Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân biệt thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.65 KB, 12 trang )

Phân biệt thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ về
kinh tế, mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh
nghiệp (DN). Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một
gia tăng rất nhanh, đặc biệt là xuất khẩu. Để đáp yêu cầu quản lý
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, trong môi trường kinh tế hội
nhập như thế, Hải quan (HQ) Việt Nam đang đứng trước yêu cầu
phải ngày càng hiện đại hoá thủ tục để đáp ứng nhu cầu thông
quan hàng hóa xuất nhập khẩu của DN. Để làm sáng tỏ vấn đềnày,
sau đây em xin phân tích đề tài: “Phân biệt thủ tục hải quan
điện tử và thủ tục hải quan truyền thống. Liên hệ với Việt
Nam và một số nước trên thế giới”.

B. NỘI DUNG
I. Phân biệt thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền
thống
1. Đăng ký tờ khai hải quan
- Quy trình thủ tục HQ điện tử
+ Hồ sơ: Hồ sơ điện tử. Riêng luồng vàng và luồng đỏ DN phải nộp,
xuất trình thêm hồ sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ
thống.


+ Cách thức khai báo: Thực hiện tại cơ quan DN, DN tạo thông tin
trên máy tính và gửi đến cơ quan hải quan thông qua mạng
Internet.
+ Nhập thông tin vào hệ thống: Hệ thống lưu trữ thông tin do DN
tạo và gửi đến cơ quan hải quan.
+ Phân luồng tờ khai: Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và
lãnh đạo đội thông quan hoặc chi cục duyệt phân luồng trên hệ
thống.
- Quy trình thủ tục HQ truyền thống


+ Khác với thủ tục HQ điện tử, hồ sơ trong thủ tục hải quan truyền
thống là
hồ sơ giấy.
+ Cách thức khai báo: DN mang bộ hồ sơ giấy đến chi cục hải
quan cửa khẩu
nộp trực tiếp cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai.
+ Nếu như trong thủ tục hải quan điện tử, phuwong thức nhập
thông tin vào
hệ thống là hệ thống lưu trữ thông tin do DN tạo và gửi đến thì
trong thủ tục hải quan truyền thống, công chức đăng ký tiếp nhận
hồ sơ nhập dữ liệu trực tiếp hoặc nhập từ đĩa mềm do DN cung cấp
vào hệ thống, hoặc khai báo qua mạng.
+ Phân luồng tờ khai: Lãnh đạo đội thủ tục phân luồng tờ khai và
quyết định tỉ lệ kiểm. Công chức tiếp nhận in lệnh hình thức, mức


độ kiểm tra từ hệ thống và lãnh đạo chi cục quyết định hình thức,
mức độ tỉ lệ kiểm tra.
2. Kiểm tra hàng hoá
- Thủ tục hải quan điện tử:
+ Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá: Chi cục hải quan điện tử không
kiểm tra như
các chi cục hải quan cửa khẩu khác.
+ Ghi kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra
nhập vào hệ thống và in ra từ hệ thống phiếu ghi kết quả kiểm tra
hàng hoá.
+ Duyệt thông quan hàng hoá: Sau khi hàng hoá đã được kiểm tra
và đã qua khâu kiểm tra hồ sơ sau kiểm hoá, lãnh đạo chi cục hải
quan duyệt thông quan trên hệ thống.
- Thủ tục hải quan truyền thống:

+ Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá: Khác với thủ tục hải quan điện
tử, trong thủ
tục hải quan truyền thống việc kiểm tra hàng hoá do đội thủ tục
tại chi cục hải quan cửa khầu( nơi có hàng hoá xuất nhập) thực
hiện.
+ Ghi kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra được công chức kiểm tra
ghi trực tiếp vào tờ khai.


+ Duyệt thông quan hàng hoá: : Khác với thủ tục hải quan điện tử,
trong thủ tục hải quan truyền thống, đội trưởng đội thủ tục ký
duyệt thông quan trên tờ khai giấy.
3. Kiểm tra, xác định giá và tính thuế
- Thủ tục hải quan điện tử
+ Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra, xác định giá
tính thuế sau khi hàng hoá được thông quan. Theo quy trình xác
định giá mới: hàng luồng vàng, luồng đỏ thực hiện trước khi hàng
thông quan và luồng xanh được thực hiện sau khi hàng hoá được
thông quan.
+ DN tự khai, tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo. Hệ thống
tự kiểm tra tính thuế.
+ Thông báo thuế được gửi kèm theo thông tin phản hồi cho DN
khi duyệt phân luồng tờ khai.
- Thủ tục hải quan truyền thống có những nét khác biệt cơ bản sau
đây:
+ Đội thủ tục hàng hoá thực hiện sau khi hàng đã được kiểm tra.
+ Tờ khai phải qua khâu kiểm tra tính thuế.
+ Về thông báo thuế, công chức hải quan ra thông báo thuế, quyết
định điều chỉnh thuế khi DN đăng ký tờ khai, tính thuế.



4. Nộp thuế và các khoản phải thu khác
- Thủ tục hải quan điện tử
+ Nộp lệ phí: Nộp định kỳ hàng tháng từ ngày 5 đến ngày 10 tại
Kho bạc Nhà nước theo thông báo lệ phí của cơ quan hải quan gửi
qua mạng Internet.
+ Hình thức là nộp qua kho bạc hoặc bảo lãnh của ngân hàng trên
nguyên tắc người khai hải quan được tự khai, tự nộp.
- Thủ tục hải quan truyền thống
+ Nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng tờ khai, nộp tại
nơi làm thủ tục, trước khi thông quan hàng hoá. Công chức hải
quan phải viết biên lai nộp lệ phí cho từng tờ khai.
+ Nếu như thủ tục hải quan điện tử quy định nộp qua kho bạc
hoặc bảo lãnh của
ngân hàng thì thủ tục hải quan truyền thống lại quy định nộp qua
kho bạc hoặc nộp trực tiếp tại chi cục hải quan cửa khẩu, hoặc bảo
lãnh của ngân hàng.
5. Phúc tập, lưu trữ hồ sơ
- Thủ tục hải quan điện tử
+ Về việc phúc tập, thủ tục hải quan điện tử duy định phúc tập do
đội kiểm tra sau thông quan thực hiện sau khi hàng hoá được
thông quan.


+ Cơ quan hải quan chỉ lưu bộ hồ sơ kèm theo tờ khai đối với hàng
luồng vàng và luồng đỏ. Đối với hàng luồng xanh: cơ quan hải
quan chỉ lưu một tờ khai, DN lưu một tờ khai kèm bộ hồ sơ và hỉ
xuất trình khi cơ quan hải quan yêu cầu. Hồ sơ do hải quan sau
thông quan lưu.
- Thủ tục hải quan truyền thống

+ Phúc tập do đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ thực hiện sau
khi hàng hoá được thông quan.
+ Bộ hồ sơ (bản sao) khi làm thủ tục xong, cơ quan hải quan lưu
toàn bộ, chỉ trả lại DN một tờ khai, bộ hồ sơ bản chính DN giữ. Hồ
sơ do đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ lưu.
II. Liên hệ với Việt Nam và một số nước trên thế giới
1. Đối với Việt Nam
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan điện tủ được áp dụng phổ biến vì
nhanh chóng, dễ dàng. Thủ tục hải quan truyền thống còn rườm
rà, khó thực hiện nên rất ít áp dụng. Thực hiện thủ tục hải quan
điện tử là một trong những chiến lược cải cách và hiện đại hóa của
ngành Hải quan. Sau gần 4 năm triển khai thí điểm theo tinh thần
Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đến
nay thủ tục hải quan điện tử đã được dư luận xã hội, đặc biệt là
cộng đồng DN quan tâm, bước đầu tạo động lực cho triển khai thủ
tục hải quan điện tử. Hiện nay, ngoài Cục Hải quan Hải Phòng và


Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện thủ tục hải quan
điện tử, 5 Cục Hải quan địa phương khác gồm Đồng Nai, Bình
Dương, Hà Nội, Lạng Sơn và Đà Nẵng cũng đang ráo riết chuẩn bị
để thực hiện phương án mở rộng thủ tục hải quan điện tử của Tổng
cục Hải quan đề ra.
Sau hơn 2 năm triển khai thủ tục hải quan điện tử, tổng số tờ khai
xuất nhập khẩu là 67.538 tờ, bao gồm 14.714 tờ khai xuất khẩu và
52.824 tờ khai nhập khẩu với trung bình 130 tờ khai/ngày… Với
thông quan điện tử, hồ sơ hải quan được phân làm 3 luồng (xanh,
vàng và đỏ) tương ứng với cấp độ thông quan. Luồng xanh gồm
những hàng hóa không thuộc danh mục hàng cấm, hàng xuất

nhập khẩu có điều kiện, được miễn kiểm tra và thông quan ngay,
DN không phải xuất trình bộ hồ sơ hải quan bằng văn bản để đăng
ký tờ khai mà chỉ cần sử dụng tờ khai hải quan đã được chấp nhận
thông quan qua mạng để làm thủ tục tại cửa khẩu. Nếu là hàng
hóa trong luồng vàng, luồng bắt buộc kiểm tra hồ sơ trước khi
thông quan, hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử hoặc hồ
sơ giấy. Còn đối với luồng đỏ, phải qua kiểm tra cả hồ sơ và hàng
hóa. Chi cục Hải quan điện tử TP.HCM cho biết, sau hơn 2 năm thực
hiện thông quan điện tử (từ tháng 10-2005), thời gian làm thủ tục
trung bình đối với luồng xanh là 10 - 20 phút, luồng vàng 30 - 40
phút, luồng đỏ 1 - 2 giờ. Tổng số thuế thu được là 5.967 tỷ đồng.
Riêng năm 2007 thu được 2.553 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu thu thuế
hơn 840 tỷ đồng)... Một kết quả được đánh giá là có nhiều tiến bộ
trong phát triển hải quan điện tử. Chính vì thế vào hôm 08/8/2007,
Hải quan TPHCM tiếp tục phát triển hải quan điện tử giai đoạn
2008 - 2010.


Nếu so sánh trong toàn Cục Hải quan TP.HCM, thủ tục hải quan
điện tử chỉ chiếm khoảng 1% tổng số tờ khai và số lượng DN hoạt
động xuất nhập khẩu (XNK), với số thuế thu, kim ngạch XNK chiếm
khoảng 7% tổng số thu, tổng số kim ngạch XNK trong toàn cục. Số
lượng DN tham gia khai báo hải quan điện tử không lớn, đến nay
chỉ có gần 350 DN mạnh tham gia thông quan điện tử quá ít ỏi so
với số lượng hàng chục ngàn DN tham gia xuất nhập khẩu tại
TP.HCM, và tính từ đầu năm 2009 đến ngày 20/7/2009, Chi cục Hải
quan điện tử TPHCM đã giải quyết 20.000 tờ khai xuất nhập khẩu
với tổng kim ngạch trên 2,5 tỷ USD và thu được 1.800 tỷ đồng tiền
thuế… Lãnh đạo UBND TP.HCM, Cục Hải quan TP.HCM và đại diện
một số DN đều đánh giá cao loại hình thủ tục hải quan điện tử nhờ

tiết kiệm thời gian đi lại, ít sử dụng giấy tờ, hàng hoá được thông
quan nhanh chóng, tăng doanh thu cho DN...
Vào tháng 5/2009, Cục Hải quan TP.HCM tổ chức tập huấn cho các
chi cục hải quan trực thuộc và các DN về Khai báo hải quan điện
tử. Đến nay, 11 chi cục trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM với hơn
90% DN.
Hải quan điện tử được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và
quy trình nghiệp vụ đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp với
chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Thủ tục hải quan điện tử có những
ưu điểm mà thủ tục hải quan thông thường không có được. Do vậy
khi thực hiện thông quan điện tử sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho
DN đồng thời đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước. Điều này rất quan
trọng khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Với hình thức thông quan điện tử, DN chỉ cần sử dụng máy tính có
nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan hoặc thông qua một DN


trung gian để thực hiện khai báo và truyền thẳng thông tin khai
báo về hàng hoá xuất nhập khẩu tới hải quan. DN có thể gửi tờ
khai trong bất cứ thời điểm nào trong ngày cho hải quan chứ
không bó buộc trong giờ hành chính.. Sau đó, hải quan sẽ phân
luồng hàng hóa và quyết định hình thức kiểm tra thông qua hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trên cơ sở phân tích, xử lý
thông tin về hàng hoá. Với kết quả xử lý dữ liệu của hệ thống
mạng nội bộ và các phần mềm chuyên ngành cung cấp, hải quan
sẽ quyết định thông quan hay không với lô hàng.
2. Đối với một số nước trên thế giới
Hiện nay, các nước trên thế giới đã dựa trên hệ thống thủ tục hải
quan điện tử, hệ thống này sẽ loại bỏ thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc
giữa người nộp thuế với cán bộ thuế. Nhờ đó, giảm đáng kể thời

gian cho DN, tăng cường tuân thủ thuế và giảm chi phí cho DN.
Các dịch vụ điện tử chính được cung cấp bởi hầu hết các cơ quan
thuế bao gồm: Cung cấp đầy đủ hồ sơ về thuế và các thông tin
khác; Nộp hồ sơ khai thuế điện tử; Có đầy đủ và/hoặc một phần tờ
khai thuế điền sẵn; Kết hợp phương tiện thanh toán điện tử cho tất
cả các loại thuế (ví dụ như thanh toán trực tuyến trực tiếp); Tiếp
cận thông tin cá nhân người nộp thuế thông qua cổng thông tin
trực tuyến; Trung tâm sử dụng phương tiện điện thoại hiện đại
(bao gồm cả công nghệ Interactive voice response), để cung cấp
dịch vụ điện thoại, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin. Theo
nghiên cứu của Diễn đàn Quản lý thuế công bố năm 2011 cho
thấy, một số cơ quan thuế đã bắt đầu sử dụng công nghệ truyền
thông xã hội (Twitter, YouTube và Facebook) trong hoạt động quản
lý thuế.


Tại các quốc gia trên thế giới, thanh toán thuế được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau bao gồm: Thanh toán qua ngân hàng,
bưu điện; Thanh toán di động, thanh toán qua mạng internet; ghi
nợ trực tiếp; Các hình thức khác. Trong đó thì việc thanh toán qua
ngân hàng, bưu điện, internet và ghi nợ trực tiếp đang được các
nước sử dụng khá phổ biến.
Ví dụ: Ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) 12/34 nước thành viên có các khoản thanh toán thuế được
thực hiện đầy đủ bằng phương pháp điện tử. Cụ thể hơn, tại một
số nước khác như: Australia thanh toán thuế qua ngân hàng, bưu
điện chiếm tỷ lệ 24%, điện thoại 3% và qua Internet là 60%; Nhật
Bản thanh toán qua ngân hàng bưu điện là 75%, trừ nợ trực tiếp là
16%; Italia thanh toán qua ngân hàng, bưu điện là 29%, qua
Internet là 30% và trừ nợ trực tiếp là 41%; Hàn Quốc thanh toán

qua ngân hàng, bưu điện là 69% và qua Internet là 18…
Trong bối cảnh hiện nay, các nước không chỉ tập trung vào việc
đào tạo nghiệp vụ trong quá trình quản lý thuế cho cán bộ thuế,
mà còn đẩy mạnh xây dựng đội ngũ quản lý thuế trung thực, minh
bạch và hiện đại. Để thực hiện được điều đó thì mức lương trả cho
cán bộ thuế, cần phải được tương xứng. Đồng thời, cần thiết kế hệ
thống quản lý thuế mà cán bộ thuế ít tiếp xúc trực tiếp với đối
tượng nộp thuế và khả năng quyết định đối với NNT không nhiều.
Xây dựng một chiến lược hoặc kế hoạch quản lý nhân sự trong
ngành Thuế, Hải quan là một trong những nội dung quan trọng
trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành của các nước
trong đó bao gồm các nội dung: chế độ tuyển dụng; kỹ năng phát
triển nhân viên; lãnh đạo và khả năng quản lý; sự hài lòng và tham


gia của nhân viên; nhân viên xuất sắc; sự đa dạng về tuổi; mức
lương và phụ cấp; số nhân viên/tỷ lệ doanh thu; các vấn đề phải
đặt ra.
Đơn cử, New Zealand tập trung phát triển nguồn nhân lực ngành
Thuế dựa trên tiến hành đánh giá năng lực trong sử dụng công
nghệ thông tin; Tập trung vào các dự án phát triển nguồn lực;
Tăng cường kỹ năng và sự hiểu biết của các nhân viên thuế, hải
quan… để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong những lĩnh vực như
thu nợ, đào tạo hệ thống, kiến thức kỹ thuật cao cấp và kết nối
mạng.
C. KẾT LUẬN
Hải quan điện tử là xu thế tất yếu trên bước đường hội nhập kinh
tế quốc tế và mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp. Ngành Hải
quan đã và đang nỗ lực vượt bậc để thực hiện phương thức thông
quan hiện đại này. Thành quả đạt được trong thời gian qua sẽ tạo

động lực, đòn bẩy để triển khai thực hiện hiệu quả hải quan điện
tử trong tương lai.
Để ứng dụng hải quan điện tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
cơ sở hạ tầng thông tin, điều kiện doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ thông tin trên địa bàn, loại hình doanh nghiệp… Trên cơ sở
đó, Tổng cục hải quan sẽ xem xét đến lưu lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu và loại hình thủ tục hải quan điện tử có thể thí điểm
trên địa bàn... Vì vậy, việc triển khai thủ tục hải quan điện tử cần
phải có thời gian để các doanh nghiệp “thích nghi” và có lộ trình
để thực hiện. Hơn nữa, ở nước ta, hạ tầng pháp lý cho các hoạt
động giao dịch điện tử nói chung và hoạt động thương mại điện tử


nói riêng đã hình thành và ngày càng hoàn thiện, việc ứng dụng
thủ tục hải quan điện tử là việc làm cần thiết để nâng cao năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý xuất nhập khẩu
của thành phố.



×