Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tính chất các na van trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 58 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN CÔNG HOÀN

TÍNH CHẤT CÁC-NA-VAN TRONG
NGÔN NGỮ TRUYÊN NGẮN NGUYỄN HUY THIÊP




Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN YĂN THẠC s ĩ
NGÔN N G Ữ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI, 2015


1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phùng Gia Thế người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Lí
luận văn học, khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo, chuyên viên phòng Sau đại
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận văn.



Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Học
* viên

Trần Công Hoàn


2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.Phùng Gia Thế.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.
Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Học
* viên

Trần Công Hoàn


3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................5

1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................8
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứ u ............................................................. 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 9
6. Phuong pháp nghiên cứ u........................................................................... 9
7. Đóng góp mới của luận văn......................................................................10
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................10
NỘI DUNG......................................................................................................11
Chuông 1. KHÁI NIỆM CÁC-NA-VAN VÀ x u HƯỚNG CÁC-NAVAN HÓA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI....................... 11
1.1. Khái niệm các-na-van............................................................................. 11
1.1.1 Các-na-van trong cách hiểu truyền thống..............................................11
1.1.2. Các-na-van theo quan niệm của M. Bakhtin....................................... 11
1.2. Xu huớng các-na-van hoá trong văn xuôi Việt Nam đuơng đại........... 16
Chuơng 2. THÔNG TỤC HÓA PHI THẨM MĨ NGÔN TỪVÀ CÁC
HÌNH THỨC GIỄU NHẠI............................................................................. 36
2.1. Thông tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ........................................................36
2.1.1. Tụchoá từ ngữ.......................................................................................36
2.1.2. Lối hành ngôn thông tục, suồng sã ...................................................... 39
2.2. Các hình thức giễu nhại...........................................................................48
2.2.1. Khái niệm “giễu nhại” và vai trò của “giễu nhại” trong văn học...... 48
2.2.2. Đặc điểm của giễu nhại trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp................................................................................................................. 50


4

Chương 3. s ự BÀNH TRƯỚNG CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠTVÀ s ự HỖN
LOẠN CỦA DIỄN NGÔN............................................................................. 59
3.1. Sự bành trướng của cái biểu đạt.............................................................. 59

3.2. Sự hỗn loạn của diễn ngôn....................................................................... 62
KẾT LUẬN......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 73


5

MỞ ĐẦU
1. Lí do chon
* đề tài
1.1. Những năm gần đây, trong nhiều công trình nghiên cứu văn học,
Nguyễn Huy Thiệp được nhắc đến như một trong những đại diện tiêu biểu
cho khuynh hướng sáng tác hậu hiện đại của văn học Việt Nam. Phân tích
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, thấy có sự biểu hiện sắc nét và sống động
những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, đặc biệt là trên phương diện tổ chức
ngôn từ nghệ thuật.Nhằm kiến tạo mô hình thế giới đa cực, phi trung tâm,
Nguyễn Huy Thiệp tìm đến một phương thứcvận hành ngôn ngữ độc đáo mà
chúng tôi gọi là hình thức các-na-van hóa. Trên thực tế, hướng sáng tạo này
đã tạo được hiệu ứng thẩm mĩ đặc biệt, trở thành nguyên tắc tổ chức văn bản
và hình tượng đặc thù của nhà văn. Do đó, việc xem xét ngôn từ nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới sự soi sáng và gợi mở của lí thuyết cacna-van một mặt vừa giúp nhận diện đặc điểm của tổ chức ngôn từ trong sáng
tác Nguyễn Huy Thiệp, một mặt khác qua đây cũng cho thấy nguyên tắc thế
giới quan, nỗ lực sáng tạo nghệ thuậtvà những đóng góp của nhà văn đối với
tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại.
1.2. Trong ngữ cảnh truyện ngắn Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn một
tác giả như Nguyễn Huy Thiệplàm chất liệu nghiên cứu là điều thực sự cần
thiết. Trên một ý nghĩa nhất định, có thể nói, nghiên cứu thi pháp ngôn ngữ
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - một trong những gương mặt tiêu biểu của
văn xuôi Việt Nam đương đại sẽ phần nào giúp chúng ta hình dung ra diện
mạo và xu hướng phát triển của một bộ phận văn học cách tân. Qua đó cũng

góp phần vào việc nắm bắt những biểu hiện đặc thù và cả những “bước
ngoặt”trong tiến trình cách tân ngôn ngữ truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986.


6

1.3.

Nghiên cứu xu hướng các-na-van hóa trong ngôn ngữ truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp cũng là cách tác giả luận văn góp phần đề xuất một hướng
tiếp cận mới đối với sáng tác của nhà văn này. ở đây, chúng tôi mượn ý
tưởng của nhà nghiên cứu người Nga M. Bakhtin về tinh thần và các hình
thức các-na-van hóa khi ông nghiên cứu tác phẩm của Rabơle để xem xét sự
vận hành ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trên cơ sở đó phần
nào luận văn đã chứng minh được tính khả thủ của hướng tiếp cận này trong
nghiên cứu ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung, ngôn ngữ
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Huy Thiệp là cây bút truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt
Nam đương đại. Sáng tác của ông đã được giói nghiên cứu phân tích từ rất
nhiều bình diện, v ề việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể
kể đến hàng trăm công trình khác nhau. Một phần lớn các công trình này đều
đã được in thành sách hoặc đăng trên các báo và tạp chí nổi tiếng. Tiêu biểu
trong số đó là các bài: “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” của Hoàng
Ngọc Hiến, “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ” của Nguyễn
Đăng Mạnh, “Thử tìm cái lí bên trong của nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp” của
Trần Đình Sử, “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi
Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”,
“Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt Nam” của La Khắc Hòa

(Lã Nguyên), “Có hay không nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp?” của Nguyễn Thái Hòa, “Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy
Thiệp” của Nguyễn Đăng Điệp... [Xem: 49; 47],
Phân tích truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, về cơ bản các nhà phê bình
đều đánh giá cao tài năng và thành công nhà văn trong thể loại này. Trong cuốn


7

Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng:
"Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ lục
có nhiều bài viết về sáng tác của mình, chỉ một thời gian ngắn không có độ lùi
của thòi gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài, không chỉ trong
nước mà cả ngoài nước, không chỉ người Việt mà cả ngoại quốc" [49].
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn khẳng định: "Nếu có một thứ "Quả
bóng vàng" hay "Cây bút vàng" dành để tặng cho cây bút xuất sắc hàng năm,
thì trong năm vừa qua 1987 và nửa đầu 1988, người xứng đáng được giải
trong văn xuôi có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp"[49].
Nguyễn Huy Thiệp sáng tác nhiều thể loại văn học và không phải lĩnh
vực nào cũng thành công. Bản thân truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là hiện
tượng còn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, trên những nét cơ bản, giới nghiên
cứu đều thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn tài năng, văn tài của
ông có sức hấp dẫn lớn và trước hết, đối với ngưòi nghiên cứu, truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp là một chất liệu phong phú, có thể khai thác từ nhiều khía
cạnh, nhiều chiều kích khác nhau.
v ề các công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến thi pháp truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có thể kể đến:
- “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp ” của Phan Thanh Bình (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, 2007).

- “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ” của Hoàng Kim Oanh
(Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh, 2008).
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các bài viết, công trình nghiên cứu bàn
sâu đến ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chẳng hạn như:


8

- “Tướng về hưu là một tác phẩm có tính nghệ thuật” của Trần Đạo (Đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp).
- “Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu” của Nguyễn Thị Hương
(Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp).
- “Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của
Lê Thị Trang (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2013).
- “Đặc điểm lời văn nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Lê
Thị Nguyệt Trong (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, 2011).
Qua khảo sát, có thể nhận thấy, hầu hết các công trình, bài viết, tiểu
luận, luận văn nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều ít nhiều có đề
cập đến vấn đề ngôn ngữ trong sáng tác của ông. Tuy nhiên, vẫn chưa có công
trình nào trong số đó đặt vấn đề nghiên cứu “tính chất các-na-van” (hay xu
hướng các-na-van hóa”) như một đặc điểm ngôn ngữ quan trọng trong truyện
ngắn của nhà văn này.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu tiền bối, luận văn của
chúng tôi tập trung tìm hiểu vấn đề tính chất các-na-van (hay xu hướng các-navan hoá) trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và xem đây là một
đặc điểm nổi bật tạo nên cái mới trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói
riêng, bước ngoặt trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết các-na-van vào tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm sáng tỏ nguyên tắc vận hành của tổ

chức ngôn ngữ trong các sáng tác của nhà văn. Qua đó, luận văn nêu lên ý
nghĩa của việc sáng tạo ngôn ngữ theo tinh thần các-na-van đồng thời chỉ ra
những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp về mặt này đối với tiến trình văn
xuôi Việt Nam đương đại.


9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tính chất các-na-van (xu hướng các-na-van hoá) trong ngôn ngữ truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu các tài liệu về chủ nghĩa hậu hiện đại, lí thuyết về thi pháp
tiểu thuyết Đôxtôiepxki của M.Bakhtin...
- 42 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb.
Văn hoá Sài Gòn, 2006.
- Một số sáng tác của các tác giả văn xuôi Việt Nam đương đại như
Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà... (để làm tư liệu đối
sánh).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.

Tìm hiểu khái niệm các-na-van và chỉ ra những biểu hiện của xu

hướng các-na-van hoá trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
5.2. Phân tích, chỉ ra xu hướng các-na-van hoá như một đặc điểm của
ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên một số bình diện cụ thể.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;

- Phương pháp phân tích - tổng họp;
- Phương pháp so sánh.


10

7. Đóng góp mới của luận văn
7.1. Khái quát lý thuyết các-na-van của M. Bakhtin, vận dụng lí thuyết
các-na-van để tìm hiểu xu hướng các-na-van hoá như một đặc tính nổi bật
trong văn học Việt Nam đương đại;
7.2. Phân tích tính chất các-na-van trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp để chỉ ra cái mới và đóng góp của nhà văn đối với tiến trình văn
xuôi đương đại.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương ỉ. Khái niệm các-na-van và xu hướng các-na-van hóa trong
văn xuôi Việt Nam đương đại.
Chương 2. Thông tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ và các hình thức giễu
nhại
Chương 3. Sự bành trướng của cái được biểu đạt và sự hỗn loạn của
diễn ngôn


11

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI NIỆM CÁC-NA-VAN VÀ x u HƯỚNG
CÁC-NA-VAN HÓA TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI


1.1. Khái niệm các-na-van
1.1.1 Các-na-van trong cách hiểu truyền thống
Theo cách hiểu từ truyền thống, các-na-van là lễ hội hoá trang gắn liền
với những cuộc diễu hành sặc sỡ. Đó là lễ hội dân gian, phổ biến ở những khu
vực có nền văn hoá Kitô giáo và có nguồn cội từ những phong tục đa thần
giáo của đế chế La Mã. Thông thường, nó diễn ra hàng năm trước tuần Chay
lớn, hay tuần Đại trai giới, cho nên, nó mới có tên gọi là “cac-na-van”. Trong
tiếng La tinh, “carne” nghĩa là “thịt”, “vale” nghĩa là “dọn dẹp”, “cất nhấc”.
“Cất thịt đi” thế tức là “các-na-van”. Các-na-van đặc biệt phát triển tại châu
Mỹ - La tinh, nhất là ở Brazil.Nó giống như lễ “Tống tiễn mùa đông” của các
dân tộc Slavơ. Tuy nhiên, nếu hiểu các-na-van đơn giản là “Lễ hội hoá trang”,
thì đây còn là hiện tượng văn hoá mang tính nhân loại, gần gũi cả với phương
Đông chúng ta.
1.1.2. Các-na-van theo quan niệm của M. Bakhtin
Mikhail Mikhailovich Bakhtin (1895 - 1975) là nhà khoa học nhân văn
và lý luận phê bình vãn học xuất sắc của thế kỷ XX.Tên tuổi và sự nghiệp của
ông đã vượt biên giới nước Nga đến vói giói nghiên cứu khoa học và công
chúng trí thức trên toàn thế giói.Mặc dầu phần lớn được viết từ những năm 20 40 của thế kỷ XX, song các công trình của Bakhtin đến nay vẫn giữ nguyên giá
trị. Công trình của Bakhtin đặt ra cho khoa học một loạt vấn đề trọng yếu, cung


12

cấp những phương pháp luận, cách tiếp cận mới, năng sản, kích ứng sáng tạo,
sự nhận thức và nhận thức lại không ngừng trong khoa học.
Theo quan niệm của M. Bakhtin [7] thì các-na-vankhông chỉ giản đơn
là lễ hội, mà là cuộc sống thứ hai của con ngưòi do các yếu tố khôi hài của
dân chúng tạo thành. Lễ hội các-na-van có từ đâu? Bakhtin giải thích đó
không phải do mục đích lao động, tập dượt lao động, hay nhu cầu nghỉ ngơi

tự nhiên có tính chu kì của con người. Ông cho rằng, lễ hội các-na-van trung
đại là nhu cầu vượt khỏi cuộc sống nền nếp hàng ngày của tư tưởng tôn ti trật
tự phong kiến, của chủ nghĩa cấm dục tăng lữ, nó nhằm làm mềm hoá những
khuôn khổ cứng nhắc của các thiết chế xã hội đương thời. Do đó, lễ hội cácna-van là một phạm trù có ý nghĩa thế giới quan, một phạm trù văn hoá. Cácna-van có hai tính chất: một là tính thời gian. Các-na-van thường xảy ra vào
các ngày lễ hội mùa màng hoặc ngày lễ lịch sử trọng đại, tức là các thời điểm
có sự đổi thay trong cuộc sống, nó nâng đỡ sự đổi thay trong thế giới
quan.Hai là tính không gian.Các-na-van thường diễn ra ở quảng trường, bãi
chợ, là những nơi không có trung tâm, không có quyền uy, mọi người đều có
thể tham gia tự do vói khát vọng dân chủ từ bản thể. Các nghi thức và trò chơi
của lễ hội các-na-van đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên cuộc sống
thứ hai cho con người, chẳng hạn nghi thức tấn phong, hạ bệ, sự xúc tiếp
suồng sã, sự báng bổ, các trò phỏng nhại, trò hề... thực sự đã tạo nên “cuộc
sống thứ hai” ấy. Nhưng đây là cuộc sống thứ hai phi quan phương, bên
lềcuộc sống thứ nhất thông thường.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, ý nghĩa của tư tưởng Bakhtin không nằm
ở bản thân các lễ hội các-na-van, mà ở cách lí giải của ông về các-na-van như
một hiện tượng văn hoá có ý nghĩa thế giới quan, và từ cơ sở đó tìm đến một
cách lí giải mới về tiểu thuyết và ngôn từ tiểu thuyết mà ông gọi là “hiện
tượng cácnavan hoá”.Trên thực tế,Bakhtin hiểu các-na-van hoá theo một


13

nghĩa rất rộng gồm các nghi lễ, các trò chơi, các chuyện cưòi, các cách sống
có tính chất các-na-van hoá, nhằm chỉ cuộc sống thứ hai, phi quan phương,
“bên rìa” (chữ của Trần Đình Sử), nhằm giúp con người tạo một khoảng tự do
vượt khỏi tạm thời cuộc sống nền nếp, chặt chẽ trong các thiết chế, thể chế xã
hội thường nhật. Từ quan niệm các-na-van hoá, Bakhtin đưa ra khái niệm
“văn học các-na-van hoá” với các thể loại văn học nghiêm túc - buồn cười,
như đối thoại kiểu Socrat, trào phúng Mênippê, tiểu thuyết phức điệu

Dostoïevski, tiểu thuyết nghịch dị Rabơle... Từ đó,nhà nghiên cứu đem đối
lập tiểu thuyết với sử thi.Đối sánh tiểu thuyết với sử thi, ông cho rằng, nếu sử
thi luôn ở trung tâm, mang tính chất quan phương thì tiểu thuyết là thể loại ở
ngoài rìa, phi quan phương. Nếu sử thi trang nghiêm thì tiểu thuyết luôn pha
trộn sự cười nhạo, trào phúng. Nếu sử thi tiếp xúc cuộc sốngtheo lối trật tự, tôn
ti, thì tiểu thuyết lại mở ra kiểu xúc tiếp suồng sã, thân mật. Nếu sử thi miêu tả
những gì đã xong xuôi, hoàn tất, thì tiểu thuyết luôn luôn là không kết thúc,
chưa xong xuôi. Nếu sử thi luôn sùng thượng quá khứ thì tiểu thuyết luôn
hướng về hiện tại. Nếu sử thi luôn xác lập một khoảng cách cố định không thể
vượt qua giữa ngưòi trần thuật và cuộc sống được thể hiện thì tiểu thuyết lại
xoá bỏ khoảng cách ấy .Nếu sử thi tạo ra khoảng cách và tôn ti trật tự giữa các
thể loại thì tiểu thuyết đem hoà trộn chúng với nhau. Nếu sử thi luôn tuân theo
các khuôn mẫu, thì tiểu thuyết luôn đổi mới chính bản thân mình.
Từ cách hiểu đó, ta thấy nếu các-na-van là hiện tượng lễ hội trung đại
phương Tây thì khái niệm các-na-van hoá có thể giúp ta hiểu thêm về bản
chất văn hoá của vãn học, hiểu thêm các qui luật chung của văn học. Có thể
nói, mỗi tác phẩm văn học trong ý nghĩa hiện đại nhất của nó đều là một sản
phẩm các-na-van hoá phi quan phương nho nhỏ, tạo ra một cuộc sống thứ hai
cho mọi người.Nó có không gian, thời gian riêng giúp người ta thoát khỏi tạm
thời không - thời gian thực tại để sống trong tưởng tượng. Trong những


14

khoảnh khắc tự do, phóng túng, suồng sã theo kiểu các-na-van hoá ước lệ ấy,
con người được giải thoát, được nhìn thế giới theo một nhãn quan khác, nhiều
chiều, được tích luỹ năng lượng để rồi trở lại cuộc sống thường nhật trong
một tinh thần sáng tạo mới.
Trái vói Saussure, khi nghiên cứu ngôn ngữ, Bakhtin lại tin rằng, không
có ngôn ngữ nào lại không gắn liền với một quan điểm, một ngữ cảnh và một

đối tượng nhất định.Theo ông, ngôn ngữ là những gì đang được sử dụng trong
cuộc sống chứ không phải trong từ điển. Trong khi Saussure chỉ tập trung vào
khía cạnh đồng đại của ngôn ngữ, Bakhtin quan niệm không có bất cứ một
thời điểm nào ở đó ngôn ngữ không chịu áp lực mang tính lịch đại: với ông,
ngôn ngữ là một dòng chảy. Trong khi Saussure lược quy ngôn ngữ vào một
mối quan hệ chính giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, Bakhtin cho mối
quan hệ ấy vô cùng đa dạng: không có một ý niệm nào lại không là nơi giao
thoa giữa các quan điểm, các khuynh hướng, các ý kiến khác nhau. Trong khi
Saussure cho bản chất của ngôn ngữ nằm ở sự khác biệt, Bakhtin cho bản chất
của ngôn ngữ là tính đối thoại: ông cho mọi lời nói đều có tính đối thoại, bỏi
ý nghĩa của chúng tuỳ thuộc vào những gì được nói trước đó và vào cách thức
người nghe tiếp nhận những lòi nói ấy như thế nào. Nói cách khác, theo
Bakhtin, mọi lời nói đều là những phản hồi đối với những lời nói trước đó và
đều nhắm tới những đối tượng nhất định.
Xuất phát từ quan niệm về tính đối thoại của ngôn ngữ và dựa trên sự
phân tích các tác phẩm của Đôxtôiepxki Bakhtin cho bản chất của tiểu thuyết,
cũng giống như các hội hoá trang, mang tính đa thanh, ở đó, mỗi lời nói của
nhân vật đều có nhiều giọng. Nói theo cách của Bakhtin thì mỗi lòi nói của
nhân vật là một diễn ngôn mang tính nhị trùng thanh, không có giọng nói nào
là hoàn toàn khách quan và có thẩm quyền hơn hẳn: tiểu thuyết đa thanh phản


15

ánh một thế giới, trong đó, mọi lời nói đều có quan hệ hô ứng mật thiết với
nhau, hơn nữa, còn dựa vào nhau mà tồn tại và phát nghĩa.
Trong nền văn hóa nhân loại, đặc biệt đối với phương Tây, các-na-van
được xem là một trong những lễ hội có sức ảnh hưởng sâu xa và mãnh liệt
nhất. Theo M. Bakhtin, các-na-van là một “hình thức trình diễn nguyên họp
mang tính chất lễ nghi” hay còn gọi là “hội giả trang”, “hội trá hình”. Loại

hình này luôn hướng đến mục đích xóa nhòa mọi ranh giới khu biệt giữa sân
khấu và quảng trường, cũng như diễn viên và khán giả. Lễ hội hướng tới
phạm vi toàn dân - những chủ nhân đích thực và mang tính phổ quát sâu sắc.
Các-na-van vì thế còn góp phần xác lập một cuộc sống mới trên những
bình diện vui nhộn, suồng sã, trái ngược với thứ đời sống nghiêm túc và hoàn
bị hàng ngày, thu hẹp nhằm tiến tới xóa bỏ những khoảng cách giữa mọi
người với nhau, ở đó, con người có thể thỏa thích vui tươi và được trở lại với
bản nguyên của chính mình, ở đó, họ chỉ giản đơn là những con người đúng
nghĩa chứ không được phép khoác thêm những lóp mũ áo tôn nghiêm, chuẩn
mực của đạo đức, chức vị, tuổi tác lẫn giai cấp... Họ có thể thỏa thích giao
tiếp với nhau thông qua các hình thức ngôn ngữ và hành động bộc trực, suồng
sã mang tính quảng trường.
Bakhtin cho rằng “Camaval đem sáp gần, thống nhất, hôn phối và kết
hợp cái thiêng liêng với cái phàm tục, cái cao cả với cái thấp hèn, cái lớn lao
với cái nhỏ mọn, cái uyên thâm với cái dốt nát (Mesalliane). Sự thống nhất hài
hòa và chuyển hóa lẫn nhau giữa những thuộc tính đối lập ấy đã kiến tạo thành
“tính lưỡng trị” sâu sắc - một đặc trưng cơ bản của lễ hội các-na-vanmọi thời
đại. Sức mạnh và các chức năng trên đã góp phần thúc đẩy sự hoàn thành các
hình thức hạ bệ, báng bổ, gắn liền với các yếu tố hạ tầng vật chất thân xác cũng
như các hình thức phỏng nhại tài tình. Chúng ta dễ dàng bắt gặp tất cả các tính


16

chất trên ở bất cứ lễ hội Camaval nào: từ lễ hội chàng ngốc, ngày hội con lừa
đến những kỳ nghỉ lễ Chúa giáng sinh, lễ Tiễn mùa đông.
Mọi hình thức nghi lễ - hội hè nói trên đều là hạt nhân cơ bản của cảm
quan các-na-van về thế giới: “cảm hứng về sự thay thế và biến đổi, cảm hứng
về cái chết và sự đổi mới”. Nó biểu thị tính tương đối đầy vui nhộn, hay còn
gọi là tính “không toàn vẹn vĩnh cửu của sự tồn tại”(M. Bakhtin).

Như vậy, trước thế kỉ XVII, các-na-van vẫn còn là một hình thức của bản thân
đời sống. Do đó, các-na-van hóa cũng mang tính trực tiếp. Các-na-van chính
là cội nguồn sâu sắc của các-na-van hóa. Nhưng về sau, hội giả trang đã dần
dần đánh mất tính toàn dân trên quảng trường đúng nghĩa và chấp nhận
nhường ngôi cho ảnh hưởng của các tác phẩm văn học đã được các-na-van
hóa sớm hơn.
Như vậy, ngôn từ nghệ thuật cũng là một sản phẩm có tính chất các-navan hoá.Trong văn học, ngôn từ thoát khỏi các qui tắc ngôn ngữ thông thường
để sống một cuộc sống mới. Nó vượt khỏi cấu trúc chuẩn mực của ngôn ngữ
để đi vào những kết họp mới, tự do mang tính thẩm mĩ.
1.2. Xu hướng các-na-van hoá trong văn xuôi Việt Nam đương đại
Trong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức
“quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê
hoặc. Có thể thấy, trong sân chơi các-na-van, những cấm đoán và trật tự cuộc
sống thường nhật (tôn ti trật tự, tôn kính, nói năng theo nghi thức) sẽ bị bãi
bỏ, tất cả các giá trị đều có thể đổi chỗ cho nhau. M. Bakhtin nhìn thấy ở cácna-van tinh thần dân chủ và nguồn cội loại hình thế giới quan của thời đại mới
lànguyên tắc đối thoại, cho nên, ông đã áp dụng khái niệm “các-na-van” vào
mọi hiện tượng văn hoá thòi hiện đại. Ông sử dụng khái niệm các-na-van và
nguyên tắc đối thoại để phân tích xu hướng tiểu thuyết hoá trong lịch sử văn


17

học nhân loại. Đối thoại còn là nền tảng của mọi quan hệ nhân sinh: sống tức
tham gia vào một cuộc đối thoại không bao giờ có hồi kết giữa ngưòi và
người, giữa dân tộc này với dân tộc kia, thời đại này với thời đại kia.
M. Bakhtin cho rằng, các-na-van hóa là “một truyền thống của thể loại
văn học”, tuy ở mỗi thời, tính chất này lại có những điểm nhấn riêng. Trong
luận văn này, chúng tôi mượn ý của nhà nghiên cứu để xác định một đặc điểm
của ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại.Có một điều đáng lưu ý ở đây là,
xu hướng các-na-van hóa trong ngôn ngữ không phải là một đặc tính phổ quát

trong văn xuôi Việt Nam đương đại, mà chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm
theo khuynh hướng hậu hiện đại, bởi nó gắn liền với cảm hứng giải thiêng.
Vậy giữa tư tưởng của M. Bakhtin và lí thuyết văn học hậu hiện đại có
mối liên hệ như thế nào?
Trong lời tựa cuốn Những vẩn đề thỉ pháp Đôxtôỉepxki của Bakhtin
(được dịch sang tiếng Pháp, xuất bản năm 1970) dưới nhan đề “Một nền thi
pháp học sụp đổ”, J. Kristeva đã chứng minh thuyết phục, rằng chính sáng tác
của Đôxtôiepxki và thực tiễn văn học thế giới đầu thế kỷ XX đã cung cấp đủ
chất liệu để Bakhtin kiện toàn lí thuyết về các-na-van và nguyên tắc đối thoại.
Giới thuyết của Kristeva còn gián tiếp giúp ta nhận thấy, tư tưởng của Bakhtin
có ảnh hưởng rất lớn tới quan điểm học thuật của hàng loạt nhà tư tưởng hậu
cấu trúc và giải cấu trúc, như T. Todorov, R. Barthes, J. Kristeva, J. F.
Lyotard, M. Foucault... Đen lượt mình, những nhà tư tưởng này đã có ảnh
hưởng quan trọng tới quá trình phát triển của văn học hậu hiện đại ở các nước
Âu - Mỹ. Có thể nói, chủ nghĩa hậu hiện đại rất tôn sùng M. Bakhtin, xem ông
là một bậc tiền bối. Hầu hết các chủ đề chủ chốt của chủ nghĩa hậu hiện đại như
diễn ngôn, tính lai ghép, tính khác, tính dục, văn hóa đại chúng, thân xác... đều
đã được ông đề cập hay dự cảm từ trước. Nói như vậy là để thấy rằng: quan hệ


18

giữa học thuyết các-na-van của Bakhtin với văn học hậu hiện hiện đại là một
mối quan hệ hai chiều và cũng vô cùng phức tạp: phải có mầm raống của chủ
nghĩa hiện đại và văn học hậu hiện đại thì mới có học thuyết của Bakhtin,
nhưng khi đã xuất hiện như một học thuyết, tư tưởng của Bakhtin lại có tính
chất mở đường cho cho sự phát triển của văn học hậu hiện đại.
Như trên đã nói, hạt nhân của các-na-van là nguyên tắc “lộn trái”, “lật
ngược”. Theo quan niệm truyền thống, người sáng tác viết văn là để nói vói
người đọc một điều gì đó. Để người đọc hiểu được điều mình nói, thì cái được

nói ra phải có mạch lạc, cái biểu đạt và cái được biểu đạt phải hài hoà, thể loại
phải rõ ràng (giống như lời nói phải theo chuẩn mực ngôn ngữ), thế nhưng
trong văn bản hậu hiện đại, ngôn từ bị thông tục hóa, suồng sã đến mức thô
tục, cái biểu đạt lại bành trướng đến “phì đại”, hư cấu vô chừng mực, diễn
ngôn hỗn loạn, trần thuật bị phân mảnh, xé nhỏ để thành diễn ngôn phi trung
tâm, phi chủ thể, thể loại pha trộn hỗn độn... Văn chương đã thực sự biến
thành trò diễn. Mà như vậy tức là văn bản đã bị “lật trái”, “lộn ngược”, lẽ nào
không thể xếp vào các-na-van hoá. Không phải ngẫu nhiên, trong bài “Một
nền thi pháp học sụp đổ”, Kristeva cho rằng, nền văn chương “biểu trưng”,
văn chương “mô tả” giờ không còn đất tồn tại. Theo bà, “sự hình thành tâm lý
chủ thể” (chữ của Coller) chỉ có thể “phản ánh nghệ thuật” bằng hai cách,
hoặc là nó được biểu hiện trong “nghệ thuật các-na-van”, hoặc là nó trở thành
đối tượng tự phân tích trong khuôn khổ của một lối viết vượt qua được hàng
rào mô tả”.
Theo phân tích của chúng tôi, tính chất các-na-van trong ngôn ngữ văn
xuôi Việt Nam đương đại biểu hiện trên ba bình diện cơ bản: Sự thông tục
hóa phi thẩm mĩ ngôn từ; Sự bành trướng của cái biểu đạt; Sự hỗn loạn của
diễn ngôn. Có thể nhận ra, sự vận hành theo xu hướng các-na-van hóa khiến
văn xuôi theo khuynh hướng hậu hiện đại tự đẩy mình ra khỏi khu vực trung


19

tâm của văn hóa chính thống. Tự nó xác lập cho mình một khu vực tồn tại đặc
biệt - vùng ngoại biên của văn hóa đương đại.
Khác với sự “mĩ hóa” thế giới trong văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975,
văn xuôi sau 1975 có xu hướng diễn tả thực tại trong những trạng thái tục tằn
thô nhám nhất của nó. Thể loại ngôn từ văn học, theo đây cũng có những biến
đổi căn rễ. Xu hướng thông tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ trong văn xuôi sau
1975 trước hết gắn liền với thái độ giải thiêng của nhà văn: giải thiêng đấng

bậc và giải thiêng chính văn học, và tiếp theo, đây còn là vấn đề quan niệm
của nhà văn với ngôn từ. Như một qui luật, khi tiếng hát trở thành tiếng nói,
tiếng nói trở thành tiếng nói tục, ngôn ngữ văn xuôi được bình dân hóa, trở về
gần với đời thường, cơ bản không còn sự trang trọng, ước lệ, véo von. Chúng
tôi không cho rằng, các văn bản văn xuôi sau 1986 chỉ dung chứa một kiểu
hành ngôn thông tục, mà chỉ muốn xác nhận một đặc điểm: có dấu hiệu xóa
nhòa ranh giói giữa tính tinh tuyển và tính bình dân trong hành ngôn của
nhiều nhà văn. Tính chất thông tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ thể hiện ở sự xuất
hiện rất dày của lớp từ tục, cách nói thông tục, những ngôn ngữ trôi dạt ở
vùng ngoại biên của đời sống văn hóa chính thống (cái thường bị khước từ
trong văn học truyền thống, đặc biệt là ở dòng văn học tinh anh), v ề mặt này,
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được xem là sự mở màn.
Khảo sát các văn bản văn xuôi đương đại, thấy các từ tục thuần Việt
xuất hiện công nhiên. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là một trường họp rất
điển hình cho nhận xét này. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, có thể
nhận thấy một đặc điểm: nếu nhân vật của ông mơ mị hoang liêu trong cõi vô
thức bao nhiêu thì lại tàn khốc bất nhẫn trong thực tế bấy nhiêu. Và, khi ở
trong cõi thực, ngôn từ nhân vật trở nên thô nhám, rất nhiều khi tục tĩu.
Đọc Người đi vắng, Ngồi, thấy những từ thông tục, từ tục (mà nhân vật dùng)
xuất hiện với tần số cao và có xu hướng ngày càng công nhiên.“Tính chuẩn


20

mực” của ngôn từ văn học truyền thống bị phá VỠ.CÓ lẽ, qua lối hành văn này,
Nguyễn Bình Phương muốn thể hiện triệt để cái sự hỗn tạp của cuộc đời.Với
ông, các chất liệu ngôn từ phải được khai thác bình đẳng trên cùng một mặt
sân giá trị. Ranh giới giữa tính đặc tuyển và tính thông tục ở đây bị cố ý làm
mờ. Không bị gò bó vào những khuôn mẫu của các thể loại lời nói trong văn
học, nhân vật của Nguyễn Bình Phương “thả cửa” nói năng theo đúng vói bản

chất của mình. Dưới đây là một số ví dụ về cách hành ngôn của Nguyễn Bình
Phương trong các tiểu thuyết của ông:
“Sơn cắt ngang lời Kỷ:
- Bác chán bỏ mẹ đi, có tiền không xây nhà thì xây hố xí à.
Cụ Điển chồm lên như phải bỏng:
- Sư cha màv. thối mồm”.
“Trần Mân rỉ tai Thư: - Mặt kia kịch cọt đéo gì”; “Đức Hưng ợ lên một
hơi, vươn cổ nuốt cục gì xuống họng, chỉ thẳng vào Cương:- Buồn
làm đéq gì... Nó giao vai thì diễn... ự ... ựa. Buồn đéq gì... Như tao đây, toàn
vai xịn mà cũng... ựa...” ; “Trận giáp lá cà đầu tiên giữa Thái Nguyên Quang
Phục quân với lính lê dương diễn ra trong ánh sáng chói gắt của sáu ngọn đèn
trên ba chiếc tàu chiếu từ sông vào/- Chém chết bố nó đi anh em ơi/- Đưa dao
đây...”[54-tr. 50, 118, 192, 290],
Nói tục, mắng nhiếc, ở một mức độ ít cực đoan hơn, xuất hiện khá
nhiều trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh.
- “Nhét cứt vào mồm nổ cho tôi, tội vạ đâu tôi chịu”.
- “Nó đấy phải không, hả đồ chó dái, đồ bạc như vôi”.
- “Toa let trong kia, đái nhanh lẽn kẻo có ai trông thấy là tôi thành vi
phạm nguyên tắc đấy”.


21

- “Giời ạ, hình như, hình như thì còn nói chuyên cứt gì. Thôi, biến me
ông đj”...[4, tr. 136, 169, 238, 240].
Xu hướng thông tục hóa, khẩu ngữ hóa lời văn gần đây cũng xuất hiện
dày đặc trong các sáng tác của Nguyễn Quang Lập, trở thành một lối viết đặc
trưng của tác giả. So sánh một chút, có thể thấy, nếu trong các truyện ngắn
viết từ khoảng những năm 1990 đổ về trước (như: Tiếng lục lạc, Ngày xửa
ngày xưa, Bổn mươi chín cây cơm nguội,...), Nguyễn Quang Lập luôn chú ý

trau chuốt rất kĩ lưỡng từ ngữ, câu văn thì nay, trong các tạp văn, ông công
nhiên chuyển sang lối “khẩu văn”, “khẩu văn blog”. Ông nói: “Trong vòng 10
năm liền tôi không viết được gì vì tôi chán lối viết cũ nhưng không biết viết gì
mới cả. Cho đến một ngày tôi ngộ ra một điều là làm văn nói, làm văn bạch
thoại, chứ còn cứ viết văn chỉnh chu như kiểu cũ thì cũng hay đấy nhưng mà
mình không còn thích nữa. Nhiều bạn bè vẫn khuyên tôi nên viết và họ nói
truyện ngắn của tôi hay. Tôi nghĩ rằng mình vẫn viết được đấy nhưng mà vẫn
theo giọng điệu văn cũ thì tự nhiên tôi thấy không có nhu cầu viết nữa”.
Đọc Kí ức vụn, Bạn văn, Chuyện đời vớ vẩn của Nguyễn Quang Lập,
thấy tác giả chủ tâm dùng các từ ngữ thông tục, từ tục, cách nói tục, ngôn ngữ
vỉa hè, phương ngữ, ngôn ngữ blog để mô hình hóa thế giới. Cách hành ngôn
“viết như nói” với những: “mình”, “nó”, “thằng”, “con”, “hi hi”, “he he”, “ke
ke ke”, “hỏi ngu”, “hay cực”, “cà rập cà tàng”, “khổ thế không biết”, “ngu thế
không biết”, “kinh”, “không xinh nhưng trắng trẻo múp máp”, “rờ vú”, “đứng
nắt”, “lên cơn thích”, “cả bọn nói cứt cứt”, “sướng rêm”, “hôn nó một phát”,
“đái cái rồi về”, “mặt xanh như đít nhái”, “mặt đực như ngỗng ỉa”, “hot boy
hot beo”, “nổ và nổ, he he”,... xuất hiện kín đặc trong cả ba tác phẩm trên của
ông...[34, 35, 36],
Tóm lại, có thể thấy, thông tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ là một đặc
điểm nổi bật trong các tác phẩm văn xuôi theo khuynh hướng hậu hiện đại.


22

Trong đây, các thể loại lời nói vỉa hè, bình dân, tiếng nói tục trước nay vẫn
được hiểu như những “tiếng ồn”, là “tội đồ” phá vỡ sự thuần khiết, trong sáng
của văn bản văn học giờ công nhiên phơi bày trên các trang văn. Nhà văn
dường như đã cố ý xóa nhòa ranh giới giữa cái nghệ thuật và cái thông tục
thường ngày.
Trong điều kiện ý thức cá nhân được khơi dậy mạnh mẽ, tư duy tiểu

thuyết cho phép những chất liệu đời thường ùa vào văn học. Không còn
những thứ ngôn ngữ kiểu cách, lễ nghi mà thay vào đó, ngôn ngữ thông tục,
suồng sã được hiện diện với đầy đủ góc cạnh, được ý thức bằng tư thế dân
chủ, bình đẳng giữa người với người.
Trong văn xuôi đương đại, trước đó, ta bắt gặp thứ ngôn ngữ thông tục,
khẩu ngữ. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ điển hình. Trong các
sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp thường sử dụng nhiều những câu nói
câu hát dân gian khiến ngôn ngữ trần thuật mang hơi thở của tự nhiên. Bên
cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp còn sử dụng lớp ngôn từ thô nhám, không gọt
giũa, ngôn ngữ tục xuất hiện vói tần suất dày (Điều này chúng tôi sẽ làm rõ
trong các chương sau). Phân tích các hiện tượng văn xuôi đương đại, thấy
kiểu ngôn ngữ thông tục, suồng sã cũng xuất hiện dày đặc trong vãn xuôi
Đặng Thân.
Trong Ma net, Đặng Thân bổ sung những đoạn thoại thông tục không
hề liên quan đến tình tiết truyện, giữa những ngưòi có mặt trong lúc tác giả
viết truyện, nghe tác giả thuật truyện, tạo thành một trục phản giá trị, bình
phẩm truyện:
“Lại mõm chó ịMC): (chề môi) Thưa các bác em còn thấy cả giọng
“Người tốt việc tốt” báo Nhân dân, rồi Mực tím, Hoa học trò, “Tác phẩm
tuổi xanh ”,Tuổi trẻ cười... Thể mới “hồi xuân ”!


23

Chân Hợi (Ca ve 4): Ôki các anh, các anh vẫn cỏn đang xuân chứ đâu
đã làm gì mà hồi.
Lại MC: Các em có biết là đời người ta bây giờ có khái niệm mới là
quy về “tứ hồi ” không?
Lộng Dậu (Ca ve 5): (đeo kinh, vẻ sinh viên trí thức) Tức nà như cái
nhà bổn hồi hay nà một vở kịch bốn hồi ạ?... ” [61, tr.219-220].

“Hoàng Ngưu: Tôi đã bảo ông câm mẹ nó mồm đi cơ mà. Hãm lìn
Lại MC: Nhưng tôi vẫn thấy là cái kiểu truyện này khó có thể ẳp - đểt
tới độc giả được. Khó cập nhật lẳm, ý tôi là khó tiếp cận với người đọc lẳm.
Tôi chỉ thấy “Mộc Dục Luận ’’ của anh Thân là không gì sảnh được.
Mỹ Mùi: Khó tiếp cận hả anh? Tại anh chưa biết cách tân trang mông
má, chiu chuông, ngúng nguẩy “ba chớp hai ngước ’’ đẩy thôỉ.Phảỉ học tập
bọn em đây này, sẽ tiếp cận được cả thể giới luôn.
Minh ĐL: Em này hay. Ai chả biết võ của các em 8x 9y là nhất quả đất
rồi. Anh cũng đang muốn tiếp cận cả thể giới đây, hôm nào dậy cho anh
miếng đi... "[61, tr.232].
Những từ ngữ thông tục cũng được phát ngôn từ chính nhân vật trong
truyện: “con dở hơi này trông xi xém cong cớn mà khó cưa thế không
biểt”(\ĩ.13), “con chó này làm bố mày phát điên lên m ẩt”(tr.14), “đếch quan
tâm ” (tr.27).
Trong 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần][62] của Đặng Thân, độc giả
nghẹn ứ vì bởi sự xuất hiện dày đặc của những câu chửi thề, nói tục và sự
dung nạp tràn lan các thành phần khẩu ngữ. Trong thời đại ngày nay, chúng
giống như sự phá vỡ các chuẩn mực đã định hình của giao tiếp ngôn
ngữ.Ngôn ngữ đường phố xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết: “Con này nó


24

"chăn giai ” cực kỳ tanh tưởi, điện thoại của em nỏ lúc nào cũng nóng rực lên
như lò than tổ ong’’ (62-tr.20). Đọc 3.33.9 [những mảnh hồn trần], thấy xuất
hiện nhiều câu văn miêu tả rất trần trụi, kiểu như: “nhìn cải vẻ đĩ đượi của
Hường thì em cũng chịu không nổi” (62-tr.534). Sự miêu tả trần trụi ấy giống
như một phương thức để lột tả bản chất nhân vật. Những vấn đề liên quan đến
thân thể, giới tính, tình dục đã bị dung tục hóa. Đôi khi được miêu tả khá tục
tĩu: “Khi nào “ngứa” lên thì hoặc là “bóc bảnh giả tiền” hoặc tới bển thì

“tình cho không biểu không” chứ việc quái gì phải lăn tăn” (62-tr.40). Có
chương, động từ “hiếp” xuất hiện trở đi trở lại với tần xuất chóng mặt như
một ám ảnh: “Bản năng của những ngày “chỉnh chiến ” lại nổi lên ông lôi
xềnh xệch bà vào bụi cây mà hiếp (...)Thẩy bà như chẳng nghe lời đường mật
nào của mình, phẫn uất, ông lại đè bà ra mà hiếp... ” (62-tr.l51). Ngôn ngữ
được dùng để miêu tả những cuộc “mây mưa” của trai gái cứ hồn nhiên “trần
như nhộng” đi lại (62-tr.l45).
Ngôn ngữ thông tục - chửi mắng, thề tục, nguyền rủa cũng góp mặt
trong trận đồ bát quái ngôn ngữ. Ngay từ những trang đầu tiên của tiểu thuyết,
người đọc đã bắt gặp câu chửi: “Biển đi. Lúc nào cần tao gọi” (62-tr.l5).
Trước sự nổi loạn của nhân vật Mộng Hường, nhân vật nhà văn nổi đóa và
văng ngay ra câu chửi tục: “Chó chết... mày! Cô không được như thế chứ...
Bọn hôi thối khốn nạn. Bọn cướp biển lận bẩn thỉu... ” (62-tr.284). Nối tiếp
sau đó là những tràng dài nguyền rủa tục tĩu: “Tỉu nà ma thằng chó chết kia.
Ai cho phép mày tan con Mộng Hường của tao?” (62-tr.285). Từ tục còn là
nguồn cảm hứng để Junkim và những người bạn đặt tên cho nhóm nhạc jazz
“JAZZ DEL JAZZY” của mình, đưa tới sự liên tưởng độc đáo giữa tiếng Anh
và tiếng Việt: “Vừa lúc ấy ông chủ quán mẳng một em tiếp thị thuốc lả: “Đã
bảo là biển đi cơ mà. Mày là đồ đéo ra g ì!”; “Vâng, tôi đéo ra gì.Còn ông
muốn đéo mà chẳng được ” (62-tr.542).Có thể nói, văn hóa đường phố, tiếng


×