Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI VINACAP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.29 KB, 47 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Số thứ tự

Từ viết tắt

Giải thích

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

CCDC

Công cụ dụng cụ

3

HĐTC

Hoạt động tài chính

4


KHKD

Kế hoạch kinh doanh

5

KT – VT

Kỹ thuật – vật tư

6

LNKT

Lợi nhuận kê toán

7

NVL

Nguyên vật liệu

8

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

9


TC – HC

Tổ chức – hành chính

10

TK

Tài khoản

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ:
STT
1

TÊN SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Công

ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam

TRAN
G
05

2

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần
phân phối Vinacap Việt Nam

07

3

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần
phân phối Vinacap Việt Nam

16

Bảng biểu:
STT
1

TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân tích một số chỉ tiêu kết quả HĐKD của
Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam giai đoạn
2011-2013

TRAN

G
09

2

Bảng 1.2: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam giai đoạn 2011 –
2013

12

3

Bảng 1.3: Tình hình lao động của Công ty cổ phần phân
phối Vinacap Việt Nam

14


4

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI
VINACAP VIỆT NAM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÂN PHỐI VINACAP VIỆT NAM
1.1.1. Sơ lược về Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam
Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam chuyên sản xuất hàng
thủ công mĩ nghệ nhằm phục vụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời kinh

doanh doanh vật tư ,thiết bị, xuất nhập khẩu hàng hóa vật tư của các doanh
nghiệp sản xuất.
Công ty có trụ sở tại số Số 33, ngõ 88, phố Ngọc Hà, Phường Đội Cấn, Quận
Ba Đình, Thành phố Hà Nội
- Mã số thuế: 0101336694
- Giấy phép kinh doanh số: 0101336694, ngày cấp: 25/10/2011
- Điện thoại: 0438220465
- Fax:0438226012
- Email:
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần phân phối
Vinacap Việt Nam
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, thiết bị sản xuất từ các
đơn vị sản xuất điều động về, số thiết bị trên không đồng bộ, quá cũ và lạc
hậu, phải khắc phục sửa chữa nhiều mới đưa vào phục vụ sản xuất sản phẩm.
Do vậy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa hiệu quả,
chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng
trang thiết bị chỉ đạt 60% công suất. Qua thời gian chuyển biến về quá trình


5

hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam
đã thu được thành tích khả quan, máy móc thiết bị hiện đại đã sản xuất được
một số sản phẩm cao cấp, tay nghề công nhân được nâng cao, năng suất lao
động đạt mức khá.
Để đảm bảo mức sống cho công nhân có việc làm ổn định, có thu nhập
đủ đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường làm
sao có mẫu mã sản phẩm đẹp được khách hàng ưa chuộng. Công ty đã mua
sắm được các trang thiết bị hiện đại để thay thế các máy móc cũ lạc hậu. Khi
bước vào sản xuất Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam đã cho ra

đời những sản phẩm chất lượng cao gửi đi chào hàng, tham dự triển lãm Hà
Nội, hội chợ triển lãm Đài Bắc –Đài Loan để rút ra kinh nghiệm mẫu mã và
tìm bạn hàng cũng như mở rộng thị trường nhằm ổn định mặt hàng sản xuất.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI VINACAP VIỆT NAM
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt
Nam
* Chức năng của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam
Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ
thuộc, có dấu và tài khoản riêng, có trách nhiệm giúp Chủ tịch kiêm Giám
đốc Công ty tổ chức sản xuất, chế biến gỗ; cải tạo, xây dựng, lắp đặt các thiết
bị nội thất; sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng; xây dựng và cải tạo các
công trình trụ sở làm việc
* Nhiệm vụ của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam
- Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch Công ty giao, xây dựng kế hoạch sản xuất
hàng năm của Công ty báo cáo chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty phê duyệt và
tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.


6

- Tổ chức sản xuất chế biến gỗ, cải tạo, xây dựng và lắp đặt các thiết bị
nội thất phục vụ các công trình của ngành Công an và tham gia thị trường
theo quy định.
- Xây dựng và cải tạo các công trình trụ sở làm việc
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng cơ sở, san
lấp mặt bằng, công trình điện, công trình giao thông, cấp thoát nước trên thị
trường theo quy định.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty cổ phần phân
phối Vinacap Việt Nam

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Tủ áo, bàn làm việc, giường
đôi, khung tranh….nhằm phục vụ trong nước và xuất khẩu
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư của các
doanh nghiệp sản xuất.
- Dựa vào tiềm năng sẵn có của mình, hướng phấn đấu của Công ty cổ
phần phân phối Vinacap Việt Nam trong những năm tới sẽ phải luôn đảm bảo
chất lượng hàng hoá với trình độ tinh xảo, mở rộng đầu tư máy móc ở phân
xưởng để hàng năm có thể tăng sản lượng sản xuất phục vụ tốt các nhu cầu
trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên tại Công ty và
lương bình quân cho các công nhân phân xưởng.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ
phần phân phối Vinacap Việt Nam


7

KHÁCH HÀNG

PHÒNG KHKD TỔNG HỢP

PHÒNG
KT - VT

TỔ MÁY

TỔ THỢ LẮP RÁP

GIAO KHÁCH HÀNG,
NHẬP KHO


TỔ THỢ SƠN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm nội thất của Công ty cổ phần
phân phối Vinacap Việt Nam
Hiện nay, Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam tổ chức thành
3 tổ sản xuất là: tổ máy, tổ thợ lắp ráp, tổ thợ sơn . Tại cả 3 tổ này, quy trình
sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh được sắp xếp như sau:
- Tổ máy: Pha phôi gia công chi tiết sản phẩm
+ Pha gỗ theo bản vẽ
+ Gia công chi tiết sản phẩm
- Tổ thợ lắp ráp: Lắp ráp sản phẩm
Nhận chi tiết sản phẩm từ tổ 1 chuyển sang, lắp ráp theo đúng bản vẽ
thiết kế.
- Tổ thợ sơn: Đánh bóng, sơn, hoàn thiện.
Việc sản xuất của công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam thất
dựa trên cơ sở các đơn đặt hàng của khách hàng đến ký hợp đồng. Cụ thể quy
trình sản xuất như sau:


8

Phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp chịu trách nhiệm khai thác hợp
đồng và trình giám đốc duyệt, ký hợp đồng. Tiếp đó, hợp đồng được chuyển
đến phòng kỹ thuật – vật tư để thiết kế kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng
rồi đưa vào tổ máy để gia công. Căn cứ vào đó tổ máy tiến hành nhận vật tư,
nguyên liệu, phụ kiện khác để gia công theo thiết kế bản vẽ của khách hàng.
Tại 3 tổ đều thực hiện các công việc do phòng kỹ thuật – vật tư chuyển
xuống và nhận phôi sản phẩm theo thứ tự Tổ máy Tổ thợ lắp ráp Tổ thợ
sơn. Sau khi sản phẩm hoàn thành được nhập kho hoặc không nhập kho mà
giao ngay cho khách hàng.

Cuối cùng, căn cứ vào hợp đồng đã ký với khách hàng và sản phẩm sản
xuất ra theo đơn đặt hàng, Phòng KHKD tổng hợp chịu trách nhiệm giao cho
khách hàng đủ theo số lượng, chất lượng và thời gian ghi trong hợp đồng.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI VINACAP VIỆT
NAM
Để đảm bảo nhu cầu cho sản xuất đạt hiệu quả và quản lý tốt khâu sản
xuất, Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam tổ chức bộ máy theo mô
hình trực tuyến tham mưu, bộ máy quản lý gọn nhẹ, theo chế độ một thủ
trưởng. Đứng đầu là Giám đốc phụ trách toàn công ty. Giúp việc cho Giám
đốc có hai Phó Giám đốc, một Phó Giám đốc sản xuất và một Phó Giám đốc
tổ chức hành chính. Giúp việc cho Giám đốc và Phó Giám đốc là các phòng
ban, dưới các phòng ban là các tổ sản xuất.


9

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC TC -HC

PHÓ GĐ SẢN XUẤT

PHÒNG KHKD TỔNG HỢP

PHÒNG
KT - VT

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN


PHÒNG TC -HC

QUẢN ĐỐC

TỔ MÁY

TỔ THỢ LẮP
RÁP

TỔ THỢ SƠN

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần phân phối Vinacap
Việt Nam
- Giám đốc công ty: Là người có quyền lực cao nhất, có nhiệm vụ chỉ
huy toàn bộ máy của Công ty thông qua việc ủy quyền cho hai phó giám đốc
và các trưởng phòng ban, quản đốc.
- Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách điều hành sản xuất, giám sát chỉ đạo
kỹ thuật các phòng ban.
- Phó giám đốc tổ chức – hành chính: Phụ trách tham mưu cho giám
đốc trong việc thu hút vốn và ký kết hợp đồng, quản lý nhân sự.


10

- Phòng kế hoạch kinh doanh tổng hợp: Làm các công việc giao dịch,
tiếp thị, ký hợp đồng, theo dõi sản xuất.
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của
toàn Công ty, thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán tại Công ty, cung cấp
thông tin tài chính, kinh tế một cách thường xuyên; chấp hành kiểm tra các
chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Làm tham mưu cho lãnh đạo về quản lý
nhân sự, phụ trách giao dịch và xây dựng dịch vụ đối ngoại; tổ chức bộ máy
bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, sử dụng đội ngũ cán bộ công
nhân viên một cách hợp lý.
- Phòng kỹ thuật, vật tư: Nhận đơn đặt hàng, hợp đồng đặt hàng của
khách hàng và tiến hành thiết kế theo yêu cầu, theo dõi quá trình sản xuất,
cung cấp vật tư .
- Quản đốc: Giám sát các tổ trong quá trình sản xuất để đảm bảo thành
phẩm đạt chất lượng cao.
- Tổ máy: Pha gỗ theo bản thiết kế, gia công chi tiết sản phẩm.
- Tổ thợ lắp ráp: Nhận chi tiết sản phẩm từ tổ máy chuyển sang, lắp ráp
theo đúng bản thiết kế, lắp đặt các thiết bị nội thất.
- Tổ thợ sơn: Đánh bóng, sơn, hoàn thiện.


11

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN PHỐI
VINACAP VIỆT NAM
1.4.1. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam

Bảng 1.1: Phân tích một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam
trong giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu

Năm
2012


Năm
2013

Năm
2014

1. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

313.940

259.832

336.898

-54.108 -17,23%

77.066 29,66%

2. Giá vốn hàng bán

180.319

151.199

205.162

-29.120 -16,15%

53.963 35,69%


3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

133.621

108.633

131.736

-24.988

-18,7%

23.103 21,27%

4. Chi phí bán hàng

39.217

32.710

38.309

-6.507 -16,59%

5.599 17,12%

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp


26.502

32.417

34.073

6. Lợi nhuận
doanh

75.407

45.159

61.936

-30.248 -40,11%

16.777 37,15%

78.568

44.297

61.654

-34.271 -43,62%

17.357 39,18%

từ hoạt động kinh


7. LNKT trước thuế

2013/2012
+/-

5.915

%

22,32%

2014/2013
+/-

1.656

%

5.11%


12

8. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp

17.202

9.940


14.580

-7.262 -42,22%

4.640 46,68%

8. LNKT sau thuế

61.365

34.357

47.037

-27.008 -44.01%

12.680 36,91%

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam)


13

Từ bảng phân tích một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần
phân phối Vinacap Việt Nam ta có thể thấy tình hình hoạt động của Công ty
trong 3 năm 2012, 2013, 2014 chưa ổn định:
Năm 2013 là năm tình hình hoạt động của Công ty chưa được ổn định làm
số lượng sản phẩm sản xuất ra năm 2013 còn giảm so với năm 2012, kéo theo
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm 54.108 triệu

đồng tương ứng với 17,23%. Tuy nhiên sang đến năm 2014 doanh nghiệp đã có
những chính sách phát triển, kích thích sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm máy
móc sản xuất khiến cho số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên, bên cạch đó có
chính sách thúc đẩy tiêu thụ nên doanh thu thuần năm 2013 đã tăng 77.066 triệu
đồng tương ứng với 29,66% so với năm 2013
Lợi nhuận gộp cũng bởi vì nguyên nhân trên mà biến động qua các năm.
Lợi nhuận gộp năm 2013 giảm 24.988 triệu đồng tương ứng với 18,7% so với
năm 2012. Sang đến năm 2014, doanh thu của Công ty tăng kéo theo lợi nhuận
gộp của công ty cũng tăng theo, lợi nhuận gộp năm 2013 đã tăng 23.103 triệu
đồng tương ứng với 21,27% so với năm 2013.
Chi phí bán hàng năm 2013 giảm 6.507 triệu đồng tương ứng với 16,59%
so với năm 2012, sang đến năm 2014 để hoạt động tiêu thụ sản phẩm tốt hơn
Công ty đã có chính sách thúc đẩy bán hàng, tăng chi phí bán hàng năm 2014
một lượng 5.599 triệu đồng tương ứng với 17,12% so với năm 20132.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 một lượng
là 5.915 triệu đồng tương ứng với 22,32% do phát sinh nhiều khoản chi phí
trong việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý. Sang năm 2014, chi phí quản lý
doanh nghiệp vẫn bị tăng so với năm 2013 một lượng là 1.656 triệu đồng tương
ứng với 5,11%.


14

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng theo đó mà biến động
trong 3 năm này. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 giảm
mạnh so với năm 2012 một lượng là 30.248 triệu đồng tương ứng với 40,11%,
tuy nhiên sang đến năm 2014 đã tăng trở lại, năm 2014 lợi nhuận thuần đã tăng
16.777 triệu đồng tương ứng với 37,15% so với năm 2013.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế do các nguyên nhân trên cộng với sự
biến động của các khoản thu nhập khác, chi phí khác mà cũng có sự biến động

tăng giảm theo. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 giảm 34.271 triệu
đồng tương ứng với 43,625 so với năm 2012, sang năm 2014 tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế đã tăng thêm 17.357 triệu đồng tương ứng với 39,18% so với
năm 2013.
Công ty luôn hoàn thành tốt trách nhiệm nộp thuế với ngân sách Nhà
nước, luôn tiến hành nộp thuế một cách đầy đủ và đúng hạn.
Nhìn chung, năm 2013 Công ty đã kinh doanh không hiệu quả, tuy nhiên
sang đến năm 2014 nhờ các chính sách đổi mới của ban quản lý Công ty cùng
với chính sách thúc đẩy tiêu thụ, tình hình kinh doanh của Công ty đã bắt đầu đi
vào ổn định và phát triển. Để tiếp tục được đà phát triển này Công ty cần tiếp tục
mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động, có các
chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm để nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.


15

1.4.2. Tình hình tài chính của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam
Bảng 1.2: Bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam trong giai
đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Chỉ tiêu

Năm
2013

Năm
2014

120.769


120.611

109.544

-158

-0,13%

-11.067

-9,18%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

26.661

18.330

37.488

-8.361

-31,36%

19.158

104,52%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn


48.524

48.287

30.363

-237

-0,49%

-17.924

-37,12%

IV. Hàng tồn kho

38.882

50.290

39.011

11.408

29,34%

-11.279

-22,43%


B. Tài sản dài hạn

144.164

171.741

165.526

27.577

19,13%

-6.215

-3,62%

II. Tài sản cố định

86.963

111.713

107.206

24.750

28,46%

-4.507


-4,03

TỔNG TÀI SẢN

264.934

292.352

275.070

27.418

10,35%

-17.282

-5,91%

I. Nợ ngắn hạn

55.734

66.819

40.297

11.085

19,89%


-26.522

-39,69%

2. Phải trả cho người bán

27.167

50.010

20.856

22.843

84,08%

-29.154

-58,3%

I. Vốn chủ sở hữu

209.199

224.178

232.879

14.979


7,16%

8.701

3,88%

TỔNG NGUỒN VỐN

264.934

292.352

275.070

27.418

10,35%

-17.282

-5,91%

A. Tài sản ngắn hạn

Năm 2012

2013/2012
+/-


%

2014/2013
+/-

%

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam)


16

Qua bảng phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần phân phối
Vinacap Việt Nam giai đoạn 2012-2014, ta thấy được tình hình tài chính của
công ty trong 3 năm qua không được ổn định.
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm 31,36 % so với
2012 cùng với đó là các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ 0,49% , nguyên
nhân có thể do cuối năm doanh nghiệp không thu được các khoản phải thu
khách hàng dẫn đến lượng tiền mặt giảm, cũng có một nguyên nhân khác là
do doanh nghiệp sử dụng tiền để đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh khác.
Đến năm 2014, tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng 104,53% so với
năm 2013 cùng với đó là các khoản phải thu đã giảm 37,12% cho thấy doanh
nghiệp đã có những biện pháp để thu được các khoản phải thu khách hàng,
tăng lượng tiền mặt tại quỹ, từ đó doanh nghiệp có thể đầu tư mua sắm vật tư,
tài sản để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó, hàng tồn kho cũng có những biến động. Hàng tồn kho
năm 2013 tăng 29,39% so với năm 2012 (11.408 triệu đồng). Nhưng đến cuối
năm 2014, lượng hàng tồn kho lại giảm 22,43% (11.279 triệu đồng) so với
năm 2013, có thể thấy Công ty đang bị thiếu nguyên vật liệu để cung ứng cho
quá trình sản xuất và kinh doanh. Vì sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn

tăng trưởng mà lượng dữ trữ hàng tồn kho thấp sẽ dẫn đến thiếu hụt nguyên
vật liệu sản xuất, kìm hãm sự phát triển.
Về TSCĐ, năm 2013 Công ty đã mạnh dạn đầu tư một số thiết bị sản
xuất mới cho quá trình sản xuất kinh doanh nên tình hình tài sản cố định của
doanh nghiệp so với năm 2012 đã tăng được một lượng là 24.750 triệu đồng
tương ứng với 28,46%. Sang năm 2014, doanh nghiệp không tiến hành đầu tư
thêm TSCĐ nên giá trị TSCĐ năm 2014 có giảm nhẹ so với năm 2013 do hao
mòn một lượng là -4.507 triệu đồng tương ứng với 4,03%.
Về các khoản nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn của Công ty năm 2013 tăng so
với năm 2012 một lượng là 11.085 triệu đồng tương ứng với 18,89% do công
ty bắt đầu đầu tư mua sắm máy móc công nghệ mới nên phải đi vay để đầu


17

tư. Sang năm 2014 các khoản nợ ngắn hạn đã giảm mạnh do Công ty đã bắt
đầu đi vào ổn định, đã trả được các khoản vay ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá ổn định, tăng đều qua 3 năm do
yếu tố lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng, cho thấy tình hình tài chính
tốt, hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định.
Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty 2012 – 2014 khá tốt. Việc
đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng nằm trong
chiến lược phát triển lâu dài của công ty, đòi hỏi cấp bách sự phát triển của
công ty trong thời gian tới, đảm bảo nguồn tài chính tốt để công ty có thể mở
rộng hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, từ đó đảm bảo khả năng cạnh
tranh của công ty trong nền kinh tế mở và hội nhập hiện nay.
1.4.3. Tình hình lao động của Công ty
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 31/12/2015 là 105 người.
Bảng 1.3: Tình hình lao động của Công ty
Tiêu chí

Tổng số lao động
1. Trình độ Thạc sỹ
2. Trình độ đại học
3. Trình độ cao đẳng
4. Trình độ trung cấp
5. Lao động phổ thông

Tổng số
105
3
12
10
17
63

Tỷ lệ (%)
100%
2,86%
11,43%
9,52%
16,19%
60%

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt
Nam)
Công ty có cơ cấu lao động hợp lý, ở những vị trí quản lý chủ chốt đều
là những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, có năng lực và kinh
nghiệm quản lý. Mỗi năm Công ty luôn chú ý đào tạo nhằm năng cao năng
lực của đội ngũ lao động nên từ khi thành lập đến nay, tay nghề công nhân
ngày càng cao, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đều tăng cao.

Ngoài ra, Công ty cũng luôn có các chế độ phúc lợi cho công nhân để khích
lệ tinh thần làm việc và nhiệt huyết của công nhân, để họ làm việc cống hiến
hết mình cho Công ty.


18

Đội ngũ lao động của công ty hiện tại có mức thu nhập trung bình là
4.000.000 đồng/tháng, ngoài ra còn có các khoản tiền thưởng, tiền phụ cấp
khác cùng với đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội như trong Luật lao động
quy định.


19

Chương 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÂN PHỐI VINACAP VIỆT NAM

Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam áp dụng mô hình kế toán
tập trung. Phòng kế toán tài chính của Công ty cổ phần phân phối Vinacap
Việt Nam gồm 5 người: 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên phụ trách từng
phần hành thể hiện dưới sơ đồ sau:
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán bán
Kế hàng
toán hàngKế
tồntoán

kho
Kếtiền
toánmặt
tiền gửi ngân
hàng
Kếcố
toán
tiền lương
Kếquỹ
toán tài sản
định
Thủ

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần phân phối
Vinacap Việt Nam
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung của phòng kế toán,
quản lý và phân công việc cho các nhân viên phụ trách, chịu trách nhiệm
trước Công ty và các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan hệ với Công ty,
triển khai các chế độ chính sách mới ban hành.
- Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp tổng hợp các chi phí sản xuất
kinh doanh, tính giá thành sản phẩm sản xuất, xác định kết quả kinh doanh,


20

lập bảng kê khai thuế hàng tháng, lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán
hiện hành và theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.
- Kế toán hàng tồn kho: Chịu trách nhiệm ghi sổ và theo dõi vật liệu,
công cụ dụng cụ, thành phẩm nhập- xuất- tồn.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi

và đánh giá tình hình thanh toán của Công ty, các công việc liên quan đến
toàn bộ khâu thanh toán và giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp.
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, kết hợp với kế toán tiền mặt để lên kế
hoạch thu chi hợp lý, lập báo cáo quỹ.
- Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm tài
sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm thanh toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên Công ty.
2.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÂN PHỐI VINACAP VIỆT NAM
2.1.1 Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty:
+ Từ khi thành lập đến cuối năm 2014 Công ty áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban
hành ngày 20/03/2006, có chỉnh sửa theo thông tư 244/2009/TT-BTC ban
hành ngày 31/12/2009.
+ Bắt đầu từ ngày 01/01/2015 Công ty áp dụng thông tư 200/2014/TTBTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho quyết định 15
theo quy định của pháp luật.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách và nguyên tắc phân phát
chuyển đổi các đồng tiền khác là: Đồng Việt Nam (VNĐ)


21

- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân
gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Theo chế độ kế toán hiện hành, Công ty có sử dụng các chứng từ kế
toán trong bảng danh mục hệ thống chứng từ kế toán (phụ lục 2.1).
2.1.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Theo chế độ kế toán hiện hành, Công ty có sử dụng các tài khoản kế
toán trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán của Công ty (phụ lục 2.2).
2.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty cổ phần phân phối Vinacap Việt Nam áp dụng hình thức kế
toán là Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Theo sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi tiết theo hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ (phụ lục 2.3) ta có quy trình ghi sổ như sau:
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán
sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.


22

(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính
ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản
trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo

tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và
Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh
phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ
ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân
đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân
đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng
tổng hợp chi tiết.
2.1.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
- Kỳ lập báo cáo: Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế
toán năm. Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài
chính.
- Trách nhiêm lập báo cáo tài chính: Kế toán tổng hợp có trách nhiệm
lập báo cáo tài chính cuối năm sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc
Công ty ký duyệt.
2.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.2.1 Tổ chức hạch toán kế toán Vốn bằng tiền
2.2.1.1 Chứng từ
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy
đề nghị tạm ứng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chứng từ ghi sổ về tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng.


23

2.2.1.2 Tài khoản
Để phản ánh tình hình thu, chi và tồn khoản mục vốn bằng tiền Công ty
sử dụng các tài khoản:
TK 111: Tiền mặt

TK 1111: Tiền Việt Nam
TK1112: Ngoại tệ
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 112.1: Tiền Việt Nam
TK 112.2: Ngoại tệ
2.2.1.3 Hạch toán chi tiết
* Kế toán tiền mặt
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến khoản mục tiền mặt, kế
toán tiền mặt sẽ dựa vào các chứng từ có liên quan để ghi sổ kế toán chi tiết
quỹ tiền mặt. Đồng thời, thủ quỹ sẽ ghi sổ quỹ tiền mặt. Đến cuối tháng, thủ
quỹ và kế toán sẽ tiến hành đối chiếu giữa sổ kế toán chi tiết, sổ quỹ tiền mặt
và số tiền mặt thực tế tồn trong quỹ.
* Kế toán tiền gửi ngân hàng
Khi nhận được giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng cho các nghiệp
vụ thanh toán của Công ty, kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ tiến hành ghi sổ tiền
gửi ngân hàng. Cuối tháng, kế toán sẽ đối chiếu sổ tiền gửi ngân hàng với
bảng sao kê (sổ phụ) mà ngân hàng gửi cho Công ty.
Ví dụ 2.1: Căn cứ vào phiếu thu số 01832 ngày 30/01/2015 về việc
công ty Hải Tiến thanh toán tiền hàng, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán quỹ
tiền mặt, thủ quỹ ghi sổ quỹ tiền mặt số tiền 250.000.000 đồng.
Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 131 – Hải Tiến


24

Nợ TK 111: 250.000.000đ
Có TK 131 – Hải Tiến: 250.000.000đ
Chứng từ sử dụng: Phiếu thu ( phụ lục 2.4)
Sổ sách sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt (phụ lục 2.5)
2.2.1.4 Hạch toán tổng hợp

- Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán vốn bằng tiền ( Phụ lục 2.6)
- Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp vốn bằng tiền (phụ lục 2.7)
Căn cứ vào các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy
báo có kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ sẽ ghi vào sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái TK 111, TK 112.
Ví dụ 2.2: Căn cứ vào phiếu thu ở ví dụ 2.1 kế toán tiến hành lập chứng
từ ghi sổ (phụ lục 2.8), sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (phụ lục
2.9) và sổ cái tài khoản 111 (phụ lục 2.10).
2.2.2 Tổ chức hạch toán kế toán Tài sản cố định
2.2.2.1 Chứng từ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán phải theo dõi
thường xuyên tình hình biến động tài sản cố định của công ty.
Các loại chứng từ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ ( mẫu 01- TSCĐ).
- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ) kèm hóa hơn.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( mẫu 04- TSCĐ).
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ( mẫu 05- TSCĐ).
2.2.2.2 Tài khoản
Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan tới tài sản cố định, Công ty sử
dụng các tài khoản là:


25

TK 211: TSCĐ hữu hình
TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112: Máy móc, thiết bị
TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2116: TSCĐ khác
TK 213: TSCĐ vô hình

TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 214.1: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 214.3: Hao mòn TSCĐ vô hình.
2.2.2.3 Hạch toán chi tiết
Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ như mua mới TSCĐ, kế toán căn cứ vào
các chứng từ như biên bản giao nhận TSCĐ để lập thẻ TSCĐ theo từng đối
tượng ghi TSCĐ, sau đó ghi vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ rồi bảo quản thẻ vào
hòm thẻ. Đồng thời, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến tăng
TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ (phần ghi tăng TSCĐ).
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ như
biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ để ghi vào phần giảm
TSCĐ trên thẻ TSCĐ liên quan. Đồng thời, ghi giảm ở sổ đăng ký thẻ TSCĐ
và lưu thẻ TSCĐ giảm vào ngăn riêng trong hòm thẻ. Mặt khác, căn cứ vào
chứng từ liên quan để ghi vào phần giảm TSCĐ và xác định số khấu hao luỹ
kế của TSCĐ giảm để ghi vào các cột liên quan trên sổ TSCĐ .
Trong trường hợp di chuyển TSCĐ giữa các bộ phận bên trong doanh
nghiệp, kế toán ghi tăng trên sổ TSCĐ của bộ phận nhận và ghi giảm TSCĐ
trên sổ TSCĐ của bộ phận giao.


×