Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.85 KB, 6 trang )

Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia –
Trong lịch sử quan hệ giữa các quốc gia, tập quán pháp lý quốc tế với tư cách là
nguồn luật quốc tế xuất hiện sớm hơn nhiều so với điều ước quốc tế. Nhìn từ góc độ
khoa học của luật quốc tế, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc
xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật
quốc thừa nhận là luật. Cũng như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế tồn tại và có
thể bị thay đổi nếu nó không thích hợp với thực tiễn điều chỉnh quan hệ quốc tế
hoặc có sự xuất hiện của tập quán mới. Điều ước và tập quán quốc tế, về nguyên
tắc, được coi là cách thức chủ yếu xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế bắt buộc,
hay còn gọi là luật “cứng” (“hard” law). Mặc dù điều ước quốc tế được xem là
phương thức làm luật phổ biến trong lĩnh vực các lĩnh vực đời sống luật quốc tế
nhưng các chủ thể của luật quốc tế lại vẫn áp dụng tập quán vì một số lý do. Không
có những thủ tục phê chuẩn phức tạp như điều ước quốc tế, những quy tắc tập quán
là cách thức dễ dàng hơn để đạt được sự thống nhất toàn cầu, bởi vì các chủ thể chủ
động có thể bảo đảm sự mặc nhận từ phía các chủ thể thụ động – một thuận lợi đặc
biệt trong giải quyết những vấn đề trong đời sống quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vai trò
của tập quán quốc tế đối với các quan hệ quốc tế, em xin phân tích đề bài: “Phân
tích vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia”

NỘI DUNG
I. Tổng quan về tập quán quốc tế
1. Khái niệm.


Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành
trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật
Sự hình thành một tập quán quốc tế hoặc sự áp dụng một quy tắc với giá trị là tập
quán quốc tế dự trên hai yếu tố sau:
• Yếu tố vật chất, là sự tồn tại của thực tiến quốc tế, tức phải có quy tắc xử sự được
hình thành trong thực tiễn quan hệ của các quốc gia. Hiểu theo cách truyền thống là


sự lặp đi lặp lại các sự kiện và hành vi pháp lý một cách thống nhất trong sinh hoạt
quốc tế còn theo cách tiếp cận hiện đại bao gồm cả những nguyên tắc hình thành từ
thực tiễn ký kết, thực hiện điều ước quốc tế hay các thực tiễn khác.
• Yếu tố tinh thần, là sự thừa nhận của chủ thể luật quốc tế đối với các quy tắc xử sự
đã hình thành là quy phạm luật quốc tế.
2. Giá trị pháp lý
Về pháp lý tập quán quốc tế có vị trí quan trọng, nó là cơ sở hình thành và phát triển
các quy phạm luật quốc tế và điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật quốc tế
phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế.
3. Phân loại.
Trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai loại tập quán quốc tế :
Thứ nhất, mang tính truyền thống, bao gồm các quy tắc xử sự không thành văn,
hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận
Thứ hai, bao gồm các quy tắc xử sự được ghi nhận trong một số văn kiện, được các
quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình với tư cách là tập quán
pháp lý quốc tế.Đặc điểm của loại này là nó không hình thành từ văn kiện quốc tế


mà chúng có thể hình thành từ điều ước quốc tế cũng như từ các văn kiện quốc tế
khác, thường là nghị quyết của tổ chức quốc tế.
II. Vai trò của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia.
1. Vị trí của tập quán quốc tế trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia.
Thứ nhất, đó là quy tắc xử sự chung trong quan hệ của các quốc gia và được các
quốc gia tuân thủ, áp dụng một cách tự nguyện
Thứ hai, quy tắc này được các quốc gia thừa nhận có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối
với mình.“ Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là những nguồn cơ bản của luật
quốc tế”. Việc hình thành, tồn tại và hủy bỏ các quy tắc của tập quán hay điều ước
không phụ thuộc vào nhau và vào các nguồn khác của luật quốc tế.Lời mở đầu của
Công ước Viên 1969 khẳng định “những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp
tục điều chỉnh những vấn đề chưa được quy định trong các điều khoản của công ước

này”. Vì vậy, các quốc gia chưa gia nhập công ước vẫn có thể viện dẫn các quy
phạm của công ước dưới dạng các quy phạm tập quán.Tính truyền thống, tính mềm
dẻo là những ưu điểm riêng của tập quán quốc tế.Tuy nhiên áp dụng loại nguồn nào
của pháp luật quốc tế phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên khi tham gia các
quan hệ quốc tế.Trong đó việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế có nhiều ưu điểm
vượt trội.
2.Tập quán quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
Ngay từ khi hình thành các quốc gia đã đặt ra vấn đề cần có sự hợp tác với nhau để
không một quốc gia nào tồn tại một cách biệt lập với cộng đồng, cùng nhau phát
triển, hợp tác để chống chiến tranh xâm lược và phát triển kinh tế. Để điều chỉnh
các mối qun hệ đó các quy phạm pháp luật điều chỉnh như điều ước quốc tế, đặc
biệt là tập quán quốc tế cho phép các chủ thể thỏa thuận để lựa chọn cách xử sự cho
mình, có giá trị pháp lý bắt buộc. Thông qua tập quán quốc tế các quốc gia tôn trọng


và thừa nhận các quy tắc xử sự của quốc gia mà mình hợp tác nhẳm tạo dựng quan
hệ hợp tác lâu dài, có nhiều quy phạm pháp luật do chính các quốc gia áp dụng lặp
đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định cũng được các chủ thể
khác thừa nhận là tập quán quốc tế, bắt buộc khi hợp tác với các quốc gia đó phải
tuân thủ tập quán quốc tế đó. Như thực tiễn hoạt động xác lập chủ quyền lãnh thổ
của các quốc gia thông qua tuyên bố của các quốc gia về chiều rộng lãnh hải, về độ
cao vùng trời là xuất phát điểm để hình thành nên tập quán quốc tế về độ cao vùng
trời cũng như về chiều rộng lãnh hải trong Luật quốc tế, hay xét trong bảy nguyên
tắc cơ bản của luật quốc tế, có hai nguyên tắc được hình thành từ tập quán quốc tế,
được các quốc gia thừa nhận, đó là nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các
quốc gia và nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sun
servanda). Hai nguyên tắc này không chỉ tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế mà
còn được khẳng định trong hiến chương liên hợp quốc, như nguyên tắc tận tâm thực
hiện các cam kết quốc tế : “Tất cả các nước thành viên đều phải làm tròn những
nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này” (Khoản 2, Điều 2).

3. Tập quánquốc tế có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế
Hiện nay cùng với sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế , tranh chấp quốc tế cũng
ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, nó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau, nó tồn tại một cách tất yếu như một mặt trái của các quan
hệ giữa các quốc gia. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp luật áp dụng bao
gồm luật nội dung và luật hình thức, là các nguyên tắc quy phạm của Luật quốc tế
(các điều ước quốc tế song phương và đa phươg).Trong một số trường hợp giải
quyết tranh chấp quốc tế, không thể áp dụng Luật quốc tế, Điều ước quốc tế để giải
quyết nhưng tập quán quốc tế có thể áp dụng để giải quyết, giúp cho cơ quan tài
phán quốc tế dễ dàng xử lý tranh chấp mà được sự hài lòng của đương sự. Ví dụ
chứng minh:
Xét trong vụ Nicaragoa kiện Mỹ về việc tiến hành các hoạt động quân sự và bán
quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa. Trong vụ kiện này Tòa án đã sử dụng


luật tập quán để giải quyết tranh chấp giữa hai bên.Bằng phán quyết ngày
26/11/1984. Tòa đã chấp nhận tuyên bố đơn phương của Nicaragoa vào ngày
14/9/1929 về chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa thường trực vẫn có giá trị đối
với tòa, trên cơ sở điều 36, khoản 5 của quy chế.Nicaragoa đã buộc tội Mỹ sử dụng
vũ lực và đe dọa sử dụng vũ, vi phạm 4 công ước mà hai bên đều tham gia, nhất là
hiến chương liên hợp quốc và Hiến chương của Tổ chức các nước châu mỹ, tòa
cũng phải xem xét đến lập luận của Mỹ về việc thực hiện quyền tự vệ tập thể chính
đáng có lợi cho Xanvado.Tranh chấp ở đây rõ ràng là một cuộc tranh chấp về việc
giải thích và áp dụng một điều ước đa phương mà cả Mỹ, Nicaragoa và En Xavando
đều là thành viên của điều ước đó.Bảo lưu của Mỹ không cho phép tòa có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp trong việc áp dụng và giải thích các điều ước quốc tế đó
như là nguồn của luật điều ước, nhưng bảo lưu này không có hiệu lực với các loại
nguồn quốc tế khác mà điều 38 của Quy chế đã quy định, trong đó có luật tập quán.
Mỹ cho rằng các quy phạm tập quán có cùng nội dung với điều ước quốc tế mà Mỹ
bảo lưu không được áp dụng cho giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và các nước khác,

cũng như không được viện dẫn.Nhưng tòa đã bác bỏ lập luận, tòa không chấp nhận
tại sao luật tập quán lại không thể tồn tại và được áp dụng một cách độc lập đối với
luật điều ước.
Thông qua đó tập quán quốc tế đã được tòa án viện dẫn để giải quyết tranh chấp
giữa Mỹ và Nicaragoa, tòa kết luận Mỹ vi phạm các nguyên tắc tập quán của luật
quốc tế về cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng
như cấm can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác.
KẾT LUẬN
Tập quán pháp lý quốc tế với tư cách là nguồn của luật quốc tế xuất hiện sớm hơn
nhiều so với điều ước quốc tế. Trong thời kỳ cổ đại và trung đại, quan hệ giữa các
quốc gia chủ yếu được điều chỉnh bằng tập quán pháp lý quốc tế


Nó có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia,
cũng là một trong những nguồn cơ bản của luật quốc



×