MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính
cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá. Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại chương II, Điều 16,17,18 năm 1992
quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý
theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả
Nhà nước giao đất cho các tổ chức sử dụng ổn định lâu dài ”.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh
vực sản xuất ngày càng gia tăng và đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gây áp lực lớn
lên nguồn tài nguyên đất. Chính vì vậy, quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng
đất đai là một vấn đề hết sức cần thiết và giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nó
giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn
tài nguyên đất đai, tránh được sự chồng chéo gây lãng phí, lấn chiếm, hủy hoại
môi trường đất, tránh được sự phá vỡ môi trường sinh thái hoặc kìm hãm quá
trình phát triển kinh tế của địa phương. Thành phố Nam Định là một trong
những thành phố đang trên đà phát triển của đất nước. Thành phố có tổng diện
tích tự nhiên là 4.625ha. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp,
các ngành, hiện trạng cơ sở hạ tầng của thành phố đã được nâng lên một bước
đáng kể nhưng vẫn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của
người dân. Mặt khác, diện tích đất sử dụng vào sản xuất, kinh doanh chưa phát
huy hết tiềm năng và chưa có quy hoạch cụ thể. Đặc biệt, trong thời gian gần
đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang có chiều hướng diễn ra nhanh
chóng cùng với tốc độ gia tăng dân số tương đối cao trên địa bàn thành phố, gây
ra nhiều khó khăn phức tạp trong vấn đề sử dụng đất. Do đó việc lập quy hoạch
sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nam Định là một yêu cầu bức xúc đặt ra, tạo
tiền đề cho việc đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng, từng bước nâng cao
và tăng cường cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của thành phố ngày một đi lên, bắt kịp với sự phát triển
chung của toàn vùng.
3
Vì vậy dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu ( 2011 – 2015 ) tại TP. Nam Định – Tỉnh Nam Định”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu thực trạng, phân tích những biến động trong sử dụng sử
dụng đất thành phố Nam Định.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 –
2015)của thành phố Nam Định, tìm ra những yếu tố tích cực, những hạn chế bất
cập trong quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
phương án quy hoạch sử dụng đất cho thời kỳ sau.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành
phố Nam Định.
- Đánh giá chính xác thực trạng sử dụng các loại đất về số lượng, chất
lượng, phân bố loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất, xu thế biến động các
loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Nạm Định.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
1.1.1.
Cơ sở lý luận
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nhân tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất (khoảng không gian lãnh thổ cần
thiết) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt
động của con người. Điều này có nghĩa - thiếu khoảnh đất (có vị trí, hình thể,
quy mô diện tích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào,
xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói khác đi - không
có đất sẽ không có sản xuất (đối với mọi ngành) cũng như không có sự tồn tại
của chính con người.
Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng
dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) . Quá trình sản xuất và
sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất
lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên của đất.
Ngoài chức năng sản xuất nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả kinh tế lợi
ích của sử dụng đất từng bước được mở rộng, việc sử dụng đất phức tạp hơn,
vừa là căn cứ cho sản xuất nông – lâm nghiệp vừa là không gian và địa bàn cho
sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều này có nghĩa, đất đai đã cung
cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp
điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người.
Đất đai giữ vai trò tích cực trong quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất,
cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá
trình sản xuất như cày bừa, xới xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử
dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn liên quan
chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
5
Lợi ích của việc sử dụng đất rất đa dạng, song có thể chia thành 3 nhóm
lợi ích cơ bản sau:
- Sử dụng đất làm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt để thoả mãn nhu
cầu sinh tồn và phát triển của con người;
- Dùng đất làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động;
- Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng
thụ tinh thần.
1.1.3. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.
" Quy hoạch" ta có thể hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất định
bằng nhũng hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức. ...
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đôí tượng của các mối quan hệ sản
xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội,nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đất
đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế xã
hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế ( bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật
( các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dụng bản đồ,
khoan định, sử liệu số liệu...) và pháp chế ( xác nhận tính pháp lý về mục đích
và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo phấp luật).
Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống
các biện pháp của nhà nước ( thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế,kỹ
thuật và pháp chế ) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm
nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan định cho các mục đích và các
ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo
vệ đất đai môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành
các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang
lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉ các mối quan hệ
đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng
caohiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ đó, ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc
6
điểm,điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế
-xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm
định hướng cho các cấp,các ngành trên địa bànlậpquy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất đai chi tiết của mình; Xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để
phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn
hoá- xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà
nước nhầm tổ chức lại việc sử dụng đất đai,hạn chế sự chồng chéogây lạng phí
đất đai,tránh tình trạng chuyển mục đíchtuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ
đất lâm nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng),
ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, chanh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất,phá
vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc
kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra
các hiệu quả khó lường về tình hìnhbất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở tùng
địa phương,đặc biệt là trong những năm gần đây khi nhà nước hướng nền kinh
tế theo hướng thị trường. Một cơ chế vô cùng phức tạp.
Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất đai còn tạo điều kiện để sử dụngđất đai
hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy
hoạch sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất
đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi
ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất
đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các
lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành,
chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong
đầu tư phát triển. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai cũng góp một phần rất lớn
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.
Căn cứ pháp lý
Luật Đất đai năm 2013;
7
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu quy hoạch về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011 - 2020
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục quản
lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quyết định số 2084/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ “Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố
Nam Định đến năm 2025”;
Quyết định số 156/QĐ- TTg ngày ngày 09/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố
Nam Định đến năm 2025
Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến
năm 2020;
Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) tỉnh Nam Định;
Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2015 về việc
chấp thuận danh mục các dự án phải thu hồi đất và phê duyệt danh mục các dự
án được phép chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc diện thu hồi đất nhưng
8
sử dụng đất trồng lúa dưới 10 ha thuộc kế hoạch sử dụng đất năm 2016 trên địa
bàn tỉnh Nam Định
Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh Nam
Định về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Nam Định;
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 TP Nam Định,
1.3.
1.3.1.
Cơ sở thực tiễn.
Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước.
Sau khi công bố Luật Đất đại 1987, công tác quy hoạch sử dụng đất bắt đầu được
vận hành một cách chính thức theo những tinh thần đã nêu ra trên đây, và đến nay, qua
hơn 20 năm vận hành, nhìn lại một cách tổng quát có thể đi đến mấy nhận xét chủ yếu
sau:
1. Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi vào
nền nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống nhất và đồng bộ;
trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện để đảm bảo sự đồng thuận
xã hội. Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua :” Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày
15.6.2004);” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010” (Nghị quyết số 57/2006/QH11
ngày 29.6.2006). Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt.
Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thì đã có 531 đơn vị (chiếm
78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, số còn lại là
đang triển khai (14%) hoặc chưa triển khai (8%).
Đã có 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn thành
việc lập quy hoạch, kế họach sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%).
Tuy nhiên, mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã.
Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình thành được
một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực này, đảm bảo tiến
hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện
về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.
9
2. Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được cân đối
nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới, khu đô thị mới
trên phạm vi cả nước; có tác dụng tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn
định giá đất, tạo cơ sởthực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và tổchức các cuộc đấu
giá quyền sửdụng đất.
Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 mà Quốc Hội đã duyệt là 26,22 triệu ha,
ước thực hiện là 25,8 triệu ha (đạt 98%), nhưng đất sản xuất nông nghiệp vượt 0,36 triệu
ha và đất trồng lúa ước đạt 3,882 triệu ha, cao hơn 21.000 ha so với mức Quốc Hội đã
phê duyệt.
Đất phi nông nghiệp Quốc Hội duyệt cho đến năm 2010 là 4,02 triệu ha, ước
thực hiện được 3,64 triệu ha (đạt 90,06%), trong đó đất khu công nghiệp đạt 96,2%, đất
giao thông đạt 71,7%, đất thủy lợi đạt 66,7%, đất cơ sở y tế đạt 50,0%, đất cơ sở giáo
dục đào tạo đạt 93,3% chỉtiêu kế hoạch mà Quốc Hội đã phê duyệt...
3. Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch cũng là dịp sinh hoạt dân chủ ở cơ sở,
nhờ đó mà công dân tham gia cụ thể vào sự nghiệp chung có ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích thiết thân của mình, trật tự xã hội được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân
vào chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở
vững mạnh.
4. Những tồn tại chủ yếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất là:
- Nhận thức chưa đồng đều, độ đồng thuận chưa cao, còn có ý kiến cho rằng
không có khái niệm về quy hoạch sử dụng đất mà chỉ có khái niệm về quy hoạch kiến
trúc, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.v.v... do đó, sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị còn bị hạn chế, thiếu đồng bộ và có trường hợp
ảnh hưởng xấu đến chất lượng quy hoạch, chưa thực chất, còn thiên về hình thức và
chạy theo các thủ tục hành chính, tiến hành thống kê, phân bố về số lượng mà thiếu
những tính toán về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường... nên tính khả thi của các
phương án quy hoạch không cao; các giải pháp tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, không
kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi
trọng.
- Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý quan trọng trong
việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất... Nhiều địa
phương do buông lỏng quản lý đã để tự phát chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra tình
10
hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động xấu đến môi trường. Một số nơi nôn nóng
trong phát triển công nghiệp, muốn tranh thủ các nhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi,
san lấp mặt bằng một lượng lớn đất nông nghiệp để lập khu công nghiệp, sau đó do
thiếu vốn nên các dự án thực hiện cầm chừng, đất đai lại bị bỏ hoang trở thành “dự án
treo”, người bị thu hồi đất mất việc làm dẫn đến lãng phí nguồn lao động và tài nguyên
đất đai... Việc chấp hành các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa
phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng
đất không đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất
chưa trở thành “Bản hiến pháp của đời sống”, tính phổ cập chưa cao, có khi lại bị lợi
dụng việc điều chỉnh quy hoạch để làm lợi cho cá nhân hay một nhóm người, quy trình
điều chỉnh quy hoạch chưa thật hợp lý để đảm bảo tính kịp thời, phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn.
- Việc chuyển đổi sốlượng lớn đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
trong một thời gian ngắn, nhất là tại các vùng trồng lúa có điều kiện canh tác tốt, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mà thiếu cân nhắc đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội môi trường lâu dài đã tác động tiêu cực sản xuất và đời sống của một bộ phân nông dân
và đe doạ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
- Mặc dù việc “dồn điền đổi thửa” đã thực hiện thành công ở nhiều địa phương
nhưng chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch chỉnh trang đồng ruộng nên đất sản xuất
vẫn còn bị phân bố manh mún trên 70 triệu thửa đất gây trở ngại lớn cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Diện tích rừng tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá, suy
giảm cả về chất lượng và số lượng; việc quản lý rừng còn nhiều bất cập, tác động của
sản xuất lâm nghiệp đối với quá trình xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế, đa số
người dân ở miền núi chưa thể sống ổn định với nghề rừng, do đó công tác trồng rừng,
bảo vệ rừng và phát triển rừng còn rất nhiều khó khăn.
- Đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển, mật độ đường bộ đạt mức
trung bình trong khu vực nhưng mật độ quốc lộ còn ở mức rất thấp (0,053km/km2) nếu
so sánh với Trung Quốc (0,2 km/km2) hay Thái Lan (0,11 km/km2). Việc bố trí các
khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư bám sát các trục đường chính
đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây lãng phí trong đầu tư và hạn chế khả năng
nâng cấp, mở rộng.
11
- Diện tích cho phát triển đô thị tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý: đất
ở chiếm tỷ lệ cao và chủyếu là nhà ở theo hộ gia đình độc lập (Hà Nội 80%, thành phố
Hồ Chí Minh 72%), đất giao thông đô thị còn thiếu, chỉ khoảng 4 - 5 km/km2 (Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng...), tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa
đến 13% trong khi yêu cầu trung bình là 20 - 25%, đất giao thông tĩnh chỉ đạt chưa đầy
1% trong khi yêu cầu phải là 3 - 3,5%, hệ số sử dụng đất thấp, chủyếu là đường 1 tầng.
- Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tăng 7.000 ha/năm) nhưng
việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên
quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu
dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều khu, cụm công nghiệp không phù hợp với điều
kiện và khả năng thực tế dẫn đến tình trạng triển khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để
hoang hóa trong nhiều năm.
- Các lại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể
thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầu vẫn chưa
đáp ứng được đầy đủ.
- Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãi
rác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vực thu gom rác thải;
chưa có các khu bãi chôn lấp và xửlý chất thải nguy hại một cách triệt để và lâu dài...
[ Nguồn: Tôn Gia Huyên ( 2005 ), Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập, NXB Nông nghiệp, Hà Nội tr 75, 76,77, 78]
1.3.2. Quy hoạch một số nước trên thế giới
1.3.2.1.
Nhật Bản
- Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt
được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. QHSDĐ ở Nhật Bản không
những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi
trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…QHSDĐ ở Nhật bản
chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết.
- QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương
đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể được xây
dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp
ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch
này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch
12
này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất
lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất
khác.
- QHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương
với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch
chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ
sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình
dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng…. Đối với quy hoạch sử dụng đất
chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử
dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy
tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng
đất rất tốt.
1.3.2.2. Cộng hoà Liên Bang Đức
Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác
định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang,
vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với
quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.
Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng
đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng
diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc,
giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi
chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên
bang. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp nào có mật độ
dân số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng. Diện
tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó,
diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm
địa điểm làm việc như thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một
cách không cân đối. Quá trình ngoại ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng
góp phần quan trọng vào thực tế này.
1.3.2.3. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ở Anh
Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính
phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều
13
thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây
dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ
quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy
hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào
quy định của quy hoạch phát triển để xem liệu có cho phép hay không. Chế độ
cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch
đất đai.
1.3.2.4. Cộng hoà Liên Bang Nga
Quy hoạch sử dụng đất đai ở Cộng hòa Liên bang Nga chú trọng việc tổ
chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các
đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga được chia
thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.
Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong
các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông
trường. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ
chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng
từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa
học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với
mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
Quy hoạch chi tiết sẽ đưa ra phương án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi
phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng
đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện
nghỉ ngơi của người dân.
1.3.2.5. Trung Quốc
Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là
9.597 nghìn km2, dân số gần 1,2 tỷ người. Trung Quốc coi trọng việc phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng
ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch hàng
năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một
phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để
phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến
14
hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa
phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các
mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định
liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các
nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.
Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ
phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định
được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
-
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập tại địa phương
Thuận lợi.
Được sự chỉ tạo trực tiếp và hướng dẫn tích cực của Phòng Tài nguyên – Môi
trường thành phố Nam Định.
Được sự quan tâm của các anh chị tại phòng tài nguyên – môi trường.
Số liệu được cung cấp nhanh và đầy đủ.
Đa số các anh chị phụ trách hướng dẫn tích cực và nhiệt tình
Được học hỏi tác phong làm việc của các cán bộ tại phòng Tài nguyên - Môi
trường
Các kiến thức được áp dụng vào thực tế
Khó khăn.
Cơ sở hạ tầng tại địa điểm thực tập còn kém
Còn nhiều bỡ ngỡ trong thực tập
15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu phương án quy hoạch sử dụng đất Thành phố Nam
Định đến năm 2020 (giai đoạn 2011 – 2015)
2.2. Nội dung nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
thành phố Nam Định đến năm 2020 (giai đoạn 2011 - 2015) đối với từng loại
đất cụ thể, từ đó rút ra những ý kiến xác thực về nội dung hoàn thành các chỉ
tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đặt ra, mức độ hợp lý hay bất hợp lý
trong các chỉ tiêu kế hoạch đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung của phương
án quy hoạch sử dụng đất không theo kịp những biến động trong phát triển KTXH của địa phương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
2.3.1.1. Điều tra, thu thập thông tin tại các cơ quan cấp huyện
Thu thập thông tin tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam
Định (cơ quan chuyên ngành về đất đai): điều tra các thông tin, số liệu về biến
động diện tích đất đai giai đoạn 2011 - 2015, số liệu chỉ tiêu thống kê đất đai năm
2015, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Trà Lĩnh năm 2020, số liệu hiện trạng
sử dụng đất năm 2020, số liệu các chỉ tiêu chủ yếu trong phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất thành phố Nam Định đến năm 2020, các văn bản liên quan đến
chính sách quản lý sử dụng đất của Trung ương và địa phương.
Điều tra, thu thập thông tin tại các phòng, ban, ngành huyện: số liệu điều
tra về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số,
lao động, số liệu thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố.
2.3.1.2. Điều tra, thu thập thông tin tại các đơn vị hành chính trong thành
phố
Điều tra, thu thập thông tin tại các phường: số liệu điều tra về việc thực
16
hiện, chưa thực hiện được các chỉ tiêu QHSDĐ, số liệu hợp lý, bất hợp lý trong
thực hiện QHSDĐ
2.3.2. Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý số liệu tổng hợp.
Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra tại các cơ quan
cấp huyện và các đơn vị hành chính trong huyện để rút ra kết luận
2.3.3. Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu
Để xây dựng báo cáo, nhiều các tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu
tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho
các nội dung được trình bày trong báo cáo. Đó là các nghiên cứu cùng đề tài của
các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác. Kết quả nghiên cứu
chuyên sâu về thổ nhưỡng, về khí hậu thời tiết chi tiết của thành phố Nam Định
tỉnh Nam Định.
2.3.4. Phương pháp thống kê, so sánh
Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong cơ cấu sử dụng
đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) qua các giai đoạn
quy hoạch, kế hoạch.
17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nghiên cứu.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung
tâm khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng;
Trong phạm vi tọa độ địa lý:
- Từ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông.
Đơn vị hành chính tiếp giáp thành phố Nam Định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc;
- Phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực;
- Phía Đông giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình;
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Vụ Bản,
Thành phố Nam Định nằm tại vị trí trung tâm vùng 4 tỉnh Nam đồng
bằng sông Hồng, có mạng lưới giao thông đường bộ - đường sắt – đường sông
thuận lợi,có 2 con sông lớn chảy qua là Sông Hồng và sông Đào là nguồn cung
cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đồng thời cũng là đường giao
thông thủy thuận tiện là điều kiện thuận lợi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
thương mại, dịch vụ phát triển. Thành phố còn có QL10 đi qua kết nối thuận lợi
với hành lang phát triển ven biển dọc theo vùng Duyên Hải Bắc bộ.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Nam Định nằm giữa châu thổ sông Hồng nên địa hình tự nhiên
tương đối bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao
độ từ 2,5 đến 4,2m so với mực nước biển, trên địa bàn có nhiều ao, hồ, kênh
mương với sông Đào chảy qua giữa thành phố theo hướng Bắc – Tây Nam.
Thành phố có 3 lưu vực tiêu thoát nước chính: lưu vực phía Tây Nam với kênh
chính là kênh Gia, lưu vực phía Bắc với kênh chính là T3-11, lưu vực 3 phường,
18
xã nam sông Đào với kênh chính là CT2.
Nhìn chung địa hình thành phố ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng các
công trình hạ tầng và nhà ở dân cư cũng như cấp và tiêu thoát nước.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng
đồng bằng Sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4
mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24oC.
+ Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84%.
+ Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.470 mm.
+ Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ
1.650 - 1.700 giờ, Vụ hè thu có số giờ nắng cao từ 1.100 – 1.200 giờ chiếm 70%
số giờ nắng trong năm.
+ Gió: Hướng gió thay đổi theo mùa, mùa đông hướng gió thịnh hành là
gió Bắc, mùa hè gió thịnh hành là gió Đông Nam.
Nhìn chung khí hậu rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự
phát triển của hệ sinh thái động thực vật và du lịch.
3.1.1.4. Thủy văn
Thành phố Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ sông
vào khoảng 0,5 - 0,7 km/km2. Do đặc điểm địa hình các dòng chảy đều theo
hướng Tây bắc - Đông nam, Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng chính của sông
Hồng, nhánh sông Đào và chế độ thuỷ chiều.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra. khảo sát xây dựng tài liệu bản đồ thổ nhưỡng tỉnh
Nam Định theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAO-UNESCO) phân loại đất Thành phố
Nam Định bao gồm nhóm đất như sau:
* Nhóm đất phèn – Thionic Fluvisols (FLt)
+ Gồm đất phù sa có phèn tiềm tàng, có glây và đất phèn tiềm tàng sâu
diện tích 105.35 ha; nhóm đất này có nguồn gốc từ đất phù sa, đất mặn và đất
19
glây. Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng kết cấu hạt, cục và tảng phù
hợp trồng lúa 2 vụ /năm.
* Nhóm đất phù sa – Fluvisols (FL)
+ Gồm đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa glây, chua và đất phù sa
có tầng đốm rỉ, diện tích 3.256.4 ha. phân bố ở tất cả các phường. xã trên địa
bàn thành phố, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn thành phố
Nam Định, nhóm đất này được hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu
phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đào. Hệ thống đê của các dòng sông
chia đất phù sa thành hai vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng
năm và vùng đất trong đê rộng lớn không được bồi đắp hàng năm. Phù hợp
trồng lúa 2 vụ /năm và các loại cây hàng năm khác trên địa bàn thành phố.
* Nhóm đất Glây – Gleysols (GL)
+ Gồm có đất glây chua đọng nước diện tích 296.21 ha chủ yếu được
phân bổ ở các xã của thành phố. Thành phần cơ giới của đất thay đổi từ trung
bình đến nặng. Đất có phản ứng trung tính hoạch chua ít và ó BS (%)>50%.
Hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất cao. tầng canh tác có OC%>50%. Đạm
tổng số trung bình. Lân tổng số và dễ tiêu nghèo và rất nghèo. Ka li dễ tiêu trung
bình. Dung tích hấp thụ của đất trung bình CEC biến động xug quanh
101lđl/100g đất.
3.1.2.2. Tài nguyên nhân văn.
Thành phố Nam Định là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất
lâu đời. Là vùng đất được mệnh danh là chốn “địa linh nhân kiệt” thành phố
Nam Định đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước, trên địa bàn thành phố có
tổng số 11/16 công trình là di tích lịch sử, văn hoá cấp Quốc gia (Bao gồm: Cột
cờ Nam Định, khu di tích đền Thiên trường và chùa Phổ Minh (Chùa Tháp), khu
di tích đền Cố Trạch, di tích lịch sử số 7 - Bến Ngự. Cửa hàng cắt tốc dưới hầm.
cửa hàng ăn uống dưới hầm, hầm chỉ huy Thành uỷ. Bia căm thù, chùa Đệ Tứ,
khu chỉ huy sở Nhà máy Dệt Nam Định, khu di tích phố Hàng Thao); 5/16 công
trình di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh (Đình Kênh, Đình Tức Mặc, Đình thôn
Vĩnh Tường, Nhà thở họ - Trần Thọ, Chùa Thỏ); trên 125 công trình văn hoá
như rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, bảo tàng ... Các di tích lịch sử văn hoá
và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự
20
giao thoa của các kiến chúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương
Tây, đặc biệt tại Nam Định các di tích văn hoá lịch sử đều gắn liền với các lễ hội.
Do đó là tiềm năng và lợi thế thu hút khách du lịch đến với thành phố.
3.1.3. Thực trạng môi trường.
3.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí:
Các khu cụm công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất có phát sinh
chất thải gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng
như: Công ty dệt Nam Định, Công ty dệt lụa Nam Định, Công ty Youngone.
Trên một số tuyến đường giao thông tuy chưa có số liệu quan trắc đầy đủ
các thông số song bằng cảm quan cũng có thể thấy rằng đã xuất hiện sự ô nhiễm
bởi bụi, khí thải động cơ đốt xăng, dầu đặc biệt là trên các tuyến đường vào
thành phố, các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu vào các khu công
nghiệp đang xây dựng và trên tuyến đường quốc lộ 10.
Thông số bụi lơ lửng hầu hết các vị trí gần đường quốc lộ có các phương
tiện giao thông tham gia nhiều như cổng bến xe ô tô, ngã ba đường đi Thái Bình,
ngã ba quốc lộ 10 và quốc lộ 21 đều cho giá trị cao hơn giá trị cho phép theo
QCVN 05-2009 từ 1.1 đến 1.8 lần.
Như vậy đa số các điểm phân tích tiếng ồn nêu ở trên đều cho thấy vượt
mức cho phép tuy nhiên ở mức không lớn.
3.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước:
- Nước mặt:
Hiện nay nước thải thành phố Nam Định (nước thải sinh hoạt, bệnh viện,
công nghiệp và nước mưa) được thoát chung một hệ thống và xả trực tiếp ra sông
Đào qua trạm bơm Kênh Gia ở phía Tây nam và trạm bơm Quán Chuột ở phía
Đông thành phố. Với lượng nước thải 60.000 m3/ngày đêm chưa qua xử lý được xả
trực tiếp ra sông làm ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp tại khu vực dân cư sử
dụng nước sông Đào ở hạ nguồn.
- Nước ngầm:
Nước ngầm khu vực thành phố Nam Định đã bị ô nhiễm kim loại nặng,
hàm lượng Fe vượt từ 3.4-5.5 lần; hàm lượng Mn từ 6.8-46 lần. Đặc biệt hàm
21
lượng Coliform từ 2.6-25.6 lần; đây là dấu hiệu cho thấy nước ngầm thành phố
Nam Định bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt.
- Hiện trạng thoát nước thải:
+ Hệ thống thoát nước thành phố là hệ thống thoát nước chung. Tổng
lượng nước thải của thành phố khoảng 23.774 m3/ngđ (Quy hoạch thoát nước và
XLNT các tỉnh. thành phố lưu vực sông Nhuệ - Đáy do Viện Kiến trúc Quy
hoạch Đô thị và Nông thôn lập năm 2009)
+ Thành phố chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải được xả
trực tiếp ra sông Đào gây ô nhiễm nguồn nước
3.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất:
Trong thời gian gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh đặc biệt là khu
vực nội thị và các vùng ven đô dẫn đến việc mở rộng đất ở, nhu cầu sử dụng đất
cho các mục đích: thương mại, dịch vụ, văn hóa, xã hội ... cũng phát triển theo.
Tình hình ô nhiễm đất trong khu vực dự án trong tỉnh:
- Các vùng đất ô nhiễm chua: thường tập trung tại một số xã phía Bắc có
pH từ 4.5 ÷ 5.5. Đất chua làm chậm và hạn chế quá trình sinh trưởng của cây.
làm ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân cũng như làm thay đổi khả năng cân
bằng sinh thái có thể ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.
- Đất ô nhiễm do nước thải công nghiệp: Đây là một vấn đề hết sức bức
xúc và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa xử lý được. Các vùng đất bị ô
nhiễm phần lớn tập trung tại các làng nghề và các khu vực có nhà máy sản xuất
lớn
- Đất ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV sai quy cách: tập trung ở các xã
nông nghiệp ngoại thành.
+ Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật
trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm,
50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô
nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K 2(SO4),
Cl, Ca(H2PO4)2 còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và
xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính
sinh học của đất và năng suất cây trồng;
22
+ Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất
độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng
gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi
trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng
thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng còn ít, trung bình từ 0,5 - 1,0 kg/ha/năm, tuy
nhiên ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
3.1.3.4. Vệ sinh môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt và chất rắn.
Trong 5 năm, thành phố đã hoàn thiện cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ thống
kênh mương, cống thoát nước nội thành. Đã hoàn thiện kênh tiêu T3-11 dài gần
5 km, trạm bơm Quán Chuột, kênh xả dài 2 km ở khu vực Đông Bắc thành phố,
cải tạo, xây dựng các tuyến cống thoát nước tại các khu vực dân cư nội thành dài
gần 25km, đảm bảo thành phố không còn ngập úng khi mưa to. Thành phố đã
xây dựng đường dạo, công viên 5 hồ, đưa tổng số hồ lớn được kè, xây dựng
đường dạo 9/10 hồ lớn. Nhà máy xử lý rác thải công suất thiết kế 250 tấn/ngày,
bình quân xử lý 120 tấn rác/ngày, đảm bảo thu gom và xử lý trên 90% lượng rác
thải hàng ngày (hơn 178 tấn/ngày), vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố có
tiến bộ rõ rệt. Trạm xử lý nước thải tại khu công nghiệp Hòa Xá, Cụm công
nghiệp An Xá đã được xây dựng, đảm bảo thu gom, xử lý nước thải tại các khu,
cụm công nghiệp.
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường: được các cấp, các ngành quan
tâm hơn, từng bước đổi mới và đầu tư cơ sở vật chất. Đã tiến hành nhiều cuộc
kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường; hướng
dẫn các cơ sở sản xuất lập và từng bước thực hiện Đề án bảo vệ môi trường theo
quy định của Luật.
3.1.2. Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong bối cảnh
chung của nền kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn. Song dưới sự lãnh đạo của
Thành ủy, UBND thành phố, sự tích cực chỉ đạo của cấp chính quyền, các
ngành, sự phối kết hợp của MTTQ và các đoàn thể, các doanh nghiệp cùng với
tinh thần lao động cần cù, sự sáng tạo trong lao động của các tầng lớp nhân dân
đã khắc phục vượt khó khăn, do đó tình hình kinh tế xã hội của thành phố tiếp
tục phát triển, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng
23
cấp, đời sống sinh hoạt, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng cao. An ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển cơ cấu kinh tế
5 năm qua, Trung ương, tỉnh đã đầu tư cơ bản hệ thống hạ tầng giao
thông, kết nối với hệ thống giao thông toàn quốc, tháo gỡ khó khăn về địa lý –
kinh tế cho tỉnh, thành phố. Các chính sách ưu đãi Tỉnh ban hành đã phát huy
hiệu quả tạo điều kiện, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong điều kiện
suy thoái kinh tế, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp
vẫn đầu tư, phát triển sản xuất từng bước nâng cao chất lượng năng suất lao
động nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố duy trì mức khá, tổng giá trị sản
xuất (GRDP) năm 2010 đạt 3.283 tỷ đồng, năm 2015 đạt 6.505 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 14,66%/năm. GDP bình quân đầu người từ 30 triệu
đồng tăng lên 69 triệu đồng năm 2015.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp dịch
vụ từ 98,67% năm 2010 tăng lên 98,7% năm 2015, nông nghiệp từ 1,33% năm
2010 còn 1,3% năm 2015.
- Tổng giá trị sản phẩm GRDP (giá so sánh 1994) tăng bình quân từ
14,66%/ năm: Vượt chỉ tiêu nghị quyết (14,5%/năm).
- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 69 triệu đồng/người. Vượt chỉ
tiêu nghị quyết.
- Cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2015 có sự chuyển dịch như sau:
+ Công nghiệp và xây dựng: 63,45%. Vượt chỉ tiêu nghị quyết (57,5%).
+ Thương mại và dịch vụ: 35,26%. Không đạt chỉ tiêu nghị quyết (42%).
+ Nông nghiệp: 1,29%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp do thành phố quản lý tăng bình quân
24,4%/năm: Không đạt chỉ tiêu nghị quyết (27%/năm).
24
- Giá trị dịch vụ tăng bình quân 13,56%/năm: Vượt chỉ tiêu nghị quyết
(13%/năm).
- Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 12,87%/năm: Vượt chỉ tiêu nghị quyết
(10%/năm).
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,57%/năm: Vượt chỉ tiêu
nghị quyết (1,5%/năm).
- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16%/năm: Không đạt chỉ tiêu
nghị quyết (22%/năm).
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển huy động 5 năm đạt trên 30.000 tỷ
đồng: Đạt chỉ tiêu nghị quyết (30.000 tỷ đồng).
(Nguồn báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa
XV tại Đại hội đại biểu thành phố lần thứ XVI Nhiệm kỳ 2015 -2020 )
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.1.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp háo đã thu hẹp diện tích
đất nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì mức tăng bình
quân 1,57% năm giảm dần tỷ trọng còn 1,3% trong cơ cấu kinh tế chung.
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục được củng cố. Thành phố đã
lập và thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng
chuyên canh trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản ... từng bước nâng cao giá
trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị thu được trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2010
đạt 70,1 triệu đồng/ha tăng lên 92,35 triệu đồng/ha năm 2015. Công tác phòng
chống thiên tai, tu bổ đê điều và làm thủy lợi nội đồng ... luôn được quan tâm
chỉ đạo, đầu tư kinh phí, tổ chức thực hiện.
3.1.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp do thành phố quản lý tăng bình quân giai
đoạn 2010-2015 đạt 24,4% /năm (toàn tỉnh tốc độ tăng trưởng bình quân 21,2%/
năm). Khu công nghiệp Hòa Xá và Cụm công nghiệp An Xá đã thu hút 200
doanh nghiệp đầu tư, trong đó có 19 doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Cùng với
các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cá thể thu hút trên 58.600 lao động lao động ở
25