Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xác định m ột số tiêu chuẩn hạt giống của cây phay (duabanga grandiflora roxb ex DC) tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ
TIÊU CHUẨN HẠT GIỐNG CỦA CÂY PHAY (Duabanga grandiflora
Roxb.ex DC;

tại trư ờng đại học nông lâm thái nguyên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

: Lâm nghiệp

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ
TIÊU CHUẨN HẠT GIỐNG CỦA CÂY PHAY (Duabanga grandiflora
Roxb.ex DC;

tại trư ờng đại học nông lâm thái nguyên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

H ệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn


: Th.S Lê Sỹ Hồng

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập tại trường, ngoài những kiến thức về lý
thuyết, mỗi sinh viên rất cần có cơ hội làm quen với thực tế để sau khi ra
trường làm việc đỡ bỡ ngỡ. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp cuối khóa là một
khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống
lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu
làm quen với kiến thức khoa học.
Xuất phát từ quan điểm đó, được sự đồng ý của nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp và đặc biệt là sự giúp đỡ của Th.S Lê Sỹ Hồng em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và xác định

một số tiêu chuẩn hạt giống của cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb.ex
DC) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đặc biệt là thầy giáo Lê Sỹ Hồng đã hưỡng dẫn
em trong suốt quá trình làm đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo,
các phòng ban và gia đình, bạn bè đã giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
Do thời gian và trình độ có hạn, nên chắc chắn đề tài này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy
cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Thuật


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo
quản và xác định m ột số tiêu chuẩn hạt giống của cây Phay (Duabanga
grandiflora Roxb.ex DC) tại trường Đại học N ông Lâm Thái N g u yên ” là
công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Th.s L ê Sỹ H ồng trong thời gian từ tháng 6/2014 đến
11/2014. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu
rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày
trong khóa luận là quá trình điều tra hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và nhà
trường đề ra.

Thái Nguyên, tháng... năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viêt cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

Th.s Lê Sỹ Hồng


Nguyễn Văn Thuật

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:

Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố.
Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA............................
Kết quả về kích thước quả.............................................................
Kết quả về số hạt trong 1g hạt giống.............................................
Số quả trong 1kg quả.....................................................................
Kết quả về độ thuần hạt giống.......................................................
Sức sống của hạt Phay sau 1 tháng bảo quản...............................
Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ............................................

17

19
21
23
23
24
25
27

Bảng 4.7: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ..........................

28

Bảng 4.8: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ............................................

29

Bảng 4.9: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ..........................

29

Bảng 4.10: Sức sống của hạt Phay sau 2 tháng bảo quản.............................
Bảng 4.11: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

30
32

Bảng 4.12: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

33


Bảng 4.13: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

34

Bảng 4.14: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

34

Bảng 4.15: Sức sống của hạt Phay sau 3 tháng bảo quản.............................
Bảng 4.16: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

35
37

Bảng 4.17: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

37

Bảng 4.18: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

39

Bảng 4.19: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

39

Bảng 4.20: Sức sống của hạt Phay sau 4 tháng bảo quản.............................
Bảng 4.21: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

40

42

Bảng 4.22: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

43

Bảng 4.23: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

44

Bảng 4.24: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

44

Bảng 4.25: Sức sống của hạt Phay sau 5 tháng bảo quản.............................
Bảng 4.26: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................
Bảng 4.27: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ..........................................

45
47
48

Bảng 4.28: Bảng sai dị từng cặp xi - xj cho tỷ lệ nảy m ầm ........................

49


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Hình ảnh tách hạt...................................................................................... 13
Hình 3.2: Hình ảnh cân hạt....................................................................................... 14
Hình 4.1: Hình ảnh quả..............................................................................................22
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sức sống của hạt giống Phay sau 1 tháng bảo quản

26

Hình 4.3:Biểu đồ thể hiện sức sống của hạt giống Phay sau 2 tháng bảo quản..... 31
Hình 4.4: Biều đồ thể hiện sức sống của hạt sau3tháng bảo quản..........................36
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện sức sống của hạt sau4tháng bảo quản......................... 41
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện sức sống của hạt sau5tháng bảo quản......................... 46


v

D A N H M Ụ C CÁC T Ừ V IẾ T TẮT

CTTN

: Công thức thí nghiệm

CT

: Công thức

I

: Tổng

PTPSMNT


: Phân tích phương sai một nhân tố

KM

: Kiếm nghiệm

TB

: Trung bình


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1. M Ở Đ Ầ U ................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đ ề .......................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.4 . Ý nghĩa của đề tài......................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C Ứ U ................................3
2.1. Cơ sở khoa h ọ c ............................................................................................. 3
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới.................................................................. 7
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................8
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u ...........................................................12
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................12
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................12
3.2.2. Thời gian nghiên c ứ u .......................................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứ u.................................................................................. 12

3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................12
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp................................................................. 12
3.4.2. Phương pháp nội n g h iệp .....................................................................15
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT Q U Ả ...................................... 21
4.1. Xác định một số chỉ tiêu của hạt giống P hay..........................................21
4.1.1. Kết quả về kích thước quả.................................................................. 21
4.1.2. Trọng lượng và số lượng quả, h ạ t ..................................................... 23
4.1.3. Độ thuần hạt giống...............................................................................24
4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến sức
sống của hạt giống cây P h a y .............................................................................25


vil

4.2.1. Kết quả nghiên cứu của phương pháp bảo quản khô mát và khô
lạnh với hạt cây Phay sau 1 tháng.................................................................25
4.2.2. Kết quả nghiên của phương pháp bảo quản khô mát và khô lạnh với
hạt cây Phay sau 2 tháng................................................................................30
4.2.3. Kết quả nghiên cứu của phương pháp bảo quản khô mát và khô lạnh
với hạt cây Phay sau 3 tháng......................................................................... 35
4.2.4. Kết quả nghiên cứu của phương pháp bảo quản khô mát và khô
lạnh với hạt cây Phay sau 4 tháng bảo quản............................................... 40
4.2.5. Kết quả nghiên cứu của phương pháp bảo quản khô mát và khô
lạnh với hạt cây Phay sau 5 tháng bảo quản............................................... 45
PHAN 5. KET LUẬN.......................................................................................... 51
5.1. Kết luận.........................................................................................................51
5.2. Kiến n g h ị..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tạo giống cây là khâu vô cùng quan trọng trong trồng rừng và đối với
ngành Lâm nghiệp. Đe phục vụ xây dựng và tái thiết những khu cảnh quan
môi trường phục vụ đời sống con người thì việc tạo giống là một khâu hết sức
cần thiết. Hiện nay có nhiều phương pháp thu hái và bảo quản hạt giống như :
phương pháp bảo quản khô, bảo quản am, bảo quản lạnh.... Và có 2 phương
pháp nhân giống pho biến đó là phương pháp nhân giống vô tính và phương
pháp nhân giống hữu tính. Nhân giống hữu tính phù hợp với đặc tính của nhiều
loài cây trồng, nhân giống hữu tính đem lại hiệu quả cao mà giá thành thấp dễ
tiến hành, cây con được tạo ra thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh đây là
phương pháp được sử dụng rộng rãi trong thời gian qua. Cây Phay (Duabanga
grandiflora Roxb.ex DC), họ Bần Sonneratiaceae, bộ: Sim Myrtales. Cây gỗ
cao tới 35m, đường kính 80 - 90cm, gốc có bạnh nhỏ. Vỏ nhẵn màu x ám
hồng. Cành ngang đầu rủ xuống. Lá đơn, mọc đối, hình thuỗn, đuôi hình tim,
đầu có mũi tù, dài 12 - 17cm, rộng 6 - 12cm. Cuống ngắn, khoảng 0,5cm, mép
lá cong. Lá kèm nhỏ.Cụm hoa chùy ở đầu cành. Hoa lớn màu trắng. Cánh đài
4 - 7, chất thịt dày, màu xanh. Cánh tràng 4 - 7, mỏng, màu trắng hay trắng
vàng. Nhị nhiều, xếp thành vòng, chỉ nhị quăn, màu trắng. Bầu hình nón, gắn
liền với đài, có 6 - 8 ô, mỗi ô nhiều noãn; quả nang hình cầu, màu nâu đen,
nứt 4 - 8 mảnh. Hạt nhỏ nhiều, 2 đầu có đuôi dài. Gỗ rắn, nặng, tỷ trọng
0,458. Lực kéo ngang thớ 17kg/cm2, lưc nén dọc thớ 343kg/cm2, oằn
869kg/cm2, hệ số co rút 0,24 - 0,37, dùng trong kiến trúc, đóng đồ dùng gia
đình. Cây sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt. Hoa tháng 5 - 6. Cây mọc rộng
khắp các tỉnh miền Bắc. Thường mọc ờ chân núi, ven khe suối, ven các khe
am, ưa đất sâu mát hoặc đất có lẫn đá. Mọc lẫn với các loài: Vàng anh, Vả,
Dâu da đất....



2

Cây Phay hiện nay chưa được gây trồng nhiều, là cây ưa sáng mọc
nhanh. Cây hầu hết chỉ mọc ngoài tự nhiên do quả chín rơi rụng và gặp điều
kiện thời tiết thuận lợi thì mọc thành cây tuy nhiên cây chỉ mọc với số lượng
ít và chất lượng cây không cao. Bên cạnh đó hiện nay chưa có nghiên cứu
nào cụ thể cũng như chưa có m ột bản hướng dẫn nào về việc thu hái, bảo
quản và gieo ươm loài cây này.
Xuất phát từ việc muốn tìm hiểu về phương pháp thu hái, bảo quản và
nhân giống cây Phay tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu kỹ thuật bảo

quản và xác định một số tiêu chuẩn hạt giống của cây Phay (Duabanga
grandiflora Roxb.ex DC) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là



sở

cho

bảo

quản

hạt giống,

giống trong gieo ươm cây Phay.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được phương pháp bảo quản phù hợp.
- Biết được một số chỉ tiêu của hạt giống Phay.
1.4 . Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất biết áp dụng lý
thuyết vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng vào công
việc sau này.
+ Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo và
xây dựng được phương pháp thu hái quả, bảo quản hạt, gieo hạt.
- Ý nghĩa trong thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất để bảo quản và nhân giống cây
Phay bằng hạt.

chủ

động


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
- Thu hái hạt và xác định tiêu chuẩn hạt giống, bảo quản và nhân giống có vai
quan trọng trong chưong trình cải thiện giống cây rừng giống để cung cấp hạt
hoặc hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho các bước cải thiện
giống theo các phưong thức sinh sản thích hợp.
Thời điểm thu hoạch khi hạt chín vì nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng đến
năng suất chất lượng hạt giống, thu hoạch muộn ton thất hạt lớn do hạt chín

quả vỡ mất hạt hoặc hư hỏng hạt ngay trên cây. Thời điểm thu hoạch rất quan
trọng và cần đảm bảo nguyên lý chung sau đây: Chất lượng hạt giống đặc biệt
sức sống và khả năng nảy mầm, năng suất hạt giống, thuận tiện cho phoi sấy,
chế biến (trời nắng và khô).
Chế biến quả hay hạt giống là để thu được những hạt giống sạch, có chất
lượng cao, dễ bảo quản và xử lý khi tiến hành chế biến như chế biến so bộ,
vận chuyển hay gieo hạt. Công nghệ chế biến bao gồm một số phương pháp,
khả năng áp dụng của phưong pháp này khác nhau. Công nghệ chế biến có
thể được chia thành 7 bước sau đây:
1) Làm sạch so bộ: Đối với các loại quả và hạt có nhiều mảnh vụn, cành,
hoặc các quả lép v.v
2) Cất trữ sau thu hoạch: Đối với các loại quả còn tiếp tục chín sau thu
hoạch hoặc cần sấy qua chờ tách hạt
3) Tách hạt: Đối với những quả đã được thu hoạch nhưng chỉ riêng hạt
giống (và đôi khi là một phần của quả) được cất giữ và đem gieo. Nếu vật liệu
gieo trồng chỉ là hạt giống thì phải tiến hành tách hạt khỏi quả, thịt quả.
4) Loại quả và hạt có cánh: Loại bỏ những phần thừa như gai, áo hạt và lông.


4

5) Làm sạch: Loại bỏ các loại quả và hạt lẫn với các phần khác của quả
như lá, cành, hạt lép, hạt lạ và vỏ.
6) Phân loại hạt: Đối với các loại hạt thay đoi nhiều về khối lượng và
kích thước. Phân loại hạt đảm bảo cho lô hạt đồng đều.
7) Điều chỉnh độ am phù hợp: Đối với các loại hạt mà sau các bước trên
vẫn có độ am cao hơn hoặc thấp hơn độ ẩm tiêu chuẩn phải điều chỉnh tiếp để
đạt tiêu chuan cho quản lý chất lượng hạt giống trong quá trình chế biến.
Nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống đem lại hiệu quả cao và
đã được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua.

Mặt khác trong công tác gieo ươm việc xử lý hạt giống là một khâu quan
trọng, tùy vào đặc điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của mỗi hạt giống khác nhau thì việc
xử lý hạt cũng khác nhau. Xử lý kích thích hạt giống là tác động đồng loạt lên
lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mấm mống sâu bệnh có trong lô hạt, giảm thiệt
hại quá trình gieo ươm. Có nhiều phương pháp xử lý kích thích hạt giống khác nhau
như là xử lý bằng nhiệt độ, bằng thuốc hóa học, bằng tia phóng xạ, bằng cơ giới,...
Quá trình nảy mầm của hạt giống chia ra làm 3 giai đoạn gối nhau:
+ Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu
hiệu đầu tiên của nảy mầm ( tất cả các hạt lép, hạt chết đều hút nước).
+ Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác dụng của nhiệt và am hoạt tính men, hô
hấp và đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và chuyển đến vùng
sinh trưởng.
+ Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ
m ầm và chồi m ầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm (Lương Thị Anh và Mai
Quang Trường, 2007).
Các loại hạt khác nhau thì phương pháp xử lý kích thích khác nhau, căn
cứ vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu trong hạt để lựa chọn phương pháp xử lý.


5

Phay là cây có hạt rất nhỏ và mềm vì vậy hạt cần ngâm với nhiệt độ
thích hợp mới có thể nảy mầm được nên trong xử lí cần có phương pháp xử lí
thích hợp.
Theo bộ Lâm nghiệp [5] cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải đảm bảo
cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện tự
nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác với
chúng. Để có được hạt giống đảm bảo chất lượng thì việc phân tích độ sạch
phải được thực hiện trước tiên, bởi vì tất cả những kiểm nghiệm tiếp theo đều
sử dụng thành phần hạt sạch.

- Độ thuần là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng hạt thuần (hạt sạch) chứa trong
mẫu kiểm nghiệm và tong trọng lượng các thành phần của mẫu kiểm nghiệm.
Trong quá trình phân tích độ thuần, mẫu hạt được phân ra thành 3 thành
phần: hạt thuần, tạp chất và hạt khác.
+ Hạt thuần: là hạt của chính lô hạt được kiểm nghiệm, gồm:
- Hạt đã chín, còn nguyên vẹn.
- Hạt nhỏ, vỏ nhăn nheo, hạt chưa chín.
- Hạt đã mọc mầm trước lúc kiểm nghiệm.
- Hạt bị vỡ, có kích thước phần còn lại lớn hơn 1/2 kích thước hạt ban đầu.
- Hạt có vết bệnh
+ Tạp chất: Phần tạp chất bao gồm các thành phần sau:
- Các tàn dư vô cơ: đất, đá, sỏi, cát,...
- Hạt bị tróc toàn bộ phần vỏ hạt.
- Mảnh vỡ của hạt có kích thước nhỏ hơn 1/2 kích thước ban đầu của hạt.
- Cánh hạt, mảnh lá, mảnh vụn vỏ cây, vỏ quả, cành con, bào tử nấm,
trứng sâu, hạt thối .
+ Hạt khác: Hạt các loài cây khác [6]


6

- Hàm lượng nước của

hạt giống

có liên quan rất

chặt

chẽ


của hạt trong quá trình bảo quản. Do đó cần kiểm tra hàm lượng nước của hạt
trước khi đem bảo quản.
Bảo quản hạt giống
Sau khi đóng bao thực hiện bảo quản và kinh doanh hạt giống. Những cây
trồng hạt giống có thể tiêu thụ trong thời gian ngắn bảo quản hạt giống trong
những kho chuyên dụng. Những hạt giống tiêu thụ trong thời gian dài vài tháng,
vài năm cần được bảo quản trong kho mát hoặc kho lạnh và độ ẩm thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ hạt giống trong quá trình bảo quản:
+ Các yếu tố môi trường trong quá trình chín, nếu môi trường bất thuận
ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, ví dụ điều kiện nóng và khô sẽ rút ngắn
thời gian chín.
+ Hạt chưa chín sẽ mất sức sống nhanh trong quá trình bảo quản hơn hạt chín.
+ Hạt thu hoạch trong thời gian nhiệt độvà ẩm độ cao dẫn đến nhiễm
nấm bệnh gây hại hạt trong quá trình bảo quản.
+ Hạt bị tổn thương vỏ hạt sẽ giảm sức sống nhanh trong bảo quản.
+ Cấu trúc vỏ hạt cũng ảnh hưởng đến khả năng bảo quản, hạt vỏ cứng
đàn hồi tốt hơn vỏ mỏng.
+ Hạt chứa dầu dẫn đến hạt nảy mầm nhanh hơn hạt chứa tinh bột
(Bonner và cộng sự 1994, Stubsgaard, 1992).
+ Hạt không xử lý trước khi bảo quản dễ bị côn trùng và nấm gây hại.
+ Các điều kiện bảo quản như điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ không khí bảo
quản là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tuổi thọ hạt giống.
Nguyên lý bảo quản dựa trên những yếu tố chính làm mất sức sống hạt
giống trong quá trình bảo quản là: Độ ẩm hạt, độ ẩm môi trường bảo quản,
khống khí (oxy).

đến

sức



7

Các yếu tố trên ảnh hưởng đến hô hấp của hạt trong bảo quản, nếu cao
hơn trong hạt đều dẫn đến hư hỏng hạt giống
Theo Homes và Buszewicz 1958 và Phạm Hoài Đức 1992 bảo quản hạt
có thể định nghĩa là sự giữ gìn những hạt sống trong thời gian từ khi thu hái
đến khi gieo ươm.
- Rất ít khi ngày gieo ươm tốt nhất trùng với ngày thu hái tốt nhất mà
thường phải bảo quản hạt giống trong những khoảng thời gian khác nhau, có
thể là:
+ Bảo quản đến 1 năm, khi mà việc sản xuất hạt giống và công việc
trồng rừng được thực hiện đều đặn hàng năm nhưng cần phải đợi đến thời vụ
gieo ươm tốt nhất.
+ Bảo quản 1-5 năm hay lâu hơn khi loài cây có chu kì sai quả là vài 3 năm
và phải thu hái đủ hạt trong năm được mùa để dự trữ cho những năm mất mùa.
+ Bảo quản dài hạn nhằm mục đích duy trì nguồn gen, thời gian bảo
quản có thể thay đoi tùy thuộc vào tuổi thọ của hạt của loài cây, vào điều kiện
bảo quản nhưng

thường là hàng

chục

năm

đối

với


những loại

quản.[1]
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã làm cho
môi trường ô nhiễm, rừng suy giảm về diện tích và chất lượng, đặc biệt ảnh hưởng
trực tiếp dến đời sống sức khoẻ con người. Đứng trước tình hình đó các nhà khoa
học về lĩnh vực nông lâm nghiệp đặc biệt là sự đóng góp của các nhà khoa học lâm
nghiệp đã và đang lỗ lực để tìm ra những phương pháp tạo giống cây mới đóng góp
vào ngân hàng giống ngày càng chất lượng.
Từ thế kỉ XVIII - XIX đã có những ý tưởng về nghiên cứu giống cây lâm
nghiệp và sản xuất giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế
kỉ XX các nước ở Bắc Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch là những nước có

hạt

dễ


8

nền Lâm Nghiệp phát triển mạnh cũng đã xuất hiện những công trình nghiên
cứu về khảo nghiệm xuất xứ, chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống
bằng cây gép cho các loại Thông, Dương và Sồi Dẻ.
Trong những năm 1980 nhiều lớp tập huấn về cải thiện giống cây rừng
dưới sự bảo trợ

của to chức lương thực


và nông nghiệp thế giới

(FAO) đã

được mở cho các nước đang phát triển. Năm 1925 ở Placervile thuộc bang
California đã thành lập trạm chọn giống cây rừng Edly [7].
Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng
đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cuốn “ Chọn giống
cây rừng đại cương” 1951 của Syrach Lasen được đánh giá là công trình có
giá trị nhất lúc đó( Lê Đình Khả, 2001).
Nghiên cứu về số lượng và kích cỡ hạt trái cây nảy mầm bằng gỗ tếch
( Tectona grandis L.) được tổ chức tại Mae Tha vườn giống, Mae Tha quận,
của Lampang tỉnh và phòng thí nghiệm hạt giống, Cục Lâm nghiệp Hoàng
gia, Bangkok.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Nước ta rừng trồng chải dài trên diện tích rộng lớn, cây rừng sống lâu
năm, trình độ cơ giới hoá trong sản xuất, nhân lực, vốn đầu tư có hạn. Rừng
sau khi trồng ít có điều kiện chăm sóc, do đó công tác giống có tầm quan
trọng đặc biệt. Có thể nói giống là một những khâu quan trọng nhất, có ý
nghĩa quyết định đến sản lượng chất lượng rừng trồng.
Những năm trước thời kì đổi mới chúng ta chưa đánh giá đúng tầm quan
trọng và vai trò to lớn của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự quan
tâm của công tác giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng giống
cho rừng trồng, hầu như chưa coi trọng đến chất lượng giống. Sử dụng giống
không rõ nguồn gốc xuất sứ, thu hái sô bồ, dẫn đến rừng trồng có chất lượng
kém, năng xuất thấp phổ biến chỉ đạt 5 - 10m3/ha/năm. Đến những năm gần


9


đây chúng ta mới bắt đầu chú trọng đến khâu sản xuất giống năng xuất, chất
lượng rừng đã tăng lên 30 - 70m3/ha/năm. Năm 1998 Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã
cho quyết định ban hành: Quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống.
Trong đó có quy định rõ các tiêu chuan về chọn lọc giống xuất xứ giống và
cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng
giống, vườn giống. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có chương
trình tăng cường năng lực giống cây trồng, vật nuôi và lâm nghiệp. Công tác
tuyển chọn, lai tạo, nhân giống bằng mô hom được phát triển giảm dần việc
trồng rừng bằng giống sô bồ, không rõ nguồn gốc, tăng tỉ lệ giống có chất
lượng cao.
Từ năm 1980 - 1985, Nguyễn Minh Đường [11] và nhiều tác giả khác
cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng
ở miền Đông Nam Bộ.
Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đay mạnh các công trình nghiên
cứu về kĩ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính
sách hợp lý của nhà nước.
Các chuyên gia thuộc Viện Ứng dụng công nghệ vừa nhân giống thành
công hai loài lan hài quý: Hài Hằng (đặc hữu VN) và Hài Tam Đảo (đặc hữu
Đông Dương) bằng phương pháp gieo hạt trong ống nghiệm.
Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc xây dựng hướng dẫn
kỹ thuật gieo ươm từ

khâu thu hái hạt

giống, bảo

quản hạt

giống, xử lý hạt


giống, kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây con.
Cuốn sách “Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “ Lâm sinh 2”, “ Hướng dẫn
kĩ thuật trồng cây nông lâm nghiệp cho đồng bào miền núi”, “To chức gieo
ươm cây bản địa phục vụ mục tiêu phuc hồi rừng” ... Và hàng loạt các bài
luận văn, luân án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm.
Những cuốn sách này có nói về các khâu chính và các kĩ thuật cần thiết trong


10

công tác gieo ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo
quản hạt giống và hàng loạt các nghiên cứu về cách thức sử lý ở mỗi loại hạt
giống khác nhau. Nghiên cứu tỉ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, công thức phân
phù hợp...
Cuốn sách “Trồng rừng” hướng dẫn kỹ thuật bảo quản hạt giống của một
số loài cây như:
+ Kỹ thuật bảo quản hạt giống Thông nhựa (Pinus merkusii J.et De
Vries): Bảo quản khô ở nhiệt độ thường, hạt được đựng trong chum vại hoặc
thùng gỗ, mỗi thùng đựng 20-30 kg, để ở nơi thoáng mát, phương thức này có
thể duy trì sức sống của hạt tối đa không quá 1 năm. Nếu được giữ ở nhiệt độ
on định 5- 10% có thể duy trì sức sống của hạt đến vài ba năm.
+ Kỹ thuật bảo quản hạt giống Hồi (Illicium verum Hook.F.):
Bảo quản hạt

trong cát

ẩm

ở nhiệt


độ bình

thường.

Độ

đưa vào bảo quản là 32-35%, hạt được trộn đều với cát có độ am 15-16% theo
tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích). Hạt bảo quan được đanh thanh từng luống,
cao không quá 20cm, bề rộng luống từ 80-100cm. Không để luống hạt bị nắng
hoặc mưa dột.

Trong quá trình bảo

quản 3-5 ngày

đảo

hạt

khô phải bổ sung thêm nước. Phương thức bảo quản này có thể duy trì sức
sống của hạt 75-100 ngày.
Bảo quản trong túi PE ở nhiệt độ thấp: cho hạt vào trong túi PE hàn kín
và được giữ ở nhiệt độ 5-10oC, phương thức này có thể duy trì sức sống của
hạt lâu hơn.
Bảo quản trong hầm hàm ếch: Đào các hầm hình hàm ếch ở các sườn đồi
hướng Đông nơi râm mát, đáy hầm dốc ra phía ngoài. Mỗi hầm đào đủ bảo
quản 4-5 kg hạt (40x40x40cm). Rải 1 lớp cát dày 2-3cm sau đó cho hạt đã
trộn cát lên trên, tiếp đó phủ một lớp cát dày 3cm lên trên, xung quanh hầm
vẩy dầu hỏa để chống kiến, đậy kín miệng hầm. Trong quá trình bảo quản,


1

lần,


11

kiểm tra định kỳ trong 2 tháng đầu 15 ngày /1 lần. Sang tháng thứ ba, 7 ngày
1 lần. Kiểm tra mối, kiến, độ

ẩm

của hạt

để

bo

sung kịp

thời.

Bảo

vậy khoảng 70-80 ngày thì hạt nứt nanh.
Tất cả đều nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất
cho mỗi loại cây đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi
nhuận cao lại nhanh nhất. Ngoài ra còn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử
nghiệm cho công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến.
2.4. M ột số thông tin về loài cây Phay

- Cây Phay có tên khoa học là Duabangagrandiflora Roxb.ex DC, họ
B ần Sonneratiaceae, bộ: Sim Myrtales.
- Phân bố: Cây mọc rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Thường mọc ờ chân
núi, ven khe suối, ven các khe ẩm, ưa đất sâu mát hoặc đất có lẫn đá. Mọc lẫn
với các loài: Vàng anh, Vả, Dâu da đất....
- Đặc điểm sinh học và sinh thái học:
+ Cây gỗ cao tới 35m, đường kính 80 - 90cm, gốc có bạnh nhỏ. Vỏ nhẵn
màu xám hồng. Cành ngang đầu rủ xuống.
+ Lá đơn, mọc đối, hình thuỗn, đuôi hình tim, đầu có mũi tù, dài 12 17cm, rộng 6 - 12cm. Cuống ngắn, khoảng 0,5cm, mép lá cong. Lá kèm nhỏ.
+ Cụm hoa chùy ở đầu cành. Hoa lớn màu trắng. Cánh đài 4 - 7, chất thịt
dày, màu xanh. Cánh tràng 4 - 7, mỏng, màu trắng hay trắng vàng. Hoa tháng
5 -6. Nhị nhiều, xếp thành vòng, chỉ nhị quăn, màu trắng. Bầu hình nón, gắn
liền với đài, có 6 - 8 ô, mỗi ô nhiều noãn; quả nang hình cầu, màu nâu đen,
nứt 4 - 8 mảnh.
+ Hạt nhỏ nhiều, 2 đầu có đuôi dài.
+ Gỗ rắn,

nặng, tỷ

trọng 0,458. Lực

kéo ngang

thớ

17kg/cm2,

dọc thớ 343kg/cm2, oằn 869kg/cm2, hệ số co rút 0,24 - 0,37, dùng trong kiến
trúc, đóng đồ dùng gia đình. Cây sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt.


lưc


12

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hạt cây Phay được bảo quản trong điều kiện
trong phòng có nhiệt độ bình thường và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh
có nhiệt độ 8oC.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tôi tiến hành thực hiện đề tài tại trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian bắt đầu thực hiện: 06/2014
Thời gian kết thúc theo dõi là: 12/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, phương pháp tách hạt ra khỏi quả và xác định
một số chỉ tiêu về tiêu chuẩn hạt giống cây Phay.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bảo quản hạt giống cây Phay.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu đã có trước có liên quan đến đề tài.
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, kết quả nghiên
cứu được đánh giá, so sánh bằng phân tích phương sai 1 nhân tố trong toán
học thống kê trong lâm nghiệp.
3.4.1. P hương pháp ngoại nghiệp

3.4.1.1. Thu hái, tách hạt ra khỏi quả và xác định một số chỉ tiêu hạt giống

♦♦♦ Thu hái quả
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thu hái: Theo dõi mầu sắc quả để xác
định thời điểm thu hái phù hợp, vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám.


13

Quả được thu hái vào lúc chín rộ trên các cây mẹ đã có từ 2 năm sai quả trở
lên.Thời gian quả Phay chín vào khoảng thời gian từ ngày 12/6 đến ngày 25/6 .
Cách thu hái: Trèo lên cây hoặc đứng dưới dùng cù neo, móc giật chùm
quả chín, tuyệt đối không được bẻ cành.
- Chọn địa điếm thu hái hạt: Chợ Đồn- Bắc Kạn.
- Chuẩn bị dụng cụ thu hái.
- Thu hái quả.
- Xử lý quả, hạt sau khi thu hái.
- Văn phòng phẩm: giấy, bút, tài liệu tham khảo, thước đo, bảng biếu.
♦♦♦ Tách hạt ra khỏi quả
- Sau khi thu hái quả, tiến hành ủ cho quả chín đều, phơi hong ngoài
nắng nhẹ cho khô vỏ đế thuận tiện cho tách hạt.
- Chuẩn bị dụng cụ đế tách hạt: Giá, ro, sàng, gậy, túi đựng,.....
- Tiến hành tách hạt: Dùng tay đẻ tách hạt hoặc dùng gậy, que đập đế
tách phần hạt với vỏ sau đó có thế dùng ro đế lọc hạt và tạp vật.

Hình 3.1: Hình ảnh tách hạt
♦♦♦ Xác định một số chỉ tiêu hạt giống
- Chuẩn bị dụng cụ cân đo đếm: thước kẻ, cân đồng hồ, cân điện tử, giấy,
bút, ....
- Đo kích thước quả: Độ dài quả, đường kính đầu to, đường kính đầu
nhỏ, đường kính giữa quả.



14

- Cân trọng lượng quả, hạt: Cân tổng trọng lượng quả thu hái được, tổng
lượng hạt sau khi tách,

số

gam

hạt

cần bảo

quản, cân trọng

kiểm nghiệm để xác định số lượng hạt/ quả.

Hình 3.2: Hình ảnh cân hạt
- Đếm số lượng quả trong 1kg quả, đếm số hạt trong 1g hạt.
- Xác định độ thuần hạt giống.
Tất cả số liệu được ghi lại để xử lý tính toán

3.4.1.2. Bảo quản hạt giống
Hạt sau khi được tách ra khỏi quả, tiến hành phơi nắng theo các công
thức thí nghiệm:
- Công thức I: Phơi 1 nắng
- Công thức II: Phơi 2 nắng
- Công thức III: Phơi 3 nắng
- Công thức IV: Phơi 4 nắng

- Công thức IV: Phơi 5 nắng
Tiến hành bảo quản hạt giống theo các công thức bằng 2 phương pháp:
+ Phương pháp1: Tiến hành bảo quản kín trong điều kiện khô mát thông
thường ( 1).
+ Phương pháp 2: Tiến hành bảo quản kín trong ngăn mát của tủ lạnh
duy trì nhiệt độ khoảng 8oC (2).

lượng các


15

Định kỳ 1 tháng 1 lần

lấy hạt từ

(1) và (2) để kiểm tra

sức

sống

của hạt

Theo dõi, ghi chép kiểm tra số hạt nảy mầm, tính toán xác định sức sống của hạt.
3.4.2. P hương pháp nội nghiệp
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành xử lý, tính toán:
- Kích thước trung bình của quả (Ltb):
L 1+ L2 + L3 + ..... + Ln
Ltb (cm) = -----------------------------------n

Trong đó: L 1(n): Kích thước quả 1( n)
-

Trọng lượng trung bình (Mtb):

M 1+ M2 + M3 + ..... + Mn
Mtb (g) = ------------------- ---------------n
Trong đó: M 1(n): Trọng lượng mẫu kiểm nghiệm 1(n)
- Số lượng hạt quả trung bình (Ntb):
N 1+ N2 + N3 + ..... + Nn
(hạt, quả)

Ntb =
n
Trong đó: N 1(n): Số lượng hạt, quả của mẫu 1 (n)
- Độ thuần là

tỷ

lệ

phần trăm

giữa

khối

khối lượng mẫu kiểm nghiệm, được xác định theo công thức:
Độ thuần được tính theo công thức sau đây:
Trọng lượng hạt thuần (g)

Độ thuần (%) = ------------------------------------------------------x 100(%)
Tong khối lượng các thành phần của mẫu KN (g)
K 1+ K2
K = ---- -------2

lượng hạt thuần khiết


16

Trong đó:

K l(2) là độ thuần của mẫu kiểm nghiệm 1 và 2
K là độ thuần của lô hạt;
A là khối lượng hạt tốt (g/1000 hạt);
B là khối lượng hạt xấu (g);
C là khối lượng tạp vật (g);

- Tỉ lệ nẩy mầm: là tỉ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm cho cây mầm
bình thường so với tong số hạt đem kiểm nghiệm.
P= — X100%
N
P là tỉ lệ nảy mầm từng tổ
n là số hạt nảy mầm từng tổ
N là số hạt kiểm nghiệm mỗi tổ
- Tổng hợp số liệu và nhập vào máy vi tính
- Phân tính và xử lý số liệu trên excel :
+ Các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình được thực hiện bằng phần
mềm excel với hàm sum( ), hàm average( )....
+ Để kiểm tra xem mức độ ảnh hưởng của mỗi công thức bảo quản tôi

dùng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố để kiểm tra kết quả thí
nghiệm được xắp xếp như trình tự trong mẫu bảng
Trong đó tôi coi:
- Nhân tố A là công thức thí nghiệm (CTTN)
Giả sử nhân tố A được chia làm a (a công thức thí nghiêm) cấp khác
nhau, mỗi cấp các trị
mẫu bảng sau:

số

quan sát

lập

lai

(bi)

lần,

kết

quả

được


×