Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

YÊU cầu và đề CƯƠNG THẢO LUẬN (dân sự phần i)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.5 KB, 40 trang )

YÊU CẦU và ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN (Dân sự Phần I)
************************************
Yêu cầu trước buổi thảo luận. Đối với mỗi vấn đề pháp lý được gợi ý trong tài liệu thảo
luận, sinh viên chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu vấn đề từ các góc độ sau đây:
1) Với mục tiêu là phải hiểu tốt quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nên
sinh viên phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ văn bản thì vấn đề nêu trên được giải
quyết như thế nào? Để có câu trả lời thì sinh viên phải đọc BLDS và văn bản hướng dẫn.
Lưu ý là vấn đề được thảo luận thường là những vấn đề mà văn bản không rõ ràng, không
đầy đủ hoặc có bất cập.
2) Với mục tiêu là phải có kiến thức thực tiễn về lĩnh vực mà mình học nên sinh
viên phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ thực tiễn thì vấn đề nêu trên được giải
quyết như thế nào? Để có câu trả lời, sinh viên phải đọc những bản án, quyết định, công
văn của Tòa án (hay tài liệu khác tương đương).
3) Với mục tiêu là phải có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực mà mình đã học nên
sinh viên phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề nêu trên được các học giả kiến nghị giải quyết
như thế nào nhằm hoàn thiện pháp luật? Để có câu trả lời, sinh viên phải đọc bài viết hay
sách của các tác giả và xem lại bài giảng của giáo viên (giáo viên có thể trình bày quan
điểm của các tác giả khi thuyết giảng).
4) Với mục tiêu là phải có tư duy phản biện nên sinh viên phải trả lời được câu
hỏi: Theo quan điểm cá nhân của sinh viên, vấn đề nêu trên nên được giải quyết như thế
nào là thuyết phục nhất? Luật là một ngành khoa học khó. Do đó, trước khi đưa ra chính
kiến cá nhân, sinh viên (tương lai là luật gia) nên suy nghĩ kỹ, đọc nhiều tài liệu liên
quan.
5) Trong điều kiện có thể, sinh viên nên biết ở nước ngoài vấn đề đó được giải
quyết như thế nào? Để có câu trả lời, sinh viên có thể tham khảo trực tiếp tài liệu nước
ngoài hoặc đọc các tài liệu bằng tiếng Việt có đề cập đến pháp luật nước ngoài (trong đó
có bài giảng của giáo viên).
Yêu cầu tại buổi thảo luận. Với mục đích là sinh viên phải có kỹ năng tự nghiên cứu
nên trước khi bắt đầu buổi thảo luận, sinh viên phải nộp cho giảng viên kết quả làm việc
ở nhà theo những chủ đề đã được gợi ý.
Với mục đích là sinh viên phải có kỹ năng thuyết trình một vấn đề pháp lý và


phát triển tư duy phản biện nên trong buổi thảo luận sẽ có sinh viên (hay nhóm sinh viên)
trình bày kết quả đã chuẩn bị, sinh viên khác phản biện và giảng viên kết luận.
Ngoài ra, tùy theo từng buổi thảo luận, còn có các yêu cầu khác căn cứ vào mục
đích mà giảng viên đặt ra cho sinh viên.
Lưu ý: Trong tập tài liệu phục vụ thảo luận chỉ có những bản án, quyết định Tòa án. Đối
với những tài liệu khác như văn bản, các bài viết liên quan, sinh viên tự tìm để nghiên
cứu và đọc trước khi tham gia buổi thảo luận (xem Trang Web
Luật dân sự_Tài liệu học tập).

“Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta
không biết là cả một đại dương”
**************************


Buổi thảo luận thứ nhất: Chủ thể của pháp luật dân sự
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
I- Mục tiêu đánh giá
-

-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến cá nhân bị hạn chế
hay mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố cá nhân đã chết, mối quan hệ giữa
pháp nhân và các thành viên đối với nghĩa vụ phải thực hiện cho người thứ ba; hộ
gia đình;
Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận
thứ nhất được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản (đánh máy vi tính) để giảng viên
đánh giá;

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý;
Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)
* Cá nhân mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và giám hộ
Nghiên cứu
- Tình huống sau : Bà Chim (sinh năm 1923) và ông Mừng (chết năm 1957) có
ba người con là Rảnh (sinh năm 1954), Rang (sinh năm 1955) và Rồi (sinh
năm 1957). Bà Rồi chưa có chồng nhưng có hai con là Thanh (sinh năm 2005)
và Thi (sinh đầu năm 1993 và bị câm điếc). Năm 2009, bà Rồi chết trong một
tai nạn giao thông và để lại một số tài sản trong đó có căn nhà tại số 7/1S
Quang Trung. Năm 2010, Tòa án xác định bà Chim mất năng lực hành vi dân
sự do cao tuổi và UBND Phường đã công nhận bà Rảnh là giám hộ cho bà
Chim, chị Thi và cháu Thanh. Năm 2011, ông Rang yêu cầu thay đổi người
giám hộ (ông giám hộ thay cho bà Rảnh) để được quản lý căn nhà trên và
tranh chấp phát sinh.
- Điều 22, 23, 58 đến 70 Bộ luật dân sự; quy định liên quan khác (nếu có).
Đọc:
-

Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật
TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 132 đến 146;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 50 đến 53;
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư, Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành
vi dân sự, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2011 (được cung cấp cùng với đề

cương);


-

Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Trong trường hợp nào cá nhân được xác định là mất năng lực hành vi dân sự?
Việc Tòa án xác định bà Chim mất năng lực hành vi dân sự do cao tuổi có thuyết
phục không? Tại sao?
- Ngay sau khi bà Rồi chết, cháu Thanh có là người được giám hộ không và có
thuộc trường hợp phải có người giám hộ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Việc UBND công nhận bà Rảnh làm giám hộ cho cháu Thanh có phù hợp với
BLDS không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Bà Chim có thuộc trường hợp phải có người giám hộ không? Việc UBND công
nhận bà Rảnh làm giám hộ cho bà Chim có phù hợp với BLDS không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Việc bà Rảnh giám hộ cùng một lúc cho nhiều người có phù hợp với BLDS
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong trường hợp nào được thay đổi giám hộ? Yêu cầu thay đổi giám hộ của ông
Rang có được chấp nhận không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Ông Rang và bà Rảnh có thể cùng là người giám hộ cho cháu Thanh không? Vì
sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong trường hợp nào cá nhân bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
- Những điểm giống và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất
năng lực hành vi dân sự.
- Chị Thi có được coi là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
- Trong trường hợp nào giám hộ chấm dứt? Ngày nay, việc giám hộ của chị Thi đã

chấm dứt chưa? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về các quy định hiện hành về giám hộ (như về xác định
người giám hộ, số lượng người giám hộ…).
* Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý
Nghiên cứu:
- Quyết định số 251/2007/DS-GĐT ngày 14/12/2007 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao;
- Tình huống sau: Công ty Bắc Sơn có Quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập
Chi nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại quy chế hoạt
động của Chi nhánh, Công ty Bắc Sơn có quy định Chi nhánh có chức năng
sản xuất phụ tùng ô tô xe máy; Lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và phục chế xe
máy cũ; Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá. Chi nhánh có quyền lựa chọn khách
hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ động trong mọi
hoạt động kinh doanh đã đăng ký. Ngoài ra, quy chế còn quy định « chi nhánh
là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập ». Thực
tế, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn ký Hợp đồng kinh tế với Công ty Nam Hà
trong đó thỏa thuận bán cho Công ty Nam Hà 6.000 xe gắn máy Trung Quốc
sản xuất với tổng giá trị là 38.100.000.000đồng. Khi có tranh chấp, Công ty


-

Bắc Sơn đã phủ nhận trách nhiệm đối với hợp đồng trên với lý do Chi nhánh
có tư cách pháp nhân.
Điều 84, 86, 91 và 93 Bộ luật dân sự; các quy định liên quan khác (nếu có).

Đọc:
-

Lê Minh Hùng, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH Luật

TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 200 đến 204;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 54 đến 63;
Đỗ Văn Đại và Nguyễn Thanh Thư, Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành
vi dân sự, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2011 (được cung cấp cùng với đề
cương);
Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân.
- Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?
- Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có
ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-

Ai là người xác lập hợp đồng vay với bà Hà? Những người này vay cho cá
nhân họ hay cho Hợp tác xã? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Những người vay trực tiếp bà Hà với tư cách đại diện theo pháp luật hay đại
diện theo ủy quyền của Hợp tác xã? Vì sao?
Những người trực tiếp vay tiền của bà Hà có là thành viên của Hợp tác xã
không?
Các thành viên của pháp nhân có phải chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tòa phúc thẩm xác định ai là người chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Hà? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Chánh án và Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, những người trực tiếp
nhận tiền của bà Hà có phải chịu trách nhiệm trả nợ cho bà Hà không? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Chánh án, Hợp tác xã có nghĩa vụ trả nợ cho bà Hà không? Và theo Tòa
dân sự, Hợp tác xã có trách nhiệm trả nợ cho bà Hà không? Đoạn nào của

Quyết định cho câu trả lời?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà trong tình huống trên có ràng buộc
Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

* Giao dịch liên quan đến tài sản của Hộ gia đình
Nghiên cứu


-

Bản án số 2079/2009/DSPT ngày 30/9/2009 của Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh;
Điều 106 đến 110 Bộ luật dân sự; các quy định liên quan khác (nếu có).

Đọc:
-

Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự của ĐH
Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 260 đến 269;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 67 đến 71;
Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của bản án cho thấy tài sản được chuyển nhượng là tài sản của Hộ
gia đình ông Đáng?
- Ông Đáng chuyển nhượng tài sản trên với tư cách gì?
- Theo Tòa án, việc ông Đáng chuyển nhượng tài sản trên mà không có sự đồng

ý của các con ông Đáng có trái với quy định của pháp luật không?
- Theo BLDS, chủ hộ có quyền làm gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo BLDS, việc định đoạt tài sản có giá trị lớn của hộ gia đình cần sự đồng ý
của những ai? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
III- Tiêu chí đánh giá
*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).
* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.
* Về nội dung (8 điểm)
- Bài tập 1: 3 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 2 điểm.
IV- Thời hạn nộp bài
-

Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ nhất;
Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************


Buổi thảo luận thứ hai: Giao dịch dân sự
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà

***************************
I- Mục tiêu đánh giá
-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến điều kiện để giao
dịch dân sự có hiệu lực và hệ quả pháp lý khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô
hiệu;
Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập của buổi
thảo luận thứ hai được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh
viên/nhóm);
Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách (vào đầu buổi thảo luận) một bản để giảng
viên đánh giá;
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số vấn đề
pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác nhau giữa
văn bản và thực tiễn;
Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)
* Giao dịch xác lập bởi người mất năng lực hành vi dân sự
Nghiên cứu:
- Điều 22, 122, 127, 130 và 133 BLDS; Quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 98/2011/DSST ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân TP. Tuy Hòa tỉnh
Phú Yên.
Đọc:

-


Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Khoa Luật dân sự ĐH Luật TP. HCM, tr. 119-120;

-

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 341 đến 343;
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2011 (tái bản lần thứ 3), Bản án số 11 và 12;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

-

Và cho biết:
- Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
- Căn cứ vào Điều 130 BLDS, yêu cầu hủy hợp đồng (tuyên bố vô hiệu hợp đồng)
của chị Ánh có được chấp nhận không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.


-

Căn cứ vào Điều 133 BLDS, yêu cầu hủy hợp đồng (tuyên bố vô hiệu hợp đồng)
của chị Ánh có được chấp nhận không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã tuyên bố vô hiệu hợp đồng do ông Hội
xác lập?
Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và
Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên (liên

quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)?

* Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn
Nghiên cứu:
- Điều 131 BLDS; Quy định liên quan khác (nếu có).
- Điều 131 (Dự kiến sửa đổi BLDS của Bộ tư pháp) về Giao dịch dân sự vô hiệu do
bị nhầm lẫn: Giao dịch dân sự được xác lập do nhầm lẫn dẫn tới mục đích
thật sự của giao dịch không thể đạt được bị vô hiệu.
Đọc:

-

Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Khoa Luật dân sự ĐH Luật TP. HCM, tr. 117;

-

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 347 đến 450;
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2011 (tái bản lần thứ 3), Bản án số 16 và 17;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

-

Và cho biết:
- So với BLDS hiện hành, Dự kiến sửa đổi của Bộ tư pháp có gì khác về nguyên
nhân gây ra nhầm lẫn?
- Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
- So với BLDS hiện hành, Dự kiến sửa đổi của Bộ tư pháp có gì khác về đối tượng

của nhầm lẫn?
- Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
- So với BLDS hiện hành, Dự kiến sửa đổi của Bộ tư pháp có gì khác về khả năng
thay đổi nhầm lẫn?
- Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.
- Ngoài những vấn đề trên, anh/chị có nhận xét gì bổ sung về chế định nhầm lẫn
không?
* Giao dịch xác lập do có lừa dối
Nghiên cứu:
- Điều 132 BLDS; Quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Đọc:


-

Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Khoa Luật dân sự ĐH Luật TP. HCM, tr. 117-119;

-

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 347 đến 450;
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2011 (tái bản lần thứ 3), Bản án số 18 và 18 bis; 20;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

-


Và cho biết:
- Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS năm
2005;
- Những điểm mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 về giao dịch dân
sự vô hiệu do có lừa dối?
- Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô
hiệu do có lừa dối?
- Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
- Trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, suy nghĩ của anh/chị về hướng
giải quyết trên của thực tiễn xét xử (về mối quan hệ giữa không cung cấp thông
tin và lừa dối).
* Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
Nghiên cứu:
- Điều 134 và 137 BLDS; Quy định liên quan khác (nếu có).
- Tình huống sau: A cho B thuê mặt bằng để kinh doanh với thời hạn thuê là 02
năm. Hợp đồng này không được công chứng theo quy định của pháp luật và Tòa
án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. A yêu cầu B trả 03 tháng tiền thuê còn thiếu nhưng
B từ chối thanh toán;
- Quyết định số 75/2012/DS-GDDT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Đọc:

-

Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Khoa Luật dân sự ĐH Luật TP. HCM, tr. 144-147;

-


Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 356 đến 364;
Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2011 (tái bản lần thứ 3), Bản án số 41; 44-46;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

-

Và cho biết:
- Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu căn cứ vào BLDS thì B có phải thanh toán 03 tháng tiền thuê còn thiếu
không? Vì sao?


-

Trong thực tiễn xét xử, đối với hoàn cảnh như trên, thì bên thuê có phải thanh
toán tiền thuê còn thiếu không? Nêu thực tiễn xét xử mà anh/chị biết.
Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết như trên của thực tiễn?
Nếu áp dụng hướng giải quyết của thực tiễn xét xử, B có phải thanh toán 03 tháng
tiền thuê còn thiếu không?
Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu?
Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu trong Quyết định trên.
Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được
bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu
phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).
* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong
nội dung của bài tập.
* Về nội dung (8 điểm)
- Bài tập 1: 2 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 2 điểm
- Bài tập 4: 2 điểm.
IV- Thời hạn nộp bài
- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ hai;
- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************
Buổi thảo luận thứ ba: Quyền sở hữu
Làm việc cá nhân, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
I- Mục tiêu đánh giá
-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan quyền sở hữu;
Rèn luyện kỹ năng tự làm việc, tự nghiên cứu;


-


Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cá nhân. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một sinh
viên trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và sinh viên khác phản biện;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc văn bản pháp luật, khai thác, tìm kiếm tài liệu và giải
quyết một số vấn đề pháp lý;
Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích để hiểu, đánh giá một bản án, quyết định của
Tòa án.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)
* Khái niệm tài sản
Nghiên cứu:
- Quyết định số 16/2011/DS-GĐT ngày 21/4/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao;
- Điều 163, 181 và 322 BLDS năm 2005.
- Các quy định liên quan khác (nếu có).
Đọc:
- Phạm Kim Anh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 11 đến 19;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 111 và 112;
- Nguyễn Minh Oanh, Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật
học số 1/2009, tr. 14 và tiếp theo; Đỗ Thành Công, Vai trò của Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, in Đỗ
Văn Đại (chủ biên), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử
dụng đất, Nxb. Lao động, 2012 (được cung cấp cùng đề cương);
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
Và cho biết:
- Điểm khác biệt giữa BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 về khái niệm tài sản.
- Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong bài viết Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, tác giả Nguyễn

Minh Oanh có coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” là tài sản không?
- Trong bài viết Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện
đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tác giả Đỗ Thành Công có coi “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là tài sản không?
- Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là tài sản không? Đoạn nào của quyết định trên cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái
niệm tài sản (về nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài).
* Căn cứ xác lập quyền sở hữu


Nghiên cứu:
- Quyết định số 335/2012/DS-GĐT ngày 24-07-2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao;
- Điều 170, 247 BLDS năm 2005; các quy định liên quan khác (nếu có).
Đọc:
- Phạm Kinh Anh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 66 đến 72;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 127 đến 133;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Và cho biết:
- Các điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định tại Điều 247
BLDS? Nêu và phân tích từng điều kiện.
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã áp
dụng Điều 247 BLDS?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao liên quan đến Điều 247 BLDS.

* Chuyển quyền sở hữu tài sản
Nghiên cứu:
- Quyết định số 16/2011/DS-GĐT ngày 21/4/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao; Bản án số 10/2010/DSPT ngày 16/12/2010 của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng ;
- Điều 168, 174 và 439 Bộ luật dân sự; khoản 5 Điều 93 Luật nhà ở∗.
Và cho biết:
- Loại tài sản nào được pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu?
- Quyền sử dụng đất, nhà ở có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
- Nhà ở, quyền sử dụng đất có là bất động sản không? Vì sao?
-



Đoạn nào của Quyết định số 16 cho thấy anh Hòa, anh Chúc được thừa kế và là
chủ sở hữu căn nhà số 509bis Lý Thường Kiệt?
Căn cứ vào pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào anh Hòa, anh Chúc là chủ sở hữu
căn nhà số 509bis Lý Thường Kiệt?
Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy bà Găng được tặng cho và là chủ sở hữu
căn nhà 284-286 Tân Trang?

“Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp bên
bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở hữu nhà ở
được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng
được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa
thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm
mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở”.



-

Theo quy định hiện hành, ở thời điểm nào bà Găng là chủ sở hữu căn nhà 284-286
Tân Trang?

-

Trong Bản án số 10, ở thời điểm nào bà Hiệp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời và bà Yến công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà ở cho bà Hoa?
Theo Tòa án, vì sao bà Hiệp phải bồi thường thiệt hại cho bà Hoa ?

-

Suy nghĩ của anh/chị về các quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản
trong pháp luật hiện hành (có nên phân biệt thời điểm chuyển quyền sở hữu với
các bên trong giao dịch và với người thứ ba không?). Nếu có điều kiện, sinh viên
cho biết thêm kinh nghiệm nước ngoài về chủ đề này.

* Chuyển rủi ro đối với tài sản
Nghiên cứu:
- Tình huống sau: Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250
đồng. Tuy nhiên ghe xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và
bà Dung từ chối thanh toán tiền mua với lý do đây là việc rủi ro.
- Điều 166, 234, 248 và Điều 440 Bộ luật dân sự.
Và cho biết:
- Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
- Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.

III- Tiêu chí đánh giá
*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn; Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).
* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp và tìm kiếm tài liệu đã
được định hướng;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong
nội dung của bài tập.
* Về nội dung (8 điểm)
- Bài tập 1: 2 điểm;
- Bài tập 2: 2 điểm;
- Bài tập 3: 2 điểm;
- Bài tập 4: 2 điểm.


IV- Thời hạn nộp bài
- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ ba;
- Chế tài: Sinh viên không nộp bài đúng thời hạn thì coi như không nộp bài và
được coi như không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************
Buổi thảo luận thứ tư: Bảo vệ quyền sở hữu
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
I- Mục tiêu đánh giá
-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu;
Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ

tư được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm
trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp
lý thường gặp trong thực tiễn;
Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)
* Đòi động sản từ người thứ ba
Nghiên cứu:
- Quyết định số 123/2006/DS-GĐT ngày 30/05/2006 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao;
- Điều 174, 189, 256, 257, 599 và tiếp theo BLDS năm 2005 (Điều 181, 195 và 264,
604 và tiếp theo BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đọc:
-

Chu Hải Thanh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 145 đến 170;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 116 đến 120; 144 đến 149;
Đỗ Thành Công, Quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?

- Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của ông
Tài?
- Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu có tranh chấp?


- Việc chiếm hữu của ông Dòn có căn cứ pháp luật không? Vì sao?
- Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
- Ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì sao?
- Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định của Điều 257
BLDS?
- Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù? Vì
sao?
- Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông
Tài không?
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn không?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
- Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy định
nào bảo vệ ông Tài không?
-Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được
quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
* Đòi bất động sản từ người thứ ba
Nghiên cứu
- Bản án số 182/2009/DSPT ngày 19-1-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh;

- Quyết định số 459/2009/DS-GĐT ngày 25-9-2009 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao;
- Điều 138, 174, 189, 256, 258 BLDS năm 2005 và các điều luật liên quan khác
(nếu có).
Đọc:
-

Chu Hải Thanh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 145 đến 170;
Đỗ Thành Công, Quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15 tháng 8 năm 2010;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 112 đến 113 và 144 đến 149;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của bản án, quyết định cho thấy nhà đất tranh chấp có nguồn gốc của
ông Cón, bà Bảy?
- Ai là người thừa kế của ông Cón, bà Bảy?
- Ai là những người đã thỏa thuận để ông Hơn đại diện đứng tên trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất có tranh chấp?
- Ai là những người thừa kế không tham gia vào thỏa thuận trên?


-

Theo Tòa phúc thẩm và Tòa giám đốc thẩm, thỏa thuận trên có giá trị pháp lý
không? Vì sao?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa phúc thẩm và Tòa giám
đốc thẩm.

Đoạn nào của bản án, quyết định cho thấy nhà đất có tranh chấp đã được bán cho
bà Mai?
Tòa phúc thẩm có buộc bà Mai hoàn trả nhà đất cho những người thừa kế của ông
Cón, bà Bảy không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Theo Điều 138 và 258 BLDS, trong trường hợp nào người nhận chuyển nhượng
tài sản phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu đích thực?
Theo Tòa dân sự và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bà Mai có được từ chối hoàn
trả tài sản có tranh chấp trên cơ sở của các quy định bảo vệ người thứ ba ngay
tình không (Điều 138 và 258 BLDS)? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo anh/chị, điều kiện nào của chế định bảo vệ người thứ ba ngay tình không
được thỏa mãn trong vụ việc này?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.

* Lấn chiếm tài sản liền kề
Nghiên cứu
- Quyết định số 617/2011/DS-GDDT ngày 18/8/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao và Quyết định số 23/2006/DS-GĐT ngày 07-09-2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Điều 9, 189, 259, 265 BLDS năm 2005 (Điều 12, 195, 265, 270 BLDS năm 1995)
và các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đọc:

-

Chu Hải Thanh, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và
quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 145 đến
170;
Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác trong
pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 4 (59) 2010;

Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 149 đến 150;
Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất thuộc quyền sử
dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?
- Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất
(không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà
Nguyên?
- BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gian
thuộc quyền sử dụng của người khác không?
- Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?


-

Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không
gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Tận tháo dỡ nhà
đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?
Ông Trường, bà Thoa có biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà trên không?
Nếu ông Trường, bà Thoa có biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà trên thì ông
Tận có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trường, bà Thoa không? Vì sao?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần đất
ông Tận lấn chiếm và xây nhà trên.
Theo Tòa án, phần đất ông Tận xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trường,

bà Thoa được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23 cho câu trả lời?
Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như Quyết
định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ Quyết
định mà anh/chị biết.
Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trong
Quyết định số 23 được bình luận ở đây?
Đối với phần chiếm không gian 10,71 m 2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57 m 2
trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ không?
Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian và căn nhà phụ trên như
thế nào?
Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở
Việt Nam hiện nay.

III- Tiêu chí đánh giá
*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau dấu
chấm phải viết hoa...).
* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được trích
dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.
* Về nội dung (8 điểm)
- Bài tập 1: 3 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 2 điểm.
IV- Thời hạn nộp bài
-


Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ tư;


-

Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************


Buổi thảo luận thứ năm: Quy định chung về thừa kế
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
I- Mục tiêu đánh giá
-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định
chung của chế định thừa kế;
Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận
thứ năm được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ;
Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu liên quan đến một chủ đề. Do đó, so với bài
tập trước, trong bài tập lần này sinh viên phải tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của

đề cương.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)
* Di sản thừa kế
Nghiên cứu
- Điều 634 BLDS năm 2005; Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán Toà án Nhân dân Tối cao và các điều luật liên quan khác (nếu có).
- Tình huống: Khi còn sống cụ Quế và cụ Cơ tạo lập được 4.368m2 đất (tại bản
đồ số 10 xã Phước Long). Năm 1969 cụ Cơ chết và năm 1970 cụ Quế lấy cụ
Minh. Khi còn sống cụ Quế và Minh cùng thành viên gia đình tạo lập được
9.520m2 đất (tại bản đồ số 06 xã Phước Long) và đã được UBND cấp giấy chứng
nhận cho hộ cụ Quế và cụ Minh (tổng cộng 06 thành viên). Năm 1996, cụ Quế
cho bà Ánh (con cụ Quế và Minh) cất nhà trên phần diện tích đất 978m2 (thuộc
bản đồ số 10). Tháng 1/2006, cụ Minh ký Giấy cam kết sang nhượng cho vợ
chồng ông Việt 600m2 đất (thuộc bản đồ số 10 xã Phước Long) và đã nhận tiền.
Sau khi cụ Quế và cụ Minh chết, những người thừa kế có bất đồng về di sản của
cụ Quế và cụ Minh.
Đọc:
-

Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và
quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 192 đến 196;
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 4-6 và 7-9;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 236 đến 237;


-


Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
- Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài
sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
- Xác định di sản của cụ Quế và cụ Minh trong tình huống nêu trên. Nêu rõ cơ sở
pháp lý khi xác định di sản của hai cụ.
* Nghĩa vụ tài sản và hợp đồng của người để lại di sản
Nghiên cứu
- Tình huống: Bà Loan vay của Ngân hàng 100 triệu đồng. Một thời gian sau bà
Loan mất và các con bà Loan đã chia thừa kế di sản của bà Loan;
- Bản án số 82/2009/DSPT ngày 31/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam;
- Điều 374, khoản 3 Điều 424, khoản 4 Điều 496, khoản 4 Điều 589, Điều 636,
Điều 637 BLDS năm 2005 và các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đọc:
-

Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 95-97 và 98-100;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 269 đến 271;
Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì sao?
- Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ trả

nợ trên của bà Loan? Vì sao?
-

Theo BLDS thì những hợp đồng nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt
và những hợp đồng nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa.
Hợp đồng trong bản án số 82 là hợp đồng gì và, theo Tòa án, ai là người phải thực
hiện hợp đồng này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án.

* Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
Nghiên cứu
- Điều 645 BLDS năm 2005 (Điều 648 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan
khác (nếu có).


-

Đọc:
-

Tình huống: Cụ Tành và cụ Chắc có 3 người con là ông Chanh, ông Trạch và bà
Sắc. Cụ Tành mất tháng 2/1986, cụ Chắc mất năm 2009. Di sản hai cụ để lại là
một mảnh đất và trên đất có nhà ở (do ông Chanh đang quản lý). Nay ông Trạch
yêu cầu chia thừa kế di sản của hai cụ.
Quyết định số 333/2012/DS-GĐT ngày 24/07/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và
quyền thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 201 đến 207;
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG

2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 114-117 và 118-120;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 244 đến 245;
Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Yêu cầu của ông Trạch có trong thời hiệu không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm 1990
và nhà ở do cụ Tành và cụ Chắc tạo lập? Vì sao?
- Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên có khác không khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm
1990 nhưng nhà ở trên đất không là của cụ Tành và cụ Chắc (mà do người quen
được mượn đất cất nhà để ở nhờ)? Vì sao?
-

Vào thời điểm nguyên đơn yêu cầu chia di sản do cụ Chấn và cụ Lang để lại thì
thời hiệu yêu cầu chia di sản có còn không? Vì sao?
Theo quy định hiện hành, trong trường hợp (điều kiện) nào di sản (hết thời hiệu
khởi kiện để chia thừa kế) được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế?
Trong Quyết định giám đốc thẩm, theo Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm, điều kiện
để di sản có tranh chấp là tài sản chung có hội đủ không?
Theo Tòa giám đốc thẩm, điều kiện để chia tài sản chung có hội đủ không? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm (đối chiếu
từng điều kiện để coi di sản là tài sản với hoàn cảnh trong Quyết định số 333).
Nếu hết thời hiệu chia di sản thừa kế và không đủ điều kiện chuyển di sản thành
tài sản chung của các đồng thừa kế, di sản thừa kế được xử lý như thế nào?
Cần xử lý phần di sản do cụ Tành để lại như thế nào trong tình huống trên? Vì sao

* Tìm kiếm tài liệu
Yêu cầu 1 : Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và thừa kế

được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2010 đến nay. Khi liệt kê,
yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin
theo trật tự sau : 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết in nghiêng, 3) Tên Tạp chí, 4) Số và


năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ : từ tr. 41 đến 51). Các bài viết được liệt
kê theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh).
Yêu cầu 2 : Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.
III- Tiêu chí đánh giá
*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).
* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.
* Về nội dung (8 điểm)
- Bài tập 1: 3 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 2 điểm;
- Bài tập 4: 2 điểm.
IV- Thời hạn nộp bài
-

Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ năm;
Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************

Buổi thảo luận thứ sáu: Quy định về di chúc
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
I- Mục tiêu đánh giá
-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định về di
chúc trong chế định thừa kế;
Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận
thứ sáu được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;


-

Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)
* Hình thức của di chúc
Nghiên cứu
- Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên;
- Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao;
- Điều 652, 654 và 655 BLDS năm 2005 và các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đọc:

-

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 238 đến 258;
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 38-39 và 45-47;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 253 đến 255.
Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
- Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã
làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
- Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức
di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.
-

Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho câu trả lời?
Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình
thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?
Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?
Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao?
Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức di chúc
của người không biết chữ.


* Di chúc tài sản của người khác
Nghiên cứu
- Bản án số 83/2009/DSPT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên;


Đọc:
-

Điều 634; Điều 636; Khoản 4, Điều 667 BLDS năm 2005 (Điều 637; Điều 639;
Khoản 4, Điều 670 BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 33-34;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 255;
Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết (giả định rằng di chúc có giá trị pháp lý về hình thức):
- Ông Này đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Đoạn nào của bản án cho thấy tài sản ông Này định đoạt trong di chúc là tài sản
chung của vợ chồng ông Này?
- Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án.
-

Nếu bà Trọng yêu cầu áp dụng chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc thì phần nào của di chúc có giá trị pháp lý?
Nếu bà Trọng chết trước ông Này thì phần nào của di chúc có giá trị pháp lý? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu tài sản chỉ thuộc sở hữu của ông Này vào tháng 10/2008 thì di chúc của ông

Này có giá trị pháp lý không? Vì sao?

* Di chúc chung của vợ chồng
Nghiên cứu
- Bản án số 11/2009/DSPT ngày 23/02/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 18/2008/DS-GĐT ngày 29/7/2008 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao;
- Điều 663, 664, 668 BLDS năm 2005 (Điều 666, 667, 671 BLDS năm 1995) và
các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đọc:
-

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 278 đến 289;
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 67-68;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 256;
Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đoạn nào của bản án số 11 và Quyết định số 18 cho thấy di chúc là di chúc chung
của vợ chồng?


-

-

-


-

-

Các điều kiện để di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Di chúc trong hai vụ việc trên có thỏa mãn các điều kiện để di chúc chung của vợ
chồng có giá trị pháp lý không? Đánh giá từng điều kiện của di chúc chung của vợ
chồng với hoàn cảnh có trong bản án và Quyết định.
Ở thời điểm nào di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực pháp luật? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời (theo BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005).
Trong hai vụ việc trên di chúc của vợ chồng đã có hiệu lực pháp luật chưa? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời (đối chiếu với các quy định của BLDS năm 1995 và cả
với BLDS năm 2005).
Đoạn nào của Quyết định số 18 cho thấy cụ Thế đã thay đổi ý chí đối với di chúc
chung của vợ chồng cụ Thế? Cho biết cụ Thế đã thay đổi ý chí như thế nào?
Sự thay đổi trên của cụ Thế có được pháp luật cho phép không? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời (đối chiếu với các quy định của BLDS năm 1995 và cả với các quy
định của BLDS năm 2005).
Đoạn nào của Quyết định số 18 cho thấy Tòa án đã chia thừa kế theo di chúc đối
với di sản của cụ Quý?
Việc Tòa án quyết định chia di sản của cụ Quý trên có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (đối chiếu với các quy định của
BLDS năm 1995 và cả với các quy định của BLDS năm 2005).
Suy nghĩ của anh/chị về chế định di chúc chung của vợ chồng trong BLDS hiện
nay.

* Di sản dùng vào việc thờ cúng
Nghiên cứu

- Bản án số 211/2009/DSPT ngày 16/9/2009 của Tòa án nhân dân Huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai;
- Khoản 3 Điều 648, Điều 670 BLDS năm 2005 (Khoản 3 Điều 651, Điều 673
BLDS năm 1995) và các điều luật liên quan khác (nếu có).
Đọc:
-

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2012, tr. 297 đến 306;
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. CTQG
2013 (tái bản lần thứ nhất), Bản án số 61-64;
Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam,
NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 257 đến 258.
Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:


-

Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Đoạn nào của bản án cho thấy di sản có tranh chấp được di chúc vào việc thờ
cúng?
Các điều kiện để di sản dùng vào việc thờ cúng một cách hợp pháp có được thỏa
mãn trong vụ việc đang nghiên cứu không?
Ai đồng ý và ai không đồng ý chia di sản dùng vào việc thờ cúng trong vụ tranh
chấp này? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Cuối cùng Tòa án có chấp nhận chia di sản đã được di chúc dùng vào việc thờ
cúng không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS và
giải pháp của Tòa án trong vụ việc đang được nghiên cứu.

III- Tiêu chí đánh giá
*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn (nhưng đầy đủ ý); diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).
* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu
- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.
* Về nội dung (8 điểm) : Mỗi bài tập 2 điểm
IV- Thời hạn nộp bài
-

Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ sáu;
Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

**************************
Buổi thảo luận thứ bảy: Thừa kế theo pháp luật
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
I- Mục tiêu đánh giá
-

Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định về
thừa kế theo pháp luật;
Sinh viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận
thứ bảy được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);

Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;


×