Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG-Cty TBGD 1.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.14 KB, 29 trang )

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG.
I.Tài sản lưu động
1.Khái niệm về tài sản lưu động.
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của
nền kinh tế với nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Để
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quy mô nào, người kinh
doanh cần phải có một số tài sản nhất định . Nếu căn cứ vào vai trò của tài sản
đối với quá trình tái sản xuất, tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động thường được cấu thành bởi 2 bộ
phận là TSCĐ và các công cụ lao động. Các công cụ lao động này cũng với đối
tượng lao động hợp thành TSLĐ của doanh nghiệp
Ở Việt Nam, TSLĐ là những tài sản thỏa mãn một trong các điều kiện
sau:
- Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp.
- Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại, hoặc cho mục đích
ngắn hạn và dự kiến thu hồi hơacj thanh toán trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết
thúc niên độ kế toán.
- Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp 1 hạn
chế nào.
Như vậy, TSLĐ của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, thu hồi, hoặc luân chuyển giá trị
trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của TSLĐ:
TSLĐ bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có 1 số
đặc điểm sau:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSLĐ luôn vận động, thay thế và
chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
tiến hành liên tục.
- Mỗi bộ phận TSLĐ có đặc điểm luân chuyển giá trị khác nhau. Bộ


phận TSLĐ là hàng hóa, hoặc nguyên vật liệu thì luân chuyển giá trị
toàn bộ một lần trong một chu kỳ kinh doanh. Bộ phận TSLĐ là công
cụ lao động thì luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị của chúng.
- TSLĐ luân chuyển giá trị nhanh hơn TSCĐ.
- TSLĐ trong các doanh nghiệp có lĩnh vực, ngành nghề, nghiệp vụ sản
xuất kinh doanh khác nhau thì đặc điểm luân chuyển giá trị cũng khác
nhau.

3. Phân loại tài sản lưu động.
* Dựa vào các khâu trong quá trình sản suất kinh doanh TSLĐ được chia
thành :
- TSLĐ trong khâu dự trữ : bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng
thay thế, công cụ lao động…. dự trữ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có thể tiến hành được thường xuyên và liên tục
- TSLĐ trong khâu sản xuất bao gồm sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm. Trong doanh nghiệp thương mại thuần túy thì không có bộ phận TSLĐ ở
khâu này.
- TSLĐ trong khâu lưu thông bao gồm thành phẩm, tiền, các khoản thế
chấp ký quỹ cược ngắn hạn, các khoản phải thu…
* Dựa vào hình thái biểu hiện của tài sản thì TSLĐ của doanh nghiệp
được chia thành:
- Vật tư, hàng hóa: Bao gồm nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bao
bì, vật đóng gói, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa
đang được dự trữ ở các khâu và địa điemr của quá trình kinh doanh
- Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển,
các khoản vốn trong thanh toán.
* Theo cơ ché quản lý TCDN hiện hành, TSLĐ bao gồm:
- Tiền : tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
- Các khoản phải thu, bao gồm: phải thu từ khách hàng, nhà cung cấp,
trong trường hợp ứng trước tiền hàng, từ nhà nước về thuế khầu trừ….nợ khó

đòi.
- Vật tư, hàng tồn kho : Hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công
cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho, hàng gửi bán…..
- TSLĐ khác: tạm ứng, chi phí trả trước, tài sản thiếu chờ xử lý, các
khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
4.Vai trò của tài sản lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh :
Chúng ta có thể khẳng định tài sản lưu động có một vai trò quyết định đối
với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi các
nhà quản lý tài chính biết quản lý một cách khoa học, sử dụng đúng hướng,
đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng tài sản lưu động hợp
lý cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của các tư liệu sản xuất(tài sản
lưu động) góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động giữ vai trò trọng
yếu trong công tác tài chính của doanh nghiệp .
II.Quản trị TSLĐ
Việc quản trị TSLĐ giúp nhà quản trị thây được tính hợp lý hoặc không
hợp lý cảu các bộ phận tài sản cũng như cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp, từ
đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
1. Quản trị tiền
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quĩ, tiền trên tài khoản thanh toán của
doanh nghiệp ở ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua nguyên vật liệu,
trả tiền thuế, nợ,…
Tiền mặt bản thân nó là tài dản không sinh lãi, do vậy trong quản lý thì
việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải chi là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy
nhiên, việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết, nó xuất phát
từ các lí do như : đảm bảo giao dịch hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng từ việc
ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng
trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và
ra.
Khi giữ đủ lượng tiền mặt sẽ có hướng lợi thế trong thương lượng mua

hàng. Mua hàng hóa - dịch vụ nếu có đủ tiền thanh toán sẽ được hưởng chiết
khấu giữ đủ tiền mặt, duy trì chỉ số thành toán ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp
có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng hạn mức tín
dụng rộng rãi.
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy, tiền gửi ngân hàng.
Sự quản lý này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tích sản gần tiền mặt
như các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt như trái phiếu
kho bạc, thương phiếu, hối phiếu,… Trong quản trị tài chính người ta sử dụng
i
BT
C
2
*
=
chứng khoán có khả năng thanh toán cao để duy trì một lượng tiền mặt mong
muốn.
Đối với doanh nghiệp, nội dung của quản lý tiền mặt bao gồm :
- Tăng tốc độ thu hồi tiền.
- Giảm tốc độ chi tiêu.
- Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt và xác định nhu cầu tiền mặt.( Lập
ngân sách chi tiêu)
- Mô hình dự trữ tiền tối ưu
+ Công thức kim ngạch chuyển hóa tối ưu
Ký hiệu:
T là tổng kim ngạch chi tiền trong một thời kỳ nhất định
B là chi phí mỗi lần chuyển các chứng khoán đang lưu giữ thành tiền
C là kim ngạch chứng khoán mỗi lần chuyển hoán
i là tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán.
2 . Quản lý các khoản phải thu
Đây là yếu tố quan trọng cấu thành nên tổng tài sản lưu động của doanh

nghiệp và chúng thường chiếm tỉ trọng lớn. Bởi vậy việc quản lý hai yếu tố này
là một nội dung trọng yếu cảu quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.
* Chính sách tín dụng và các nhân tó ảnh hưởng đén chính sách tín dụng
- Chính sách tín dụng nới lỏng
- Chính sách tín dụng thắt chặt
- Thời hạn tín dụng mở rộng
- Thời hạn tín dụng rút ngắn
- Tỷ lệ chiết khấu cao
- Tỷ lệ chiết khấu thấp
* Phân tích đánh giá khoản phải thu
-Kỳ thu tiền bình quân : các khoản phải thu, doanh nghiệp tiêu thụ
bình quân trong kỳ
Khi thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng
thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. lúc này,
nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Phân tích "tuổi" của các khoản phải thu : qua phân tích nhà quản lý
sắp xếp các khoản phải thu theo niên độ thời gian để theo dõi và có
biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn.
- Xác định số dư khoản phải thu : khoản phải thu sẽ hoàn toàn không
chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán.
doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng.
3 . Quản lý hàng tồn kho.
Trong quá trình luân chuyển của tài sản lưu động phục vụ sản xuất kinh
doanh thì khoản mục hàng hóa dự trữ tồn kho là bước đệm cần thiết, đồng thời
đôi khi tạo ra các cơ hội kinh doanh khi doanh nghiệp đang dự trữ một lượng
lớn mặt hàng khan hiềm trên thị trường. Song nếu hàng tồn kho lớn mà khống
thị trường tiêu thụ thì lại là yếu tố rủi ro của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xác định
hàng tồn kho cho hợp lý, để vừa đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho sản xuất kinh
doanh, vừa không gây tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn, đây là vấn đề luôn được
Các khoản phải thu

Doanh thu tiền thụ bình quân trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân =
C
EOQ
P
EOQ
D
*
2
*
+
C
DP2
nhà quản lý tài chính quan tâm, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay.
Vậy quản lý hàng tồn kho là quản lý các yếu tố sau:
*Chi phí tồn kho:
-Chi phí đặt hàng: bao gồm
+ Chi phí giao dịch
+ Chi phí quản lý, kiểm tra
- Chi phí bảo quản (chi phí lưu kho)
- Các chi phí khác
+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng
+ Chi phí mất uy tín với khách hàng
+ Chi phí giai đoạn sản xuất …..
* Mô hình đặt hàng hiệu quả:
Ta có
∑CF tồn kho = ∑CF đặt hàng + ∑CF bảo quản
P: CF 1 lần đặt
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho 1 khoảng
thời gian nhất định

EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả
C: Chi phí bảo quản trê 1 đơn vị hàng tồn kho
→ ∑ CF tồn kho =
→ ∑ CFmin → EOQ =
* Điểm tái đặt hàng = Số lượng hàng bán trong * Thời gian mua hàng
1 đơn vị thời gian
4. Quản lý chứng khoán có tính thanh khoản cao
CHƯƠNG II : Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại
công ty thiết bị giáo dục I
I. Giới thiệu về công ty
Việc cung cấp các giáo cụ trực quan như dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh minh
hoạ, đồ dùng học tập cho học sinh học tập và thực hành trong trường học từ bậc
học phổ thông tới bậc trung học, cao đẳng và đại học là một nhiệm vụ quan
trọng trong chủ trương đào tạo ở nước ta. Từ những năm 1962 Bộ giáo dục và
đào tạo đã thành lập các xưởng học cụ ở các trường, các giáo viên tự làm các
giáo cụ trực quan để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Tuy nhiên việc làm
Các loại chứng khoán có tính
thanh khoản cao
Đầu tư tạm thời mua CK
tính thanh khoản cao
Bán CK có tính TK cao cân
bằng thu chi tiền
Dòng thu tiền
* Bán hàng thu tiền ngay
* Thu tiền bán hàng trả chậm
Dòng chi tiền
* Chi mua hàng
* Thanh toán hóa đơn mua hàng
Tiền
này chưa đủ đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, về độ chính xác và mỹ quan cũng

như hiệu quả sử dụng của học cụ.
Đứng trước nhu cầu cấp thiết đó, ngày 28/7/1962, Bộ giáo dục (cũ) đã thành lập
xưởng học cụ, sau đó đến ngày 30/12/1970. Xưởng học cụ đổi tên thành xí
nghiệp Đồ dùng dạy học Trung ương số I. Ngày 30/12/1988, xí nghiệp Đồ dùng
dạy học Trung ương số I đã đổi tên thành Nhà máy thiết bị giáo dục Trung
ương I và được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất từ nguồn vốn tài trợ của CHLB
Đức. Đến ngày 9/7/1992, do yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý sản xuất
của Bộ giáo dục để đáp ứng tình hình đổi mới chung trong cơ chế thị trường của
cả nước. Đứng trước tình hình thiết bị giáo dục sản xuất trong nước nghèo nàn
về chủng loại, xấu về mẫu mã không đáp ứng được yêu cầu dạy và học, trước
tình hình các công ty tư nhân kinh doanh về thiết bị giáo dục nhập hàng Trung
Quốc sản xuất có mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng ngày càng chiếm lĩnh thị
trường cung cấp thiết bị giáo dục ở nước ta. Theo chủ trương của Bộ giáo dục
và đào tạo, Nhà máy Thiết bị giáo dục Trung ương I hợp nhất với một số đơn vị
nhỏ lẻ khác trong Bộ như sau : Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học và Công
nghệ, Xí nghiệp Sứ mỹ nghệ, Trung tâm Tin học, Trung tâm vi sinh của Bộ
giáo dục để thành lập liên hiệp hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ với
chức năng chủ yếu là sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục cho khu vực miền
Bắc nước ta.
Đến ngày 15/8/1996, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra quyết định số
3411/QĐ và số 4197/QĐ về việc sát nhập Liên hiệp Hỗ trợ phát triển khoa học
và công nghệ với Tổng công ty cơ sở vật chất và Thiết bị trường học để thành
lập Công ty Thiết bị giáo dục I ngày nay.
Công ty Thiết bị giáo dục I là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế
độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Bộ
giáo dục - Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của công ty.
- Tên công ty : CÔNG TY THIẾT BỊ GIÁO DỤC I
- Trụ sở giao dịch : 49B, Đại Cồ Việt - Hà Nội
- Điện thoại : 8694759 - 8693285 - 8694602
- FAX : 84-4-8694578

- Tên giao dịch đối ngoại : Educational Equipment Company I
(EEC
o
I)
* . cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIẢM ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHỎNG
TỔNG
HỢP
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH
PHÒNG
XUÂT
NHẬP
KHẨU
PHÒNG
CHỈ ĐẠO
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN

CỬA
HÀNG
CỬA
HÀNG
CÁC XƯỞNG SX
XƯỞN
G MÔ
HÌNH
CÁC TRUNG TÂM
XƯỞN
G
NHỰA
XƯỞN
G
THUỶ
TINH
XƯỞN
G CƠ
KHÍ
TT
CHẾ
BẨN
TT
NỘI
THẤT
TT
ĐỒ
CHƠI
MG
TT

CG
CÔNG
NGHỆ
TT
TIN
HỌC
* Bảng 01: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 2001/2000
Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6)=(5)/(1)
1.Tổng doanh thu 1000đ 66840000 75744000 8904000 13,42
2.Các khoản giảm trừ 1000đ 1310000 24000 -1286000 -98,17
3.Doanh thu thuần((1)-(2)) 1000đ 65530000 75720000 10190000 15,55
4.Tổng chi phí sản xuất KD 1000đ 64640000 74825000 10185000 15,76
5.Tỷ suất chi phí [(4)/(1)] 1000đ 96,70 98,78 2,08
6.Lợi nhuận (trước thuế) 1000đ 890000 895000 5000 0,56
7.Tỷ suất lợi nhuận [(6)/(1)] 1000đ 1,33 1,18 -0,15
8.Nộp ngân sách
(thuế thu nhập)
1000đ 284800 286000 1200 0,42
9.Thu nhập bình quân
(người/tháng)
1000đ 780 900 120 13,58
II. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động tai công ty thiết bị giáo
dục I qua 2 năm 2000-2001.
Tài sản lưu động của Công ty Thiết bị giáo dục I trong những năm gần đây
luôn được mở rộng và phát triển. tài sản lưu động của Công ty Thiết bị giáo

dục I bao gồm : Tài sản = tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu
động khác.
1. Phân tích Tổng hợp tình hình tài sản lưu động :
Để phân tích tổng hợp tình hình tài sản lưu động ta cần đánh giá sự biến
động của tài sản lưu động trong mối liên hệ với doanh thu:
- Sự biến động được coi là tích cực khi tài sản lưu động và doanh thu tăng
nhưng tốc độ tăng của doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động .

×