Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

chất nam bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.28 KB, 122 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM THỊ HỒNG NHUNG




CHẤT NAM BỘ TRONG NGÔN NGỮ
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22. 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG CAO CƢƠNG







THÁI NGUYÊN - 2012


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả
lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu khảo sát, kết luận trong đề tài là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kì công trình nào khác.

Tác giả

Phạm Thị Hồng Nhung



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của
Thầy Hoàng Cao Cương, Viện ngôn ngữ học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành, sâu sắc nhất của mình về những ý kiến quý báu cũng như thời gian mà
thầy đã dành cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến các Thầy Cô
đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K18, khóa 2010 - 2012
tại trường ĐHSP Thái Nguyên.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Phổ Yên,
những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng động viên,
khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả


Phạm Thị Hồng Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Cấu trúc luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 7
1.1. Ngôn ngữ văn học 7
1.2. Phong cách 13
1.3. Hình tượng và chi tiết 14
1.3.1. Hình tượng nghệ thuật 14

1.3.2. Chi tiết nghệ thuật 16
1.4. Lời thoại 17
1.5. Phương ngữ 20
1.6. Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm 22
1.6.1. Vài nét về Nguyễn Ngọc Tư 22
1.6.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 25
1.7. Tiểu kết 27
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NAM BỘ TRONG NGÔN NGỮ TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 29
2.1. Dẫn nhập 29
2.2. Các đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa 29
2.2.1. Nhận xét chung 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2.2. Đại từ nhân xưng và từ xưng hô 32
2.2.3. Từ ngữ chỉ sản vật địa phương 33
2.2.4. Từ ngữ chỉ tên đất, tên người 35
2.3. Các đặc điểm cú pháp 38
2.3.1. Cụm từ 38
2.3.2. Kết cấu vị từ 39
2.3.3. Kiểu câu 43
2.4. Các đặc điểm diễn ngôn 46
2.4.1. Tiểu dẫn 46
2.4.2. Phong cách khẩu ngữ 47
2.4.3. Dùng thành ngữ và quán ngữ 50
2.4.4. Ví von so sánh 52
2.4.5. Khoa trương và khuếch đại 53
2.4.6. Đặc điểm lời thoại 54

2.5. Phương ngữ Nam với việc phản ánh văn hóa Nam Bộ 63
2.5.1. Sinh hoạt và phong tục 63
2.5.2. Đồng quê Nam Bộ 65
2.5.3. Cải lương hóa 67
2.6. Tiểu kết 70
Chƣơng 3: TÁC DỤNG NGHỆ THUẬT CỦA CHẤT NAM BỘ
TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN
NGỌC TƢ 72
3.1. Ngôn từ và tính cách nhân vật 72
3.1.1. Sự đa dạng của tính cách nhân vật 72
3.1.2. Nhân vật tài tử 74
3.1.3. Nhân vật trí thức 76
3.1.4. Nhân vật nông dân 78
3.2. Các giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 87
3.2.1. Giọng buồn mênh mang 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.2.2. Giọng trầm tĩnh, đắng đót 90
3.3. Thử phác họa “cái tạng” Nguyễn Ngọc Tư qua truyện ngắn 92
3.3.1. Bức tranh về những thân phận 92
3.3.2. Những kí ức buồn 94
3.3.3. Tính nhẹ nhàng trong phê phán 96
3.4. Tiểu kết 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 104
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 104
NGUỒN TRÍCH DẪN TRONG LUẬN VĂN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 110


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐBT : Cánh đồng bất tận
GT : Giao thừa
KTLL : Khói trời lộng lẫy
TSXH : tần số xuất hiện




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ những năm cuối của thế kỉ trước, Nguyễn Ngọc Tư đã xuất hiện
trên văn đàn nước nhà: không chói lòa mà dung dị và đầy kiên nhẫn.
Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng văn chương độc đáo thời hiện đại. Văn
Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm chất Nam Bộ: trầm, buồn, da diết yêu thương.
Chị tự ví văn mình như trái sầu riêng - một đặc sản đối với người mê nó
nhưng cũng khiến nhiều người phải tránh xa. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
có sức hấp dẫn riêng đối với người đọc, nhất là với người Nam Bộ.
Trong các câu chuyện tác giả này kể lại, từ đề tài đến cách thể hiện, đều
chân chất, không cầu kì. Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào mảng đời thường dung

dị của cuộc sống con người Nam Bộ. Đó là chuyện ông già đi tìm con, chuyện
tình cảm gia đình, tình cảm nam nữ, chuyện về những ước mơ bình dị, chuyện
về sự tha hóa ở một lớp người nghèo túng, thất học…Tất cả đều được thể hiện
với giọng văn nhẹ nhàng, tự nhiên, với ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết với giọng văn mộc mạc bình dị, với
ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc,
hương vị của mảnh đất cuối cùng Tổ quốc- mũi Cà Mau của những con người
mà cha ông là người tứ xứ về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả đã
dày công khai phá, đã đứng lên khởi nghĩa. Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc
Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa bên trong cả một tâm
hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua đối nhân xử thế.
Huỳnh Công Tín trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ cũng đánh giá khá
cao về chất ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: “Ngôn từ
trong tất cả truyện ngắn từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất
là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ
trong tác phẩm của chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một
văn phong riêng mà nhiều người cảm thấy ưa thích” [50,310].
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến cho người đọc một cái nhìn
khá chân thật, sinh động về cảnh vật, con người vùng sông nước miền Tây
Nam Bộ. Có được điều đó là do cách sử dụng ngôn ngữ của chị. Truyện ngắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
của chị không bị gò bó vào các khuôn mẫu ngôn ngữ truyền thống. Chúng có
khả năng riêng trong mở rộng, sáng tạo để phù hợp với tính cách con người
và cuộc sống ở vùng đất Nam Bộ. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của chị, vì
vậy, không chỉ dừng lại ở mặt biểu hiện đơn thuần, mà nó đã là yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nó đã tích cực tạo ra
không khí cho tác phẩm, làm nên diện mạo riêng cho từng tính cách nhân vật,

và hơn hết, đã tự tạo nên một lối vào riêng, thật quanh co và cũng thật tinh tế,
giúp cho người đọc được quan sát thật gần các số phận của những con người
thuộc tầng lớp thấp, đặc biệt là người nông dân Nam Bộ.
Tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng là một tiếp
cận nhằm nhận chân ra sâu sắc hơn nội dung tác phẩm và những gì nhà văn
muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình. Từ những suy nghĩ trên, chúng tôi đã
mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu Chất Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có khá nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Tư và những tác phẩm của
chị, song cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào đủ sâu cho
việc tìm hiểu ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Hầu hết các công
trình này mới chỉ dừng lại lại ở dạng giới thiệu, nhận xét sơ bộ, hay phát biểu
cảm xúc về một (số) truyện ngắn của chị. Được xem là hiện tượng của văn
học đầu thế kỉ XXI, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút sự chú ý của các
nhà văn và đông đảo bạn đọc, trong đó có các ý kiến trái chiều nhau.
Với Nguyễn Ngọc Tư, độc giả đặc biệt chú ý đến tập Cánh đồng bất
tận, tập truyện làm nên tên tuổi của chị. Có rất nhiều bài xoay quanh tác phẩm
này. Trần Hữu Dũng - một độc giả quan tâm và yêu mến tác phẩm của chị đã
lập hẳn một trang web http: www. viet- studies. info/NNTu thu thập những bài
viết về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị.
Cũng chính tác giả Trần Hữu Dũng đã có bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc
sản miền Nam, cho rằng, mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là “ một bữa
ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với
những vật liệu hảo hạng, tươi sống”.Quả vậy,chị đã tạo được một chỗ đứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
riêng cho mình, không lẫn với bất cứ nhà văn nào,và đã góp phần tạo nên một

nhành văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém
những miền khác.
Hoàng Thiên Nga trên báo Văn nghệ số 39 ngày 24 - 9 - 2005 có bài
Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận. Đây là bài viết mang tính chất
cảm nhận truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là truyện Cánh đông bất
tận, theo đó, điểm đáng lưu ý của tác phẩm này là bút pháp giản dị, gọn ghẽ,
đầy ắp sức Nam Bộ và ngòi bút rất tinh tế, nhân hậu và trong lành của
Nguyễn Ngọc Tư.
Liên quan đến Nguyễn Ngọc Tư, có luận văn thạc sĩ khoa học của
Lê Thị Tuyết với đề tài Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ,
Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu. Ở đề tài này, tác giả của luận văn đã tập
trung nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ,
trong đó có Nguyễn Ngọc Tư.
Tác giả Nguyễn Trọng Bình cũng đã có một loạt bài viết về tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư, đáng chú ý phải kể đến Đặc trưng ngôn ngữ truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Ở bài viết này tác giả nhận xét về ba khía:sử dụng
hiệu quả vốn từ địa phương; khả năng vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói hàng
ngày của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách rất độc đáo và
điểm cuối cùng là: sáng tạo và biến ngôn ngữ “đời thường” của người bình
dân thành ngôn ngữ văn học. Hay trong bài Phong cách truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật con người và Những dạng tình
huống thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Ở hai bài viết, tác giả
cho rằng “mô hình” con người hướng thiện chính là một kiểu tư duy nghệ
thuật độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư …
Tác giả Huỳnh Công Tín cũng có một loạt bài viết về tác phẩm Nguyễn
Ngọc Tư, đáng chú ý hơn cả là: Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn trẻ Nam Bộ. Ở bài
viết này, tác giả đề cập đến tình cảnh gia đình nghèo, đến số phận buồn của
những con người nhỏ bé, những nông dân chân chất với những ước mơ và
cuộc sống hết sức bình dị đời thường rất đáng cảm thông, trân trọng, nhưng
đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ được như ý, được toại nguyện.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Liên quan đến ngôn ngữ truyện ngắn của tác giả, có bài viết Tìm hiểu
ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Binh’blog - Binh ST -
Yahoo! Bài viết đã được đăng lại trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống năm
2009. Tác giả đã điểm qua những đặc sắc về ngôn ngữ truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư chính là ngữ âm, từ vựng và cú pháp.
Tác giả Nguyễn Thị Hoa có bài viết Giọng điệu trần thuật của Nguyễn
Ngọc Tư qua tập truyện“Cánh đông bất tận”. Ở bài viết này, tác giả phác họa
ấn tượng chung về giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư đó là sự dân
giã, mộc mạc trong những trang văn tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh cuộc sống
sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Đó là giọng điệu đôn hậu, ấm áp, chân tình
và giọng điệu trữ tình sâu lắng….
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của độc giả về tác phẩm của Nguyễn
Ngọc Tư, về đặc trưng ngôn ngữ, về nội dung tự sự, không gian - thời gian,
thị hiếu thẩm mỹ.v.v…,đặc biệt nhiều ý kiến bình luận trên các trang web.
Trong rất nhiều ý kiến, đa phần là sự yêu mến đặc biệt của độc giả, sự đồng
cảm, chia sẻ với Nguyễn Ngọc Tư cũng như chất Nam Bộ trong ngôn ngữ
truyện ngắn của chị.
Một tác phẩm ra đời chỉ nhận được toàn lời khen ngợi thì chưa hẳn đã
là một tác phẩm đáng chú ý. Ngược lại, một tác phẩm “bị” nhận nhiều lời chê
cũng chưa hẳn là một tác phẩm đáng bỏ đi. Điều đó chỉ chứng tỏ nó thu hút sự
quan tâm của đông đảo bạn đọc. Hẳn Nguyễn Ngọc Tư và những tác giả khác
đã làm được điều đó khi họ đều đã từng trở thành những hiện tượng của đời
sống văn học nước nhà.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất liệu ngôn ngữ mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong việc hình

thành chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật trong các truyện ngắn của chị là
đối tượng của luận văn này. Chất liệu này dựa trên các đặc điểm phương ngữ
và văn hóa sử dụng nó trong lời ăn tiếng nói người Nam Bộ. Trong một chừng
mực nhất định, luận văn cố gắng phát hiện cái hiệu quả của chất liệu này đối
với dụng công thi pháp mà chị đã xây dựng nên trong các tác phẩm suốt từ
khi lập nghiệp bằng văn chương cho đến nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Chất Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư nhằm làm rõ đặc điểm Nam Bộ trong ngôn từ của Nguyễn
Ngọc Tư. Đặc điểm này bộc lộ qua:
- Vốn từ bình dân được dùng trong các truyện của Nguyễn Ngọc Tư
- Đặc điểm ngữ pháp và lối nói thiên về khẩu ngữ của cả người kể lẫn
các nhân vật có trong các truyện.
- Những thói quen dụng ngôn trong cách mở đầu và kết thúc truyện.
- Các mô típ dân gian và giả tựa dân gian trong dựng truyện.
Những đặc điểm về cấu trúc này đưa lại hiệu quả và có những tác dụng
nghệ thuật riêng, tạo nên cách kể chuyện mà chỉ Nguyễn Ngọc Tư có được.
Điều đó cũng đã tạo nên một thi pháp kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: tiếp cận đối tượng từ phương diện chất liệu ngôn
ngữ của Nguyễn Ngọc Tư.
- Phạm vi tư liệu: Luận văn dựa trên các khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của
Nguyễn Ngọc Tư trong 3 tập truyện ngắn:
1. Giao thừa, 2003, Nxb. Trẻ (viết tắt: GT).
2. Cánh đồng bất tận, 2008, Nxb. Trẻ (viết tắt: CĐBT).
3. Khói trời lộng lẫy, 2010, Nxb Thời đại và Saigon Media (viết tắt: KTLL).

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng dùng các phương pháp chính sau đây:
-Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này cho phép tìm ra các đặc điểm về sự xuất hiện các đơn
vị từ vựng và các hiện tượng ngữ pháp mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong
36 truyện ngắn.
-Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư như là một văn bản (diễn ngôn), trong đó có các đoạn dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
truyện và các đoạn đối thoại khác nhau. Dựa trên các kết quả tìm được cho
phép có những nhận xét bước đầu về kĩ thuật xây dựng lời thoại và cách tạo
nên các tình huống đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
-Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng để thấy rõ được vai trò của việc sử
dụng ngôn từ mang chất Nam Bộ và làm nổi bật tài năng nghệ thuật, phong
cách riêng biệt đặc sắc của tác giả.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về lí luận
Chất Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và ảnh
hưởng của nó tới thi pháp kể chuyện của chị cho đến nay chưa được nghiên
cứu kĩ. Luận văn hi vọng cung cấp thêm một cách nhìn mới cho vùng giáp
ranh giữa ngôn ngữ học và nghiên cứu văn chương: nghiên cứu theo hướng
thi pháp học.
5.2. Về thực tiễn,kết quả luận văn có thể giúp:
- Hiểu sâu sắc hơn đặc điểm Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
- Tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các đặc điểm ngôn ngữ và thi pháp

kể chuyện trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
- Bằng các ví dụ cụ thể qua phân tích đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm
Nguyễn Ngọc Tư mong muốn có những đóng góp thiết thực cho việc dạy tác
phẩm văn chương trong trường phổ thông hiện nay.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được triển khai thành
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết.
Chương 2: Đặc điểm Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Tác dụng nghệ thuật của chất Nam Bộ trong các truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Ngôn ngữ văn học
1.1.1. Đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương
tiện biểu hiện mang tính đặc trưng. Nhờ có ngôn ngữ mà nhà văn mới có thể
cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt
truyện…Nhà văn trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo nên tác phẩm đã sử
dụng yếu tố đầu tiên là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là yếu tố đầu tiên trong sự
tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã nhận định:
“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng
với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu văn học”.
Theo nghĩa rộng, “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mẫu mực đã được
chuẩn hóa, phục vụ cho tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và
giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lí,
trí tuệ và toàn bộ các hoạt động tinh thần của con người; còn gọi là ngôn ngữ

chuẩn, ngôn ngữ tiêu chuẩn” [53,127]. Điều này có nghĩa, ngôn ngữ văn học
đã được xem là một trong những hình thức tồn tại chủ yếu của ngôn ngữ, một
trạng thái tồn tại của ngôn ngữ tiêu biểu. Ngôn ngữ văn học trở thành ngôn
ngữ thống nhất- ngôn ngữ toàn dân với việc lấy chất liệu từ trong đời sống
các phương ngữ và đồng hóa các phương ngữ đó. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc ngôn ngữ văn học trở thành công cụ thiết yếu của nền văn minh và
phục vụ cho mọi nhu cầu của xã hội và quốc gia.
Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật
được dùng trong văn học.Vì vậy,văn học được gọi là loại hình nghệ thuật
ngôn từ.
Nói văn học là nghệ thuật ngôn từ thực chất là: văn học là nghệ thuật
sử dụng lời văn, bài văn (nói, viết) vào mục đích nghệ thuật. Như vậy, ngôn
ngữ của tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ toàn dân
đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Nói cách khác là ngôn ngữ toàn dân
đã được trau dồi, mài giũa, tinh luyện kết tinh. Nói như Nhữ Bá Sĩ từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
nghiền ngẫm, trăn trở không hiểu tại sao mà người xưa dụng công dồn hết
tâm sức khó nhọc ba năm mới nghĩ được một chữ, mười năm mới nghĩ được
một bài mà vẫn không tự thỏa lòng được. Hay như Nguyễn Đình Thi cho
rằng dòng nào trang nào cũng làm đi, làm lại, xóa, kéo mooc, thêm bớt chi
chít như mắc cửi trên giấy…
Nói đến điều này để thấy, trong tác phẩm văn chương, ngôn ngữ là một
trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng
nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là những tấm gương sáng về mặt hiểu
biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình
sáng tác. Như vậy có thể nói: lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có thể phản
ánh bất kì phương diện nào của đời sống hiện thực, có khả năng thực hiện

chức năng nhận thức, biểu hiện tư tưởng một cách trực tiếp và toàn vẹn nhất.
Nhờ những khả năng to lớn như vậy, văn học đã trở thành một “Bách khoa
toàn thư”về cuộc sống, trở thành một phương tiện giao tiếp tình cảm, tư
tưởng thẩm mĩ thông dụng nhất của con người.
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa,
âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học
là nghệ thuật của ngôn ngữ. Những nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ
trác tuyệt. Trong sự sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngôn ngữ đóng vai
trò quan trọng. Trong sự lao động nghệ thuật của nhà văn có một sự lao tâm
khổ tứ về ngôn ngữ.
Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ toàn dân để sáng tác tác phẩm văn học,
để sáng tạo ra ngôn ngữ văn học. Giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn
học có sự khác biệt. Theo M.Gorki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói “nguyên
liệu”, còn ngôn ngữ văn học là tiếng nói đã được những người thợ tinh xảo
nhào luyện. Mỗi một tác phẩm văn chương đều lấy thực tế làm khuôn mẫu để
phản ánh. Thực tế là muôn màu, lớp lớp những cảnh huống và con người
thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau, nhiều mục đích và phương thức sống
khác nhau. Do vậy, nói đến ngôn ngữ trong một tác phẩm văn chương là nói
đến tính đa chức năng về mặt biểu đạt.Trong một phương thức phản ánh đặc
thù, ngôn ngữ văn chương là kết quả của một quá trình lao động và học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
không mệt mỏi của nhà văn. Nó vừa là kết tinh của truyền thống sử dụng
ngôn từ của cả dân tộc lại vừa là kết quả sáng tạo cá nhân của nhà văn trong
sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy nói đến chất lượng của ngôn ngữ tác phẩm là nói
đến tính tinh luyện và chuẩn mực về cấu trúc và xuất xứ phương ngữ của
ngôn ngữ văn học.
Trong so sánh với các phong cách ngôn ngữ khác của tiếng Việt, ngôn

ngữ văn học có những đặc điểm nổi trội sau đây:
Thứ nhất, ngôn ngữ văn học mang tính chính xác và tinh luyện.
Thường thì một khái niệm có nhiều từ để diễn tả, nhưng chỉ một từ là đúng, là
chính xác với điều nhà văn muốn nói. Trong khi viết văn, nhà văn phải lựa
chọn từ ngữ nào chính xác nhất. Các nhà văn cổ điển đã giác ngộ về ngôn ngữ
sâu sắc. Vì vậy, tác phẩm của họ có giá trị lâu bền.
Nói đến đặc điểm này, chúng ta cũng nên nhớ đến một ý kiến của
V. Huy gô: “Trong tiếng Pháp không có từ nào hay, từ nào dở, từ nào đặt
đúng chỗ là từ đó hay”.Hoặc như Maiakopxki đã nói:“làm thơ là cân từ
1/1000mg quặng chữ”.
Thứ hai là ngôn ngữ văn học mang tính hình tượng. Ngôn ngữ văn học
không trừu tượng như ngôn ngữ triết học, chính trị, cũng không phải ngôn
ngữ kí hiệu hóa như một số môn khoa học. Ngôn ngữ văn học trực tiếp xây
dựng hình tượng trong tác phẩm nên nó không trừu tượng mà mang tính chất
cảm tính cụ thể. Nó có thể gợi nên màu sắc:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
(Hàn Mặc Tử)
“Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”
(Xuân Diệu)
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
(Nguyễn Du)
hay đường nét:
“Lơ thơ tơ liễu buông mành”. Ba âm “ơ” (trong lơ, thơ, tơ) gợi đường
nét thưa thớt của những chiếc lá liễu buông mành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”(Chính Hữu). Hình ảnh của tình đồng
chí: nét thẳng (súng) của ý chí hòa hợp với nét cong (đầu) của tình cảm.

hoặc hình khối:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
(Hồ Chí Minh).
Nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả tâm trạng của ông khi trở về thăm người mẹ
nuôi xưa với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và nhạc tính.
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”.
(Tố Hữu)
Tố Hữu đã từng nói nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của Sóng gió
và cũng là nhịp điệu của náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong
lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình
Thứ ba là ngôn ngữ văn học có tính biểu cảm. Ngôn ngữ văn học chẳng
những phải chính xác, phải có tính hình tượng mà còn bộc lộ được cảm xúc,
thái độ người viết. Tất nhiên, tính biểu cảm trong ngôn ngữ có thể bộc lộ ra
dưới các dạng thức khác nhau tùy vào cảnh huống xuất hiện của các từ ngữ
mà nhà văn đã chủ động đưa vào. Chẳng hạn, Trần Tế Xương viết: “Tôi nghe
kẻ cướp nó lèn ông” thì từ “lèn” vừa diễn tả chính xác hành vi của kẻ cướp,
lại vừa bộc lộ thái độ châm biếm, chế giễu tên quan tuần phủ. Còn trong câu
“Con cò trên ruộng cánh phân vân” thì cánh cò ấy là cánh cò đầy tâm trạng
của trái tim đang yêu của Xuân Diệu. Trong khi đó, một cách dùng có phần
“trần trụi” như Chế Lan Viên trong: “Ta là ta mà vẫn cứ mê ta” lại vẫn được
người đọc chấp nhận vì cả câu tán thán đó đã bộc lộ một thế đứng, một say
mê, một tự hào chính đáng của tác giả trước cuộc sống và thời đại mới đến
mức chỉ có mỗi một cách diễn đạt bất ngờ như thế mới lột tả được đúng trạng
thế của người viết.
Nói đến ngôn ngữ văn học, không thể không quên được lời nhận xét
tinh tường của Pau- tốp- xki (Nga). Thi ca có một đặc tính kì lạ. Nó trả lại cho


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
chữ cái tươi mát, trinh bạch ban đầu. Những chữ tả tơi nhất mà chúng ta đã
nói cạn đến cùng, mất sạch tính chất hình tượng, đối với chúng còn lại chẳng
khác gì một cái vỏ chữ. Những chữ ấy trong thi ca lại sáng lấp lánh, lại kiêu
giòn và tỏa hương.
1.1.2. Khi nói đến ngôn ngữ văn học, người ta luôn nêu các điểm chung
là: tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng. Tuy nhiên cũng thừa nhận
rằng, ở mỗi loại tác phẩm, những đặc điểm đó lại biểu hiện dưới nhiều mức
độ và với các sắc thái khác nhau, đồng thời mỗi loại tác phẩm lại có những
đặc trưng ngôn ngữ riêng. Căn cứ chủ yếu để tách ngôn ngữ văn học khỏi các
tiểu phong cách chức năng khác là do ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt
động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ
trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy,
tính hình tượng thẩm mĩ là thuộc tính bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc
tính khác, quy định những thuộc tính ấy. Người ta có thể chia tách ngôn ngữ
văn học thành nhiều tiểu loại nhỏ hơn tùy thuộc mức độ và tính chất cũng như
hình thức thể hiện cái đặc trưng cơ bản này trong từng tác phẩm cụ thể.
Dựa vào thể loại văn học, người ta chia ngôn ngữ văn học làm 3 loại:
ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình, ngôn ngữ của tác phẩm kịch và ngôn ngữ của
tác phẩm tự sự.
Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình luôn được coi là tiêu biểu cho ngôn
ngữ văn học. Bởi vì các đặc điểm sau: tính chính xác, tính hàm súc, tính hình
tượng đều được biểu hiện một cách tập trung với yêu cầu cao nhất trong ngôn
ngữ của tác phẩm trữ tình. Có thể thấy trong các thể loại văn chương thì từ
ngữ trong tác phẩm trữ tình được sử dụng kiệm nhất.Nói như K.Pautopxki:
Những chữ xơ xác nhất mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, đã mất sạch tính
chất hình tượng đối với chúng ta, những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh,
lại kêu giòn và tỏa hương. Nhưng đặc trưng chủ yếu, mang tính loại biệt rõ

nét của ngôn ngữ tác phẩm trữ tình chính là nhịp điệu trong tác phẩm. Không
có nhịp điệu thì không thành thơ ca, kể cả những bài thơ vẫn được gọi là “thơ
văn xuôi” bởi thơ ca là tiếng nói của tình cảm, của trái tim.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Ngôn ngữ của tác phẩm kịch là ngôn ngữ các nhân vật được tổ chức
thông qua hệ thống đối thoại. Trong tác phẩm kịch không có ngôn ngữ tác giả
cũng như thái độ tác giả được biểu hiện ngầm sau hệ thống đối thoại của ngôn
ngữ nhân vật. M. Gorki đã chỉ rõ: Trong kịch, tác giả không thể mách bảo
điều gì cho người xem hết. Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ
của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng
nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu
tả…Cần phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ
rệt, có sức biểu hiện đến mức tối đa.
Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là sự tồn tại song song của ngôn ngữ
nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện. Ngôn ngữ người kể chuyện giữ một
vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm: vừa đóng vai trò tổ chức và chỉ đạo
đối với ngôn ngữ toàn tác phẩm, vừa là phương tiện để bộc lộ chủ đề và tư
tưởng tác phẩm, để khắc họa đặc điểm của tính cách, để dẫn dắt quá trình phát
triển của cốt truyện.
Dựa vào đặc chức năng, người ta lại cũng có thể chia ngôn ngữ văn học
ra 3 loại sau đây:
- Ngôn ngữ người kể chuyện là ngôn ngữ đóng vai trò kể chuyện.
Người ấy phải biết chuyện, chứng kiến hay trải qua để kể lại và họ không nhất
thiết là chính tác giả mặc dù tác giả là người viết ra lời kể… Mỗi lời kể có
một nhịp kể, một giọng điệu và cái nhìn riêng. Có thể có rất nhiều cách kể
khác nhau, gây hiệu quả thẩm mĩ khác nhau.
- Ngôn ngữ nhân vật là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật. ngôn ngữ nhân

vật thông thường phù hợp với tính cách nhân vật, thể hiện lập trường giọng
điệu, địa vị nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật được miêu tả phù hợp với cách hiểu
của tác giả đối với bản thân nhân vật mà người viết muốn phản ánh.
- Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đặc biệt, được tổ chức theo một cách đặc
biệt khác hẳn với lời văn xuôi hằng ngày: phân dòng, chia khổ, gieo vần, ngắt
nhịp…sử dụng dày đặc các phép tu từ hoặc có khi sắp xếp tự do không luật,
không vần. Ngôn ngữ thơ được tổ chức đặc biệt nhằm hai mục đích chính: thể
hiện toàn bộ vẻ đẹp của lời nói con người về âm thanh, nhịp điệu, màu sắc, ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
nghĩa, tình tứ. Đồng thời thể hiện tài năng ngôn ngữ một cách sáng tạo, tự do.
Ngôn ngữ thơ diễn đạt những tình cảm, cảm xúc mà văn xuôi không bao giờ
thể hiện được.
1.2. Phong cách
Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật,
là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có
phong cách hiểu theo đúng nghĩa của từ này. Chỉ có những nhà văn có tài
năng, có bản lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện
ở tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm ta có
thể nhận ra sự khác nhau. Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên
Hồng, Xuân Diệu và Chế Lan Viên v.v Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu
theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất
lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ
thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm lí, khí
chất , cá tính đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách của
nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại.
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo. Cho nên để đánh giá một

nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo hay không chúng ta không thể xem
xét khả năng và hiệu lực qua việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn.
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ thuộc các
phong cách khác không chỉ ở chức năng thẩm mĩ, không chỉ ở việc sử dụng
tổng hợp toàn bộ các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ mà còn ở chỗ ngôn
ngữ văn chương ấy phải mang dấu ấn phong cách tác giả.
Ngôn ngữ văn chương nói chung và ngôn ngữ nhà văn nói riêng phải
vừa giống mọi người, vừa khác mọi người. Có giống mọi người, có thuận
theo chuẩn mực thì mọi người mới hiểu, có khác mọi người tức có lối nói
riêng thì mới thành ra văn để người ta thích đọc. Sự giống ngôn ngữ mọi
người là cái thuộc về điều kiện nền tảng, sự khác ngôn ngữ mọi người là cái
thuộc về điều kiện bắt buộc. Sự khác ngôn ngữ mọi người là dấu hiệu để xác
định phong cách tác giả ?. Sự khác biệt này phải như thế nào, nói khác đi là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
cái dấu hiệu này phải như thế nào thì lúc đó mới tạo thành phong cách tác giả.
Trong ngôn ngữ văn chương ta vẫn thấy có hiện tượng chỉ có tác giả mà
không có phong cách tác giả.Nhà văn Nga T.Sêkhov nói rất có lí rằng nếu tác
giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà
văn cả. Cái mà T.Sêkhov gọi là “lối nói riêng” chính là phong cách tác giả.
Vậy để xác định phong cách tác giả chúng ta phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ
bản sau đây:
- Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện
ngôn ngữ nào đó của tác giả.
- Sự đi chệch chuẩn mực của tác giả.
Mỗi nhà văn thường có những sở trường ngôn ngữ. Cái sở trường ngôn
ngữ này khi thành thục tới mức mọi người phải thán phục và không ai theo
được thì thành biệt tài ngôn ngữ.

Tóm lại, phong cách tác giả thể hiện trước hết ở khuynh hướng ưa thích
và sở trường sử dụng phương tiện ngôn ngữ.
Dấu hiệu thứ hai để xác định phong cách tác giả là sự chệch chuẩn
mực. Trong sự đối chiếu với chuẩn mực thì sáng tạo ngôn ngữ có nghĩa là
tạo ra những cái đi chệch chuẩn mực ngôn ngữ. Chệch chuẩn mực- chứ
không phải chống chuẩn mực- cũng là một cái “lỗi”, nhưng cái“lỗi muốn có”
hoặc cái “lỗi nên có” ở các nhà văn có thể tạo nên phong cách tác giả. Đã là
nhà văn đích thực, không ai không đi chệch chuẩn mực, không ai không ít
nhiều nuôi dưỡng ý định chệch chuẩn mực.
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta bị hấp dẫn bởi nhiều lí do.
Trong đó, điều thật sự làm ta ấn tượng nhiều nhất chính là cách sử dụng ngôn
ngữ. Chính vì điều này đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện một số nét
phong cách của nhà văn tài năng này.
1.3. Hình tƣợng và chi tiết
1.3.1. Hình tượng nghệ thuật
Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực
theo quy luật của nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và
cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu
muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa
học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu
tượng, bằng định lí, công thức, mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm
sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng
làm ta suy ngẫm về tính cách và số phận, về tình đời, tình người.
Như vậy, hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được
nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị

trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm
cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn. Đó có thể là một đồ vật, một
phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói tới
hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người với
những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải là sao chép
y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông
qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền
được tới độc giả ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở.
Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt
không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của
một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm nghệ sĩ. Hình
tượng nghệ thuật không phải chỉ phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà
phản ánh toàn bộ mối quan hệ sống động giữa chủ thể và khách thể. Người
đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức cả nét
vẽ, màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy.
Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự
thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình
cảm, hiện thực và lí tưởng…và cũng chính vì những lẽ trên, hình tượng còn là
một quan hệ xã hội - thẩm mĩ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các
yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ
đến là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
phương diện này, hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó
để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực. Đó còn là quan hệ
giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm. Một mặt hình
tượng là hình thức, là kí hiệu của một tư tưởng, tình cảm, một nội dung nhất

định, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác, hình tượng lại là mặt khách
thể tinh thần. Có cuộc sống riêng, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
ai. Và cuối cùng là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng nghệ thuật,
giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa.
Mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một loại chất liệu riêng biệt để xây
dựng hình tượng. Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, của kiến trúc là
mảng khối, của âm nhạc là giai điệu, âm thanh. Văn học lấy ngôn từ làm chất
liệu . Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ.
1.3.2. Chi tiết nghệ thuật
Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về
môi trường, phong cảnh, chân dung nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm,
hành vi lời nói. Thoạt đầu người ta mới chú ý tới giá trị tạo hình và phản ánh
của chi tiết nghệ thuật thường nói đến “tính chính xác của chi tiết hiện
thực”. Dần dần người ta thấy bản chất sáng tạo khái quát, biểu hiện của nó,
khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó. Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết
nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật
của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác
phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. Trong tác phẩm có chi
tiết nghệ thuật chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện
phát triển thuận lợi và hợp lí, nhưng cũng có những chi tiết nghệ thuật thể
hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Các chi tiết nghệ thuật này thường
được tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Các chi tiết loại trên là chi tiết thuộc về nghệ thuật, chỉ có các chi tiết dưới
cùng mới là chi tiết có tính nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17

1.4. Lời thoại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Ngôn ngữ nhân vật là một phương
tiện quan trọng được nhân vật sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính
nhân vật” [27,181]. Với quan niệm này thì ngôn ngữ nhân vật vừa thể hiện
đặc điểm riêng của mỗi nhân vật nhưng đồng thời vô hình chúng cũng góp
phần phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một lớp người, lớp nghề nghiệp…với
giai cấp và trình độ khác nhau.
Ngôn ngữ nhân vật có một số đặc điểm sau:
- Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ
nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và
tính khái quát, nghĩa là mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, có lời ăn tiếng
nói riêng. Mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của
một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình
độ văn hóa
- Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật
bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ ngữ, lời phát âm đặc biệt
của nhân vật. Hoặc cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhà văn
thích nói tới kể cả ngoại ngữ và từ địa phương.
- Trong tác phẩm tự sự, nhà văn còn trực tiếp miêu tả phong cách ngôn
ngữ của nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học có nhiều chức năng. Có thể
kể ra một số chức năng sau:
- Chức năng phản ánh hiện thực ngoài nhân vật.
- Chức năng tự bộc lộ của nhân vật, cho thấy sự tồn tại của nhân vật.
- Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật.
- Chức năng như một hành động, sự kiện đối với nhân vật khác.
- Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tư tưởng, đối tượng
suy tư của tác giả.
Ngôn ngữ nhân vật không chỉ xuất hiện như một phương tiện để thể
hiện tính cách mà còn góp phần làm cho bức tranh phong tục thêm sinh động.

Nói như Nguyễn Đăng Mạnh thì thế giới bên trong của nhân vật không chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
được phát hiện bằng ý nghĩa logic của lời nói, mà còn bộc lộ qua cách nói,
cách tổ chức lời nói. Có thể phân loại ngôn ngữ nhân vật như sau:
Căn cứ vào hình thức tồn tại của lời nói trong văn bản, ngôn ngữ nhân
vật được chia thành ba dạng:
- Lời nhân vật được trình bày sau dấu gạch đầu dòng.Ví dụ:
“Một bữa, mưa nhiều, lúc ông đội áo đi, chị dặn:
- Mưa lúc này gầm dữ quá, sét nhiều, anh Hai nhớ vô sớm nghen.
Ông gật đầu, day qua day lại:
- Cô Út thôi đừng hứng nước mưa nữa, hỏi chừng mai mốt tôi đi, ai
mà uống.”
(Cái nhìn khắc khoải - Nguyễn Ngọc Tư)
- Lời nhân vật được trình bày cùng hàng xen lẫn với lời tác giả. Ví dụ:
“Diễm Thương bực lắm, nó gặp Thàn là đá ghế quăng ly, nó nói ổng
đừng mắc công tìm con Cải chết ngắc rồi. Sao tui thù con nhỏ đó quá trời, có
nhà mà bỏ, có cha mẹ mà không thèm…Cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết
bụi cũng đáng. Rồi nó nghẹn ngào, còn tui, người ta đã quăng ở đây mười
tám năm, mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài ”
(Cải ơi - Nguyễn Ngọc Tư)
- Lời nhân vật được trình bày cùng hàng với lời tác giả,với dấu hiệu
ngoặc kép (“ ”). Ví dụ:
“Họ thương nhau từ lúc hai người mới hai hai, hai bốn tuổi. Thời đó,
tuổi đó, người ta thương nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không
ngần ngại, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông.
Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì
không vui. Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại: “Anh

Hết hổng được chỗ nào hả má?” “Ừ, tao chê chỗ nào bây giờ, thằng Hết
được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ
thất sở không một cục đất chọi chim, biết có lo cho bây sung sướng được
không. Bây quen được tâng tiu mà”
(Hiu hiu gió bấc- Nguyễn Ngọc Tư)

×