Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả phế phẩm nông nghiệp tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRỊNH VĂN HOÀNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHẾ PHẨM
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH HÀ
TỈNH HẢI DƯƠNG

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRỊNH VĂN HOÀNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHẾ PHẨM
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THANH HÀ
TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành
Mã ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
: D850101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S TẠ THỊ YẾN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đồ án này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ từ phía các cá nhân, cơ quan.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, quý thầy, cô trong khoa Môi trường,
phòng thí nghiệm khoa Môi trường đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo - Th.S. Tạ Thị Yến đã dành
nhiều thời gian, chỉ dẫn, sữa chữa, tạo mọi điều kiện thuận lợi về phương pháp thực
hiện và cách thức thực hiện, để tôi có thể hoàn thành đồ án.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Trịnh Văn Hoàng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án: "Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất giải pháp
sử dụng hiệu quả phế phẩm nông nghiệp tại huyện Thanh Hà- tỉnh Hải Dương" là
kết quả nhiên cứu của bản thân, chưa từng được thực hiện trước đây. Những phần
sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của Khoa và Nhà trường.


Sinh viên
Trịnh Văn Hoàng


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

UBND
BVTV
VSV
TNHH
TP
GTNT
ATTP
ĐBSCL
IPCC

Ủy ban nhân dân
Bảo vệ thực vật
Vi sinh vật
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Giao thông nông thôn
An toàn thực phẩm
Đồng bằng Sông Cửu Long
Intergovernmental Panel on Climate Change (Ban liên chính phủ
về Biến đổi Khí hậu)



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, nông nghiệp là một lợi thế to lớn của nước ta, với trên 9
triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu đó là vùng đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Hai vùng này là những vùng trồng
lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới. Năm 2015, giá trị sản lượng của nông
nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng ,tăng 1,32% so với năm 2014. Nền nông nghiệp
chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước(Theo tổng cục thống kê Việt Nam). Chính
vì thế nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam hiện nay. Trong
năm 2010, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2010.
Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam
là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngoài ra còn có những nông sản
quan trọng khác như cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường và trà.
Bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản còn đọng lại vấn đề về các bãi
chứa, đầu ra cho các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rơm rạ, vỏ trấu, thân
cây chuối, vỏ dừa, bã mía, … Số liệu hàng trăm ngàn tấn nông sản xuất khẩu hàng
năm, tương ứng với con số gấp nhiều lần như thế về phế phẩm nông nghiệp thải ra
môi trường sẽ là vấn nạn đe dọa ô nhiễm môi trường cho các tỉnh đang có thế mạnh
về sản xuất nông nghiệp.. Đây chính là một trong những vấn đề gây ô nhiễm môi
trường đang được công chúng và các nhà quản lý môi trường quan tâm tìm cách xử
lý.
Thanh Hà là một huyện của tỉnh Hải Dương, đất đai do phù sa bồi tụ, sông

ngòi nhiều nên rất màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp,
nổi tiếng với đặc sản vải thiều. Nằm ở phía Đông Nam tỉnh, phía đông giáp huyện
Kim Thành, phía Nam giáp huyện An Lão (thành phố Hải Phòng), phía Bắc và phía
Tây giáp thành phố Hải Dương. Là một huyện có nguồn lao động dồi dào phát triển
kinh tế nông nghiệp nhưng vẫn theo hướng lạc hậu dẫn đến tác động về môi trường
tương đối lớn.

9


Chính vì thế mà cần có những phương pháp những nghiên cứu khả thi và
hiệu quả để tận dụng nguồn phế thải nông nghiệp dồi dào hiện nay và đề tài "Đánh
giá hiện trạng phát sinh và đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả phế phẩm nông
nghiệp tại huyện Thanh Hà- tỉnh Hải Dương" được chọn làm đề tài đồ án tốt
nghiệp của tôi để nghiên cứu đánh giá tính khả thi của nó trong thực tế và nhằm sử
dụng nguồn nhiên liệu này một cách hiệu quả, bền vững, tạo điều kiện phát triển
vùng nông thôn, cũng như cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do các phế phẩm
này gây ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Thanh

- Đề xuất phương pháp sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp thích hợp.
3.Nội dung nghiên cứu
-

Thu thập các dữ liệu về cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Hà.
Tính toán lượng phát sinh phế phẩm nông nghiệp tại huyện Thanh Hà.
Đánh giá hiện trạng sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đánh giá tác động môi trường từ thải bỏ phế phẩm nông nghiệp.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ

môi trường

CHƯƠNG 1. TỔNG QUANNGHIÊN CỨU

10


1.1. Tổng quan về phế phẩm nông nghiệp
1.1.1.Khái niệm và phân loại phế phẩm nông nghiệp
a.Khái niệm
Phụ phế phẩm là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng
và thải ra[5]. Trong cuộc sống, phế phẩm được hình dung là những chất không còn
được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
Phụ phế phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động
nông nghiệp,vật liệu không sử dụng được, chất lỏng hoặc rắn, là kết quả của hoạt
động nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, dư lượng cây trồng (như vườn cắt tỉa)
và phân gia súc [15]. Những người khác xem chất thải nông nghiệp bao gồm những
thứ như chất thải thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc trừ sâu bị loại bỏ, nhựa như bọc
thức ăn ủ chua, túi xách và lá, chất thải bao bì, máy móc cũ, dầu, thuốc thú y thải.
Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào chất thải nông nghiệp là các phụ phế phẩm từ
sản xuất nông nghiệp.
Phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể đã
xơ cứng vì silic hoá như trấu hay lignin hoá như gỗ. Chúng còn có thể được xem
như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang tổng hợp và
các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp[6]. Là những sản phẩm phụ
thu được từ cây trồng như: rơm lúa, thân ngô, thân lạc, ngọn mía, bã mía, cỏ khô, bã
sắn.
b.Phân loại
*)Bã nông nghiệp
Chất thải nông nghiệp là các chất dư thừa sau các vụ thu hoạch. Chúng có

thể được thu gom với các thiết bị thu hoạch thông thường cùng lúc hoặc sau khi gặt
hái. Các chất thải nông nghiệp bao gồm thân và lá bắp, rơm rạ, vỏ trấu, mía,... Ở
một số nơi, đặc biệt những vùng khô, các chất bã cần phải được giữ lại nhằm bổ
sung các chất dinh dưỡng cho đất cho vụ mùa kế tiếp. Tuy nhiên, đất không thể hấp
thu hết tất cả các chất dinh dưỡng từ cặn bã, các chất bã này không được tận dụng
tối đa và bị mục rữa làm thất thoát năng lượng

11


Hình 1.1. Các loại bã nông nghiệp.
*)Chất thải từ chăn nuôi gia súc
Chất thải từ chăn nuôi gia súc, như phân trâu, bò, heo và gà, có thể được
chuyển thành gas hoặc đốt trực tiếp nhằm cung cấp nhiệt và sản xuất năng lượng.
Phần lớn phân gia súc có hàm lượng methane khá cao nên các bánh phân được dùng
như nhiên liệu cho việc nấu nướng. Tuy vậy, phương pháp này khá nguy hiểm vì
các chất độc hại sinh ra từ việc đốt phân là nguy hại đối với sức khỏe người tiêu
dùng, là nguyên nhân gây ra 1,6 triệu người chết mỗi năm ở các nước đang phát
triển[16]. Các chất thải gia súc có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm và tạo ra điện năng thông qua các phương pháp tách methane và phân hủy
yếm khí.
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi thế giới
đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi thế
giới hiện chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên
(không kể diện tích đất bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng
GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một
lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng
đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải
lỏng, với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO 2, CH4, N2O… chăn nuôi hiện
đang đóng góp tới 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất

thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới .[16]
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh

12


Nguồn gốc phát sinh phế thải nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau và
được thể hiện qua sơ đồ sau :

Hình 1.2. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
(Nguồn : Nguyễn Đinh Hương và CS',2006) [9]
Phế phẩm nông nghiệp phát sinh trong quá trình chế biến các loại cây công
nghiệp, cây lương thực, cây hoa màu, sản xuất hoa quả, thực phẩm, sinh ra từ hoạt
động chăn nuôi.
Phế thải nông nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như trong quá trình
trồng trọt, thu hoạch nông sản, quá trình sử dụng thuốc BVTV, quá trình bón phân,
kích thích sinh trưởng. Trong quá trình trồng trọt, phế phẩm nông nghiệp chính là
cành lá bị cắt tỉa,các loại cỏ dại bị con người loại bỏ khi chống sâu hại con người đã
sử dụng các loại phân bón hoá học, các loại thuốc BVTV nhưng bao bì và chai lọ
đựng các hóa chất, túi nilon túi giấy đựng phân bón đó lại bị vứt bừa bãi trên đồng
ruộng trở thành phể thải nông nghiệp có tính nguy hại cao cần phải có biện pháp thu
gom và xử lý thích hợp. Ngoài ra phế thải nông nghiệp còn phát sinh trong quá trình
13


thu hoạch nông sản như; rơn rạ, trấu, thân lá lõi ngô, bã mía... Đây là nguồn phế
thải chính và hiện đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý kịp
thời.
1.1.3 Thành phần phế phẩm nông nghiệp
Phế thải nông nghiệp bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các

thành phần có thể phân hủy sinh học và một phần là các chất khó phân hủy và độc
hại.
Thành phần chính của chất thải nông nghiệp bao gồm :
+ Phế phụ phẩm từ trồng trọt : rơm rạ, trấu, cám, lá cây, vỏ, lõi ngô, bã mía,
thân lá khoai lang, khoai tây.
+ Phân động vật: phân gia súc ( trâu, bò, lợn..), phân gia cầm ( gà, vịt, ngan.)
+ Bao bì đóng gói, chai lọ đựng BVTV, đựng thuốc trừ sâu, lọ đựng thuốc
thú y, túi đựng hóa chất nông nghiệp, túi đựng phân bón.
+Các bệnh phẩm, xác động thực vật chết như gà toi, lở mồm long móng, bò
điên chứa các vi trùng gây bệnh, lông gia súc.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt
(Phế phụ phẩm phát sinh để thu được 1 tấn nông sản sau thu hoạch)
Tên nông sản

Phế phụ phẩm
Rơm, rạ

Lúa
Ngô

Khối lượng (kg)
900 - 1000

Trấu

200

Thân, lá cây

5500-5700


Vỏ, lõi, râu, bắp

350-400

( Nguồn: Nguyễn Đinh Hương và CS,2006)[9]
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh
những sản phẩm chính, dù muốn hay không chúng ta cũng còn có những sản phẩm
phụ khác. Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài gạo ta còn có tấm, cám, trấu, bụi...Khi
chăn nuôi gia súc, ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo ta còn có
phân, lông...

14


Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc, phần ăn
được chỉ chiếm phân nửa hay một phần ba khối lượng. Những phụ phẩm này thực
sự là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị, chúng còn có thể được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo nên giá trị, thu nhập cho nông dân, nếu
không chúng có thể gây ô nhiễm môi trường.
Phụ phẩm nông nghiệp đều là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có
thể là sơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa gỗ. Chúng còn có thể được xem
như một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang tổng hợp và các
quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp.
Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực tiếp
hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn; muốn sử
dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật khác. Việc cân
nhắc chi phí và lợi ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế biến mà lợi nhuận thu được
từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm. Sự phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học
công nghệ có thể giúp con người sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và

qua đó làm thay đổi nhìn nhận về sản phẩm nông nghiệp.
Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phụ phẩm nông nghiệp có thể sử
dụng theo những mục đích sau:
+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi
+ Làm chất đốt
+ Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ thủ công, cho công nghiệp.
+ Sản xuất Biogas và điện năng
+ Làm phân hữu cơ
1.2.Hiện trạng về công tác thu gom,xử lý và sử dụng phế phẩm nông nghiệp
trên Thế Giới và Việt Nam
Bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản thì các phụ, phế phẩm trong
quá trình chế biến các loại cây công nghiệp, sản xuất hoa quả, thực phẩm, phân gia
súc, gia cầm... cũng rất đa dạng về chủng loại và phong phú về số lượng. Và đó
cũng là nỗi lo về các bãi chứa, đầu ra cho các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch
như rơm rạ, vỏ trấu, thân cây chuối, xơ dừa, bã mía, lõi ngô, phân gia súc,… Số liệu
hàng trăm ngàn tấn nông sản xuất khẩu hàng năm, tương ứng với con số gấp nhiều
15


lần như thế về phế phẩm nông nghiệp thải ra môi trường sẽ là vấn nạn về rác, đe
dọa ô nhiễm môi trường cho các tỉnh đang có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp.
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn mang tính
nhỏ lẻ, phân tán, nên việc thu gom, phân loại phụ, phế thải rất khó khăn. Còn các cơ
sở chế biến nông sản, thực phẩm thì chủ yếu tập trung đầu tư cho dây chuyền sản
xuất chính, ít quan tâm tận thu, tái chế sử dụng lại phụ, phế phẩm trong quá trình
sản xuất. Nhiều doanh nghiệp còn sản xuất trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh
môi trường, huống chi nói đến đầu tư công đoạn xử lý sản phẩm phụ, phế thải để tái
chế. Các phụ, phế phẩm sau khi sử dụng thường được xử lý bằng các biện pháp
chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống hồ, ao, sông, suối... vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi
trường. Chỉ một phần nhỏ trong số đó được sử dụng làm nhiên liệu đốt, thức ăn gia

súc, phân bón, còn phần lớn đổ ra các hồ ao, cống rãnh làm ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường sinh thái. Việc sử dụng các phế thải nông nghiệp trong sinh hoạt
nông thôn ngày càng giảm và dần dần được thay thế bằng các nguồn nhiên liệu
thuận lợi hơn như gas, điện,... Trong khi đó, các cơ sở sản xuất và chế biến nông
sản lại cần rất nhiều nguồn năng lượng mà hiện đang phải sử dụng các nhiên liệu
hoá thạch đắt như than, dầu, gas. Vì vậy, việc nghiên cứu tận dụng phế thải nông
nghiệp tạo ra nguồn năng lượng, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng,
đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân là việc làm hết sức cần thiết và cấp
bách hiện nay.
1.2.1.Tình hình trên Thế Giới
Trước đây nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp không được con người quan
tâm nhiều, cứ sau vụ thu hoạch một phần nhỏ được con người sử dụng làm chất độn
chuồng, giá trồng nấm nhưng hầu như được đốt hết. Vậy mà nó chính là một trong
những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng mà trước đây chúng ta đangbỏ phí. Hiện nay
với nền kinh tế phát triển cao nhiều nước trên thế giới đã thu được lợi nhuận rất cao
từ phế phụphẩm này,họ sử dụng vào những mục đích khác nhau. Ở các nước công
nghiệp phải tìm cách nhập khẩu phụ phẩm nông nghiệp như: Nhật Bản, Đài Loan,
Trung Quốc...để tái chế, tiết kiệm chi phí, làm giàu và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
phát triển mạnh hơn.

16


Trên nhiều vùng đất nước Liên Xô,đặc biệt là vùng thảo nguyên có nhiều
rơm, rạ, vỏ trấu và các loại phế thải khác nhau của trồng trọt chưa được sử dụng. Từ
những chất phế thải này có thể chế biến thành công một loại phân bón có giá trị cao
bằng cách tăng lượng rác chuồng gia súc bằng các chất này, cũng như xếp rơm rạ
xen kẽ với lớp phân chuồng ở nhà chứa phân. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu vào mùa xuân và mùa thu, khi mà trời mưa nhiều và độ ẩm phân chuồng vượt
mức bình thường. Rơm, rạ sẽ hút được lượng nước thừa của phân và trong điều kiện

có đủ đạm và các chất dinh dưỡng khác trong phân chuồng thì rơm, rạ sẽ phân giải
nhanh chóng hơn.
Đăc biệt có giá trị là việc dùng rơm rạ dọn lót cho gia súc trong những ổ nhốt
tạm ban đêm vào thời kỳ chăn thả trên đồng cỏ. Ổ nhốt tạm được rào quanh và lót
một lớp rơm rạ dày 20-30 cm. Rơm rạ sẽ hút nước giải, trộn lẫn với phân và được
nén khá chặt. Vì bịngăn cách không cho nước phân ngấm xuống đất mà rơm, rạ bắt
đầu phân hủy nhanh và chỉ khoảng 1,5-2 tháng sau đã hình thành một lớp phân có
giá trị cao ở trong chuồng nhốt tạm gia súc. Sau đó người ta chuyển hàng rào sang
chỗ khác và dòn phân lại thành đống nén chặt, để phân tiếp tục phân giải nhanh hơn
và hầu như không bị mất đạm nhiều (Nguồn: I.P MAMCHENCOP,1981) [7]
Theo Đào Châu Thu, (2006)[4] , cho biết: Ở các nước phát triển như EU Mỹ - Nhật Bản - Singapo đều có hệ thồng thu gom và phân loại rác tại gia đình, nơi
công cộng và các vùng miền nông thôn. Sau đó tái chế phần rác thải hữu cơ thành
phân bón hữu cơ bón cho cây trồng.
Tại các nước phát triển của Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia cũng
có chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học về thu gom rác thải hữu cơtại gia
đình và nơi công cộng của thị trấn,thành phố, góp phần làm sạch môi trường và tạo
nguồn phân hữu cơ bằng công nghệ sinh học cho sản xuất nông nghiệp.
Ở Hoa Kỳ: Là quốc gia có nền công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển hiện
đại nên họ cũng đã tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất và lập mô hình
nhà ở bằng ván ghép rơm. Sản phẩm ván ép làm từ rơm rạ có khả năng chịu nhiệt,
chồng cháy, chống thấm và tiết kiệm..
Ngày nay, do dịch bệnh phát triển ngành chăn nuôi đang có xu hướng tập
trung vào những vùng xa dân cư, đó lại là điều kiện tập trung nguồn chất thải từ gia
17


súc để sản xuất Biogas và phát điện,vừa giải quyết vấn đề môi trường, vừa tăng thu
nhập cho người chăn nuôi.
Với tốc độ tăng trưởng dân số và kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc đang
phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng trong nhiều thập kỉ, đặc

biệt là trong khu vực đô thị với nồng độ bụi cao. Kết quả ô nhiễm chủ yếu từ đốt
phế phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng , điều này dẫn đến một số hậu quả
nghiêm trọng như nhiều sân bay và đường cao tốc phải ngừng hoạt động do sương
khói dày đặc. Hơn nữa khí thải CO, NO x còn làm giảm nồng độ của OH - ở tầng đối
lưu . Để hạn chế vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã ban hành các luật và quy
định cấm đốt phế phụ phẩm nông nghiệp. Nông dân được khuyến khích là vùi phụ
phẩm vào đất để tạo ra nguồn phân bón hữu cơ. Tuy nhiên hoạt động này làm tăng
lao động, chi phí và một số tác dụng phụ lên cây trồng. Do đó, nó không được thông
qua bởi hầu hết nông dân và một tỉ lệ lớn các phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn bị đốt
cháy trên đồng ruộng . Tại Trung Quốc phân bón VSV cố định đạm làm tăng năng
suất cây trồng từ 7-15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân VSV phân giải lân tăng
năng suất cây trồng từ 5-30%, phân hỗn hợp vi sinh tăng năng suất cây lương thực
10-30%, cây ăn quả trên 40%.
Bảng 1.2. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc
Chủng loại phân vi sinh
vật

Hiệu quả sử dụng
% tăng năng suất

% tiết kiệm phân vô cơ

Cố định Nitơ

7- 15

Phân giải lân

5- 30


10-15

Hỗn hợp

10- 30

30-50

20

( Nguồn: Pan jianrong Lin Min, 2000) [21]
1.2.2. Tình hình ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới và là một nước nông nghiệp quanh năm cây trái
tốt tươi, cây trồng, vật nuôi khá phong phú. Trong những năm gần đây, ngành trồng
trọt nước ta phát triển khá mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trên đồng ruộng
nương rẫy hàng năm để lại hàng triệu tấn phế thải là rơm rạ, lõi ngô, cây sắn, thân lá
thực vật...Tất cả các nguồn phế thải này một phần đem đốt, còn lại trở thành rác
18


thải, phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước, trong khi đất
đai lại thiếu nghiêm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây và hàng năm chúng ta lại bỏ
ra hàng triệu dola để mua phân hóa học ở nước ngoài.
Ước tính mỗi năm nước ta có 32,2 triệu tấn rơm rạ, 5,2 triệu tấn thân lá ngô
sau thu hoạch; 1,5 triệu tấn lá khoai lang; 2,15 tấn thân lá cây lạc; 1,7 triệu tấn ngọn
lá sắn... Hàng năm có khoảng 11,203 triệu tấn rơm của miền Bắc và 21,007 triệu tấn
rơm của miền Nam thu được qua các mùa vụ. Phụ phẩm nông nghiệp đang được
khai thác theo nhiều hướng như: làm giá để trồng nấm, bổ sung chế phẩm sinh học
làm phân bón, làm chất đốt, làm chất đệm lót hàng, độn chuồng, lót ổ, sản xuất phân
bón, phân vi sinh, năng lượng điện, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng.[8]

Thông thường, các phế phẩm nông nghiệp được người dân tận dụng tối đa để
làm chất đốt, làm giá nấm, làm thức ăn gia súc, vật liệu độn chuồng hoặc vùitrở lại
đất,do đó khả năng tồn lưu gây ô nhiễm môi trường cũng giảm bớt.
Việc đốt rơm rạ chẳng những lãng phí nguồn nguyên liệu mà còn gây ô
nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông. Theo các nhà y học, khói bụi khi đốt
rơm rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Trẻ em,
người già và người có bệnh hô hấp, bệnh mãn tính dễ bị ảnh hưởng nhất.
Vài năm trở lại đây người dân tiếp cận khoa học, học hỏi được nhiều công
nghệ có thể tăng thu nhập từ phế phẩm nông nghiệp như: dùng làm nấm, sản xuất
phân bón hữu cơ, rơm rạ còn dùng làm vật liệu xây dựng; làm bê tông siêu nhẹ,
đệm lót vận chuyển hàng hóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả.. .Việc sử dụng rơm, rạ
cho sản xuất năng lượng gồm nhiên liệu sinh khối rắn; nhiên liệu sinh học; sản xuất
bột giấy .là phương pháp tận dụng tối ưu. Song thu gom, vận chuyển là rào cản lớn
từ nghiên cứu triển khai đến sản xuất.
+Bình Giang là huyện trọng điểm lúa của Hải Dương, lượng rơm rạ sau thu
hoạch rất lớn. Người ta dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ, giảm được một nửa
chi phí đầu vào cho nông dân, cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới
một thương hiệu gạo an toàn, chất lượng.[9]
+ Hội làm vườn tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với công ty TNHH Thái Việt Mỹ
sản xuất và ứng dụng thành công loại phân bón hữu cơ vi sinh học từ các phế phẩm
nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm thiểu ô
19


nhiễm môi trường nông thôn. Ứng dụng này được triển khai ở 150 hộ của huyện Mê
Linh, Tam Dương,Tam Đảo đại diện cho ba vùng đồng bằng trung du và miền núi.
Nguyên lệu chủ yếu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là phân trâu, bò,
lợn, gà, phân xanh, bèo hoa râu, rơm, rạ, nước thải từ chăn nuôi...được phối trộn với
chế phẩm Bioplant, tạo ra loại phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế phân hóa học.
Phân bón hữu cơ vi sinh có chứa 4 nhóm VSV có ích và chủng loại nấm đối kháng,

khi bón vào đất sẽ phân giải các chất hữu cơ, làm tan biếncácchất độc hại,giúp giảm
thiểuô nhiễmmôitrườngđất,nước,không khí.[19]
+ Năm 2007, Viện công nghệ môi trường - Viện khoa học và công nghệ Việt
Nam đã tổ chức mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nông nghiệp
thành phân bón hữu cơ vi sinh, làm sạch môi trường tại 2 xã Đại Đồng và Kim Xá,
huyện Vĩnh Tường quy mô 20 ha. Trong đó, tại thôn Hoàng Tân, xã Kim Xá xử lý 6
ha dây bí đỏ + phân gia súc, gia cầm; thôn Phú Nông xã Kim Xá xử lý 9 ha cây lạc
+ phân gia súc, gia cầm; xã Đại Đồng xử lý 5 ha phế thải nông nghiệp (rơm rạ, phân
gia súc, gia cầm ).
Kết quả các phế thải nông nghiệp sau khi trộn với chế phẩm vi sinh vật, đem
ủ, sau thời gian từ 40-60 ngày đã tạo ra một loại phân bón hữu cơ tốt, không có mùi,
sử dụng để bón cho lúa và rau màu vụ đông rất tốt, được nông dân hưởng ứng.
+ Tỉnh Đắc Lắc là địa phương có diện tích, sản lượng ngô, cà phê lớn nhất
nước, bình quân mỗi năm đạt từ 500.000 tấn ngô hạt, 350.000-400.000 tấn cà phê
trở lên, nên thải ra môi trường hàng trăm ngàn tấn vỏ ngô, vỏ cà phê gây ô nhiễm
môi trường. Từ năm 2006 trở lại đây, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của sở Khoa học
Công nghệ tỉnh Đắc Lắc, Trung tâm nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường Tây
Nguyên về các quy trình sử dụng men VSV ủ với các phụ phẩm trong sản xuất nông
nghiệp như vỏ lõi ngô, vỏ cà phê, rơm, rạ, phân chuồng, phân xanh để sản xuất
phân bón hữu cơ vi sinh tiết kiện chi phí sản xuất, nhưng hiệu quả kinh tế khá cao.
( Văn Hân, 2009) [17]
+ Ở Bến Tre gần đây do sản xuất các ngành phát triển nên kéo theo các phế
phụ liệu như “mụn dùa, bã mía rơm rạ” thải ra nhiều làm ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề trên, một số cơ quan chức năng đã tìm đến
Trung tâm sinh học ứng dụng, nhờ chuyển giao cho Bến Tre quy trình trồng và
chăm sóc nấm bào ngư trên “mụn dừa, bã mía rơm rạ” rồi làm tiếp nấm rơm- nuôi
20


trùng và sau cùng là phân bón hữu cơ. Qua thời gian thử nghiệm, kết quả bước đầu

cho thấy nông dân có điều kiện, sớm tổ chức sản xuất, có thể làm gia tăng thêm thu
nhập, làm giảm bớt nạn ô nhiễm môi trường. Nấm bào ngư ( nấm sò, nấm dai..) là
loại có giá trị rất cao lại có ưu điểm là mọc được trên nhiều loại phế phụ phẩm khác
nhau (cấu tạo xenluloza, lignhin).[20]
+ Ở Nghệ An, phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã bị suy thoái, xói mòn và
mất dần khả năng canh tác. Nguyên nhân chính là do người dân quá lạm dụng các
loại phân bón hóa học, thiếu nguồn phân bón hữu cơ bổ sung thường xuyên.
Mặt khác, lượng phế thải từ sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, cây xanh...) và từ
các nhà máy chế biến (bùn, bã mía.) do không xử lý kịp thời đã gây ô nghiễm môi
trường nghiêm trọng.
Quy trình sản xuất phân bón sinh học Compost Maker gồm các chủng VSV:
VSV phân giải xenlulo; VSV phân giải lân; VSV cố định đạm và VSV hỗ trợ trên
nền than bùn có mật độ các chủng VSV từ 108-109 CFU/g.
Việc sản xuất vi sinh vật từ phụ phẩm khá đơn giản và dễ thực hiện: xử lý
thô nguồn nguyên liệu phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp và các nhà máy chế
biến phối trộn với chế phẩm Compost Maker và một vài phụ liệu khác như đạm, rỉ
mật. độ ẩm cuối cùng của hỗn hợp cần đạt từ 45-50 %.
Ủ hỗn hợp với chiều cao tối đa của đống ủ 0,5 mét ( nơi ủ có mái che để
tránh mưa),sản phẩm phân bón hữu cơ thu được tơi xốp,đạt mật độ các chủng VSV
đưa vào xử lý lớn hơn hoặc bằng 106CFU/g, không chứa các chủng VSV gây hại
( như các loại nấm Fusarium, Aspergillus niger và vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên
cây họ cà..), hàm lượng nitơ, kali, photpho hữu hiệu đạt tiêu chuẩn về phân bón.
Chế phẩm Compost Maker và phân bón hữu cơ vi sinh đã rút ngắn thời gian
xử lý các hợp chất hữu cơ các chủng VSV phân giải nhanh; rút ngắn thời gian xử lý
phế phụ phẩm; nhiệt độ sinh học ủ tăng sau 1-2 ngày và đạt cực đại 45-70 0C sau 710 ngày.
Sản phẩm tạo ra các chất giàu cacbon chuyển hóa màu và dễ bị mùn, khử
được mùi hôi, an toàn đối với cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trường,tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

21



Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô hình
trồng trè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn), trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh
Lưu); trồng cam ở nông trường Xuân Thành( Quỳ Hợp).
+ Tại xã Tân Cương - TP Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm đã thực
hiện quá trình nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ sinh học và vi lượng đất
hiếm, bước đầu đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sinh học trên khía cạnh
năng suất, chất lượng của cây chè. Qua khảo nghiệm tại các hộ trồng chè cho thấy,
chỉ sau một thời gian sử dụng phân hữu cơ sinh học,cây chè phát triển
tốt, lá chè xanh non, tỷ lệ búp dày, mập, cao, giảm được một số sâu bệnh hại,
không ảnh hưởng tới môi trường, sản phẩm sản xuất ra an toàn, chất lượng tốt,
trung bình 1 tháng cho thu hoạch 1 lứa, năng suất tăng từ 10 -15% so với các loại
phân bón khác (PhạmVănNgọc).[12]
1.3.Điện kiện tự nhiên ,kinh tế - xã hội của huyện Thanh Hà[11]
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Hà
a.Vị trí địa lý;
Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện lỵ
cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Hải Dương) khoảng 20 km và có địa giới hành
chính của huyện bao gồm:
- Phía bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Kim Thành.
- Phía đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng.
- Phía nam giáp huyện Tứ Kỳ.
- Phía tây giáp huyện Tứ Kỳ và Thành phố Hải Dương.

22


Hình 1.3.Bản đồ huyện Thanh Hà
(Nguồn: UBND huyện Thanh Hà)

b.Địa hình, địa mạo;
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ nên Thanh Hà có địa hình thấp dần từ
bắc xuống nam và từ đông sang tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Do hệ thống
sông ngòi bao bọc và chia cắt đã tạo nên nhiều tiểu vùng địa hình có tính chất thổ
nhưỡng khác nhau.
c.Khí hậu, thời tiết;
Huyện Thanh Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có
gió đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20
m/s.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%..
d.Tài nguyên đất;
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thanh Hà là: 25.908,74 ha chiếm 9,63%
tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương. Đất đai của huyện Thanh Hà được
hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình.
e.Tài nguyên nước;
- Nguồn nước mặt: Huyện Thanh Hà có 72,15 km sông tự nhiên bao bọc là

sông Thái Bình và sông Rạng, sông Văn úc và có 20 km sông Hương chạy suốt 10
xã khu Hà Bắc, khu Hà Tây và khu Hà Nam. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư,
các mặt nước trong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tương đối tốt. Toàn
bô hê thống sông ngòi, ao hồ đó đã làm phong phú nguồn nước mặt trên địa bàn
huyện.
23


- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng lớn song chất lựợng còn hạn chế và đang có

dấu hiệu bị ô nhiễm.
f.Thực trạng môi trường.

Thanh Hà cơ bản vẫn là một huyện thuần nông nghiệp. Trên địa bàn huyện
không có khu công nghiệp lớn mà chỉ có các điểm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
nhỏ lẻ nên mặt trái của công nghiệp hoá, đô thị hoá - nguy cơ ô nhiễm môi trường tác động không lớn.
Bên cạnh đó, sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành, các địa phương
trong huyện và đặc biệt là nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường
được nâng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm hạn chế ô nhiễm môi
trường.
Tuy nhiên, ở bất cứ địa phương nào áp lực của các vấn đề xã hội lên đát đai
và môi trường là không thể không có. Chính vì vậy, không thể khẳng định huyện
Thanh Hà không tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. Những nguy cơ ô
nhiễm môi trường thể hiện ở một số lĩnh vực sau:
- Tập quán dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa đúng, chưa

khoa học. Hiện tượng dùng lạm phát thuốc, dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn
của cơ quan BVTV vẫn còn xảy ra phổ biến gây dư thừa hàm lượng thuốc BVTV
trong đất, trong nông sản phẩm.
- Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở một số ít địa phương

chưa được tốt. Quy cách của các nghĩa trang, nghĩa địa về khoảng cách với khu dân
cư, về độ cao của khu hung táng, về phân bố các khu trong nghĩa địa đa phần là
chưa phù hợp.
- Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư ỏ một

số địa phương chưa tốt.
- Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong khu dân cư với số

lượng lớn, không có biện pháp xử lý chất thải triệt để đã gây ô nhiễm nguồn nước,
không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, rất nguy hiểm đặc biệt là
trong giai đoạn cả thế giới phòng chống dịch cúm gia cầm như hiện nay.
1.3.2.Điều kiện kinh tế- xã hội

a.Thực trạng phát triển kinh tê
24


*) Tốc độ tăng trưởng kinh tế và dich chuyển cơ cấu kinh tê
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9%/năm. Giá trị sản xuất (theo giá hiện
hành) ước đạt 2.118 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2013. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 13,71 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm trọng nông nghiệp: tỷ trọng nông
nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Dịch vụ là 36% - 32,80% - 31,20%
*)Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
1.Kinh tế nông nghiệp
a. Ngành trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng thực hiện là 17.236 ha, trong

đó: cây lương thực 7.776 ha. Năng suất lúa 2 vụ ước đạt 119,6 tạ/ha; Đối với cây
vải diện tích 5.950 ha, sản lượng quả đạt 29.350 tấn. Diện tích cây ăn quả khác
3.510 ha, sản lượng đạt khoảng 45.500 tấn. Diện tích gieo trồng cây vụ đông 1000
ha. Hệ số sử dụng đất bình quân đạt khoảng 2,5 lần.
b. Ngành chăn nuôi: Theo số liệu điều tra đàn lợn: 66.000 con; đàn trâu: 419

con; đàn bò: 779 con; gia cầm: 765.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 13.200
tấn.
c. Ngành thuỷ sản: Khai thác có hiệu quả diện tích ao hồ, đầm, mặt nước để

phát triển thủy sản, cụ thể diện tích nuôi thả cá trong toàn huyện năm 2014 là 650
ha, sản lượng cá thu được là 2.700 tấn.
2.Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu từ lĩnh
vực công nghệ chế biến (chế biến nông sản, thực phẩm, may mặc, xay sát lương
thực, các ngành nghề cơ khí, dịch vụ sửa chữa cơ khí,..). Giá trị sản suất của công

nghiệp chế biến chiếm tới 96,6% toàn ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm. Triển khai các
công trình: cải tạo công trình phụ trợ Nhà làm việc Huyện ủy, sửa chữa nhà làm
việc HĐND&UBND huyện, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Đông thị
trấn Thanh Hà. Các công trình, dự án do cấp xã quản lý, triển khai cơ bản đảm bảo
tiến độ theo kế hoạch.
3. Kinh tế Dịch vụ - Thương mại
Hoat đông thương mại - dịch vụ được duy trì và mở rộng; các doanh nghiệp,
25


×