy định tại điều 104 BLTTHS 2003.
Trong quá trình điều tra, Điều tra viên có thế có những hành vi vi phạm có liên quan
hoặc không có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Neu hành vi của Điều tra viên có
dấu hiệu của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì việc điều tra vụ án thuộc
thẩm quyền của CQĐT của VKSNDTC. Trong trường hợp này thẩm quyền khởi tố
vụ án chỉ thuộc về CQĐT của VKSNDTC chứu không thuộc về VKS các cấp nói
chung. Vì vậy, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, nếu phát hiện
hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì
VKS tiến hành tố tụng trong vụ án đó phải làm văn bản yêu cầu CQĐT của
VKSNDTC ra quyết định khởi tố vụ án, chuyển toàn bộ hồ sơ về sự việc có dấu
hiệu tội phạm của Điều tra viên cho cơ quan này xem xét, quyết định. Trường hợp
hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu phạm tội khác thì việc điều tra vụ án thuộc
thẩm qyền của các CQĐT khác chứ không thuộc thấm quyền của CQĐT thuộc
VKSNDTC. Trong trường hợp này, nếu VKS phát hiện thì cần áp dụng quy định tại
Khoản 1 Điều 103 để chuyến giao ngay các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến
nghị khởi tố và các tài liệu có liên quan cho CQĐT có thấm quyền kiếm tra, xác
minh và giải quyết.
Trường hợp chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền kiểm tra, xác minh mà CỌĐT
không ra cả hai quyết định: quyết định khởi tố vụ án và quyết định không khởi tố vụ
án, thì cần quy định cho VKS thẩm quyền khởi tố trong trường hợp này nếu có đủ
cơ sở khẳng định có dấu hiệu tội phạm tránh tình trạng bở lọt tội phạm.
KÉT LUẬN
Thông qua việc tìm hiếu các quy định của pháp luật tố tụng về Thâm quyền khởi tố
vụ án hình sự đã cho ta thấy chủ thế nào có thâm quyền khởi tố vụ án hình sự. Sau
khi xác minh có dấu hiệu phạm tội thì chủ thể này sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, đế
làm cơ sở, tiền đề tiến hành các hoạt động tố tụng khác đế giải quyết vụ án. Vai trò
của việc xác định đúng chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án góp phần vào vai trò
chung của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Luật TTHS năm 2003 đã có nhiều quy
định tiến bộ hơn các văn bản pháp luật trước đó cùng quy định về vấn đề này. Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều điếm còn chưa phù họp với thực tiễn và tính áp
dụng còn chưa cao. Trong phạm vi bài viết, có đề xuất một số điếm nhằm hoàn
thiện các quy định này góp phần đưa những quy định của pháp luật áp dụng vào
thực tế. Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện các cơ chế quản lý cũng như các biện pháp
tuyên truyền, giáo dục...đế việc áp dụng pháp luật trên thực tế đạt được hiệu quả.