Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng tại xã Nghĩa Sơn ,Huyện Nghĩa Đàn ,Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên,em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Th.S
Nguyễn Khánh Linh đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Môi trường Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các anh chị
cán bộ UBND xã Nghĩa Sơn và cán bộ cũng như người dân xóm Sơn Nam đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành việc điều tra khảo sát và mở cuộc họp truyền
thông được cho mọi người
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
hoàn thành đồ án này.
Cuối cùng em kính chúc Quý thầy, cô giáo dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp và cuộc sống!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
SINH VIÊN

Hồ Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ khoán luận tốt nghiệp nào.
Em cũng xin cam kết rằng bản đồ án này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá
nhân em trong thời gian qua,ngoài phần đã được trích dẫn tài liệu tham khảo

Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Hiền



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

TTLT

Thông tư liên tịch

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

GDP

Tăng trưởng kinh tế

GHCP

Giới hạn cho phép


HTMT

Hiện trạng Môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

NN – PTNT

Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

QCCP

Quy chuẩn cho phép

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tiêu chuẩn Môi trường

UBND


Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay hầu như tất cả các thành phố có hoạt động công nghiệp phát triển
đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.Từ những thực tế ô nhiễm môi trường
hiện nay tại xã Nghĩa Sơn đang diễn biến khá phức tạp,tuy đã có nhiều chính sách
khuyến khích phát triển kinh tế gắn bó với bảo vệ môi trường nhưng trên thực tế
không đạt được hiểu quả như mong muốn,giải pháp để bảo vệ môi trường khu dân
cư tự quản đang được ưu tiên áp dụng. Lý do em chọn đề tài này vì em thấy được
hình thức quản lý môi trường thu được hiểu quả cao là quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng,vấn đề xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường là một
nội dung quan trọng,góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá mà Đảng và Nhà
Nước đã đề ra.Mô hình này xác định rõ ràng những mục tiêu đưa ra,tạo cơ hội cho
cộng đồng tham gia vào quản lý môi trường
Mô hình này được đưa ra giải quyết được vấn đề chính sau đó là bảo vệ môi
trường khu dân cư,đạt được hiệu quả cao tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân
tham gia công sức,đầu tư vốn,trách nhiệm BVMT trong cộng đồng được nâng cao.
Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là các địa điểm để xử lý và chôn lấp các chất thải rắn,
chất thải sinh hoạt của xã. Trong các quy hoạch của tỉnh về thành lập bãi chôn lấp

rác thải tại một số khu vực, nhưng còn nhiều bất cập do công tác quản lý, quy hoạch
xử lý chưa được triệt để, còn gây nhiều tác động xấu đến cuộc sống của dân cư
xung quanh bãi chôn lấp.Rác thải là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô
nhiễm môi trường nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn. Nhưng nếu
chúng ta biết cách quản lý và tận dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên có
giá trị thông qua việc tái chế, tái sử dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho người dân.
Trong các chủ thể tham gia quản lý rác thải, cộng đồng có vai trò rất quan trọng.
Xuất phát từ những thực tế và yêu cầu trên cùng với quá trình tìm hiểu của
bản thân cũng như muốn góp một phần của bản thân trong việc BVMT,em đã tiến

6


hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt
dựa vào cộng đồng tại xã Nghĩa Sơn ,Huyện Nghĩa Đàn ,Tỉnh Nghệ An”
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng quy trình thực hiện mô hình tự quản quản lý rác thải sinh hoạt
dựa vào cộng đồng
- Áp dụng thí điểm tại xóm Sơn Nam, xã Nghĩa Sơn,Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh
Nghệ An
- Đánh giá hiệu quả mà mô hình mang lại thuận lợi, khó khăn mà mô hình
gặp phải và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của mô hình
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nghĩa
Sơn,Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An
- Nghiên cứu xây dựng quy trình thực hiện mô hình quản lý rác thải sinh
hoạt dựa vào cộng đồng dân cư
- Áp dụng thực tế tại xã Nghĩa Sơn


7


CHƯƠNG I.TỔNG QUAN
1.1. ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN,KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ NGHĨA SƠN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Hình 1.1 Sơ đồ xã Nghĩa Sơn-Huyện Nghĩa Đàn-Tỉnh Nghệ An
Nghĩa Sơn là 1 xã phía Tây Bắc huyện Nghĩa Đàn cách xa trung tâm
huyện 15km, phía nam, phía đông, phía bắc giáp với xã Nghĩa Lâm, phía tây giáp
xã Nghĩa Yên, có 3 tuyến đường chính đi qua địa bàn, đường hồ chí minh, đường
15A, đường năm 98 có công ty thực phẩm sữa TH đóng trên địa bàn, có hồ sông
Sào nằm ở 2 xóm Sơn bắc và Sơn Nam.Có diện tích tự nhiên là 1,640ha,gồm 912
8


hộ và 3.915 nhân khẩu toàn xã có 9 xóm dân cư,trình độ dân trí tương đối đồng đều.
Toàn xã có 9 xóm và 2 trường, Mầm Non và Tiểu Học Nghĩa Sơn đóng trên địa
bàn.
b. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch địa hình không quá lớn, tạo
điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm.
c. Khí hậu
Nghĩa Sơn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
cả hai hình thái thời tiết đặc trưng: khí hậu miền Bắc (lạnh giá vào mùa Đông) và
khí hậu đặc trưng của miền Trung (gió Lào khô nóng vào mùa hè)Nhiệt độ trung
bình năm là 23 - 250C, nóng nhất là 41,6 0C, nhiệt độ thấp nhất 15 0C; số giờ nắng
trong năm từ 1.135 – 2.066 giờ; độ ẩm trung bình 82 - 86,5%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.591,7 mm mưa nhiều từ tháng 8 đến

tháng 10 gây úng lụt ở các vùng thấp dọc sông Sào từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm
Nghĩa Sơn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán,
song hành với hạn là rét, trong vụ Đông Xuân số ngày có nhiệt độ dưới 15 0C là trên
30 ngày, ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng
và các hoạt động sản xuất.Ngoài ra gió Tây Nam, bão, lốc, sương muối cũng gây tác
hại không nhỏ cho nhiều loại cây trồng hàng năm của xã.Tóm lại Nghĩa Sơn có khí
hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông,
thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp
đa dạng
d. Dân số
Kết quả điều tra tình hình dân số của xã Nghĩa Sơn có những biến đổi nhanh
được thể hiện qua bảng 1.2

9


Bảng 1.1 Tình hình dân số xã Nghĩa Sơn 2011– 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
1. Dân số trung bình xã Nghĩa
Người
Sơn

2011
1373

2012
1412

2013

1442

2014
1464

1

5

9

2. Số người dưới 15 tuổi

Người

4673

4645

5
4523

3. Số dân qua tuổi lao động

Người

1942

2132


5
2235

4. Tổng số cặp kết hôn

Cặp

88

150

5. Tổng số hộ

Hộ

3222

6. Quy mô hộ

Người/hộ
Người/km

7. Mật độ dân số

2

2015
15081

4526


4463

2635

2656

155

76

152

2770

2454

2430

3555

4.40

4.45

4.46

4.45

4.50


2322

2263

2536

2792

2836

Nguồn:UBND xã Nghĩa Sơn.
- Mật độ dân số xã Nghĩa Sơn có xu hướng tăng, tỷ lệ phát triển dân số
không ổn định qua các năm. Có sự biến đổi không ổn định đó là do có sự biến đổi
cơ học thường xuyên qua các năm. Trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không ổn
định và có xu hướng giảm.
e. Lao động
- Số dân trong tuổi lao động của xã Nghĩa Sơn chiếm một tỷ lệ khá cao
trong dân số xã. Số lao động qua đào tạo cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
tổng số lao động của xã. Điều đó thể hiện xã có một nguồn lao động rất dồi dào và
có chất lượng khá cao

10


Bảng 1.2 Thực trạng nguồn lao động xã Nghĩa Sơn 2011 – 2015
Chỉ tiêu
1. Dân số trung bình xã
Nghĩa Sơn
2. Số dân trong độ tuổi lao

động
% so với dân số trung bình
3. Số dân dưới 15 tuổi
% so với dân số trung bình

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

Người

13732

14123

14322

14645

15063

Người


8025

8557

8567

8766

8771

%
Người
%

56
4472
30.8

54.9
54.6
53.1
54.1
4234
4422
4435
4653
30.1
28.3
27.7

26.8
Nguồn:UBND xã Nghĩa Sơn

- Số dân trong độ tuổi lao động tăng đều qua các năm.
Trung bình mỗi năm tăng lao động. đây là một lợi thế rất lớn cho xã để phát
triển kinh tế sản xuất.
- Số dân dưới 15 tuổi tương đối ổn định chiếm khoảng 30% tổng dân số, đây
là một nguồn dự trữ lao động rất lớn cho xã trong tương lai.
f. Hệ thống giao thông
Nghĩa Sơn là xã có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc phát triển và
giao lưu hàng hóa trên địa bàn
- Đường giao thông liên thôn 7,3km trong đó:
+ Đường bê tông 3400m
+ Đường nhựa hóa 1400m
+ Đường cấp phối 2400m.
- Đất giao thông trong khu dân cư nông thôn có tổng chiều dài là 23 km, các
tuyến đường trong khu vực thôn xóm hiện nay đã được bê tông hóa trên 90%, số
còn lại cơ bản đã được giải gạch, đá.
- Ngay từ năm 2004 UBND xã đã thông qua việc phân cấp quản lý các
đường giao thông cho các đơn vị cùng có trách nhiệm chăm lo bảo dưỡng.
- Các dự án thi công đều nằm trong kế hoạch thông qua HĐND xã, công khai
dân chủ trước khi thi công

11


- Xã đã vận động tự tháo rỡ và cưỡng chế trường hợp trả lại hành lang giao
thông trên địa bàn, đảm bảo thông suốt các tuyến đường phục vụ nhu cầu đi lại và
sản xuất.
- Hệ thống thủy lợi chiếm 40 ha gồm các hạng mục sau:

+ Đất công trình như mương, rãnh tiêu trong khu dân cư chiếm 4,1 ha.
+ Còn lại 40,7 ha là đất mương máng, công trình thủy lợi phục vụ cho việc
tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
- Tổng chiều dài hệ thống kênh mương 26,4km, đã cứng hóa 14,5km chiếm
55%.
- Toàn xã có 10 trạm bơm với tổng công suất là 9080 m 3/h. Diện tích được
tưới là 369,33ha.
- Xã còn có trạm bơm xóm Sơn Nam quản lý với công suất 4000 m3/h đảm
bảo tiêu nước cho vùng trũng khi có úng ngập.
Với tình hình kênh mương như hiện nay xã đã chủ động được việc cung cấp
nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai cần kiên cố hóa các kênh
mương chính, quan trọng, nâng cấp trạm bơm đảm bao cung cấp và tiết kiệm nước
trong điều kiện bình thường, không bị phá hủy và tiêu thoát nước nhanh trong điều
kiện lũ.
k. Điện
Mạng lưới điện đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và
sản xuất. Lưới điện cấp qua trạm Sơn Liên 250 KV, trạm Sơn Đông 100 KV, Trạm
Sơn Hạ 180 KV, Trạm Sơn Bắc 100 KV. Hiện nay 9 thôn, ( xã, thị trấn) 100 %
thôn, bản được dùng lưới điện quốc gia, không có trạm biến áp và 3 km đường dây
cao thế 500 KV
Hệ thống lưới điện trong toàn xã được phát triển mạnh trong những năm gần
đây đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và cho sản xuất trên địa
bàn xã trong hiện tại. Nhưng việc phát triển hệ thống lưới điện thiếu quy hoạch, đây
là tình trạng chung của hầu hết các xã, các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, để
phục vụ tốt cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

12


trong giai đoạn mới thì xã Nghĩa Sơn cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho hệ

thống điện, quy hoạch bổ sung về nguồn điện và cải tạo lưới điện trong xã.
l. Hệ thống cấp nước
- Nguồn nước
+ 99% số hộ dân của xã dùng nước giếng khoan.
+ Nước từ ao, hồ, sông, ngòi phục vụ cho sản xuất.
- Chất lượng nước:chất lượng nước chưa đảm bảo được cho việc sử dụng
sinh hoạt của người dân
Hệ thống thoát nước
- Thoát nước trong sinh hoạt, nước bẩn, nước mưa chủ yếu thông qua hệ
thống cống rãnh hiện có.
- Trong những năm gần đây việc thoát nước trong khu dân cư còn gặp rất
nhiều khó khăn, do việc diện tích ao hồ ngày càng bị thu hẹp, hệ thống thoát nước
chưa hoàn chỉnh. Do đó khi có mưa lớn rất dễ gây ứ đọng, gây ảnh hưởng lớn đến
môi trường sống của nhân dân.
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
a. Điều kiện kinh tế
- Cơ cấu kinh tế
Tổng giá trị sản xuất (GTSX) trên địa bàn (giá so sánh 2010) đã tăng từ
1.873,5 tỷ đồng năm 2010 lên 2.334,8 tỷ đồng năm 2013 và đạt khoảng 2.510,7 tỷ
đồng năm 2014, bằng 2,18% GTSX toàn tỉnh (106.998 tỷ đồng năm 2013).
Nhịp độ tăng bình quân GTSX giai đoạn 2011-2014 là 7,6%/năm (trong đó:
khu vực nông nghiệp tăng 8,7%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 7,0%/năm; dịch
vụ tăng 7,7%/năm).
Tổng giá trị gia tăng (GTGT, giá so sánh 2010) trên địa bàn thị xã năm 2010
đạt 912,3 tỷ đồng năm 2013 đạt 1.097,6 tỷ đồng, năm 2014 đạt khoảng 1.186,3 tỷ
đồng; tốc độ tăng trưởng GTGT bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 6,8%/năm
(trong đó: nông nghiệp tăng 8,1%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 5,7%,dịch vụ

13



6,8%). GTGT bình quân đầu người năm 2014 đạt khoảng 24,8 triệu đồng (giá hiện
hành).
Kinh tế từng bước phát triển đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, gia
tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh và ổn định xã
hội.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân theo GTSX (giá 2010) giai đoạn 20112014 là 7,6%/năm, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu quy hoạch (mục tiêu tăng từ
14,4-15,3%/năm theo giá so sánh 1994). Trong đó: tốc độ tăng trưởng ngành công
nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011-2014 chỉ đạt khoảng 7,0%/năm (mục tiêu quy
hoạch cho giai đoạn 2011-2015 là 19,4%/năm, mục tiêu Đại hội là 20,2%/năm); khu
vực nông, lâm, thuỷ sản tăng 8,7%/năm

[ 6]

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn vừa qua, cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch chậm, không đạt
mục tiêu đã đề ra của Đại hội và mục tiêu trong quy hoạch. Quy mô GTSX theo giá
hiện hành năm 2014 ước đạt 3.317,4 tỷ đồng, khó đạt mục tiêu Đại hội đến năm
2015 là 3909,9 tỷ đồng (thấp hơn so với mục tiêu gần 600 tỷ đồng nhưng chỉ còn 1
năm để phấn đấu). Tỷ trọng nhóm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn khá
cao và có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng dịch vụ tăng chậm; tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm nhẹ.
Cụ thể: tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản trong tổng GTSX tăng từ
16,4% năm 2010 lên 17,1% năm 2014 (tuy nhiên so với các năm liền kề trước đó
năm 2013, 2012, 2011 thì có xu hướng giảm rõ rệt ,tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng giảm từ 44,3% năm 2010 xuống còn 42,7% năm 2014, tuy nhiên, theo số
liệu hiện có thì đây là chỉ tiêu đạt mục tiêu của đại hội và quy hoạch đã đề ra (đến
năm 2015, mục tiêu quy hoạch là 38,2%, mục tiêu Đại hội là 35,0%); khu vực dịch
vụ tăng chậm từ 39,3% năm 2010 lên ước khoảng 40,1% năm 2014, thấp hơn khá
nhiều kho với mục tiêu đến năm 2015 của Đại hội là 56,4% và của quy hoạch là
54,7%.Cơ cấu kinh tế xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
trong giai đoạn 5 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực

nông nghiệp từ 16,4% năm 2010 lên 18,4% năm 2011, 18,3% năm 2012 và giảm

14


xuống còn 17,7% năm 2013 và khoảng 17,1% năm 2014. Nhóm ngành phi nông
nghiệp giảm nhẹ từ mức 83,6% năm 2010 xuống còn 82,3% năm 2013 và khoảng
82,9% năm 2014

[ 6]

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế xã Nghĩa Sơn qua các năm 2011-2015
Chỉ tiêu
Tổng giá trị sản xuất
(Tỷ đồng)
Cơ cấu kinh tế (%)
1. Nông nghiệp (%)
2. Công nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp (%)
3. Thương mại dịch vụ (%)

2011

2012

2013

2014

2015


306,75

341,20

362,11

405,32

570,02

100

100

100

100

100

7,72

7,40

7,25

7,61

5,22


53,52

47,00

44,25

42,32

38,77

35,60

42,56

45,46
45,95
54,65
Nguồn:UBND xã Nghĩa Sơn

Bảng 1.4 cho thấy cơ cấu kinh tế của xã luôn chuyển dịch và thay đổi trong
các năm qua. Cơ cấu kinh tế luôn có tỉ lệ % như nhau.Tổng giá trị sản xuất qua các
năm có thay đổi tuy không lớn lắm.
c. Hiện trạng phát triển các ngành
- Ngành nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp tại xã phát triển tương đối ổn định và toàn diện theo xu
hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp năm 2015 là 42,3 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 11 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 3%/năm, trong đó trồng trọt giảm
0,5%/năm, chăn nuôi tăng 6,5%/năm.

Cơ cấu trong nông nghiệp có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần
tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Năm 2011 cơ cấu chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp 45%, năm 2015 chiếm 49,42%.Quá trình chuyển dịch kinh tế
nông nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn huyện và xã.Đi đôi
với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh lúa chất lượng cao cần
phải chú trọng đến việc thực hiện các dự án và giải pháp thâm canh và tăng năng
suất.

15


- Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011– 2015 đạt mức
tăng trưởng cao.Hiện nay nghề truyền thống ở Nghĩa Sơn như làm mật mía,làm chủi
lông đã được phục hồi và được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm
2002.Bên cạnh nghề truyền thống các ngành nghề dịch vụ khác được chú trọng phát
triển rất đa dạng và hoạt động có hiệu quả như sản xuất kinh doanh chế biến gỗ ở
Khe Tọ, hình thành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trên địa
bàn xã.
Thời gian qua sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng cao, các cơ sở sản xuất ngày càng
được đầu tư mở rộng sản xuất, các loại hình doanh nghiệp mở ra ngày càng nhiều.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất trên địa bàn vẫn tồn tại một số khó khăn: như yếu tố
công nghệ, quy mô vốn, mặt bằng sản xuất, quy mô sản xuất, thiếu sự gắn kết, hợp
tác và trình độ quản lý còn hạn chế đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm.
- Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó khu
vực thương mại tư nhân phát triển mạnh, chất lượng phục vụ từng bước được nâng
cao. Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng trên 240 hộ hoạt động kinh doanh thương

mại thu hút khoảng 30% lao động trên địa bàn.
Mạng lưới chợ có nguồn thu nhập tương đối ổn định và quan trọng cho nhân
dân địa phương và nguồn thu ngân sách của xã, đây là nơi trao đổi hàng hóa tiêu
dùng hàng ngày, là nơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các
đơn vị buôn bán nhỏ phục vụ nhu cầu nhân dân trong xã và vùng lân cận.
Tuy nhiên việc cải tạo phát triển mạng lưới chợ thành nơi kinh doanh buôn
bán dịch vụ phục vụ nhân dân và đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hiện nay còn gặp
nhiều khó khăn do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp.
Tổng giá trị tăng thêm lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ năm 2011 đạt
trên 70,55 tỷ đồng.

16


- Thu nhập và đời sống:
Sau những năm đổi mới, tình hình kinh tế của xã được khởi sắc và có sự tăng
trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân ổn định. Thu nhập bình
quân đầu người ngày càng tăng.
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân xã Nghĩa Sơn hiện nay tương đối
ổn định,tuy nhiên về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao, các công trình phúc
lợi xã hội như nhà văn hóa, thư viện điều kiện sinh hoạt văn hóa thể dục thể thao
còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân địa phương.
d. Thực trạng về phát triển xã hội
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Nghĩa Sơn là xã có truyền thống hiếu học và xác định được vị thế quan trọng
của công tác trồng người trong thời kỳ đổi mới của đất nước nên sự nghiệp giáo dục
của địa phương trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt
được những thành tích đáng khích lệ.
Chất lượng giáo dục đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các khối nhà
trường luôn giữ vững danh hiệu nhà trường chuẩn quốc gia và là trường tiên tiến

cấp tỉnh.
e. Về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Xã có một trạm y tế với 7 giường bệnh đặt tại xóm Sơn Liên thuận tiện cho
việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Đội ngũ nhân viên Y tế có 8 người
(trong đó có 1 bác sĩ, 5 y sỹ, 2 y tá), đội ngũ cán bộ y tế thôn gồm 3 người. Trước
mắt với đội ngũ cán bộ Y tế của xã về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân.Đội ngũ y tế xã được tăng cường thiết bị y tế, giường,
trang bị được bổ sung đủ điều kiện cho trạm hoạt động
f. Văn hóa – thông tin
Công tác tuyên truyền cổ động được quan tâm, quản lý sát sao,xã có 1 đài
truyền thanh và một điểm biểu diễn văn hóa. Ở địa phương còn có cụm di tích lịch
sử văn hóa: Cây Đa Làng Trù

17


Tổ chức đầy đủ các ngày kỉ niệm, ngày lễ của đất nước đảm bảo chặt chẽ
đúng ý nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng của tập thể và nhân dân.
k. Chính sách xã hội
Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được xác định là một nhiệm vụ quan
trọng, xây dựng quỹ hỗ trợ người nghèo trong sản xuất.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có chuyển biến tốt, tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm, hoàn thành các chương trình y tế quốc gia, công tác
khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao.
Cùng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội cũng được quan tâm phát triển.
Trong những năm vừa qua đời sống nhân dân dần ổn định, thu nhập đầu người tăng.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng thông thường, cộng
đồng được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa
bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng những
đặc điểm tương tự về kinh tế - xã hội và văn hoá.Cũng có quan niệm khác, cộng
đồng là một nhóm người có chung sở thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống,
có chung ngôn ngữ (hoặc loại ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng.
Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ cộng đồng đã được sử dụng khá phổ biến
trong đời sống kinh tế xã hội. Cộng đồng có thể là một nhóm nhỏ dân cư (ví dụ như
cộng đồng dân cư ở một thôn, xã, cộng đồng những người tái chế chất thải của một
thôn, một xã…), hoặc có thể là cộng đồng dân cư của một dân tộc, nhiều dân tộc
cùng chung các điểm tương đồng (cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng
đồng quốc tế những nước nói tiếng Pháp, cộng đồng các nước ASEAN,…).
Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng đồng
sau

18


- Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau,
thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống
- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất
(cộng đồng các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nhân,…);
- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất,
màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da màu,…);
- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung
mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định
(cộng đồng các nước ASEAN, các nước Pháp ngữ,…).
b. Tổ chức cộng đồng là một khối liên kết của các thành viên trong cộng đồng
Vì những mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung, hợp sức
với nhau để tận dụng tiềm năng, trí tuệ của nhau để cùng thực hiện một hoặc nhiều

vấn đề.
- Sự tham gia cộng đồng là sự thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu và các
khâu của chu trình dự án thiết kế,thực hiện đánh giá dự án nhằm mục tiêu xây dựng
năng lực của người nghèo để duy trì và kết quả mà dự án đã tạo ra trong quá trình
thực hiện và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án.
- Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng( CBEM) là phương thức BVMT
trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể tại địa phương thông qua việc tập trung
của xã hội,mọi tổ chức,cá nhân đều có trách nhiệm tham gia.
1.2.2. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng:Paul (1987) cho
rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cồng đồng tác động đến
hướng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu
nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn.
Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng đồng là
thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ thiết kế,
thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người nghèo
để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được trong quá trình

19


thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án.
Cách tiếp cận này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế
giới.
1.2.3. Quá trình phát triển sự tham gia của cộng đồng
Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động, các chương
trình được phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 – 90 của thế kỷ 20, đặc biệt la áp
dụng cho các chương trình của tổ chức phi chính phủ, chương trình thí điểm liên
quan nhiều đến cộng đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá đói giảm nghèo,
phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ môi trường, các quỹ xã

hội
Với cách tiếp cận này, các Chính phủ, các nhà đầu tư và nhất là các nhà tài
trợ ở các nước phát triển đã đưa ra các sáng kiến thúc đẩy sự tham gia của cộng
đồng. Kết quả cho thấy tính bền vững được tăng cường, nhưng quy mô còn hạn hẹp
và tính đồng thời trong

tham gia của cộng đồng vào các khâu của chương trình,

hoạt động còn hạn chế.
Các chương trình phát triển định hướng cộng đồng ở thời kỳ này có quy mô
lớn hơn so với chương trình có sự tham gia của cộng đồng và không chỉ dừng lại ở
sự tham gia mà tăng cường sự quản lý của cộng đồng và sự tham gia của chính
quyền địa phương, gắn kết với cải cách ở mức độ rộng hơn và tính thực thi cao hơn.
Mức độ trao thẩm quyền khác nhau trong các chương trình, dự án. Mức trao
thẩm quyền thấp nhất là các tổ chức nhà nước và nhà đầu tư quản lý nguồn vốn đầu
tư và thực hiện các hoạt động, nhưng có lấy ý kiến tham vấn của tổ chức cộng đồng.
Mức trao thẩm quyền cao là tổ chức cộng đồng tham gia vào kiểm soát các quyết
định đầu tư, quản lý các nguồn vốn đầu tư và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt
động. Mức trao quyền cho tổ chức cộng đồng phụ thuộc vào các yếu tố
+ Năng lực và sự sẵn sàng của cộng đồng để huy động và tổ chức
+ Sự sẵn sàng và phương pháp mà các cấp chính quyền cao hơn trao quyền
cho cấp dưới

20


+ Sự hạn chế của khung pháp lý đối với cộng đồng trong việc tiếp nhận
quyền kiểm soát các nguồn vốn nhà nước hay nhà tài trợ phát triển chính thức
(ODA)
+ Khoảng cách xa xôi của các cộng đồng có thể gây khó khăn cho việc thực

hiện
+ Trình độ học vấn của cộng đồng cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tài liệu
của chương trình, dự án và báo cáo
+ Tính chất của công việc sẽ tiến hành.
Tuy nhiên, phát triển định hướng cộng đồng không phải là thích hợp và
mang lại hiệu quả với mọi trường hợp. Có các trường hợp mà tư nhân hay tổ chức
công đảm nhiệm tốt hơn như trường hợp xây dựng và quản lý cầu lớn, các dịch vụ
mà tư nhân mang lại ích lợi lớn hơn cho địa phương.
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH
Đặc điểm của mô hình:ở nước ta hiện nay các khu dân cư thường tương ứng
với thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố.Đây là nơi tập trung cư trú, làm ăn, sinh hoạt,
vui chơi giải trí của đông đảo mọi đối tượng dân cư, từ người dân bình thường đến
cả những người lãnh đạo, có chức, có quyền.
Quy mô của khu dân cư rất linh hoạt, tùy thuộc vào mỗi địa bàn mà bố trí
saoc ho thuận tiện trong việc sinh hoạt, đi lạilàm ăn,… của nhân dân trong khu
Khu dân cư là một tổ chức có tính tự quản của cộng đồng dân cư, tức là
người dân ctrong khu tự quản lý công việc của mình mà không cần người khác.
Khu dân cư có tính cộng đồng. tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên
trong khu với nhau trên cơ sở các mối quan tâm chung đối với các vấn đề liên quan
đến đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tính cộng đồng của người dân Việt Nam
được hình thành từ xa xưa và được duy trì cho đến ngày hôm nay. Tính cộng đồng
là nền tảng cho các mối quan hệ dân chủ, bình đẳng ở khu dân cư

21


1.4. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG
a. Ranh giới phải được xác định rõ ràng
Xác định được địa điểm cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải dựa vào cộng

đồng. Phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng công việc đến từng đối tượng, tránh tình trạng
xung đột, chồng chéo trong quản lý. Xem xét sự hợp tác của người dân để từ đó có
hướng đi đúng đắn và kế hoạch sao cho phù hợp, đồng thời phối hợp với chính quyền địa
phương để có được sự hỗ trợ tốt nhất
b. Có sự cân đối giữa chi phí và lợi ích
Cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý rác thải với tăng thu nhập, tạo công ăn
việc làm cho người dân. Khi người dân thu được lợi ích từ hoạt động quản lý rác
thải thì họ sẽ tích cực tham gia.
Mặt khác việc thu phí để phục vụ cho quản lý môi trường cũng phải được
tính theo tỉ lệ để đảm bảo công bằng. Thu phí dựa trên lượng rác thải chẳng hạn. Ví
dụ: Xác định lượng rác thải bằng túi rác.Nếu thải ra 2 túi rác họ phải trả gấp đôi phí
so vơi 1 túi.
c. Tham khảo ý kiến cộng đồng
Cộng đồng dân cư được phép tổ chức và tham gia đóng góp ý kiến cho sự
hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả của hệ thống quản lý rác thải cộng đồng.
Họ được khuyến khích đưa ra ý kiến đóng góp của mình trong các cuộc họp thảo
luận.
Những ý kiến này rất quan trọng, vì người dân là người hiểu rõ nhất môi
trường sống xung quanh họ và họ là người được lợi nhất nếu những ý kiến đó được
thực hiện.
d. Có sự giám sát của cộng đồng
Mọi hoạt động, muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự giám sát hoạt động
quản lý diễn ra trên địa bàn nào thì người dân ở đó sẽ là người có quyền được giám
sát. Người dân tham gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời gian,

22


chất lượng. Giám sát của người dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận hành tốt,
tránh những sai phạm có thể xảy ra.

e. Thưởng phạt rõ ràng
Những cá nhân tham gia quản lý rác thải cộng đồng chịu sự giám sát của các
tổ chức, đặc biệt là sự giám sát của cộng đồng về các hoạt động. Thông qua đó, các
hành vi sai trái sẽ bị phát hiện và bị xử phạt, những hành động có lợi cho cộng đồng
sẽ được khuyến khích và khen thưởng.
Có những mức phạt khác nhau đối với từng hành vi sai trái khác nhau. Chính
điều này sẽ khuyến khích người dân làm việc hiệu quả hơn
f. Công nhận quyển hạn của tổ chức
Tổ chức thực hiện việc quản lý rác thải cộng đồng có đủ quyền hạn về việc
tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng không được làm ảnh hướng tới các
cộng đồng khác.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa ra
nhiều khi có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác chứ không phải chỉ về môi trường, vì
thể nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến của mình.
1.5. VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH TỰ QUẢN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Cộng đồng tham gia vào giải quyết các vấn đề môi trường trước hết là nội
dung mang tính dân chủ, mọi người đều có quyền và được khuyến khích tham gia
vào công tác quản lý của nhà nước, góp phần cùng với nhà nước thực hiện bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên đó là vấn đề cần được nhấn mạnh ở đây là ý thức của cộng
đồng về môi trường
Mô hình dân cư tự quản BVMT hiện nay tập trung vào bốn loại cơ bản là
+ Mô hình đời sống sinh hoạt
+ Mô hình công nghiệp
+ Mô hình nông nghiệp
+ Các phong trào BVMT

1.6. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH DÂN CƯ TỰ QUẢN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.6.1. Cơ sở pháp lý
23



a, Quyết định số 34/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : QĐ Ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
-

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước với nhiệm vụ:
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường
Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải
Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
b, Luật bảo vệ môi trường 2014

-

Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn

-

vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi

-

trường.
Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi
trường của cộng đồng dân cư.
c, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, định hướng đến 2020

-


Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm
Cải thiện chất lượng môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường
d, Quyết định số 491/QĐ-TTG, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới.

-

Quy định các tiêu chí môi trường để đạt mục tiêu quốc gia về nông thôn mới
e, Quyết định số 81/2014 QĐ – UBND về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn
tỉnh Lào Cai
- Quy định về mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các hộ dân
1.6.2. Một số trường hợp điển hình về quản lý rác thải có sự tham gia của cộng
đồng ở Việt Nam
Một vài thành phố của Việt Nam đang tiến hành các chương trình cộng đồng
tập trung vào hoạt động thu gom rác thải, thông qua đó, các nhóm dân cư, các hợp
tác xã, các doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm trong hoạt động thu gom rác thải.
Các hoạt động này thường được diễn ra tại các vùng ngoại ô có tốc độ phát
triển nhanh nhưng thiếu các dịch vụ được hỗ trợ bởi các công ty Môi trường đô thị,
24


ở các khu vực trong thành phố hoặc thị xã không thuận tiện cho các phương tiện xe
cộ của công ty Môi trường đô thị vào hoặc ở các vùng nông thôn
Các chương trình xã hội hóa đã chia sẻ trách nhiệm quản lý rác thải cho cộng
đồng dân cư địa phương và đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình xã hội hóa hoạt động thu gom rác
thải trên địa bàn thành phố vào những năm 90.
Hiện nay, các nhóm dân cư địa phương đã đứng ra tự tổ chức thu gom rác

thải, mua các trang thiết bị thu gom rác thải, thu phí và quản lý toàn bộ hệ thống thu
gom rác thải. Một vài mô hình đã được áp dụng ở các phường trên địa bàn Hà Nội
với các mức hỗ trợ khác nhau về tài chính của ngân sách Nhà nước và cách quản lý
của cộng đồng.
Trong các trường hợp trên, các thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đóng một vai trò quan trọng ở cả hai phương diện người quản lý và người thu
gom rác thải
1.6.3. Những tồn tại trong hoạt động quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở Việt
Nam
Cộng đồng còn bị hạn chế trong việc tham gia vào các khâu lập kế hoạch và
giám sát trong các dự án, nhiều khi có lấy ý kiến người dân nhưng đó chỉ là hình
thức, còn những tham gia đóng góp, tiếng nói của người dân vẫn chưa được chú ý
đúng mức.
Tính bền vững của sự tham gia cộng đồng chưa cao, các dự án sau khi hoàn
thành các nhà tài trợ sau khi rút khỏi dự án thì hiệu quả hoạt động của dự án bị giảm
xuống rõ rệt, thậm chí nhiều nơi dự án còn bị phá sản do không có sự giám sát
thường xuyên của các cơ quan chính quyền và không được hỗ trợ kịp thời.
Đa phần dân chúng trong các cộng đồng ở địa phương không có khả năng
tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư của chính quyền địa phương, và điểm này đã ảnh
hưởng tới khả năng tham gia rộng rãi của họ vào các hoạt động quản lý môi
trường.Mặt khác, sự phân cấp tài chính chưa diễn ra mạnh ở địa phương, vì thế
chính quyền địa phương lại càng khó trong việc hỗ trợ hoạt động của cộng đồng

25


×