Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại hà nội những giải pháp về xúc tiến và quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.34 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào tháng 12 năm
1987 cùng với việc áp dụng hàng loạt các chính sách khuyến khích đầu tư
của Chính phủ cho một nền kinh tế mở, 40 quốc gia và hàng trăm các tập
đoàn, công ty nước ngoài đã đầu tư và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào
Hà Nội, một thị trường mà các chuyên gia nước ngoài đánh giá là còn
nhiều tiềm năng có thể khai thác.
Để xây dựng Hà nội trở thành một trong những khu vực hấp dẫn
đầu tư nhất trong cả nước, nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải có những giải pháp hữu hiệu, khoa
học, phù hợp với những điều kiện chính trị - xã hội có thể cho phép. Đề
tài Luận văn tốt nghiệp với tiêu đề: “Nghiên cứu thực trạng môi trường đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội - Những giải pháp về xúc tiến và quản lý” sẽ

đóng góp

một phần cho việc tham khảo để định hướng xây dựng kế hoạch phát triển
trung hạn và dài hạn về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà
Nội góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nhằm sớm
đưa Hà nội trở thành một thành phố công nghiệp hiện đại trong những
năm của thập kỷ 2010.

1
PHẦN
I

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN



Trong lịch sử thế giới, Đầu tư Trực tiếp của Nước ngoài đã từng
xuất hiện ngay từ thời tiền Tư bản. Các Công ty của Anh, Hà Lan, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha là những Công ty đi đầu trong lĩnh vực này dưới
hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu Á để khai thác đồn điền và cùng
với ngành khai thác đồn điền là những ngành khai thác khoáng sản nhằm
cung cấp các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Khi
Chủ nghĩa Tư bản bước sang giai đoạn mới, đánh dấu bằng sự kiện "Công
xã Pari" thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nước công nghiệp
phát triển càng có qui mô to lớn hơn.

Trong thế kỷ XIX, do quá trình tích tụ và tập trung Tư bản tăng lên
mạnh mẽ, các nước công nghiệp phát triển lúc bấy giờ đã tích luỹ được
những khoản Tư bản khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc
xuất khẩu Tư bản. Theo nhận định của Lênin trong tác phẩm "Chủ nghĩa
Đế quốc, giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản" thì việc xuất khẩu Tư
bản nói chung đã trở thành đặc trưng cơ bản của sự phát triển mới nhất về
kinh tế trong thời kỳ "Đế quốc Chủ nghĩa". Tiền đề của việc xuất khẩu Tư
bản là "Tư bản thừa" xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất
vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà
2


quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất
hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của
sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một
quốc gia, hình thành nên qui mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Thông
thường khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp đã phát triển, việc đầu tư
ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà Tư bản, vì
các lợi thế so sánh ở trong nước không còn nữa. Để tăng thêm lợi nhuận,

các nhà Tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài
thường là vào các nước lạc hậu hơn, vì ở đó do các yếu tố đầu vào của sản
xuất còn rẻ hơn nên lợi nhuận thu được thường cao hơn. Chẳng hạn như
vào thời điểm đầu thế kỷ XX, lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư
ở nước ngoài ước tính khoảng 5% trong một năm, cao hơn đầu tư ở trong
các nước tiên tiến. Sở dĩ như vậy là vì, trong các nước lạc hậu Tư bản vẫn
còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ và nguyên liệu rẻ. Mặt
khác các công ty Tư bản lớn đang cần nguồn nguyên liệu và các tài
nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp ổn định và đáng tin cậy cho
việc sản xuất của họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn thu
được lợi nhuận cao, vừa giúp họ giữ vững vị trí độc quyền
Theo Lê nin thì "Xuất khẩu Tư bản" là một trong năm đặc điểm
kinh tế của Chủ nghĩa Đế quốc, thông qua Xuất khẩu Tư bản, các nước
Tư bản thực hiện việc bóc lột đối với các nước lạc hậu và thường là thuộc
địa của nó. Nhưng cũng chính Lênin khi đưa ra "chính sách kinh tế mới"
đã nói rằng: những người Cộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu
kinh tế và khoa học kỹ thuật của Chủ nghĩa Tư bản thông qua hình thức
"Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước". Theo quan điểm này nhiều nước đã "chấp
nhận" phần nào sự bóc lột của Chủ nghĩa Tư bản để phát triển kinh tế,
như thế có thể còn nhanh hơn là tựu thân vận động hay đi vay vốn để mua
lại những kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, mức
độ "bóc lột" của các nước Tư bản cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh
tế chính trị của các nước tiếp nhận đầu tư Tư bản. Nếu như trước đây,
3


hoạt động Xuất khẩu Tư bản của các nước Đế quốc chỉ phải tuân theo
pháp luật của chính họ, thì ngày nay các nước nhận đầu tư đã là các quốc
gia độc lập có chủ quyền, hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân theo
pháp luật, sự quản lý của Chính phủ sở tại và thông lệ quốc tế, nếu các

Chính phủ của nước chủ nhà không phạm những sai lầm của quản lý vĩ
mô thì có thể hạn chế được những thiệt hại của hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài.

Muốn thực hiện được việc đầu tư vào một nước nào đó, nước nhận
đầu tư phải có các điều kiện tối thiểu như phải có cơ sở hạ tầng đủ đảm
bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất công nghiệp và phải
hình thành một số ngành dịch vụ, phụ trợ phục vụ nhu cầu của sản xuất
và đời sống. Chính vì vậy mà các nước phát triển thường chọn nước nào
có những điều kiện kinh tế tương đối phát triển hơn để đầu tư trước. Còn
khi phải đầu tư vào các nước lạc hậu, chưa có những điều kiện tối thiểu
cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài, thì các nước đi đầu tư cũng phải
dành một phần vốn cho việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và
một số lĩnh vực dịch vụ khác ở mức tối thiểu đủ đáp ứng yêu cầu của sản
xuất và một phần nào đó cho cuộc sống sinh hoạt của bản thân những
người nước ngoài đang sống và làm việc ở đó.

Sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế của các nước công nghiệp phát
triển lại rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế, chính lúc này, để vượt qua
giai đoạn khủng hoảng và tạo ra những điều kiện phát triển, đòi hỏi phải
đổi mới Tư bản cố định. Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài, các
nước công nghiệp phát triển có thể chuyển các máy móc, thiết bị cần thay
thế sang các nước kém phát triển hơn và sẽ thu hồi được một phần (nhiều
khi cũng không nhỏ) giá trị để bù đắp những khoản chi phí khổng lồ cho
việc mua các thiết bị máy móc mới. Những thành tựu khoa học kỹ thuật
ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đi vào ứng dụng trong sản
4


xuất và đời sống, các chu kỳ kinh tế ngày càng rút ngắn lại, vì vậy yêu

cầu đổi mới máy móc, thiết bị cũng ngày càng cấp bách hơn. Ngày nay,
bất kỳ một trung tâm kỹ thuật tiên tiến nào cũng cần phải luôn luôn có thị
trường tiêu thụ công nghệ loại hai, có như vậy mới đảm bảo thường
xuyên thay đổi công nghệ - kỹ thuật mới.

Nguyên tắc lợi thế so sánh cho phép hoạt động đầu tư nước ngoài
lợi dụng được những ưu thế tương đối của mỗi nước, đem lại lợi ích cho
cả hai bên: Bên đi đầu tư và Bên nhận đầu tư. Những thuận lợi về kỹ
thuật của các công ty, cho phép nó so sánh trong các công ty con của nó ở
những vị trí khác nhau do việc tận dụng Tư bản chuyển dịch cũng như
chuyển giao các công nghệ sản xuất của nước ngoài, tới những nơi mà giá
thành thấp.
Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá
trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi
kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền
kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập "đóng cửa" là không
thể tồn tại vì chính sách đó chỉ kìm hãm quá trình phát triển của xã hội.
Một quốc gia hay vùng lãnh thổ khó tách biệt khỏi thế giới vì những
thành tựu của khoa học và kỹ thuật đã kéo con người ở khắp nơi trên thế
giới xích lại gần nhau hơn và dưới tác động quốc tế khác buộc các nước
phải mở cửa với bên ngoài. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là
một trong những hình thức hợp tác quốc tế hữu hiệu nhất hiện nay, đã và
đang trở thành phổ cập như một phương thức tiến tạo.

Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước
ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm
lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.

5



Đầu tư quốc tế có hai dòng chính: Đầu tư của tư nhân và trợ giúp
phát triển chính thức (ODA). Các dòng vốn đầu tư quốc tế bao gồm các
kênh chính sau đây:
- Đầu tƣ của Tƣ nhân:
+ Đầu tư trực tiếp (FDI)
+ Đầu tư gián tiếp
+ Tín dụng thương mại
- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA:
+ Hỗ trợ dự án
+ Hỗ trợ phi dự án
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán
+ Tín dụng phát triển ưu đãi
CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ QUỐC TẾ VÀ VỐN FDI
Vốn đầu tư quốc tế

Đầu tư doanh nghiệp
hoặc tư nhân

Đầu tư FDI

Trợ giúp phát triển chính
thức của Chính phủ hoặc
tổ chức quốc tế

Tín dụng
thương mại

Hỗ trợ dự án


6

Tín dụng phát
triển ưu đãi


Đầu tư gián
tiếp

Hỗ trợ phi dự án

Phát triển nền kinh tế của một quốc gia

Ngày nay, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
vào một quốc gia hoặc một lãnh thổ đã và đang trở thành một phương
thức hữu hiệu nhất, một yếu tố quan trọng bậc nhất trong cơ cấu ngân
sách phát triển của một quốc gia, là một hình thức quan trọng và phổ biến
trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bù đắp
sự thiếu hụt về vốn, công nghệ và lao động giữa các nước đang phát triển
và các nước phát triển. Một nước đang phát triển sẽ khai thác những tiềm
năng vốn có của mình một cách có hiệu quả hơn khi nhận được nguồn
vốn và công nghệ từ các nước phát triển thông qua việc liên doanh, hợp
doanh và BOT.

Mặt khác các nước phát triển sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi bỏ
vốn đầu tư ra nước ngoài - nơi có các chi phí đầu vào thấp hơn trong
nước ... Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần cải thiện mối quan hệ
chính trị giữa các quốc gia, các quan hệ về hợp tác thương mại, vấn đề
môi trường, các quan hệ văn hoá xã hội khác, tạo nên tiếng nói chung
giữa các cộng đồng và khu vực.


Đầu tư nước ngoài ngày nay, bên cạnh tốc độ tăng trưởng phân bổ
theo địa lý, việc phân bổ theo ngành đang thay đổi. Trước đây đầu tư vào
các nước đang phát triển tập trung vào việc khai thác tài nguyên và cơ sở
hạ tầng. Nhưng các khoản đầu tư này đã giảm xuống trong khi đầu tư vào
7


các hoạt động chế tạo và dịch vụ lại tăng lên. Nhân tố thúc đẩy dẫn đến
sự chuyển biến này là Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế sau chiến tranh, đặc biệt
vấn đề quyền sở hữu và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhân tố lôi kéo chính là việc đề ra các chương trình công nghiệp hoá
thường dựa vào việc thay thế nhập khẩu, ít ra là cho lúc khởi đầu. Một số
nước lúc đầu là các nước Nics đã bước đầu chuyển sang công nghiệp hoá
vào những năm 1970, chuyển từ sản xuất để phục vụ cho thị trường của
nước sở tại sang sản xuất để xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc các nước
thứ 3. Chi phí vận tải rẻ hơn cũng như những khuyến khích của nước chủ
nhà cũng làm tăng đầu tư vào chế biên nguyên liệu công nghiệp ở các
nước sản xuất. Ở khu vực dịch vụ, các ngân hàng xuyên quốc gia đã đầu
tư ra nước ngoài để áp sát các thị trường mới ở các nước đang phát triển.

Như vậy, cho dù tất yếu hay khách quan, các nước đang phát triển
ngày nay vẫn tranh thủ vận dụng quan hệ này bằng việc đưa ra nhiều các
biện pháp, chính sách cũng như chiến lược để thu hút và sử dụng nguồn
vốn đầu tư từ nước ngoài một cách có hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế trong nước và khu vực.

II. SỰ VẬN ĐỘNG
THỰC TIỄN CỦA FDI


Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào khoảng thế kỷ XIX
đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Xu
hướng chung là ngày càng tăng lên cả về số lượng, qui mô, hình thức, thị
trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong
các quan hệ kinh tế quốc tế.

8


Tổng số vốn lưu chuyển quốc tế trong những năm gần đây tăng
mạnh, khoảng 20 - 30 % một năm. Điều đó phản ánh xu thế quốc tế hoá
đời sống kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn
nhau và tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết và hợp tác kinh
tế quốc tế. Những năm 70, vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới trung
bình hàng năm đạt khoảng 25 tỷ USD, đến thời kỳ 1980 - 1985 đã tăng
lên gấp hai lần, đạt khoảng 50 tỷ USD. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên toàn thế giới năm 1986 là 78 tỷ USD, năm 1987 là 133 tỷ USD, năm
1988 là 158 tỷ USD, năm 1989 là 195 tỷ USD và từ năm 1990 - 1993 số
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới hầu như không
tăng lên, chỉ dừng ở mức trên dưới 200 tỷ USD. Đến năm 1994, số vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới lại tiếp tục tăng lên đạt mức 226
tỷ USD và đến năm 1995 con số đó là 235 tỷ USD.

4
3
3
2
2
1
1

0
90/89

91/90 92/91

93/92 94/93

9

95/94 96/95

97/96


Số lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng lên mạnh trong
thời gian qua và chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng số vốn đầu tư trên
toàn thế giới. Vào cuối thập kỷ 70 vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
chiếm 5% trong tổng số vốn đầu tư trên toàn thế giới, bước sang năm
1989, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt mức xấp xỉ 200 tỷ USD, chiếm
13% trong tổng số vốn đầu tư trên toàn thế giới là 1500 tỷ USD. Tình
hình trên đây chứng tỏ xu hướng phát triển sản xuất quốc tế ngày càng
được mở rộng và ngày càng có nhiều nước tiến hành đầu tư ra nước
ngoài.

10


Bảng: So sánh vốn đầu tƣ FDI với
tổng số vốn đầu tƣ trên toàn thế giới


Đơn vị: tỷ USD
NĂM

1970

1989

1990

1995

* Vốn FDI

25

195

200

235

252

285

* Vốn Đầu tƣ thế giới

500

1500


1520

1710

1800

1950

5

13

13.2

13.7

14

15

* So sánh (%)

1997 1999

Nguồn: Tư liệu từ Thư viện Quốc gia

Tình hình trên đây cũng có nghĩa là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài chảy vào khu vực các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên,
nhưng mức tăng hàng năm không đều. Những số liệu dưới đây sẽ chứng

minh cho nhận định này:

Bảng: Dòng vốn FDI chảy vào các nƣớc đang phát triển
Đơn vị: tỷ USD
NHÓM NƢỚC
TỔNG SỐ
CÁC

NƢỚC

1986

1987

1988

1989

1990

1993

1994

1998

78

133


159

195

184

194

226

240

64

108

129

165

152

114

142

165

14


25

30

30

32

80

84

75

CNPT
CÁC NƢỚC ĐPT

11


Bảng: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
chảy vào và ra trên thế giới

CÁC NƢỚC PT

NĂM

VÀO

RA


CÁC NƢỚC ĐPT

VÀO

RA

TRUNG VÀ

TẤT CẢ CÁC

ĐÔNG ÂU

NƢỚC

VÀO

RA

VÀO

RA

Đơn vị tính: tỷ USD
82 - 86

43

53


19

4

0.02

0.01

61

57

87 - 89

142

183

31

12

0.6

0.02

174

195


1989

172

202

29

15

0.3

0.02

200

218

1990

176

226

35

17

0.3


0.04

211

243

1991

115

188

41

11

2m5

0.04

158

199

1992

111

171


55

19

4m5

0.02

170

191

1993

129

193

73

29

6.0

0.08

208

222


1994

135

189

84

83

6.3

0.07

226

222

Tỷ lệ % trong tổng số
82 - 86

70

94

30

6

0.03


0.01

100

100

87 - 91

82

94

18

6

0.4

0.01

100

100

1992

65

90


32

10

3

0.01

100

100

1993

62

87

35

13

3

0m03

100

100


1994

60

85

37

15

3

0.03

100

100

Tốc độ tăng tính bằng %
82 - 86

24

25

- 11

7


3

53

11

24

87 - 91

0.5

9

16

15

278

47

4

9

1992

-3


-9

34

76

81

- 54

8

-4

1993

5

-2

15

13

5

- 13

8


0.04

1994

5

-2

15

13

5

- 13

8

0.04

Nguồn: Tư liệu từ Thư viện Quốc gia

12


PHẦN II
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC
NGOÀI VÀO HÀ NỘI


13


I. QUÁ TRÌNH THU HÚT ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

Chính phủ Việt Nam quyết định thực hiện chiến lược “mở cửa nền
kinh tế “ trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanh vào giai
đoạn toàn cầu hoá, là một trong những biểu hiện của sự nhận đầy đủ hơn
đặc điểm của thời đại để lựa chọn một chiến lược thích nghi. Vì thế, năm
1987 Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi vào
loại bậc nhất so với các nước trong khu vực.

Tuy Luật đầu tư nước ngoài thông thoáng nhưng môi trường đầu tư
nước ngoài tại Việt nam còn nhiều yếu kém và rủi ro cao. Do vậy trong 3
năm đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, số dự án và số
vốn đầu tư có xu hướng tăng song còn rất ít. Có thể nói từ 1988 đến 1990
là thời gian thận trọng của tất cả các bên. Số vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam đạt bước nhảy vọt vào năm 1991, chừng gần 1,3 tỷ USD. Từ
năm 1991 đến năm 1996 số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng
mạnh, kể cả số dự án cũng tăng, từ năm 1996 đến 2000 giảm mạnh. Tình
hình đó được thể hiện qua bảng sau:

14


Bảng: Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài vào
Việt Nam từ năm 1988 đến 2000
Đơn vị: Triệu USD
CHỈ TIÊU


TT

SỐ DỰ ÁN

NĂM

VỐN ĐẦU TƢ

VỐN ĐẦU TƢ

ĐĂNG KÝ

THỰC HIỆN

1

1988

37

336

30

2

1989

70


539

100

3

1990

111

596

180

4

1991

115

1288

310

5

1992

193


2271

463

6

1993

272

2987

1002

7

1994

362

4071

1500

8

1995

404


6616

2100

9

1996

326

8538

2500

10

1997

336

4453

2900

11

1998

333


4830

1900

12

1999

308

2120

1519

13

2000

315

1500

1350

TỔNG

3182

40175


15904

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

15


Bảng: Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài vào
Hà Nội từ năm 1989 đến 2000
Đơn vị: 1000 USD
CHỈ TIÊU

TT

SỐ DỰ ÁN

NĂM

VỐN ĐẦU TƢ

VỐN ĐẦU TƢ

ĐĂNG KÝ

THỰC HIỆN

1

1989


4

48170

700

2

1990

8

295088

12582

3

1991

13

126352

28444

4

1992


26

301000

54962

5

1993

43

856912

108933

6

1994

62

989781

386340

7

1995


59

1058000

519458

8

1996

45

2641000

605000

9

1997

50

913000

712000

10

1998


46

673000

525000

11

1999

44

345000

182000

12

2000

44

100000

80000

TỔNG

444


8347303

3215419

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Quy mô vốn đầu tƣ bình quân cho một dự án:
- Đối với cả nƣớc:
Năm 1996, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt cao
nhất (26.2 triệu USD), tăng gấp 7,5 lần so với năm 1988 (là năm đạt mức
16


thấp nhất). Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án qua các năm như
sau:
NĂM

1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

VĐTT

3.5

3.8

4.5

5.8

7.5


8.2

11.2 16.4 26.2 13.3 14.5

6.8

4.7

B

$30.00
$25.00
$20.00
$15.00
$10.00
$5.00

19
88
19
89
19
90
19
91
19
92
19
93

19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00

$0.00

- Đối với Hà nội:
Năm 1996, quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt cao
nhất (57 triệu USD), tăng gấp 6,5 lần so với năm 1991 (là năm đạt mức
thấp nhất). Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án qua các năm như
sau:

NĂM
VĐTTB

1989 1990 1991 1992
12

36


8.8

11.5

1993

1994 1995 1996 1997 1998

19.7

15.6

17

18.7

57

18.3

14.6

1999

2000

7.8

2.2



60
50
40
30
20
10
0
1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

2. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Hà nội so với cả nƣớc:
Hà Nội là một trong những thành phố đứng đầu trong việc kêu gọi
và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau hơn 10 năm (từ năm 1989
đến năm 2000) kể từ ngày ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
cùng với việc áp dụng hàng loạt các chính sách khuyến khích đầu tư cho
một nền kinh tế mở cửa của Chính phủ Việt Nam, Hà Nội đã mở quan hệ
hợp tác đầu tư với 40 quốc gia và hàng trăm các Tập đoàn, Công ty lớn
trên thế giới. Tính đến hết năm 2000 thành phố Hà Nội đã có 444 dự án
được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 8.3 tỷ
USD (có 362 dự án đang còn hiệu lực hoạt động với tổng số vốn đầu tư
đăng ký 7.8 tỷ USD), vốn Đầu tư thực hiện đạt 3,2 tỷ USD. Tỷ trọng khai
thác nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội so với cả nước
thường đạt ở mức bình quân là 21%. Sau đây là biểu mô tả tỷ trọng FDI
của Hà Nội so với cả nước qua các năm:
VỐN ĐẦU TƢ

1990

1991


1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Cả nước

1582

1294

2036

2652

4071


6616

8258

4445

4830

2120

1500

Hà nội

300

126

301

857

989

1058

2641

913


673

345

100

18


So sánh (%)

19

10

15

32

24

10%

19%

21

15%


1992

1995

24%

16%

1997

12%

21%

14%

14

1994

1993

1996

32%

32

1991


1990

32
%

16

1999

6%

19

2000

1998

16

7


3. Thu hút các quốc gia đầu tƣ vốn vào
Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng

- Đối với toàn quốc:
Năm 1988 chỉ có 12 quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam, năm 2000
đã thu hút được trên 65 quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam (tăng gấp 5
lần). Sự gia tăng các quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam qua các năm như
sau:


NĂM

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

Quốc gia

12

18

26

32


39

43

48

52

56

1997

2000

60

65

- Đối với Hà nội:
Năm 1989 chỉ có 4 quốc gia đầu tư vốn vào Hà Nội, năm 2000 đã
thu hút được trên 40 quốc gia đầu tư vốn vào Hà Nội (tăng gấp 9,5 lần).
Sự gia tăng các quốc gia đầu tư vốn vào Hà Nội qua các năm như sau:

NĂM

Quốc gia

1989


1990

1991

1992

1993

1994

1995

4

9

15

25

28

32

32

20

1996


1997

2000

34

38

40



×