Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

đề kiểm tra thi môn luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.23 KB, 6 trang )

Kiểm tra môn Luật Kinh tế
Đề 01
(học viên được sử dụng các văn bản pháp luật)

Công, Thành, Danh, và Toại quyết định thành lập Cty TNHH Vẻ Vang với ngành nghề
kinh doanh mua bán, quảng cáo, tổ chức sự kiện,… có số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Phòng
Đăng ký Kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong cơ cấu góp vốn do các thành viên thỏa thuận thông qua thì Công góp 200 triệu đồng
bằng tiền mặt (20% vđlệ). Phần vốn góp của Thành là căn nhà riêng do Thành đứng tên, được
các bên thỏa thuận định giá là 200 triệu đồng (20% vđlệ). Danh góp vốn là kho bãi kinh
doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Cty và được các bên thỏa
thuận định giá là 500 triệu đồng (50% vđlệ) và Toại góp vốn bằng tiền mặt là 100 triệu đồng
(10% vđlệ).
Theo Điều lệ Cty do các thành viên nhất trí thông qua thì Danh làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên; Thành làm giám đốc và Công làm Phó giám đốc Cty. Trong Điều lệ này quy định
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Cty, còn các nội dung khác tương tự như quy
định trong Luật Doanh nghiệp.
Sau khi hoạt động một năm, có những bất đồng nảy sinh giữa Danh (Chủ tịch Hội đồng
thành viên) và Thành (Giám đốc Cty). Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là
người có nhiều vốn hơn, Danh ra quyết định cách chức Giám đốc Cty của Thành và bổ nhiệm
Công là Giám đốc Cty thay thế.
Câu hỏi 1: Quyết định cách chức Giám đốc Thành và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch
hội đồng thành viên Cty có hợp pháp không? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc Cty
TNHH như thế nào? Bạn rút ra bài học kinh nghiệm gì?


 Danh ko có quyền cách chức Thành, cách chức phải họp hội đồng thành viên.
Tình huống bổ sung:
Không đồng ý với quyết định của Danh nên Thành vẫn tiếp tục giữ lại con dấu và với danh
nghĩa của Cty Vẻ Vang và là người đại diện theo pháp luật, Thành ký hợp đồng vay trị giá
700 triệu đồng với Cty Trường Xuân. Theo hợp đồng, Cty Trường Xuân đã chuyển trước số


tiền 300 triệu đồng cho Cty Vẻ Vang (Tổng giá trị tài sản của Cty Vẻ Vang, theo sổ sách kế
toán lúc này là 1 tỷ 200 triệu). Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Thành chuyển sang
một tài khoản cá nhân của mình.
Câu hỏi 2: Hợp đồng mà giám đốc Thành ký nhân danh Cty có hiệu lực không? Vì sao?
Giám đốc có quyền chuyển tài sản công ty sang tài khoản đứng tên cá nhân hay không? Bạn
rút được kinh nghiệm gì khi ký kết hợp đồng với Cty TNHH?

 Hợp đồng thành ký ko có hiệu lực,vì khi ký hợp đồng có giá trị > 50% vốn điều lệ thì
phải được thông qua họp hội đồng thành viên, chứ Thành ko có quyền ký hợp đồng.
Khi ký hợp đồng với Cty TNHH cần lưu ý ai là người có quyền quyết định.
Tình huống bổ sung:
Danh nộp đơn kiện Thành ra Tòa yêu cầu Thành phải hoàn trả số tiền 300 triệu và phải bồi
thường các thiệt hại khác mà Thành đã gây ra cho Cty.
Cty Trường Xuân cũng nộp đơn ra toà kiện Cty Vẻ Vang và yêu cầu Cty Vẻ Vang phải hoàn
trả số tiền 300 triệu mà Cty Trường Xuân đã cho vay và bồi thường các khỏan thiệt hại do Cty
Vẻ Vang vi phạm hợp đồng gây ra.
Câu hỏi 3: Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường các thiệt hại trong trường hợp nêu
trên? Trách nhiệm của các bạn hàng trong các trường hợp này như thế nào?


 Thành phải trả (bồi thường) số tiền 300tr cho cty vẻ vang. Đây là việc nội bộ công ty


Công

ty

vẻ

vang


bồi

thường

cho

công

ty

trường

xuân.

Tình huống bổ sung:
Sau khi giải quyết xong các tranh chấp, một thời gian sau, do nhu cầu tăng vốn để hoạt động
và cần thiết có xe ô tô chuyên chở các vật dụng quảng cáo, các thành viên ký kết hợp đồng
với Sự và Nghiệp, trong đó thoả thuận nhất trí kết nạp Sự và Nghiệp vào làm thành viên Cty
TNHH Vẻ Vang. Nghiệp là chủ doanh nghiệp tư nhân, góp vốn bằng tiền mặt là 200 triệu
đồng. Sự góp vốn bằng chiếc xe ô tô được các bên định giá tài sản là 300 triệu đồng. Do khó
khăn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chiếc xe ôtô sang cho Cty vì giấy tờ xe
đứng tên chung của vợ chồng Sự, là tài sản chung hợp nhất và vợ Sự chưa đồng ý chia tài sản.
Do đó, các thành viên cũng thoả thuận rằng khi nào thuận lợi sẽ chuyển sở hữu và làm thủ tục
đăng ký theo quy định. Còn tiền mặt của Nghiệp góp, các thành viên cũng nhất trí khi nào
thuận lợi cho Sự thì làm thủ tục đăng ký luôn.
Câu hỏi 4: Việc kết nạp thêm Nghiệp là Chủ Doanh nghiệp tư nhân, là doanh nghiệp chịu
trách nhiệm vô hạn vào làm thành viên của Cty trách nhiệm hữu hạn có được phép không?
Vì sao? Vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn lúc này có thay đổi không?


Tình huống bổ sung:
Công ty quyết định chi 100 triệu đồng để sửa chữa và nâng cấp xe ôtô của Sự. Mọi giấy tờ,
biên bản giao nhận đều mang tên Cty TNHH Vẻ Vang. Chiếc xe cũng được sơn tên và logo
của Cty Vẻ Vang. Sau một thời gian hoạt động, có mâu thuẫn về phương án kinh doanh của
Cty. Vì không bằng lòng với những tranh cãi, trong một lần đi giao hàng, Sự đã giữ lại 100


triệu đồng tiền hàng của Cty và tuyên bố đây là lợi nhuận đáng được hưởng của mình đồng
thời tuyên bố rút khỏi Cty và đơn phương rút lại chiếc xe của mình.
Câu hỏi 5: Thủ tục gia nhập và góp vốn vào Cty TNHH như thế nào? Giải quyết việc Sự
cho rằng 100 triệu đồng được hưởng và 100 triệu đồng của Cty để nâng cấp xe ra sao?

Tình huống bổ sung:
Do thành lập công ty ở thành phố miền Trung chưa có sự phát triển cao về lĩnh vực thương
mại nên CTy Vẻ Vang gặp nhiều khó khăn, có nhiều khoản nợ đến hạn chưa thanh toán và
hoạt động rất khó khăn, có thể lâm vào tình trạng phá sản.
Ngày 18/6/2007, Thành ra Hà Nội và qua giới thiệu của bạn bè, đã gặp Hùng, Giám đốc
Cty Sao Trắng – một công ty liên doanh điện tử có uy tín và thị phần lớn tại Việt Nam. Thành
ngỏ ý muốn ký hợp đồng quảng cáo cho Cty Sao Trắng. Hùng chấp nhận với điều kiện là Cty
Vẻ Vang chứng tỏ khả năng thực hiện được quảng cáo gây ấn tượng. Nếu chứng minh được,
Cty Sao Trắng sẽ ký kết hợp đồng để Cty Vẻ Vang quảng cáo 6 sản phẩm của mình ở các tỉnh
miền Trung và hưởng hoa hồng bằng 0,5% doanh thu mà các đại lý của Cty tiêu thụ được ở
thành phố Nha Trang. Để chứng tỏ khả năng của mình, Hội Đồng Thành viên Cty Vẻ Vang
nhất trí để Thành vay 500 triệu đồng và đã đầu tư sản xuất 2 chương trình quảng cáo cho 2
sản phẩm của Cty Sao Trắng.
Ngày 11/01/2008, Công Ty Sao Trắng nghiệm thu và chấp nhận 2 chương trình nói trên
song chỉ đồng ý ký hợp đồng để Công ty Vẻ Vang quảng cáo đối với 2 sản phẩm đã có
chương trình và hoa hồng được hưởng là 0,25% doanh thu chứ không phải 0,5%. Thành biết
là với chỉ 0,25% và với dịch vụ quảng cáo cho 2 sản phẩm thì khó có thể có lợi nhuận để trả
món nợ 500 triệu. Tuy nhiên, thà có còn hơn không nên Thành đã ký hợp đồng và thực hiện

việc quảng cáo.


Câu hỏi 6: Trên lập trường bảo vệ cho Cty Vẻ Vang, bạn hãy xác định loại hợp đồng giao kết
giữa Công ty Vẻ Vang và Công ty Sao Trắng theo tiêu chí phân loại hợp đồng? Khi nào quan
hệ hợp đồng giữa 2 bên được xác lập? Vì sao?

Tình huống bổ sung:
Đến tháng 6 năm 2008, Cty Vẻ Vang không thể hoạt động được nữa vì hoa hồng từ dịch vụ
quảng cáo không bù đắp được chi phí bỏ ra. Thành quyết định chấm dứt hợp đồng quảng cáo.
Cty Sao Trắng khởi kiện Cty Vẻ Vang cho rằng Cty Vẻ Vang vi phạm hợp đồng đã thỏa thuận.
Câu hỏi 7: Công ty Vẻ Vang và Công ty Sao Trắng có vi phạm hợp đồng không? Nếu có, hãy
xác định ai vi phạm? Bạn rút được kinh nghiệm gì khi giao kết hợp đồng?

Tình huống bổ sung:
Năm 2010, do nhu cầu phát triển kinh doanh thêm ngành nghề mới vì ngành nghề kinh
doanh cũ ế ẩm, các thành viên công ty Vẻ Vang quyết định kết nạp thêm thành viên mới có
tay nghề và có vốn. Đó là ông Rực và bà Rỡ. Bà Rỡ là chủ doanh nghiệp tư nhân Hạnh Phúc
chuyên kinh doanh tiệc cưới. Bà dự định góp vốn vào công ty Vẻ Vang số vốn là 500 triệu
đồng để mở rộng thị trường dịch vụ của doanh nghiệp tư nhân thong qua các quan hệ của
cộng ty.
Câu hỏi 8: Việc kết nạp bà Rỡ là chủ doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chịu trách nhiệm
vô hạn vào làm thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có được phép không? Vì sao?

Tình huống bổ sung:


Ông Rực đang là cổ đông sang lập trong công ty cổ phần Mai Hoa hoạt động được hai năm
tám tháng, ông muốn góp bằng số cổ phiếu có giá trị ghi tổng mệnh giá là 200 triệu đồng
trong đó, có số cổ phiều phổ thông là 150 triệu, số cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là 50 triệu.

Câu hỏi 9: Việc góp vốn của ông Rực vào trong công ty trách nhiệm hữu hạn Vẻ Vang có hợp
pháp không? Tại sao?

Tính huống bổ sung:
Năm 2011, công ty Vẻ Vang có nhu cầu mở rộng sản xuất dịch vụ nên mở thêm chi nhánh ở
phường An Lạc, quận Bình Tân. Công ty đã tìm được căn nhà vừa ý và giá thuê rất rẻ. Tuy
nhiên, căn nhà này chưa có giấy chủ quyền sở hữu nhà. Chủ nhà nói rằng “tiền nào của đó”
giá rẻ thì nhà chưa có giấy tờ. Tôi cho thuê 5 năm với giá đó.” Công ty vẫn muốn thuê nhưng
các thành viên biết rằng không thể làm hợp đồng thuê nhà có công chứng được vì cơ quan
công chứng chỉ chứng thực đối với hợp đồng khi bên cho thuê xuất trình giấy chứng nhận
quyền sở hữu.
Câu hỏi 10: Việc thuê căn nhà chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu làm trụ sở sẽ gặp các
khó khăn pháp lý gì? Làm thế nào để giúp họ?



×