Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

quy che lam viec hoi khuyen hoc nam 2013 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.13 KB, 8 trang )

UBND XÃ …
HỘI KHUYẾN HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Hội khuyến học xã ...
Nhiệm kì 2011 - 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 12/08/2013 của chủ
tịch UBND xã ...)
Căn cứ Điều lệ hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo quyết
định số 129/HĐ/KHV ngày 07/06/2011 của Trung ương Hội Khuyến học
Việt Nam;
Căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động của hội Khuyến học tỉnh Lâm
Đồng được ban hành kèm theo quyết định số 118/2002/QĐ – UB ngày
10/09/2002 của Ủy ban nhân tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của hội Khuyến học huyện
Đam Rông;
Căn cứ quyết định số 11/QĐ-HKH ngày 25 tháng 07 năm 2013 của
Hội Khuyến học huyện Đam Rông về việc kiện toàn Ban chấp hành Hội
khuyến học xã ...;
Hội khuyến học xã ... đề ra quy chế làm việc của BCH Hội khuyến học
xã như sau:
CHƯƠNG I
TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Hội khuyến học xã ... là một tổ chức tự nguyện của mọi người
dân có tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, tích cực tham gia xã hội hoá
giáo dục, góp sức phấn đấu cho phong trào "toàn dân tham gia giáo dục”
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước và của địa phương.


Điều 2. Hội Khuyến học xã ... là thành viên của Hội Khuyến học
huyện Đam Rông và là thành viên của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã ... - hoạt
động trong khuôn khổ Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Hội có tư cách
pháp nhân, có tài sản và tài chính và con dấu riêng.

1


CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 3. Hội Khuyến học xã ... có nhiệm vụ phấn đấu nhằm đạt được 3
mục tiêu cơ bản:
1. Khuyến khích và hỗ trợ phong tào học tập, xây dựng một xã hội học
tập, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của mọi người trong nhà trường
và trong xã hội, bảo vệ quyền lợi học tập của mọi người dân địa phương; đặc
biệt chú ý tới những người nghèo; những người không có điều kiện học tập,
những người có năng khiếu.
2. Trân trọng vai trò của người thầy và chăm sóc người thầy trong sự
nghiệp Giáo dục- Đào tạo; khuyến khích người thầy phấn đấu không ngừng
nâng cao trình độ nghề nghiệp và đạo đức, kiến nghị với các cấp quản lý nhà
nước về việc ban hành chính sách và chế độ đãi ngộ người thầy tương xứng
với yêu cầu đào tạo và với vị thế trong xã hội.
3. Làm tư vấn về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các
tầng lớp nhân dân, các cán bộ lãnh đạo địa phương và những nhà tâm huyết
với sự nghiệp giáo dục, kiến nghị với các cấp lãnh đạo về chủ trương, chính
sách, biện pháp phát triển giáo dục.
Điều 4. Để thực hiện tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ, BCH hội Khuyến
học xã thực hiện các nguyên tắc sau đây trong tổ chức và hoạt động.
1. Tuân thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành
luật pháp Nhà nước, các quy định của UBND xã và chịu sự quản lý của các

cấp chính quyền, tổ chức, ngành cấp trên có quan hệ hợp tác với nhiệm vụ
công tác giáo dục; tranh thủ sự hướng dẫn, hỗ trợ của UBMT Tổ quốc các
cấp.
2. Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của các hội viên và các tổ chức chi
hội. Hội liên kết với các tổ chức ban ngành đoàn thể ở địa phương, thôn
buôn; các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn và các đoàn thể nhân
dân tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.
3. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ về tinh thần, vật chất của các tổ chức,
cá nhân vì sự nghiệp khuyến học của địa phương để vận dụng triển khai đạt
hiệu quả.

2


CHƯƠNG III
HỘI VIÊN
Điều 5. Công dân Việt Nam ở trong và ngoài địa bàn xã có tâm huyết
với sự nghiệp giáo dục xã ...; tán thành Điều lệ, quy chế của Hội Khuyến học,
tự nguyện hoạt động theo sự phân công của Hội đều được xem xét và Công
nhận là hội viên.
Điều 6. Hội viên có nhiệm vụ:
- Tôn trọng và thực hiện quy chế, nghị quyết của Hội.
- Tuyên truyền tổ chức hoạt động của hội và phát triển hội viên mới.
- Đóng góp hội phí và tham gia vận động xây dựng quỹ hội.
- Sinh hoạt trong các tổ chức chi hội trực thuộc.
Điều 7. Hội viên có quyền lợi:
- Trao đổi, thảo luận công việc của Hội, đề xuất ý kiến nhằm phát
triển phong trào khuyến học và sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Bầu cử, ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội.
- Hưởng các quyền lợi do hoạt động của Hội mang lại.

- Các thành viên của Hội được giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp
trong tổ chức và hoạt động.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Điều 8. Tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học bao gồm:
1. Hội Khuyến học xã:
1.1. Đại hội đại biểu Hội khuyến học xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Hội khuyến học xã, được tổ chức 5 năm một 1 lần; khi cần thiết có thể
triệu tập sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá 1 năm nếu 2/3 số uỷ viên
Ban chấp hành thành Hội yêu cầu.
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành
động của Hội trong nhiệm kỳ, quyết định chương trình hành động nhiệm kỳ
tiếp theo, sửa đổi, bổ sung “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội khuyến
học xã” bầu cử Ban chấp hành thành Hội mới.
1.2. Ban chấp hành hội khuyến học xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất
giữa 2 kỳ đại hội, thực hiện Nghị quyết của Đại hội cấp mình, phân công

3


công tác các uỷ viên BCH; bầu BCH, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các
Uỷ viên; BCH họp ít nhất 3 tháng một lần và họp bất thường khi cần thiết.
Trong quá trình hoạt động, xuất phát từ nhu cầu công tác và đề nghị
của lãnh đạo – BCH Hội có thể tổ chức bầu cử bổ sung uỷ viên BCH với số
lượng không quá 10% tổng số uỷ viên BCH do đại hội đã bầu.
1.3. BCH Hội có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của
Đại hội, hướng dẫn, giúp đỡ kiểm tra hoạt động của các tổ chức Hội, quản lý
các tổ chức của Hội, quản lý tài chính, tài sản và lãnh đạo hoạt động của quỹ
khuyến học, triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của BCH.
1.4. Các tổ chức trực thuộc Hội khuyến học:

BCH hội lập các tổ chức trực thuộc giúp việc theo hướng tinh gọn bao
gồm: Ban hỗ trợ giáo dục và phát triển phong trào khuyến học; Ban tổ chức,
Ban kiểm tra, Ban tuyên truyền….
1.5. Quỹ khuyến học của hội có chức năng vận động và tiếp nhận các
nguồn tài trợ để hỗ trợ cho các hoạt động khuyến học, hoạt động theo điều lệ
của quỹ và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Người được giao quản
lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của quỹ dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của BTV hội.
1.6. Ban kiểm tra của Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc thi hành quy chế,
việc thực hiện các Nghị quyết công tác, việc quản lý và sử dụng tài chính,
kiểm tra tư cách cán bộ, hội viên, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với
Hội viên và tổ chức, đề xuất các vấn đề về công tác kiểm tra với ban thường
vụ hoặc BCH của Hội giải quyết.
2. Các chi hội cơ sở:
2.1. Hội khuyến học xã ... có 16 chi hội bao gồm:
- Mỗi thôn là một chi hội (9 thôn).
- Mỗi trường học là 1 chi hội (5 trường học)
- Trạm Y tế xã là một chi hội (01 trạm)
- Các cán bộ CC VC thuộc xã là 01 chi hội (01 cơ quan).
Chi hội cử ra Chi hội trưởng, chi hội phó hoặc BCH chi hội từ 3 đến 5
uỷ viên. Có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và tổ chức phối hợp với các nhà
trường, các đoàn thể xã hội, hội cha mẹ học sinh, các dòng họ để cùng vận
động nhân dân tham gia các hoạt động khuyến học cơ sở, xây dựng, quản lý
và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học của Hội cơ sở.
2.2. BCH chi hội cơ sở điều hành công việc thường xuyên của chi Hội,
phân công một hoặc một số uỷ viên phụ trách quỹ khuyến học cơ sở và phân
công uỷ viên phụ trách các mặt công tác, hỗ trợ và phát triển phong trào
khuyến học, tổ chức, kiểm tra, ...đồng thời phân công công tác cho các hội
viên.
4



BCH chi hội cơ sở sinh hoạt 3 tháng một lần.
2.3. Quỹ khuyến học của chi Hội do BCH Hội khuyến học xã trực tiếp
quản lý và lãnh đạo theo quy chế sử dụng và quản lý quỹ; và sử dụng dưới sự
kiểm tra, hướng dẫn của Đảng ủy và chính quyền xã.
2.4. Chi hội khuyến học của các nhà trường, các thôn, các đơn vị, tổ
chức đóng trên địa bàn xã có nhiệm vụ động viên khuyến khích học sinh và
cán bộ, công nhân viên chức tích cực học tập đạt các cấp độ thành tích để đề
nghị khen thưởng.
Quỹ hỗ trợ và giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vượt qua hoàn cảnh
khó khăn để tiếp tục học tập, đạt kết quả từ loại khá trở lên.

CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 9. Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có thành tích trong hoạt động
khuyến học được hội biểu dương khen thưởng theo quy định của BCH Hội
hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Tổ chức, cán bộ hội viên hoạt động sai trái với điều lệ Hội khuyến học
Việt Nam, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội khuyến học xã ... và các
Nghị quyết của Hội thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà bị xử lý kỷ luật từ khiển
trách đến giải thể đối với tổ chức Hội; hoặc khiển trách, cảnh cáo đối với hội
viên.
CHƯƠNG VI
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 10: Tài chính của Hội gồm:
- Hội phí của hội viên.
- Quỹ đóng góp của các chi hội.
- Sự tài trợ dưới mọi hình thức của các tổ chức, cá nhân để thực hiện
mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục.

- Tiếp nhận sự đóng góp (nếu có) của các đơn vị trực thuộc.
- Thu lãi từ quỹ mở tại ngân hàng (nếu có).
- Tiếp nhận từ các khoản hỗ trợ khác.

5


Điều 11. Tài chính của hội được quản lý theo các quy định hiện hành
của nhà nước và của Hội; được sử dụng đúng mục đích của Hội. Hàng năm
BCH các cấp Hội nghe và quyết định các vấn đề về tài chính của Hội.
Nguồn quỹ Khuyến học chủ yếu sử dụng vào các công việc chi tuyên
dương khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích vào dịp kỷ niệm ngày
nhà giáo Việt Nam 20.11; dịp khai giảng năm học mới với mức chi như sau:
1. Chi khen thưởng đối với học sinh.
1.1Cấp huyện:
- Chi cho học sinh đạt kỳ thi học sinh giỏi từ khuyến khích trở lên:
Giải Nhất:200.000đ; Nhì:150.000 đ; Ba:100.000 đ; KK:50.000 đ
- Chi cho học sinh đạt các thành tích về VHVN, TDTT, ..từ giải ba
trở lên:
Giải Nhất:100.000đ; Nhì:70.000 đ; Ba:50.000 đ
1.2Cấp tỉnh:
- Chi cho học sinh đạt kỳ thi học sinh giỏi từ khuyến khích trở lên:
Giải Nhất:300.000đ; Nhì:250.000 đ; Ba:200.000 đ; KK:100.000 đ
- Chi cho học sinh đạt các thành tích về VHVN, TDTT, ..từ giải ba
trở lên:
Giải Nhất:200.000đ; Nhì:150.000 đ; Ba:100.000 đ
1.2 Cấp Quốc gia:
- Chi cho học sinh đạt kỳ thi học sinh giỏi từ khuyến khích trở lên:
Giải Nhất:500.000đ; Nhì:400.000đ; Ba:300.000đ; KK:200.000đ
- Chi cho học sinh đạt các thành tích về VHVN, TDTT, ..từ giải ba

trở lên:
Giải Nhất:300.000đ; Nhì:250.000 đ; Ba:200.000 đ
2 Chi khen thưởng đối với cán bộ giáo viên.
2.1 Cấp huyện:
- Đạt hội thi Giáo viên giỏi: 200.000 đ/người.
- Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến: 100.000 đ/người.
- Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua: 200.000 đ.
2.2 Cấp tỉnh:
- Đạt hội thi Giáo viên giỏi: 300.000 đ/người.
- Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua: 300.000 đ.
2.3 Cấp Quốc gia:
- Đạt hội thi Giáo viên giỏi: 400.000 đ/người.
6


- Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua: 400.000 đ.
3 Chi khen thưởng thành tích học tập cuối năm:
- Chi khen thưởng cuối năm cho học sinh đạt danh hiệu “Học sinh
tiên tiến” (có học lực từ khá trở lên, có giấy khen của nhà trường)
thì đề nghị mức khen thưởng như sau:
Cấp MN, TH: 20.000đ /1HS; Cấp THCS: 30.000đ /1HS; Cấp Đại
Học, Cao Đẳng, Trung cấp hệ chính quy: 50.000đ /1SV.
- Chi khen thưởng cuối năm cho học sinh đạt danh hiệu “Học sinh
Giỏi” (có học lực từ Giỏi trở lên, có giấy khen của nhà trường) thì
đề nghị mức khen thưởng như sau:
Cấp MN, TH: 40.000đ /1HS; Cấp THCS: 50.000đ /1HS; Cấp Đại
Học, Cao Đẳng, Trung cấp hệ chính quy: 100.000đ /1SV
Đối với học sinh cấp THPT do Chi hội trường THPT khen thưởng.
4 Chi khen thưởng, hỗ trợ khác.
- Chi hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt

khó trong học tập. BCH hội họp xét để đề xuất hỗ trợ không quá
300.000 đ/01em.
- Chi hỗ trợ các hoạt động giáo dục: hoạt động hè, ngày quốc tế thiếu
nhi, tết trung thu cho học sinh tùy từng điều kiện cụ thể, do BTV
hội quyết định chi cho phù hợp.
- Chi thăm hỏi động viên các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, gặp
dủi do thiên tai, hỏa hoạn từ 500.000 đến 1.000.000 đ;
- Chi thăm hỏi, tặng quà động viên các cựu giáo chức, giáo viên đã
nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20.11; tặng quà
cho cán bộ nhà giáo chuyển công tác đã có thành tích cống hiến cho
giáo dục địa phương, mỗi phần quà không quá 200.000 đ/người.
- Chi khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân hoàn thánh tốt nhiệm
vụ được giao, có nhiều thành tích đóng góp xây dựng tổ chức hội,
mức chi như sau: Đối vối tập thể 200.000 đ/tập thể, cá nhân
100.000 đ/người.
- Chi khen thưởng cho gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình hiếu học” là
200.000 đ/gia đình.
5 Chi phí hoạt động của hội bao gồm.
- Chi ấn phẩm phục vụ cho hoạt động của BCH hội, do chủ tịch hội
quyết định chi nhưng không quá 5% tổng số Quỹ của năm.
- Chi sinh hoạt phí cho công tác hội họp, trích quỹ đóng góp không
quá 15% tổng số Quỹ của năm.

7


Việc Thu- Chi quỹ Khuyến học trong nhà trường thực hiện theo
đúng quy định của Hội Khuyến học Việt Nam.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Tổ chức và cán bộ, hội viên của Hội khuyến học xã ... phải
chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế này.
Điều 13. Ban chấp hành Hội có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành
Quy chế trong toàn Hội.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện, qui chế có thể được chỉnh sửa, bổ
sung cho phù hợp với tình hình thực tế của hội và yêu cầu của đa số hội viên.
Bản Quy chế tổ chức hoạt động này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
phê duyệt của chính quyền xã ..../.
Nơi nhận:
-

TM HỘI KHUYẾN HỌC XÃ

HKH huyện (b/c);
Đảng ủy (b/c);
BCH Hội khuyến học xã;
Các chi hội (t/h);
Lưu HKH xã.

CHỦ TỊCH

8



×