Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Vật lý 12 bài 29: Thực hành đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.78 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

THỰC HÀNH: ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GIAO THOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Xác định được bước sóng ánh sáng theo phương pháp giao thoa bằng thí nghiệm
2. Kỹ năng: Thực nghiệm
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đo được bước sóng ánh sáng cho giao thoa
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Làm thử các thí nghiệm trong bài và tính toán sơ bộ kết quả thí nghiệm.
- Hình ảnh về ánh sáng, hiện tượng giao thoa và một số cách gây ra hiện tượng
giao thoa ánh sáng; sơ đồ thí nghiệm; hình ảnh về cách đo khoảng vân để mắc ít sai
số nhất.
2. Học sinh:
- Mỗi lớp 6 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm:
+ Nguồn phát tia laze (1 – 5 mW).
+ Khe Y – âng: một màn chắn có hai khe hẹp song song, độ rộng mỗi khe bằng 0,1
mm; khoảng cách giữa hai khe cho biết trước.
+ Thước cuộn 3000 mm
+ Thước kẹp có độ chia nhỏ nhất 0,02 hoặc 0,05 mm.
+ Giá thí nghiệm
+ Một tờ giấy trắng
- Mỗi học sinh một bài báo cáo thực hành.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức, kiểm diện: Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì? Nêu 2 hiện tượng giao thoa ánh sáng
đơn sắc và ánh sáng trắng




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 2: Viết các công thức xác định bước sóng, khoảng vân, vị trí vân sáng, vị trí
vân tối
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Nội dung

Hoạt động 1. Lắp ráp thí nghiệm và tiến hành làm thử thí nghiệm
- Hướng dẫn học sinh lắp
ráp thí nghiệm.
- Kiểm tra việc lắp ráp thí
nghiệm của các nhóm..

- Lắp ráp thí nghiệm theo sơ
đồ sgk.
- Chỉnh sửa lại những chổ
bố trí chưa hợp lí.

HS quan sát GV nắp ráp
dụng cụ và tiến hành thí
nghiệm.

- Cắm đèn laze vào nguồn
- Cho học sinh cắm đèn laze điện, bật công tắc và điều

vào nguồn điện, bật công tắc chỉnh vị trí của màn chắn,
và điều chỉnh vị trí của màn màn quan sát theo yêu cầu
chắn, màn quan sát theo yêu như sgk.
cầu như sgk.
- Tiến hành đo các đại lượng
- Cho học sinh sử dụng một và thử tính  theo các số liệu
đo được.
hệ khe a, đo các đại lượng
và tính thử .

Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm. Lấy các kết quả thí nghiệm
- Cho học sinh cắm đèn laze
vào nguồn điện. Điều chỉnh
vị trí của màn chắn P và
màn quan sát E cho hợp lí,
đo, ghi số liệu của D và i
cho từng hệ khe a khác
nhau. Mỗi hệ khe a tiến
hành 3 lần với các giá trị của
D khác nhau.

- Cắm đèn laze vào nguồn
điện. Điều chỉnh vị trí của
màn chắn P và màn quan sát
E cho hợp lí, đo, ghi số liệu
của D và i.

- Yêu cầu học sinh dọn dẹp
các dụng của thí nghiệm sau
khi đã làm xong thí nghiệm.


- Tắt công tắc đèn, rút đèn ra
khỏi nguồn, tháo các dụng
cụ ra và cất đặt vào nơi qui
định.

HS tiến hành làm thí nghiệm
và ghi nhận kết quả.

- Thay hệ khe a khác và tiến
hành tương tự. Mỗi hệ khe a
tiến hành 3 lần với các giá
trị của D khác nhau.

Hoạt động 3. Xử lí kết quả thí nghiệm, làm báo cáo thực hành


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Hướng dẫn học sinh xử lí
số liệu, tính bước sóng ánh
sáng của đèn laze trong từng
trường hợp theo số liệu đo
đạt được trong thí nghiệm.
- Yêu cầu mỗi nhóm làm
một bản báo cáo thực hành
theo mẫu sgk.

- Tính bước sóng ánh sáng
của đèn laze trong từng lần

làm thí ngiệm.

Tiến hành thu nhận và sử lí
kết quả và nộp báo cáo.

- Tính giá trị trung bình của
bước sống qua tất cả các lần
làm thí nghiệm.
- Làm bản báo cáo thực
hành theo mẫu.

4. Củng cố, luyện tập
Yêu cầu HS nêu một số kiến thức căn bản về hiện tượng giao thoa ánh sáng? Cách
xác định bước sóng ánh sáng trong thực nghiệm.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Hoàn thành các nội dung kiến thức và chuẩn bị tốt bài thực hành.
- Ôn tập lại kĩ năng làm bài thực hành.
- Ôn tập kiểm tra 1 tiết: 2 chương IV và V.
- Xem bài mới: Hiện tượng quang điện.Thuyết lượng tử ánh sáng.



×