Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.89 KB, 14 trang )

Bình luận quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở
thực tiễn áp dụng năm 2012
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay,
không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung. Không chỉ thúc
đẩy kinh tế phát triển, tạo GDP lớn mà họ còn đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà
nước thông qua hoạt động nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, em xin lựa chọn
đề bài số 13: “Bình luận quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên
cơ sở thực tiễn áp dụng năm 2012” làm bài tập học kỳ môn Luật tài chính.

Mặc dù bài yêu cầu số liệu năm 2012 nhưng em cũng cố gắng cập nhật thêm một số
số liệu 2013 để đảm bảo tính thời sự của vấn đề. Do đây là một đề bài tương đối
mới mẻ, số liệu yêu cầu gần (năm 2012) nên bài làm sẽ không tránh khỏi việc sai
sót, ý kiến cá nhân chủ quan nên em rất mong thầy cô trong Bộ môn giúp đỡ hoàn
thiện bài tập. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I: Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
I. Lịch sử ban hành thuế thu nhập doanh nghiệp
Tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức – một loại thuế đánh vào
thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được áp dụng từ trước năm 1990 và
được cụ thể hóa thánh Luật thuế lợi tức vào năm 1990. Đến năm 1997, Quốc hội đã
thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế lợi tức 1990.
Trải qua một lần sửa đổi vào năm 2003 nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập nên năm


2008 Quốc hội lại một lần nữa thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
(Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành).
Như vậy, có thể thấy Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời từ rất sớm nhưng cũng
trải qua rất nhiều lần sửa đổi, thay thế để hoàn thiện hơn.
II. Khái niệm


Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các
loại hình doanh nghiệp và tổ chức có hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển .
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra các đặc điểm như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu, bởi đối tượng nộp thuế
TNDN cũng đồng thời là đối tượng chịu thuế.
Thuế TNDN đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp (Tức là phần thu nhập hợp pháp
từ sản xuất kinh doanh đã trừ đi chi phí hợp lý).
Thuế TNDN có tính ổn định không cao và khá phức tạp do đánh vào lợi nhuận của
doanh nghiệp (phụ thuộc vào tình hình kinh tế), đối tượng nộp thuế và diện đánh
thuế rộng (phức tạp).
III. Vai trò
Thứ nhất, thuế TNDN góp phần tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.
Bởi trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của các doanh nghiệp ngày càng
lớn, vì vậy, nguồn thu nộp ngân sách nhà nước từ thuế TNDN tương đối cao.


Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết hoạt động kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định.
Thứ ba, thuế TNDN góp phần quan trọng giúp nhà nước thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Chương II: Các quy định của pháp luật về đối tượng nộp thuế TNDN theo quy định
của Luật thuế TNDN hiện hành
I. Các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN theo tiêu chí cơ sở pháp lý thành lập
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN năm 2008 thì đối tượng nộp thuế bao gồm:
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây
gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây
gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”
Như vậy, đối tượng nộp thuế TNDN được pháp luật nêu theo hướng liệt kê, gồm 5
đối tượng và phải đáp ứng được 2 tiêu chí:


- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Có thu nhập chịu thuế theo quy định.
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
a. Khái niệm
Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 2, Nghị định 124/2008/NĐ-CP là Doanh
nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật
Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư, Luật
Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí,
Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức:
công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư
nhân; công ty Nhà nước; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong
hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều
hành chung.
b. Nghĩa vụ nộp thuế:
Theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 2 Luật TNDN thì Doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp thuế đối với thu nhập chịu
thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở
thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
a. Khái niệm



Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật được chia thành hai loại:
Có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Theo đó, khoản 3, Điều 2 Luật thuế TNDN cũng làm rõ khái niệm “cơ sở thường
trú tại Việt Nam” là “cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh
nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh
tại Việt Nam mang lại thu nhập , bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm
mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay
một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng
đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp
đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam”.
* Ngoại lệ: Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về “cơ sở thường trú” thì thực hiện theo
quy định của Hiệp định đó. (Khoản 1, Điều 1 Thông tư 130/2008/TT-BTC).
b. Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 2 Luật thuế
TNDN
*Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam:


- Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế
phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
- Nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập
này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;

*Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối
với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
3. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã
a. Khái niệm
Nghị định 124/2008 cũng quy định cụ thể hơn đối tượng nộp thuế là tổ chức được
thành lập theo Luật hợp tác xã, theo đó, điểm d, khoản 1, Điều 2 Nghị định về
“Người nộp thuế” thì đó là “Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác
xã”.
Dẫn chiếu đến Luật hợp tác xã năm 2012 thì đó là: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,
hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (Điều 2 Luật hợp tác xã năm 2012).
b. Nghĩa vụ nộp thuế:
Tương tự như nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật
Việt Nam, tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã cũng có nghĩa vụ nộp thuế
đối với phần thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
4. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
a. Khái niệm


Theo điểm c, Khoản 1, Điều 2 Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì “Các đơn vị sự
nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập
chịu thuế theo quy định…”
Các đơn vị sự nghiệp (công lập) là một bộ phận cấu thành cơ cấu tổ chức của các cơ
quan hành chính nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức
năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các
ngành, các lĩnh vực theo quy định của pháp luật như viện nghiên cứu, bệnh viện,
trường học .
Ngược lại, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là các đơn vị sự nghiệp không do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b. Nghĩa vụ nộp thuế:

Tương tự như doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và tổ chức
được thành lập theo Luật hợp tác xã thì nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị sự nghiệp
công lập và ngoài công lập cũng phải nộp thuế với những khoản thu nhập phát sinh
trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
5. Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
a. Khái niệm
Đó là các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế
ngoài các đối tượng đã được liệt kê ở các điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 2 Luật
TNDN 2008.
b. Nghĩa vụ nộp thuế


Tương tự, các tổ chức này cũng phải nộp thuế đối với những khoản thu nhập phát
sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
II. Các quy định về đối tượng nộp thuế TNDN theo tiêu chí thuế suất thông thường
và ưu đãi
Nếu như ở phần I Chương II vừa rồi ta phân tích đối tượng nộp thuế theo cơ sở
pháp lý thành lập thì ở đây, ta đi vào phân tích các đối tượng nộp thuế theo mức
thuế suất thông thường và ưu đãi.
1. Đối tượng nộp thuế theo thuế suất thông thường
Tương tự như 5 nhóm đối tượng nộp thuế theo tiêu chí thành lập, tất cả các đối
tượng nộp thuế không thuộc diện nộp thuế theo thuế suất ưu đãi đều phải nộp thuế
TNDN theo quy định chung của nhà nước.
2. Đối tượng nộp thuế theo thuế suất ưu đãi
Theo Điều 13 Luật thuế TNDN 2008 thì các đối tượng sau được nộp thuế suất ưu
đãi với mức thuế suất ưu đãi khác nhau tùy theo nhóm đối tượng:
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới
từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản

xuất sản phẩm phần mềm.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao và môi trường.


- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn.
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.
- Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số.
Chương III: Bình luận các quy định của pháp luật về đối tượng nộp thuế theo Luật
thuế TNDN trên cơ sở thực tiễn áp dụng năm 2012
I. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về đối tượng nộp thuế TNDN năm 2012
Thứ nhất, theo số liệu của Việt Nam Report (Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt
Nam) kết hợp cùng một số cơ quan Chính phủ và thông tấn báo chí khác, ngày
22/10/2013 vừa qua đã công bố kết quả Bảng Xếp hạng 1000 Doanh nghiệp nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012. Bảng Xếp hạng V1000
nhằm biểu dương, tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp có mức nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp cao, có trách nhiệm xã hội và tuân thủ tốt các chính sách, pháp
luật về thuế trong năm 2012.
Tổng số nộp ngân sách của 1000 doanh nghiệp này là 77 nghìn tỷ đồng, tạo phần
lớn nguồn thu cho ngân sách nhà nước .
Phân tích: Điều này không chỉ cho thấy kinh tế Việt Nam đã có bước khởi sắc mà
còn khẳng định ý thức về nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp đã ít nihều được
cải thiện. Quan trọng hơn, nó cho thấy chính sách thuế TNDN của nhà nước nói
chung và chính sách đối với đối tượng nộp thuế nói riêng là tương đối phù hợp, tạo
đà phát triển kinh tế cũng như tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.


Thứ hai, doanh nghiệp (DN) nước ngoài, đặc biệt là các liên doanh, có sự cải thiện

về nghĩa vụ nộp thuế Khối doanh nghiệp nước ngoài đóng góp thuế thu nhập tới
24% tổng số thuế của BXH V1000 năm nay. Nếu xét riêng nhóm mới gia nhập bảng
xếp hạng (khoảng 460 doanh nghiệp xuất hiện mới trong BXH V1000 năm 2013),
thì tỷ lệ số DN nước ngoài chiếm tới hơn 45%, trong khi tỷ lệ tương ứng của nhóm
DN tư nhân là 37,1% và DNNN là 17,5% .
Phân tích: Sự bình đẳng trong quy định về đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp
thành lập theo pháp luật Việt Nam và doanh nghiệp thành lập theo pháp luật nước
ngoài đã tạo thuận lợi lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong
năm 2012 vừa qua.
*Hạn chế: Tuy nhiên, năm 2012 vừa qua vẫn tồn tại một số hạn chế từ phía các đối
tượng nộp thuế TNDN như: Hiện tượng gian lận, trốn thuế vẫn còn tồn tại, phổ
biến, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chưa quan tâm đến nhóm đối tượng
doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không khuyến khích được sự phát triển của nhóm đối
tượng này, gián tiếp ảnh hưởng đến việc thu nộp thuế TNDN.
II. Ưu điểm
Thứ nhất, Luật thuế TNDN 2008 đã loại trừ đối tượng nộp thuế TNDN là cá nhân
so với Luật thuế TNDN 2003. Có thể thấy, đây cũng chính là ưu điểm nổi trội nhất
của Luật thuế TNDN 2008 trong phần quy định về đối tượng nộp thuế.
Rõ ràng, việc loại trừ đối tượng phải nộp thuế TNDN là cá nhân là phù hợp vì
những lý do sau:
- Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 vừa được ban hành trước đó đã quy định đối
tượng nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình. Việc loại bỏ đối tượng là cá nhân đã tránh
trường hợp đánh thuế hai lần – điều tuyệt đối tránh trong đánh thuế.


- Đồng thời, việc loại bỏ đối tượng nộp thuế là cá nhân giúp tên gọi của Luật trở
nên phù hợp hơn. Theo đó, “Luật thuế TNDN” rõ ràng nhắc đến đối tượng nộp thuế
là các doanh nghiệp cũng như các tổ chức có liên quan, đó phải là tổ chức chứ
không thể là cá nhân.
- Việc tách cá nhân khỏi nhóm đối tượng nộp thuế TNDN là phù hợp với thông lệ

quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác.
Thứ hai, Luật thuế TNDN 2008 đã cho thấy sự bình đẳng, không phân biệt đối xử
với đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp(nói chung, bao gồm cả các tổ chức được
thành lập theo Luật hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác,…) được thành lập
trong nước và doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài.
Đây là một điểm tiến bộ của Luật thuế TNDN 2008, nó có tác dụng thúc đẩy,
khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,
thúc đẩy kinh tế phát triển và cũng là một bước tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
nước từ lợi nhuận đạt được của các doanh nghiệp này.
Thứ ba, Luật thuế TNDN 2008 về đối tượng nộp thuế cũng đã có sự phân loại nhóm
đối tượng được hưởng mức thuế suất ưu đãi theo hướng thu hẹp diện ưu đãi theo
lĩnh vực và tập trung sức hấp dẫn ưu đãi theo địa bàn nhằm điều tiết kinh tế, thu hút
đầu tư vào các vùng mục đích xã hội của Nhà nước, tránh việc các nhà đầu tư chỉ
tập trung đầu tư vào các thành phố lớn, các trung tâm phát triển do có điều kiện
thuận lợi, khiến sự chênh lệch phát triển giữa các vùng ngày càng xa.
Thứ tư, từ khi Luật thuế TNDN 2008 ra đời, nhà nước cũng ban hành một số hướng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng nộp thuế, ví dụ như Thông tư số
52/2011/TT-BTC hướng dẫn việc gia hạn nộp thuế TNDN đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ.


Ngày 19/6/2013 vừa qua, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi khái niệm “cơ sở
thường trú”, theo đó, bỏ cụm từ “mang lại thu nhập” trong “cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc
toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập”. Điều này
là phù hợp với các cam kết quốc tế và đảm bảo, không làm ảnh hưởng đến quyền
đánh thuế của Việt Nam.
Như vậy, với những ưu điểm trên, Luật thuế TNDN 2008 đã tạo điều kiện khuyến
khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển, tạo đà cho kinh tế đất nước
phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với thế giới.

III. Hạn chế
Thứ nhất, cách nêu các loại đối tượng nộp thuế TNDN theo hướng liệt kê của Luật
còn mang tính chủ quan, chưa bao quát.
Bởi lẽ, theo Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN 2008, các nhà làm luật mới chỉ đưa ra
được 5 nhóm đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TNDN với 4 đối tượng cụ thể và 1 đối
tượng mang tính chung chung, dự trù (các tổ chức khác). Điều này không thể bao
quát được tất cả các nhóm đối tượng, nhất là trong khi nền kinh tế nước ta vẫn đang
trong giai đoạn Đổi mới, có sự thay đổi liên tục. Vì vậy, việc quy định theo hướng
liệt kê là còn chưa phù hợp, dễ tạo ra lỗ hổng để các đối tượng lợi dụng lách luật
cũng như khiến cơ quan lập pháp phải sửa đổi, bổ sung luật nhiều lần, gây mất thời
gian và lãng phí tiền bạc, vật chất.
Thứ hai, đánh thuế TNDN với các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục đích phi
thương mại là không phù hợp.
Bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì đối tượng chịu thuế TNDN là các tổ chức,
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ,
hàng hóa có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, hiện nay, khi xuất hiện ngày càng nhiều


các tổ chức thuộc Hội khuyến nông, Hội khuyến học, Hội bảo trợ người tàn tật cùng
các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài mà mục đích hoạt động không vì mục đích
thương mại mà vẫn bị đánh thuế TNDN là chưa hợp lý.
Thứ ba, đối với một số đơn vị sự nghiệp không chỉ có tính chất thương mại đơn
thuần mà có các hoạt động đặc thù về cả tư tưởng, văn hóa như cơ quan báo chí,
nhà xuất bản,..thì nên chăng cần có sự điều chỉnh về đối tượng nộp thuế cũng như
thuế suất để khuyến khích phát triển.
Thứ tư, hiện nay (cho đến thời điểm 19/6/2013) vẫn chưa có quy định ưu đãi thuế
với đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, khiến không tạo
được sức hút với nhóm đối tượng này.
IV. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao quy định pháp luật về đối tượng chịu thuế
TNDN theo Luật thuế TNDN hiện hành

1. Mục đích chung
Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của pháp luật thuế nhập khẩu thực
chất là để đạt được những mục tiêu sau:
- Về kinh tế: Có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất, thu hút đầu tư trong và ngoài
nước.
- Về tài chính: Tạo được nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước.
- Về xã hội: Thực hiện và đảm bảo được tính công bằng, hợp lý.
- Về kỹ thuật: Mang tính khả thi, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện cho cả cơ quan
quản lý và đối tượng nộp thuế.


2. Giải pháp khắc phục cụ thể
Thứ nhất, cần thay đổi cách quy định về đối tượng nộp thuế. Theo đó, cần thay đổi
theo hướng quy định chung, mang tính định hướng chứ không nên mang tính liệt kê
như đã phân tích ở phần hạn chế nêu trên. Điều đó sẽ giúp Luật vừa có tính bao quát
chung vừa gọn nhẹ, dễ hiểu, không chồng chéo, phức tạp.
Thứ hai, cần có những điều chỉnh thích hợp về đối tượng chịu thuế, miễn thuế, ưu
đãi thuế theo hướng phù hợp, bên cạnh tránh việc bỏ lọt đối tượng lẽ ra phải tính
thuế thì cũng phải hết sức tránh đánh thuế mang tính cứng nhắc, không quan tâm
việc ưu đãi thuế với một số đối tượng nộp thuế cần được ưu đãi, không phù hợp với
tình hình phát triển chung và hài hòa của xã hội.
Thứ ba, cần khuyến khích hơn nữa tự giác về nghĩa vụ nộp thuế của các doanh
nghiệp, tránh thất thu thuế của nhà nước bởi các hiện tượng gian lận, trốn thuế
TDN. Bên cạnh việc xử lý nghiêm mình những hành vi gian lận thuế thì cũng cần
có các hoạt động tuyên dương, biểu dương, khuyến khích các doanh nghiệp tự giác
chấp hành pháp luật thuế TNDN.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trải qua 5 năm triển khai, Luật thuế TNDN 2008 đã từng bước thể hiện tầm quan
trọng của nó trong đời sống nước ta nói chung và hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ
thống pháp luật về thuế nói riêng. Có được điều đó, trước tiên một phần không nhỏ

là nhờ vào những quy định đúng đắn, phù hợp của cơ quan lập pháp về đối tượng
nộp thuế - những chủ thể trực tiếp cùng với nhà nước tạo nguồn thu cho ngân sách
nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những quy định pháp luật về đối tượng chịu thuế
TNDN vẫn còn những bất cập, vướng mắc trên thực tế. Do đó cần được xem xét
sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa, góp phần quan trọng vào điều tiết hoạt
động thu nộp thuế TNDN.



×