Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vai trò của ngân hàng thương mại trong việc tham gia phát triển thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.46 KB, 3 trang )

Vai trò của ngân hàng thương mại trong việc tham gia phát triển thị
trường chứng khoán
Với trên 5 năm hình thành và hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có những
bước phát triển đáng kể. Riêng trong năm 2005, chỉ số VNIndex đã tăng từ 237,23 lên 307,5, tức
30%. Tổng giá trị thị trường đạt 26.878 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu chiếm 10,4%, trái phiếu chiếm
88,7% và chứng chỉ quỹ chiếm 0,9% . Tuy còn non trẻ, nhưng TTCK Việt Nam đã chứng tỏ là một
kênh dẫn vốn quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Người ta
thường cho rằng, khi TTCK có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ thì lượng chu chuyển vốn qua hệ
thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) bị giảm sút và ngược lại. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh
tế Việt Nam với tiềm năng về vốn trong dân cư còn rất lớn thì nếu có sự tham gia của các NHT M
vào TTCK sớm hơn và mạnh mẽ hơn thì TTCK còn có những bước phát triển ngoạn mục hơn
nữa.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét vai trò của các NHTM trên thị trường thứ cấp. Từ đó có
những kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của các NHTM vào TTCK.
1. Trên thị trường sơ cấp.
a. Vai trò phát hành:
Nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, nhu cầu vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu của
các NHTM là rất lớn. Cho đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM chưa phải là
hoạt động thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, đợt phát hành trái phiếu tăng vốn vừa qua của Ngân
hành Ngoại thương (NHNT) đã chứng tỏ mối quan tâm lớn của thị trường đối với trái phiếu ngân
hàng, đặc biệt là các NHTM hoạt động tốt có uy tín. Nhằm phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, yêu
cầu về mở rộng quy mô vốn của các NHTM càng đặt ra bức thiết. Việc các NHTM phát hành trái
phiếu có ý nghĩa quan trọng: một mặt, nó góp phần tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán,
mặt khác nó là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng trưởng của nền
kinh tế.
b. Vai trò đầu tư trực tiếp:
Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, các NHTM có thể
đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn
đòi hỏi tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn. Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và
công trái là do NHTM mua. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát hành là 17.226
tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm khoản 70%.


c. Vai trò phân phối, bảo lãnh phát hành:
Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính, trong đó có các NHTM
đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với tư cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers)
hoặc bảo lãnh phát hành.
Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với trái phiếu Chính phủ. Với
độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các NHTM có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát
hành. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ còn được chào bán qua Trung tâm giao dịch chứng
khoán và bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống các đại lý sơ cấp. Việc hình thành hệ thống đại lý sơ cấp
với sự tham gia của các NHTM sẽ góp phần đẩy nhanh và hiệu quả qúa trình phân phối trái phiếu
Chính phủ.
2. Trên thị trường thứ cấp.
Với vai trò là trung gian trên thị trường, các NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ sau:
a. Kinh doanh trái phiếu:
Mới đưa vào hoạt động từ tháng 8/2005, hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT với 13 đối tác
là các NHTM và các công ty chứng khoán đã có những kết quả hết sức khả quan. Tính đến hết
năm 2005, tổng doanh số giao dịch đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, trong đó chiếm phần lớn là hoạt
động bán mua lại (chiếm khoảng 2.670 tỷ đồng, tức là khoảng 99%). Do vậy có thể thấy rõ ràng
hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHNT thực chất là hoạt động chiết khấu, tạo thanh khoản cho
thị trường. Bện cạnh đó, hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng
có tiềm năng phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức thật sự chuyên nghiệp. Một ưu điểm nữa
của hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời gian giao dịch của thị trường chứng
khoán tập trung.
b. Sản phẩm phái sinh:
Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng
tương lai đối với các trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị
trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều công cụ để kinh
doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính thanh khoản của thị trường.
c. Cho vay chứng khoán:
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các TTCK phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên

bang (Fed) thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ
này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết được lượng cung
tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các trung gian tài
chính có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế
chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận
lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh
khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài
chính) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.
3. Một số kiến nghị và giải pháp.
Một là, đẩy mạnh thị trường OTC với nòng cốt là hoạt động của các NHTM và công ty chứng
khoán. Đồng thời, cần sớm triển khai đưa trung tâm lưu ký chứng khoán vào hoạt động. Trung tâm
lưu ký chứng khoán độc lập này sẽ tập trung hoá tất cả hoạt động lưu ký đối với các chứng khoán
niêm yết và đăng ký giao dịch của hai Trung tâm giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tạo điều
kiện thuận lợi cho các giao dịch ngoài sàn do các NHTM, công ty chứng khoán thực hiện.
Hai là, thu hút mạnh đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ và phát triển dịch vụ quản lý danh
mục đầu tư cho khách hàng cá nhân. Với dịch vụ này, các NHTM sẽ thiết kế các sản phẩm để thu
hút vốn để đầu tư trong nước hoặc liên kết với các đối tác nước ngoài để bán các sản phẩm quỹ
đầu tư của nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài).
Ba là, tiếp tục phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Tham khảo mô hình của
Singapore cho thấy: tại một thị trường tài chính lớn và phát triển như Singapore, nơi có trên 230
công ty quản lý tài sản với khoảng 1.000 nhân viên và quản lý trên 450 tỷ SGD (khoảng 276 tỷ
USD), mà các điều kiện đầu tư đối với các nhà đầu tư cá nhân rất đơn giản và dễ dàng. Nếu đầu
tư vào các thị trường phát triển và các nước đông nam á, nhà đầu tư chỉ cần có 1.000 SGD (hoặc
tương đương nếu là ngoại tệ khác), tức khoảng 615 USD, đối với các thị trường khác là 5.000
SGD (khoảng 3.000 USD). Thêm vào đó, chính sách thuế thu nhập đối với nhà đầu tư và công ty
quản lý quỹ cũng rất ưu đãi như: miễn thuế thu nhập đối với các nhà đầu tư không cư trú, áp dụng
biểu thuế luỹ thoai đối với công ty quản lý quỹ .
Bốn là, tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích NHTM tham gia hoạt động chứng khoán việc khuyến
khích các NHTM tham gia hoạt động chứng khoán, đặc biệt là hoạt động cổ phiếu sẽ phát huy
được các thế mạnh của các NHTM, đó là: (i) ưu thế về mạng lưới, (ii) khả năng phát triển thị

trường OTC, và (iii) xu thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng - đầu tư, khi các NHTM Việt Nam được phép và đã thực hiện hoạt động quản lý tài sản, thực
chất là hoạt động đầu tư chứng khoán tại nước ngoài mà lại bị hạn chế đối với hoạt động này ở
trong nước.
Năm là, xây dựng được hệ thống xếp hạng (định mức) tín nhiệm. Một trong những đặc điểm quan
trọng nhất của thị trường chứng khoán là tính minh bạch. Do vậy, ở tất cả các thị trường phát triển,
vấn đề xếp hạng tín nhiệm các định chế tham gia thị trường được thực hiện bởi các công ty xếp
hạng độc lập, các thông tin được công bố công khai cho các nhà đâu tư và các chủ thể tham gia
hoặc có liên quan đến thị trường. TTCK Việt Nam muốn phát triển cũng phải xây dựng được một
cơ chế đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập và hữu hiệu. ý tưởng về việc thành lập và đưa vào
hoạt động một công ty xếp hạng tín nhiệm thì Việt Nam đã có. Như là một nỗ lực thúc đẩy tiến
trình này, vào tháng 7/2006, NHNT sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) Hiệp hội ngân hàng châu á (ABA). Hội đồng tư vấn doanh nghiệp AFEC (ABAC) cùng tổ
chức hội thảo quốc tế về vấn đề này.
Sáu là, mở rộng hoạt động của công ty chứng khoán. Việc tăng năng lực tài chính cũng như phạm
vi hoạt động của các công ty chứng khoán với mục tiêu trở thành các ngân hàng đầu tư, đủ sức
bảo lãnh phát hành và thực hiện các dịch vụ đầu tư chứng khoán không chỉ trong thị trường Việt
Nam mà còn tiến tới tham gia vào quá trình phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và các
doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết.
TS. Vũ Viết Ngoạn- TGĐ NH Ngoại thương VN

×