Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.6 KB, 2 trang )
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không
đơn sắc bằng đĩa CD
I. Mục tiêu
- Xác định được một ánh sáng màu có phải là đơn sắc hay không bằng đĩa CD.
II. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm HS: 1 đèn phát ra ánh sáng trắng, các tấm lọc màu đỏ, lục, lam, 1 đĩa
CD, một số nguồn sáng đơn sắc như đèn LED, đèn laze, nguồn điện.
- Cả lớp: Dụng cụ dùng để che tối.
- Mỗi học sinh: Viết báo cáo theo mẫu.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Để nhận biết một nguồn sáng là nguồn đơn sắc hay không đơn sắc ta phải làm
như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi trong mẫu báo cáo
* HS: Trả lời các câu hỏi vào bản báo cáo.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích các
ánh sáng đó thành các màu khác nhau được.
- Ánh sáng không đơn sắc là ánh sáng tuy cũng có một màu nhất định nhưng có thể
phân tích các ánh sáng đó thành các màu khác nhau được.
- Có nhiều nhiều cách phân tích ánh sáng như: dùng lăng kính, dùng đĩa CD.
* Trong bài này ta phân tích ánh sáng bằng đĩa CD:
- Cách làm:
+ Chiếu ánh sáng cần phân tích vào mặt ghi của đĩa CD, quan sát ánh sáng phản xạ,
nghiêng đi nghiêng lại để thay đổi góc tới của chùm sáng trên mặt đĩa (chú ý chỉ
cho ánh sáng cần phân tích lên mặt đĩa).
+ Nếu thấy ánh sáng phản xạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu vào mặt
đĩa CD là ánh sáng đơn sắc.