A.MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển cúa nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội
ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Vì thế các quyền và lợi ích của công
dân cũng đòi hỏi pháp luật bảo hộ ở mức cao hơn. Sự vững mạnh của quốc
gia không chỉ dựa trên sự phát triển của nền kinh tế mà còn được đánh giá
trên cơ sở pháp luật bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân như
thế nào? Do vậy nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công dân thực hiện
quyền của mình một cách đầy đủ và toàn diện .
Với bản chất là một quan hệ tài sản, quan hệ thừa kế dưới tác động của
nền kinh tế thị trường cũng trở nên phong phú và ngày càng phức tạp trong
các giao lưu dân sự. Chính vì vậy, chế định về thừa kế có vị trí quan trọng và
thực sự cần thiết trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam.
Trong thực tế, việc quy định rõ về người được hưởng thừa kế, người không
được hưởng thừa kế là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Tuy nhiên chế định về ở nước ta hiện nay được quy
định khá đầy đủ trong BLDS năm 2005 nhưng chưa dự liệu hết được các
trường hợp xảy ra trên thực tiễn. Số lượng các án tranh chấp về thừa kế tồn
đọng ngày càng tăng và có tính chất phức tạp hơn do pháp luật về thừa kế và
những quy định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế chưa thực sự đồng
bộ, thống nhất. Ngoài ra những sai sót của tòa án trong việc xác định những
người thừa kế theo pháp luật theo nói chung và người được hưởng thừa kế thế
vị nói riêng cũng như người không được hưởng di sản đã gây ra những ảnh
hưởng nhất định tới quan hệ thừa kế. Vì vậy việc quy định rõ những người
được hưởng thừa kế trong đó có thừa kế thế vị là một trong những nhiệm vụ
rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích cho nhưng người được hưởng thừa
1
kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề
trong khuôn khổ bài tập lần này em xin thực hiện bài luận với đề tài: “Thừa
kế thế vị và và hoàn thiện quy định của Bộ Luật Dân Sự về thừa kế thế vị”.
Do lượng kiến thức còn hạn chế nên bài luận còn có nhiều hạn chế. Rất
mong nhận được các ý kiến đánh giá góp ý của các thầy cô giáo để bài làm
của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!
B.NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài
sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có
quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được
hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các chủ thể
của quan hệ thừa kế tham gia vào việc nhận di sản thừa kế. Người để lại di
sản chỉ có thể là cá nhân mà không bao giờ là pháp nhân, cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức. Người thừa kế có thể là cá nhân, cơ quan nhà nước hay bất kỳ
chủ thể nào khác được người có tài sản chỉ định.
Chế định về thừa kế đã được hình thành trong gia đình thị tộc, bộ lạc
theo chế độ mẫu hệ và phát triển cho đến ngày nay. Thừa kế là một thực tế xã
hội được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống
2
(bao gồm cá nhân, tổ chức), nó gắn chặt với lợi ích của cá nhân, gia đình,
cộng đồng, dòng họ vì thế việc hoàn thiện quy định của BLDS về thừa kế
trong đó có thừa kế thế vị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm
bảo quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế.
2. Khái niệm quyền thừa kế và các quy định của pháp luật về
quyền thừa kế
2.1. Khái niệm quyền thừa kế
Theo nghĩa rộng quyền thừa kế là pháp luật thừa kế về thừa kế là tổng
hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người
chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định của pháp luật dân
sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản
của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định,
đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các
quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Theo nghĩa chủ quan thì thừa kế được hiểu là quyền của người để lại di
sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với
các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể
có những quyền và nghỉa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản,
trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những
người có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ
những trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là tài
sản, quyền tài sản thuộc quyền của người chết để lại trong một số trường hợp
người để lại di sản chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh tài sản. Tuy nhiên trong
một số trường hợp, các quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết
3
không thể chuyển cho những người thừa kế ( như tiền cấp dưỡng …) vì pháp
luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.
2.2. Những quy định của pháp luật về quyền thừa kế.
Ở nước ta chế định về quyền thừa kế đã hình thành và phát triển từ thời
kỳ phong kiến cho đến ngày nay. Trong chế độ phong kiến để củng cố quyền
lực mỗi nhà nước phong kiến đều ban hành các văn bản pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội đáng chú ý là bộ luật của các triều đại phong kiến
như bộ luật Hồng Đức (1483), bộ luật Gia Long. Trong đó có những quy định
về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật .Trong luật Hồng Đức quy định các
con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha, mẹ. Mọi người
đều có quyền để lại hương hỏa cho con cháu. Điều 390 quy định: “Cha mẹ
làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hỏa trong chúc thư”.
Giai đoạn tù năm 1945 đến 1959 thì thừa kế được quy định trong sắc
lệnh 97/SL với nội dung là vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau, con
trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha,mẹ ;chồng góa, vợ góa, các
con đã thành niên có quyền xin phân chia di sản, con, cháu hoặc vợ góa,
chồng góa không bắt buộc phải nhận thừa kế của người dã chết; các chủ nợ
của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ nần
quá phần di sản mà người đó được nhận.
Giai đoạn từ 1959 đến 1980 thì Hiến pháp đã công nhận vấn đề thừa kế
thành nguyên tắc, Điều 19 quy định: “ Nhà nước chiếu theo pháp luật ,bảo hộ
quyền thừa kế tài sản của công dân”. Theo luật hôn nhân và gia đình thì: “
Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhaun tronh gia đình và trong
việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con
đẻ ,con nuôi”…
4
Trong giai đoạn từ 1980 đến nay thì quyền thừa kế đã được ghi nhận
trong Hiến pháp 1980: “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công
dân”( Điều 27). Tiếp theo đó là một số điều liên quan về thừa kế được quy
định trong luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Và nó được hoàn chỉnh bổ
sung trong BLDS năm 2005
3. Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là một trong những nội dung quan trọng của chế định thừa
kế. Nó chỉ xuất hiện trong trường hợp thừa kế theo pháp luật vì vậy BLDS đã
có những quy định cụ thể về vấn đề này. Điều 677 BLDS năm 2005 đã quy
định cụ thể về vấn đề thừa kế thế vị như sau:”Trong trường hợp con của
người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt được hưởng nếu còn
sống”. Ngoài ra nó còn được quy định trong một số điều của bộ luật này như
Điều 676, 678.
II. THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THỪA KẾ THẾ VỊ
1. Khái niệm chung về thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là một trong những nội dumng rất quan trọng của thừa
kế .Để giải quyết thỏa đáng quyền thừa kế thế vị của các cháu nội ngoại hoặc
chắt nội ,ngoại trong trường hợp cha mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc
chết cùng thơi điểm với ông nội bà nội ,ông ngoại ,bà ngoại hoặc cụ Điều 677
BLDS năm 2005 đã quy định cụ thể về vấn đề thừa kế thế vị như sau:”Trong
trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm
5
với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu
được hưởng nếu còn sống; nếu cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với
người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt
được hưởng nếu còn sống”.
Ta có thế thấy rằng đây là một quy định thể hiện rất rõ ràng về các
trường hợp thừa kế thế vị .Quy định trên không những phù hợp với thực tế mà
còn phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị .Tuy nhiên ta có thể thấy rằng
những quy định tại Điều 677 của BLDS này chỉ nêu ra các trường hợp thừa kế
thế vị mà chưa định nghĩa được thế nào là thừa kế thế vị .Theo từ điển giải
thích thuật ngữ luật học của trường Đại học Luật Hà Nội do nhà xuất bản
Công An Nhân Dân xuất bản năn 1999 thì kế thế vị được định nghĩa như
sau:” Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế
“.Mặt khác theo tinh thần của Điều 677 trên thì thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi
người được thế vị (con hoặc cháu) chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người để lại di sản (ông ,bà hoặc cụ).Từ những căn cứ trên ta có thể định
nghĩa về thừa kế thế vị như sau: “Thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt được
hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ với tư cách thay thế vị trí của cha, mẹ để
nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đáng lẽ được
hưởng nếu còn sống”
Pháp luật quy định về thừa kế thế vị là nhằm bảo vệ quyến và lợi ích của
các cháu, các chắt của người đẻ lại di sản một cách trực tiếp nhất.Tuy nhiên
bản chất của thừa kế thế vị là không phải trong mọi thường hợp người cha
hoặc người mẹ không thể nhận di sản của ông bà hoặc cụ thì người con có thể
thay thế vị trí của người cha hoặc người mẹ ấy để nhận. Việc thừa kế thế vị sẽ
bị loại trừ nếu người được thế vị là con hoặc cháu của người để lại di sản còn
6
sống nhưng từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản. Thừa kế
thế vị cũng không được áp dụng trong trường hợp nếu người con hoặc người
cháu của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản nhưng không có quyền hưởng di sản do vi phạm khoản 1 Điều 643
trước khi chết. Trên cơ sở đó Điều 677 của BLDS đã quy định về các trường
hợp thừa kế thế vị để quyền hưởng di sản kế một cách chính đáng của cháu,
chắt được đảm bảo.
2. Quy định của BLDS về các trường hợp thừa kế thế vị
2.1. Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà
Cháu được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà
trong các trường hợp cụ thể sau:
Trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông
nội, hoặc bà nội thì con được thay thế vị trí của cha để hưởng phần di sản mà
lẽ ra cha sẽ được hưởng nếu còn sống.
Trong trường hợp mẹ chết trước hoặc chết cùng thòi điểm với ông ngoại
hoặc bà ngoại thì con được thay thế vị trí của mẹ để hưởng phần di sản mà lẽ
ra mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống.
Các trường hợp này đều có chung một một điểm là giữa người để lại di
sản và người được thừa kế thế vị đều có quan hệ huyết thống. Tuy nhiên thừa
kế thế vị không chỉ có hai trường hợp trên mà mà còn có những trường hợp
khác được quy định tại Điều 678 của BLDS : “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi
được hưởng di sản thừa kế của nhau và và còn được thừa kế theo quy định tại
điều 676 của bộ luật này”. Quy định này cho ta thấy rằng thừa kế thế vị
không chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ huyết thống mà còn phát
sinh trong cả mỗi quan hệ nuôi dưỡng.
7
Trong trường hợp quan hệ giữa người để lại di sản và người được thừa
kế thế vị là quan hệ huyết thống, quan hệ giữa người được thế vị và người thế
vị là là nuôi dưỡng thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, có nghĩa là có
thì thể được thừa kế thế vị nếu người để lại di sản coi người thế vị như cháu
ruột.
Trong trường hợp quan hệ giữa người để lại di sản và người được thừa
kế thế vị là nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa người được thế vị và người thế vị
là huyết thống thì được thế vị. Trong trường hợp này cũng áp dụng tương tự
nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ
con.
Theo đó, khi con riêng chết trước hoặc cùng một thời điểm với bố dượng,
mẹ kế thì con đẻ của người con riêng sẽ được nhận phần di sản mà con riêng
đáng lẽ sẽ được hưởng nếu còn sống. Đây là quy định mang đầy đủ tính nhân
đạo, có ý nghĩa giáo dục tinh thần nhân ái trong quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình.
Như vậy, ta thấy rằng việc cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản
của ông, bà mà đáng lẽ ra cha, mẹ sẽ được nhận nếu còn sống được quy định
rất rõ ràng và cụ thể trong BLDS .Và quyền được hưởng thừa kế thế vị không
chỉ được áp dụng với những người có quan hệ huyết thống mà còn dành cho
những người có quan hệ nuôi dưỡng điều này thể hiện sự đúng đắn và tính
nhân đạo của BLDS Việt Nam.
2.2. Chắt thế vị cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản của cụ
Pháp luật thừa kế khômg chỉ quy định về việc cháu được thế vị của cha,
mẹ để hưởng di sản của ông, bà mà còn quy định rất rõ về việc chắt được thế
vị cha hoặc mẹ của chắt để hưởng di sản trong các trường hợp cụ thể:
8
Trong trường hợp ông nội, bà nội chết trước người để lại di sản là cụ, cha
cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha mình đáng lẽ được hưởng nếu còn sống vào
thời điểm người để lại di sản chết.
Trường hợp ông, bà, cha, mẹ đều chết cùng thời điểm với người để lại di
sản thù chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn
sống vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp ông, bà chết trước người để lại di sản, cha, mẹ chết sau ông,
bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di chúc thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha, mẹ chắt được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa
kế.
Trường hợp ông, bà không được hưởng di sản của cụ và cha mẹ chết
trước cụ thì thì chắt cũng được thế vị cha, mẹ để hưởng thừa kế đối với di sản
của cụ (nếu không còn người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất).
Trong trường hợp có sự đan xen có sự đan xen cả quan hệ huyết thống
và quan hệ nuôi dưỡng giữa các đời thì việc thừa kế thế vị của chắt chỉ đương
nhiên đặt ra khi con nuôi chết trước người để lại di sản là cha, mẹ nuôi, đồng
thời con đẻ của người con nuôi cũng đã chết trước người để lại di sản (nhưng
chết sau cha, mẹ) thì cháu của người nuôi đó (tức là chắt của người để lại di
sản) được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống
vào thời điểm người để lại di sản chết.
Như vậy ở trường hợp chắt được thế vị của cha, mẹ chắt để hưởng di sản
của cụ cũng được áp dụng đối với những người có quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng .Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của vị trí thừa kế nên
điều kiện của chắt thế vị cha, mẹ chắt để hưởng di sản của cụ phức tạp hơn
9
đòi hỏi những người áp dụng luật phải có nhìn nhận đúng đắn để xác định
đúng những người được hưởng thừa kế thế vị đối với di sản của người để lại
di sản.
3. Nghĩa vụ của người được hưởng thừa kế thế vị
Cháu chắt khi được hưởng thừa kế thế vị cũng phải thực hiện nghĩa vụ về
tài sản của người chết để lại cũng giống như cháu chắt phải thực hiện nghĩa
vụ thừa kế theo hàng. Như trong thừa kế thế vị của cháu, chắt thì cháu, chắt là
người được hưởng phần tài sản mà cha hoặc mẹ cháu lẽ ra sẽ được hưởng nếu
còn sống, nên khi cháu, chắt thưà kế thế vị chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tương
ứng với phần tài sản mà cha, mẹ họ được hưởng nếu còn sống và nếu có
nhiều cháu chắt thì thì mỗi cháu, chắt chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng
với phần tài sản mà mình đã nhận. Tương tự như nghĩa vụ của người được
hưởng di sản thừa kế, xét về truyền thống đạo đức thì người được hưởng di
sản thừa kế có thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản vượt quá phần
tài sản mà mình đã nhận thừa kế, vì thế cháu, chắt cũng cõ thể thực hiện nghĩa
vụ đối với người để lại di sản vượt quá phần tài sản mà mình đã được nhận
thừa kế thế vị.
4. Mối quan hệ giữa thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng
Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và thừa kế thế vị nói riêng có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: quan hệ thừa kế thế vị
không phải là quan hệ thừa kế theo hàng nhưng hàng thừa kế lại là căn cứ để
xác định quan hệ thừa kế thế vị trong một số trường hợp cụ thể:
Trong trường hợp thứ nhất: hàng thừa kế là căn cứ để xác định phần di
sản mà người thừa kế thế vị được hưởng. Đó là trường hợp con hoặc cháu của
người để lại di sản là người được thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc
10
chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Do vậy, con của người con hoặc
người cháu đó được thừa kế thế vị cha mẹ mình. Phần di sản mà cháu hoặc
chắt thay thế cha, mẹ họ được hưởng tương ứng với phần di sản mà người
cha, người mẹ của người thừa kế thế vị được hưởng di sản của ông, bà hoặc
cụ. Tuy nhiên, dù người thừa kế thế vị chỉ là một người hay gồm nhiều người
thì những người thừa kế thế vị cũng chỉ được hưởng chung một phần thừa kế
được chia theo pháp luật mà người được hưởng thừa kế theo hàng (cha, mẹ
của người thừa kế thế vị) được hưởng nếu còn sống.
Trường hợp thứ hai, hàng thừa kế là căn cứ để chắt được hưởng thừa kế
thế vị trong trường hợp: cụ chết, ông, bà là người thừa kế duy nhất ở hàng
thừa kế thứ nhất nhưng ông, bà không có quyền được hưởng do vi phạm Điều
643 BLDS 2005. Do vậy những người ở hàng thứ hai được hưởng thừa kế,
trong đó có cháu, nhưng cháu lại là người chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với cụ,nên chắt được thừa kế thế vị để hưởng suất thừa kế được chia theo
pháp luật mà người thừa kế theo hàng (cháu) được hưởng nếu còn sống. Như
vậy, nếu cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai thì chắt cũng không được
hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp trên và khi đó quyền lợi của chắt chưa
được đảm bảo một cách triệt để.
Mặt khác, theo quy định về thừa kế theo pháp luật tại Điều 676 và thừa
kế thế vị theo Điều 677 BLDS thì cháu, chắt thuộc phạm vi những người thừa
kế theo pháp luật của ông, bà, cụ. Theo đó mối quan hệ thừa kế theo hàng và
thừa kế thế vị của cháu, chắt, được thể hiện trong các trường hợp:
Trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, trong đó có
cha hoặc mẹ của cháu thì cháu được thế vị mà không phải là thừa kế theo
hàng.
11
Trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do không có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì cháu
được hưởng thừa kế theo hàng thứ hai.
Trong trường hợp ở hàng thừa kế thứ nhất còn những người thừa kế khác
ngoài cha hoặc mẹ cháu thì mặc dù cha, mẹ cháu không có quyền hưởng, bị
truất quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thì cháu không được hưởng di sản
vì cháu không thuộc hàng thừa kế thứ hai. Khi đó, di sản được chia cho những
người thừa kế khác có quyền hưởng thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất.
Như vậy, cháu chỉ có thể hưởng di sản theo hàng thừ kế thứ hai hoặc
thừa kế thế vị mà không thể vừa hưởng thừa kế theo hàng thứ hai vừa hưởng
thưà kế thế vị của ông nội, bà nội, ngoại. Tương tự, chắt sẽ được hưởng thừa
kế theo hàng nếu hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ hai đều không
còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, không còn
ai ở hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai đã chết thì chắt nói riêng và những người
thừa kế ở hàng thứ ba nói chung được hưởng di sản theo hàng.
Nếu những người thừa kế ở hàng thứ hai được hưởng di sản nhưng đều
đã chết trong đó cha, mẹ chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
để lại di sản thì chắt được thừa kế thế vị mà không phải là thừa kế ở hàng thứ
ba.
Nếu những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất và hàng thừa kế thứ
hai đều không còn ai do không có quyền hưởng, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản thì chắt thừa kế theo hàng thứ ba cùng với những
người khác tại hàng thừa kế thứ ba nếu có.
12
III. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA LUẬT DÂN SỰ VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
Việc xét xử các vụ án về thừa kế là một công việc khó khăn và phức tạp,
dễ mắc sai sót. Để hạn chế những thiếu sót đó trước tiên cần phải có một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh đó bên cạnh đó là chuyên môn nghiệp vụ của các
thẩm phán. Hiện nay đang thi hành BLDS 2005, các văn bản hướng dẫn áp
dụng pháp luật đối với những quy định mới của BLDS nói chung và thừa kế
nói riêng chưa kịp ban hành là nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn cho hoạt
động xét xử của Tòa án. Nhiều quy định về thừa kế thế vị của BLDS 1995
tiếp tục được thừa kế trong BLDS 2005 tuy nhiên trên thực tế pháp luật đã
gặp nhiều khó khăn do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến việc
thiếu thống nhất giữa các cấp Tòa án.
Vì vậy, trong khuôn khổ bài này em xin đưa ra quan điểm cá nhân về
những bất cập trong quy định của pháp luật về thừa kế thế vị. Trên cơ sơ đó
đề ra một số giải pháp để hoàn thiện quy định của BLDS về thừa kế thế vị.
Qua việc tìm hiểu quy định về thừa kế thế vị tại Điều 677 của BLDS
cũng như trong quan hệ thừa kế thế vị nói chung ta còn thấy một số tồn tại
như sau:
Thứ nhất, nếu hiểu theo câu chữ của Điều 677 BLDS 2005 thì cháu hoặc
chắt không được thừa kế thế vị nếu cha mẹ của cháu hoặc chắt không có
quyền hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ. Tuy nhiên không phải trong mọi
trường hợp cha, mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với ông, bà hoặc cụ, mà không có quyền hưởng di sản thì cháu, chắt không
được thừa kế thế vị. Cụ thể là:
13
Người thừa kế không có quyền hưởng di sản có thể do pháp luật quy
định do vi phạm khoản 1 Điều 643, có thể do người để lại di sản định đoạt (bị
truất quyền thừa kế) hoặc cũng có thể do người thừa kế từ chối nhận di sản
một cách hợp pháp. Tuy nhiên, quyền từ chối nhận di sản chỉ phát sinh kể từ
thời điểm mở thừa kế, mà người được thế vị lại chết trước hoặc cùng thời
điểm với người để lại di sản nên không thể có trường hợp người được thế vị
không có quyền hưởng di sản do từ chối nhận di sản.
Rõ ràng trong trường hợp cha me, của cháu hoặc chắt không có quyền
hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ do vi phạm khoản 1 Điều 643 của BLDS thì
đương nhiên thì cháu chắt cũng không thể thế vị để nhận di sản của ông, bà
hoặc cụ được. Bởi lẽ bản chất của thừa kế thế vị là cháu hoặc chát “thế chân”
cha, mẹ của cháu hoặc chắt nhận di sản mà cha, mẹ mình đáng lẽ được hưởng
nếu còn sống. Như vậy, cha, mẹ của cháu hoặc cha, mẹ của chắt phải có
quyền được hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được thay thế cha, mẹ mình
để tiếp nhận quyền hưởng di sản đó khi cha, mẹ của mình chết trước hoặc
cùng thời điểm với người để lại di sản.
Mặt khác nếu cho rằng, những người đã vi phạm khoản 1 Điều 643
BLDS vẫn còn có thể được nhận di sản nếu người để lại di sản đã tha thứ và
cho hưởng theo di chúc chứ không phải là không có quyền hưởng một cách
tuyệt đối, vì thế cho nên cháu, chắt được thừa kế thế vị ngay cả trong trường
hợp cha, mẹ chúng vi phạm Điều 643 của BLDS. Nhưng theo quan điểm cá
nhân người thừa kế đã bị kết án về hành vi tại Điều 643 BLDS mặc dù vẫn có
thể được hưởng di sản theo di chúc nhưng nếu còn một phần di sản được chia
theo pháp luật thì dù người thừa kế đó có thuộc hàng thừa kế được ưu tiên
hưởng thì theo pháp luật người đó cũng không được hưởng. Hơn nữa thừa kế
14
thế vị là thừa kế có điều kiện do pháp luật quy định do vậy chỉ phát sinh trên
cơ sở thừa kế theo pháp luật không phát sinh từ căn cứ di chúc. Vì thế trong
trường hợp cha, mẹ của cháu hoặc cha, mẹ của chắt đã bị kết án về hành vi
quy định tại Điều 643 của BLDS thì kể cả trong trường hợp người để lại di
sản đã tha thứ và cho hưởng theo di chúc, thì cháu chắt cũng không được
hưởng thừa kế thế vị, nếu cha mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc cùng
thời điểm với người để lại di sản. Còn trong trường hợp cha mẹ của cháu hoặc
của cha, mẹ của chắt bị người để lại di sản truất quyền thừa kế mà lại chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì hoàn toàn khác.
Trường hợp này cháu, chắt vẫn được thừa kế thế vị, nếu di sản vẫn còn để
chia theo pháp luật. Bởi lẽ phần di chúc đã liên quan đến người thừa kế bị
truất quyền hưởng di sản đó đã bị vô hiệu cho người được chỉ định trong di
chúc không còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp này,
những người thừa kế thế vị sẽ được hưởng chung một phần theo luật được
chia từ phần di sản còn để chia theo pháp luật.
Từ những hạn chế bất cập nêu trên pháp luật cần có các quy định rõ ràng
hơn về thừa kế thế vị trong trường hợp người con hoặc cháu chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà không có quyền hưởng do bị
truất thì cháu chắt của người để lại di sản vẫn có thể được thừa kế thế vị nếu
di sản vẫn còn để chia theo pháp luật.
Thứ hai, Điều 677 của BLDS mới chỉ quy định mang tính chất xuôi
chiều: ông, bà chết trước hoặc cùng thời điểm với cụ, cha, mẹ chết sau ông,
bà nhưng cũng vẫn chết trước hoặc cùng thời điểm với cụ thì con của người
cha, mẹ đã chết đó (tức là chắt của người để lại di sản) được hưởng phần di
sản mà cha hoặc mẹ chắt sẽ được hưởng nếu còn sống. Vì thế giả sử cha, mẹ
15
chết trước ông, bà thì khi ông, bà chết trước hoặc cùng thời điểm với cụ thì
chắt có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Theo quan điểm cá nhân thì để
đảm bảo quyền lợi cho chắt được hưởng ngay cả trong trường hợp trên pháp
luật nên có những quy định cho chắt được hưởng thừa kế thế vị.
Cũng theo quy định tại Điều 677 BLDS thì thừa kế thế vị mới chỉ quy
định đến cháu chắt được hưởng. Tuy nhiên khi áp dụng luật, xét theo quan hệ
bắc cầu và có thể hiểu theo tinh thần điều luật thì chút có được hưởng thừa kế
thế vi hay không ? và thế vị cứ thế có được áp dụng đến vô hạn hay không?
Một thực tế là nếu có quy định của luật cho chút được hưởng thừa kế thế vị
thì cũng rất hiếm khi có trường hợp nào. Tuy nhiên để có văn bản áp dụng,
cũng như khi có đủ điều kiện được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp
chút được hưởng di sản thừa kế của kỵ thì pháp luật nên quy định thừa kế đến
vô hạn.
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một
thời điểm với người để lại di sản nhưng khi người đó còn sống đã bị kết án về
một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005 thì
cháu có được thế vị hay không? Cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp
luật nào hướng dẫn về vấn đề này. Theo quan điểm cá nhân thì khi còn sống
mà người con đó vi phạm một trong các điều quy định tại khoản 1 Điều 643
BLDS năm 2005 thì pháp luật nên quy định cháu, chắt của người đó không
được hưởng thừa kế thế vị.
Trong trường hợp con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối
hưởng di sản của bố mẹ hoặc bị bố, mẹ truất quyền hưởng di sản thì con, cháu
của người đó có được thừa kế thế vị không? Để áp dụng được thống nhất
pháp luật nên có quy định hướng dẫn cháu không được thừa kế thế vị trong
16
trường hợp này. Nếu ông, bà muốn cháu được hưởng thừa kế thì phải lập di
chúc.
Từ những căn cứ trên Điều 677 cần bổ sung như sau:
1. Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản (kể cả khi cháu chết trước hoặc
cùng một thời điểm với ông, bà) thì chắt được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ của chắt sẽ được hưởng nếu còn sống. Cứ tương tự như vậy, trong
trực hệ bề dưới, thế vị cho đến vô hạn.
2. Nếu cha, mẹ của cháu hoặc chắt khi sống đã bị kết án về một trong
các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này thì cháu hoặc chắt
sẽ không được thừa kế thế vị .
3. Nếu con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối hưởng di sản
của bố, mẹ hoặc bị bố mẹ truất quyền hưởng di sản thì cháu, chắt vẫn được
hưởng di sản thừa kế.
Thứ ba, theo quy định của Điều 678 BLDS năm 2005 thì quan hệ thừa kế
thế vị còn phát sinh trên cả mối quan hệ nuôi dưỡng. Tuy nhiên điều luật trên
lại chưa quy định rõ trường hợp nào thì được thừa kế thế vị, do vậy có nhiều
cách khác nhau khi gặp các trường hợp:
Một là, khi người nhận nuôi con nuôi, chết trước hoặc cùng thời điểm
với cha, mẹ đẻ thì người con nuôi của họ có được thừa kế thế vị không?
Hai là, khi người con nuôi chết trước hoặc cùng thời điểm với cha, mẹ
nuôi thì con đẻ của người con nuôi có được thừa kế thế vị không ?
17
Ba là, khi người con nuôi chết trước hoặc cùng thời điểm với cha, mẹ
nuôi thì con nuôi của người con nuôi có được thừa kế thế vị không?
Trước đây, Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1999 của Tòa
án Nhân Dân tối cao đã hướng dẫn con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha
nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ của
người nuôi. Do đó con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của
cha, mẹ đẻ và con đẻ của người nuôi. Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn trên đã
hết hiệu lực thi hành và đến nay vẫn chưa có một văn bản nào thay thế để
hướng dẫn chi tiết Điều 678 nói trên.
Vì vậy, theo quan điểm cá nhân trong trường hợp người con nuôi chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì con ruột của người
con nuôi được hưởng phần di sản mà người con nuôi đáng lẽ được hưởng nếu
còn sống. Còn trong trường hợp khi, người nhận nuôi con nuôi chết trước
hoặc cùng thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì con nuôi của người con nuôi
không được thừa kế thế vị. Từ đó ta thấy rằng BLDS hiện hành nên quy định
cụ thể các trường hợp được thừa kế thế vị trong Điều 678 như sau:
1. Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn
được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 của Bộ luật này .
2.Trong trường hợp người con nuôi chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người nhận nuôi thì con ruột của người con nuôi được hưởng phần di sản
mà người con nuôi đáng lẽ được hưởng nếu còn sống; nếu con ruột của
người con nuôi cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người nhận nuôi thì
cháu ruột của người con nuôi được hưởng phần di sản mà con ruột của
người con nuôi đáng lẽ được hưởng.
18
Qua những phân tích trên ta thấy BLDS 2005 đã có những quy định về
thừa kế thế vị tuy nhiên các chế định về vấn đề này nhưng vẫn còn chưa dự
liệu hết các khả năng có thể xảy ra trên thực tế đời sống. Vì vậy việc hoàn
thiện các chế định về thừa kế thế vị là nhiệm vụ hết sức cần thiết để đảm bảo
quyền và lợi ích của những người có liên quan.
C. KẾT LUẬN
Thừa kế thế vị là một nội dung quan trọng của chế định thừa kế. Với bản
chất là việc cháu chắt được thay vào vị trí của cha, mẹ để hưởng phần di sản
của ông, bà hoặc cụ mà đáng lẽ ra cha, mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống, trong
trường hợp cha, mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ.
Những chế định của BLDS 2005 về thừa kế thế vị đã quy định về vấn đề này
nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cháu chắt. Tuy nhiên Bộ luật
vẫn chưa dự liệu hết các trường hợp của vấn đề này nên vẫn còn tồn tại nhiều
khó khăn khi áp dụng và thực tế. Vì vậy, trong khuôn khổ của bài tập lần này
em đã đưa ra một số quan điểm cá nhân để hoàn thiện các quy định của BLDS
về thừa kế thế vị.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1,
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội - 2006
2. Bộ luật dân sự năm 2005
3. Phan Thị Kim Chi, Luận văn thạc sĩ luật học, Diện và hàng thừa kế theo quy
định của BLDS năm 2005, Hà Nội – 2006
4. Đoàn Hải Yến, Khóa luận tốt nghiệp, Một số vấn đề về người thừa kế theo
pháp luật, Hà Nội – 2011
5. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb.Hà Nội – 2008
6. Phùng Trung Tập, Về cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản
thừa kế theo hàng của ông, bà nội, ngoại, các cụ nội, ngoại, Tạp chí Tòa án,
TANDTC, số 24/ 2005, tr. 13 –
20
MỤC LỤC
21