Vai trò của Lễ tân ngoại giao trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường
lối chính sách đối ngoại quốc gia
Lễ tân ngoại giao được xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mối quốc
gia nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó. Nó là công cụ
chính trị của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ
thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Lễ tân ngoại giao còn thể hiện
được sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia, do vậy bất cứ quốc gia nào
cũng đề cao vai trò của Lễ tân ngoại giao (LTNG) trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt
là trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại.
II. THÂN BÀI
1.Khái quát về LTNG và các vai trò của LTNG
1.1. Khái niệm LTNG
LTNG là tổng thể những nguyên tắc, những quy định truyền thống, tập quán được
các quốc gia thừa nhận mà các chính phủ, các bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện
ngoại giao và các nhân vật chính thức phải tuân thủ trong giao tiếp quốc tế.
Như vậy LTNG bao gồm cả các quy định của Luật quốc tế và Luật quốc gia, cũng
như các quy tắc truyền thống, tập quán được sử dụng trong quan hệ ngoại giao.
1.2. Khái quát vai trò của LTNG
Lễ tân ngoại giao chỉ là cách thức giao tiếp ,nó không phải là nội dung chính và
mục đích cuối cùng của hoạt động ngoại giao, nhưng LTNG lại là công tác quan
trọng rất cần thiết của hoạt động ngoại giao. Nó được ví như một thứ dầu bôi trơn
cho hoạt động ngoại giao diễn ra một cách suôn sẻ. Cụ thể vai trò của LTNG như
sau:
- Đối với việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của
quốc gia
- Đối với việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
- Đối với việc thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
- Các vai trò như: biểu thị sự trọng thị giữa các quốc gia, thể hiện sự lịch sự, văn
minh của quốc gia này đối với quốc gia khác. Tăng thêm sự tôn trọng, uy tín đối với
nước chủ nhà; Giới thiệu và chuyển tải những đặc trưng văn hóa của một dân tộc
Có thể thấy rằng việc ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với nước ngoài là
điều không đơn giản vì nó liên quan đến chủ quyền và lợi ích của quốc gia, uy tín
và thể diện của dân tộc, đồng thời liên quan đến phong tục tập quán và các nền văn
hóa khác nhau.
Pháp luật Việt Nam đã thể hiện các quy định nhằm cụ thể hóa vai trò của LTNG tại
các văn bản pháp luật như Nghị định số 82/2001/NĐ- CP về nghi lễ nhà nước và
đón tiếp khách nước ngoài. Thông tư số 01/2010/TT-BNG hướng dẫn sử dụng biểu
tượng quốc gia và nghi thức Nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ
quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài…
2. Vai trò của LTNG trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính
sách đối ngoại
Lễ tân là 1 loại nghiệp vụ cụ thể và là bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại.
Nó xuất phát từ đường lối đối ngoại, thể hiện và phục vụ đường lối đối ngoại. Các
biện pháp lễ tân đều phải thể hiện đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước,
biểu thị được sự trọng thị, hữu nghị và hợp tác quốc tế đối với tất cả các quốc gia,
các tổ chức quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc và tập quán lễ tân đã được các quốc
gia tôn trọng và thực hiện. Có thể lấy những minh họa sau để cụ thể hóa vai trò đó:
Nghi lễ quốc gia được áp dụng trong các lễ tiết Nhà nước như lễ nhậm chức của
Tổng thống, lễ đặt vòng hoa ở đài tưởng niệm nhân dịp quốc khánh, lễ truy điệu dịp
quốc tang, lễ tuyên dương công trạng, lễ duyệt binh mừng ngày chiến thắng…
thường được tổ chức trọng thể theo tập quán quốc gia và thói quen quốc tế được áp
dụng trong các hoạt động lễ tiết mà đối tượng chính là đối tượng chính là nhân vật
nước ngoài như đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài đến thăm chính thức, lễ trình
thư ủy nhiệm của các đại diện ngoại giao, lễ trao huân chương cho khách nước
ngoài, lễ ký các hiệp định, hiệp ước quốc tế…Tuy có sự khác nhau về tính chất
nhưng trong thực tế nghi lễ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao và nghi lễ quốc gia
không hoàn toàn tách rời nhau. Nhiều hoạt động lễ tiết của các quốc gia có sự tham
gia của khách quốc tế, nhiều hoạt động lễ tiết của các cơ quan đại diện nước ngoài
có mời nhân vật nước sở tại…đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nghi lễ quốc gia
và nghi lễ ngoại giao để đạt được yêu cầu vừa phù hợp với tập quán địa phương,
truyền thống dân tộc, vừa thể hiện được các nguyên tắc về nghi lễ ngoại giao được
quốc tế công nhận.
LTNG không phải là các biện pháp nghiệp vụ đơn thuần, biện pháp lễ tân cũng như
mức độ lễ tân, thường được đề ra và thực hiện trên cơ sở vận dụng đường lối đối
ngoại và tình hình cụ thể với từng quốc gia. Mọi cuộc tiếp đón từ hình thức, nghi
thức, số lượng và các mức độ các nhân vật chính thức tham dự, quy mô các cuộc
chiêu đãi đều phải ánh mức độ quan hệ giữa hai quốc gia. Do tính chất quốc tế của
Lễ tân ngoại giao mà sự tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn lễ tân ngoại giao trong
mối giao bang giữa các quốc gia được coi gần như là bắt buộc. Sự xa rời các quy tắc
đã được thừa nhận, sự vi phạm hoặc tự ý thay đổi của một bên có thể dẫn đến
những tình huống trong quan hệ giữa các nước. Trong lịch sử ngoại giao có thể tìm
thấy nhiều chuyện rắc rối chỉ vì thái độ coi thường đối với nghi thức lễ tân, hoặc tự
ý bỏ đi 1 số tập quán về lễ tân đã được quốc tế thừa nhận. Ta có thể tìm thấy một ví
dụ qua chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 23 đến 27/09/1987 của Thái tử Thái Lan để
dự các hoạt động kỷ niệm lần thứ 100 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước. Theo báo “Thai Rath” thì Hoàng thái tử đã một số lần bị đối xử vô lễ. Trong
khi đang đi trên đường ở Yokohama, người lái xe cho Hoàng thái tử đã dừng xe lại
để đi tiểu tiện; trong khi dự lễ khánh thành tượng cựu hoàng đế Thái Lan Chulalong
Korn tại Nagoya, Hoàng thái tử đã phải ngồi trên chiếc ghế cùng loại ghế các vị
khách khác và đã phải cúi nhặt dưới đất sợi dây thừng để kéo tấm vải phủ tượng
Hoàng đế Chulalong. Hoàng thái tử đã rút ngắn lịch trình chuyến thăm này. Các báo
của Thái Lan đã tố cáo những thiếu sót về lễ tân của phía Nhật Bản. Một nhóm 60
hướng đạo sinh Thái Lan cũng đã biều tình trước sứ quán Nhật Bản để phản đối.
Theo AFP, Bộ ngoại giao Thái đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản chính thức xin lỗi về
việc đón tiếp Thái tử không thỏa đáng. Một quan chức cao cấp Bộ ngoại giao Nhật
Bản nói việc Thái Lan chính thức than phiền với Nhật là Hoàng thái tử Thái Lan bị
lăng nhục trong thời gian thăm Nhật Bản là một việc đáng buồn. Nhật Bản sẽ tìm
cách làm cho Thái Lan thông cảm về việc đó. Nhật không tranh cãi hoặc xin lỗi
công khai. Theo đài phát thanh Băng Cốc, trước tình hình đó, trong một tuyên bố
trên đài, Hoàng thái tử đã nói: “ mặc dầu có vấn đề nảy sinh trong chuyến đi thăm
của tôi do sự hiểu lầm hoặc do các quan chức thiếu năng lực, vì quan hệ giữa hai
nước, tôi hi vọng mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa”.
Công tác lễ tân là công cụ chính trị và là phương tiện để thực hiện chính sách đối
ngoại của Nhà nước. Mỗi hoạt động lễ tân dù lớn hay nhỏ đều thể hiện thái độ chính
trị, nên người làm lễ tân phải cẩn thận và chu đáo, phải nắm bắt được chính sách đối
ngoại, không được để xảy ra các sơ suất làm ảnh hưởng đến các chính sách đối
ngoại của quốc gia.
III. KẾT BÀI
Vai trò của Lễ tân ngoại giao trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối
chính sách đối ngoại có tầm ảnh hưởng lớn đến cả quy trình lễ tân ngoại giao. Nắm
bắt được vai trò này, tựa như đã nắm bắt được cái hồn của dân tộc thể hiện trong
hoạt động đối ngoại. Do vậy các nhà lễ tân ngoại giao cần thể hiện phong cách
chuyên nghiệp và tầm am hiểu sâu sắc để đưa mối quan hệ giao bang giữa các quốc
gia đi đến những giai đoạn thành công mới trong quan hệ quốc tế.