Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 2015), định hướng quy hoạch sử dụng đất đến 2020 tại thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 48 trang )

TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011- 2015),
định hướng quy hoạch sử dụng đất đến 2020 tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”
đã được tác giả nghiên cứu xuyên suốt và xoay quanh vấn đề đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 và định hướng quy hoạch sử dụng đất
đến 2020 tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Bằng phương pháp thu thập các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai qua các năm để
tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá số liệu cơ cấu sử dụng đất qua các năm 2010,
năm 2014, năm 2016 và năm 2020 để làm rõ thực trạng sử dụng đất trên địa bàn thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Qua đây, thấy được những thành tựu, hạn chế tồn tại
trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Nhằm xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất phục vụ
định hướng sử dụng đất đai một cách hợp lý, giúp cho địa phương có cơ sở phục vụ
quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất.
Qua đề tài này, tác giả mong muốn làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy định
pháp luật làm nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững. Làm cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc đánh giá hiện trạng, biến động quy hoạch sử dụng đất và định hướng quy
hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Rạch giá nói riêng và trên đất nước Việt
Nam nói chung sử dụng đất đai một cách hợp lý.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1


1.1 Sự cần thiết của đề tài
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011 - 2015) và quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Rạch Giá nhằm mục tiêu: quản lý chặt
chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó, quy hoạch này còn nhằm bảo vệ môi
trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo
phát triển bền vững. Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu


công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa
phương cũng là yêu cầu cần thiết trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất.
Thành phố Rạch Giá là một đơn vị hành chính có nhiều thuận lợi về điều kiện tự
nhiên kinh tế và xã hội đồng thời có nhiều thay đổi trong những nỗ lực phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh Kiên Giang. Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý
tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố Rạch Giá trong những năm tới, cần thiết phải có những kế
hoạch sử dụng đất cũng như định hướng quy hoạch sử dụng đất thích hợp. Để thực
hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá có
trách nhiệm rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng
đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. Chính vì vậy đề tài luận văn “Đánh giá kết quả
thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2011- 2015), Định hướng quy hoạch sử
dụng đất đến 2020 tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang " được đặt ra nghiên
cứu.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Các mục tiêu cụ thể gồm:
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 tại thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
- So sánh các kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất qua các năm 2010,
năm 2014 và năm 2016 trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến 2020.

1.3 Nội dung của đề tài

2



-

Tổng quan và thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan về đặc điểm điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

-

Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2010, năm 2014 và năm 2016 trên địa bàn thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

-

Những định hướng quy hoạch sử dụng đất thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đến
năm 2020.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
phục vụ định hướng sử dụng đất đai một cách hợp lý.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa phương có cơ sở phục
vụ quản lý đất đai và quy hoạch sử dụng đất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh
giá hiện trạng, biến động quy hoạch sử dụng đất và định hướng quy hoạch sử dụng đất
đai một cách hợp lý.
1.5 Giới hạn của đề tài
Do chưa có số liệu kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm năm kỳ đầu (20112015). Nên đề tài chỉ sử dụng số liệu kiểm kê sử dụng đất năm 2014 ngày 31 tháng 12
năm 2014.
Sử dụng các kết quả đánh giá tình hình sử dụng đất thông qua các báo cáo “Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015)
thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang” và “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2016 thành phố Rạch Giá và kế hoạch năm 2017 ”, chưa có

điều tra thực tế.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3


2.1 Sơ lược vùng nghiên cứu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2010 thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang thì thành phố Rạch Giá có vị trí như sau:
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Hòn Đất.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Hiệp
+ Phía Nam, Đông Nam giáp huyện Châu Thành
+ Phía Tây giáp vịnh Rạch Giá
Tổng diện tích tự nhiên là 10.353,88 ha chiếm 1,63% tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh; Thành phố Rạch Giá có 12 đơn vị hành chính trực thuộc. Thành phố Rạch Giá
nằm ở bờ biển phía Tây của Tổ Quốc, cách thành phố Hồ Chí Minh 248 km, Cần Thơ
150 km, Long Xuyên 70 km, thị xã Châu Đốc 130 km, Vị Thanh 50 km, Hà Tiên
90km và của khẩu Xà Xía (biên giới VN - Campuchia) là 100 km.
Địa hình của thành phố Rạch Giá thuộc loại đồng bằng ven biển nằm trong vùng
tứ giác Long Xuyên, có cao độ từ 0,2 m đến 0,4 m; bị chia cắt bởi kinh Rạch Giá - Hà
Tiên và Rạch Giá - Long xuyên, có nhiều kinh rạch nên vào mùa lũ thường bị ngập
nhất là những xã, phường nông nghiệp như: xã Phi Thông, phường Vĩnh Thông,
phường Vĩnh Hiệp, ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhân
dân.
2.1.2 Các nguồn tài nguyên:
2.1.2.1 Tài nguyên đất:
Nhóm đất phèn có diện tích: 682,56 ha, chiếm 6,76% tổng diện tích đất tự nhiên
của thành phố. Phân bố rải rác trên khu vực xã Phi Thông, phường Vĩnh Thông,

phường Vĩnh Hiệp, phường Vĩnh Quang, phường Vĩnh Lạc, phường An Hoà và
phường Rạch Sỏi.
Nhóm đất mặn có diện tích 1185,09 ha, chiếm 11,74% diện tích tự nhiên thành
phố. Phân bố chủ yếu ở xã Phi thông, phường Vĩnh Thông và phường Vĩnh Quang.
Nhóm đất phù sa có diện tích 5251,67 ha, chiếm 52,02 % diện tích tự nhiên của
thành phố. Đây là loại đất phổ biến lớn nhất phân bố tập trung ở những phường, xã
nông nghiệp như: xã Phi Thông, phường Vĩnh Thông, phường Vĩnh Hiệp, phường
Vĩnh Quang, phường An Bình và phường Vĩnh Lợi.
Nhóm đất nhân tác trên địa bàn thành phố có diện tích khá lớn 2730,28 ha, chiếm
27,05% tổng diện tích tự nhiên và trải đều trên toàn thành phố. Đặc biệt ở các khu lấn
biển.
4


2.1.2.2 Tài nguyên nước:
Với tổng lượng mưa lớn, trung bình trong 16 năm qua là 2.323 mm/năm, mùa
mưa kéo dài khá ổn định trong 7 tháng, cá biệt có năm 8 tháng, khá thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước mặt của thành phố Rạch Giá rất dồi dào, được cung cấp gián tiếp từ
sông Hậu qua kinh Rạch Giá - Long Xuyên, Rạch Giá - Hà Tiên và mưa, Chất lượng
nước mặt từ sông Hậu nhìn chung là tốt, hàm lượng phù sa trung bình khoảng
250g/m3.
Theo tài liệu điều tra mực nước ngầm của trường Đại học Cần Thơ và kết quả
khoan tìm nước ngầm của chương trình nước nông thôn tỉnh Kiên Giang, thành phố
Rạch Giá có nguồn nước ngầm gốc biển, hàm lượng muối sắt cao từ 1-4%, độ pH từ 67, nên khả năng khai thác phục vụ sinh hoạt rất hạn chế, khu vực thành phố có thể khai
thác sử dụng được ở độ sâu trên 60 mét.
2.1.2.3 Tài nguyên rừng:
Thành phố Rạch Giá trước năm 2012 có diện tích rừng rất ít (21 ha), toàn bộ
thuộc rừng trồng phòng hộ ven biển, tập trung ở phường Vĩnh Quang và Vĩnh Thanh,
có tác dụng: chắn gió, bão và cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan môi trường. Với sự

phát triển đô thị bằng việc lấn biển, diện tích rừng sẽ chuyển đổi thành công viên cây
xanh nhằm tạo cảnh quan môi trường đô thị.
2.1.3 Đặc điểm Kinh Tế- Xã Hội
2.1.3.1 Dân số:
Dân cư phân bố không đều, các phường nội thị có mật độ dân số khá cao, tổng
dân số 2012 thành thị là 219.455 người, tổng dân số nông thôn là 16.114 người. Khu
vực có mật độ dân số cao nhất là phường Vĩnh Thanh 22.130 người/km 2, khu vực có
mật độ thấp nhất là xã Phi Thông 357 người/km2.
2.1.3.2 Lao động và việc làm:
Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trung bình 60,60% dân số, bình
quân hàng năm có khoảng 1.500 người bước vào tuổi lao động cần giải quyết việc làm.
Năm 2012 tổng số lao động trong độ tuổi có 142.751 người, trong đó:
- Số người làm việc trong nền kinh tế quốc dân: 109.681 người, chiếm tỷ lệ
76,83%.
- Học sinh đang đi học: 12.505 người, chiếm tỷ lệ 8,76%.
- Nội trợ và không có nhu cầu làm việc: 13.447 người, chiếm tỷ lệ 9,42%.
- Mất sức lao động và chưa có việc làm: 7.118 người, chiếm tỷ lệ 4,98%.
5


Trong đó phân theo thành phần kinh tế:


Lao động nông nghiệp: 16.012 người, chiếm 14,60%.



Lao động phi nông nghiệp: 93.669 người, chiếm 85,40%.

2.1.3.3 Kinh tế

 Kinh tế nông nghiệp

Ngành nông – lâm – thủy sản của thành phố Rạch Giá trong những năm gần đây
đạt tốc độ tăng trưởng cao theo hướng thâm canh và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Năm 2012 giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản tăng 11,08% so với
cùng kỳ. Trong đó: Trồng trọt tăng 9,76%, chăn nuôi tăng 9,93%, thủy sản 11,08%.
+ Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng GTSX ngành thủy
sản tăng khá nhanh, trong đó khai thác thủy sản tăng rất nhanh và ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn hơn trong cơ cấu GTSX ngành thủy sản. Tỷ trọng nông nghiệp tuy giảm
nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Ngành lâm nghiệp tuy được thu gọn lại
diện tích nhưng rừng phòng hộ được bảo vệ tốt, ngày càng phát huy tác dụng trong bảo
vệ môi trường.
 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) liên tục tăng trưởng cao, từ 852,43 tỷ
đồng năm 2000 lên 2.104,35 tỷ đồng vào năm 2005 và 1.870 tỷ đồng vào năm 2010, năm
2012 đạt khoảng 2.210 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là
19,81%/năm; giai đoạn 2006-2010 là 0,98%/năm. Tính chung cả thời kỳ 10 năm, đạt
10,0%/năm.
Các ngành sản xuất như dệt, may (149 cơ sở), thực phẩm đồ uống (262 cơ sở),
chế biến nguyên vật liệu (200 cơ sở), sản phẩm từ kim loại (140 cơ sở) chiếm số lượng
lớn chủ yếu là sản xuất kinh doanh cá thể, thu hút khá nhiều lực lượng lao động trên
địa bàn.
 Thương mại - dịch vụ:

Giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ năm 2005 chiếm 52,01% tỷ
trọng GDP, năm 2010 là 68,71% và đến năm 2012 chiếm 72,48% GDP. Đây là ngành
chủ lực có tốc độ tăng trưởng mạnh và ổn định.

2.2 Cơ bản về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2.2.1 Đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
6


Theo Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng
đất cấp huyện thì đất đai được định nghĩa như sau: “Đất đai là một vùng đất được xác
định về mặt địa lý, có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu
kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới của vùng đất
đó như: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú,
những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà ảnh hưởng của những
thuộc tính này có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con người hiện tại và trong
tương lai”.
Theo Luật Đất đai 2013 thì quy hoạch sử dụng đất được định nghĩa như sau: Quy
hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và
thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một
khoảng thời gian xác định.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà
nước quản lý đất đai được thống nhất, hiệu quả và đảm bảo cho đất đai được sử dụng
hợp lý, tiết kiệm. Trong những năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Trong lần sửa đổi này, Luật
Đất đai năm 2013 vẫn tiếp tục kế thừa những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất còn phù hợp của Luật Đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy
định mới nhằm tạo hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo
đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
- Nguyên tắc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được quy định cụ thể như sau:
Điều 35 Luật Đất đai năm 2013 đã xác định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất:

1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh
tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của
cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu.
7


5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích
quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo
đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, phê duyệt.
- Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 được quy định cụ
thể như sau:
Điều 37 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất
quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng
năm.
- Về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh được quy định cụ thể như sau:

Điều 40 Luật Đất đai năm 2013 đã xác định nội dung quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh;
d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
e) Định mức sử dụng đất;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;

8


c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất
trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b,
c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính
cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:

a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong
năm kế hoạch;
c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử
dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế
hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông
thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu
giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh
doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại
đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này
trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được
9


phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
- Về công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013

được quy định như sau:
Điều 49 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Và có 2 trường hợp đáng lưu ý trong điều này là:
- Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được
thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử
dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch
được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng
mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo,
sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép theo quy định của pháp luật.
2.3 Các văn bản về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

*Các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất
Các văn bản trực tiếp đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm:
Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
Bên cạnh đó có các văn bản liên quan hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất:
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

10


Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về
đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tại địa phương thì chính phủ và UBND tỉnh Kiên Giang có ban hành một số công
văn chỉ đạo thực hiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Nghị Quyết số 63/NQ-CP ngày 23/5/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2016)
tỉnh Kiên Giang;
Quyết định số 1440/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất
05 năm kỳ đầu (2011-2015) của Thành phố Rạch Giá;
Công văn số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22/9/2014 của Tổng cục Quản lý đất
đai về việc hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế
hoạch sử dụng đất hàng năm cấp;
Căn cứ Công văn số 845/UBND-KTCN ngày 14 tháng 7 năm 2016 của UBND
tỉnh Kiên Giang về việc triển khai kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
*Cơ sở thông tin, tư liệu
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 Thành phố Rạch Giá được phê duyệt tại Quyết
định số 3288/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang;
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của
Thành phố Rạch Giá đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số
1440/QĐ-UBND ngày 30/6/2014;

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Rạch Giá đến năm 2020
đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Rạch Giá nhiệm kỳ 2016-2020;
Kết quả Thống kê đất đai năm 2015 của Thành phố Rạch Giá;
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 Thành
phố Rạch Giá và kế hoạch năm 2017.

2.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Rạch Giá

11


Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quản lý sử dụng đất đai : Thực hiện
Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển
khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, UBND thành phố Rạch Giá đã ban hành nhiều
văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong thành phố thực hiện việc
quản lý và sử dụng đất, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc
sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến
việc sử dụng đất trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ
hành chính: Qua thời gian tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính theo chỉ thị 364/CT
của Chính phủ và quá trình chia tách các phường, xã.
Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất: Thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là nhiệm vụ đo đạc
bản đồ, trong những năm qua công tác đo đạc bản đồ đạt kết quả như sau:
+ Tổng diện tích đo đạc lập bản đồ địa chính của thành phố Rạch Giá là 9.221,81
ha; Trong đó:
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.822,38 ha
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 với diện tích 512,11 ha
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 với diện tích 1.380,70 ha

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000 với diện tích 5.506,62 ha
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng: Năm
2012 toàn bộ diện tích đất 9.159,17 ha đã được giao cho các đối tượng sử dụng đất
trên địa bàn thành phố: Cụ thể:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 7.233,0 ha
+ Hộ gia đình quản lý 7.187,4 ha
+ UBND quản lý 0,25 ha
+ Tổ chức kinh tế: 1,5 ha
+ Các tổ chức khác 43,85 ha
- Đất phi nông nghiệp: 3.069,15 ha.
Trong đó:
Đất ở: 1.517,01 ha:

- Hộ gia đình quản lý 1.503,37 ha.
- Cơ quan đơn vị Nhà nước: 13,64 ha.

Đất chuyên dùng: 1.222,29 ha:

- Các tổ chức kinh tế: 81,26 ha.
- UBND quản lý: 683,89 ha.
- Các tổ chức khác: 457,14 ha.
12




Giao đất: Năm 2012 trên địa bàn thành phố đã ban hành 98 quyết định giao đất cho hộ
gia đình, cá nhân với tổng diện tích 0.75 ha.




Thu hồi đất: Năm 2012 UBND thành phố đã ban hành 151 quyết định thu hồi đất với
tổng diện tích 10,04 ha; gồm: Đường giao thông và Khu dân cư Phan Thị Ràng, mở
rộng đường Phùng Hưng, mở rộng đường Chu Văn An, mở rộng đường Trần Nhật
Duật.



Chuyển mục đích sử dụng đất: Năm 2012 trên địa bàn thành phố đã thực hiện chuyển
mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 7,01 ha; gồm: Chuyển từ đất lúa sang đất
trồng cây lâu năm với diện tích 1,22 ha. Chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở
với diện tích 0,7 ha.
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất: Thực hiện Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Thủ tướng chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tính đến năm 2010 toàn thành phố đã cấp được
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở theo diện riêng lẻ là 1.011,46
ha đất ở đạt 78,45%. Đất sản xuất nông nghiệp được cấp 7.101,66 ha đạt 95,99%.Tình
hình quản lý hồ sơ địa chính: được lưu ở 3 cấp và được cập nhật khá đầy đủ.
Thống kê, kiểm kê đất đai: Công tác thống kê đất đai được tiến hành thường
xuyên hàng năm ở cả 3 cấp, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần
theo đúng quy định pháp luật.
Quản lý tài chính về đất đai: Hàng năm thực hiện công tác điều tra, rà soát giá đất
để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng giá đất trình UBND tỉnh kiên
Giang ban hành và công bố bảng giá đất đúng thời hạn quy định. Kết quả ban hành
bảng giá đất hàng năm trong thời gian qua đã đáp ứng kịp thời cho Tỉnh trong việc
thực hiện các khoản thu ngân sách liên quan đến đất. Từ năm 2005 đến năm 2010 công
tác thu tiền sử dụng đất như sau: Tổng thu ngân sách từ tiền sử dụng đất:
244.616.804.020 đồng. Thu 10% từ tiền sử dụng đất chủ yếu chi cho công tác xây
dựng cơ bản.

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản:
Trên địa bàn thành phố chưa hình thành các đơn vị kinh doanh bất động sản. Đây là
loại thị trường đặc biệt khá mới mẻ đối với thành phố, trong những năm tới thành phố
cần có sự quản lý, hướng dẫn để thị trường này phát triển lành mạnh theo định hướng
chung của tỉnh.
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Việc
quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn Tỉnh
đã được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai được thành
lập ở cả 3 cấp chính quyền.
13


Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý
vi phạm luật về đất đai: Trong những năm qua UBND thành phố Rạch Giá đã chỉ đạo
các ngành chức năng phối hợp với UBND các phường thường xuyên thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành pháp luật về đất đai. Một số dự án lớn nằm trong quy hoạch thực
hiện đã triển khai chưa tốt khâu đền bù giải phóng mặt bằng, còn kéo dài. Tình trạng
lấn chiếm đất, đa số là đất công do phường, xã quản lý, các trường hợp sử dụng đất
chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Qua việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
nhằm đưa việc chấp hành pháp luật đất đai đi vào nề nếp.
Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc
quản lý và sử dụng đất: Từ năm 2005 đến nay, ngành Tài nguyên và Môi trường đã cơ
bản làm tốt công tác giải quyết khiếu tố, khiếu nại, luôn giải quyết trên 90% đơn được
tiếp nhận. UBND các phường xã tổ chức hoà giải đạt 99,74%, trong đó hoà giải thành
đạt 88,25%. Việc giải quyết tốt về khiếu nại, tố cáo đã góp phần ổn định trật tự an ninh
xã hội, góp phần tích cực tham mưu cho UBND thành phố giải quyết kịp thời các đơn
khiếu nại tranh chấp đất đai, tạo niềm tin trong nhân dân, thúc đẩy sự ổn định và phát
triển của Tỉnh.
Quản lý các dịch vụ công về đất: Hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn
thành phố Rạch Giá được triển khai thực hiện thông qua Văn phòng đăng ký quyền sử

dụng đất; Trung tâm Phát triển quỹ đất. Hoạt động dịch vụ công về đất đai đã đem lại
hiệu quả rõ rệt, không những góp phần chia sẽ gánh nặng quá tải của các cơ quan hành
chính mà còn giảm bớt đáng kể thời gian giải quyết các thủ tục cho người dân.
2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Theo Võ Chí Tâm (2017) tìm hiểu đề tài “Đánh giá hiện trạng và biến động sử
dụng đất giai đoạn 2011-2015, định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy được hiện
trạng ,biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và các định hướng quy hoạch sử
dụng đất huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Theo Nguyễn Tấn An (2014) thực hiện đề tài “Đánh giá kế hoạch sử dụng đất
2011-2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre”.
Kết quả đã tìm hiểu, hiện trạng sử dụng đất của kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011-2013, và định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỏ Cày Bắc,
tỉnh Bến Tre.
Theo Ngô Thị Kiều Oanh (2017) thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện
Quy hoạch sử dụng đất tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014-2016”. Kết
quả thực hiện đề tài cho thấy được tình hình quản lý sử dụng đất tại huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng trong giai đoạn 2014-2016, từ đó đánh giá được biến động sử dụng đất giai
đoạn 2014-2016, đề ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong thời
gian tới có hiệu quả.
14


Theo Nguyễn Ngọc Ty (2017) thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
và kết quả quy hoạch sử dụng đất năm 2015 trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất thị xã
Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 – 2020”. Kết quả thực hiện đề tài cho thấy
được hiện trạng sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015, và làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng
đến 2020 tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Bao gồm máy vi tính (Laptop), USB, các linh kiện hỗ trợ khác,...
- Các văn bản pháp luật:
Luật Đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013
15


Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
Kết quả thống kê đất đai năm 2010, năm 2014 và năm 2016.
Báo cáo “ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 – 2015) thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 thành
phố Rạch Giá và kế hoạch năm 2017.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Thu thập các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các năm trong giai
đoạn 2010, 2014, 2016 và năm 2020.
Bước 2: Tổng hợp, phân tích số liệu cơ cấu sử dụng đất.
- Tổng hợp số liệu:
+ Tổng hợp số liệu thống kê, kiểm kê các năm 2010, 2014, 2016 và năm 2020.
- Phân tích tình hình biến động sử dụng đất các năm 2010, 2014, 2016 và năm
2020 thông qua số liệu đã tổng hợp.
Bước 3: So sánh và đánh giá

- So sánh và đánh giá các kết quả sử dụng đất các năm 2010, 2014, 2016 và năm
2020 năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các loại đất.
Bước 4: Tổng hợp các nội dung đã được đánh giá và tiến hành viết bài.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16


4.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010
4.1.1 Đặc điểm chung
Theo số liệu thống kê đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên
Giang thì thành phố Rạch Giá có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 là
10.353,88 ha, trong đó bao gồm:
- Đất nông nghiệp:
nhiên.

7.290,79 ha chiếm 70,42% diện tích đất tự

- Đất phi nông nghiệp:
nhiên.

3.012,48 ha chiếm 29,09% diện tích đất tự

-

Đất chưa sử dụng:

50,61 ha chiếm 0,49% diện tích đất tự nhiên.


Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thành phố Rạch Giá năm 2010
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Rạch Giá năm 2010
Đơn vị: ha

STT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2

Mục đích sử dụng đất
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp


NNP
SXN
CHN
LUA
HNK
CLN

LNP

17

Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
10.353,88
100,0
7.290,79
70,42
7.261,28
70,13
6.130,29
59,21
6.010,22
58,05
120,07
1,16
1.130,99
10,92
20,98
0,21


STT
1.2.1
1.2.2
1.2.3

1.3
1.4
1.5
2.
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3

Mục đích sử dụng đất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị

Đất chuyên dùng
Đất xây dụng trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng


RPH
RDD
RSX
NTS
LM
U
NKH
PNN
OCT
ONT
ODT
CDG
CTC
CQP
CAN

CSK
CCC
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD

Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
20,98
0,21
8,53

0,08

3.012,48
1.498,58
149,39
1.349,19
1.179,52

29,09
14,47
1.44
13,03
11,43


32,76
31,49
20,04
65,43
1.030,65
21,95

0,32
0,30
0,19
0,63
9,99
0,21

20,48
286,44
0,33
50,61

0,20
2,77
0,01
0,49

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê đất đai – Sở TN&MT Kiên Giang

4.1.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010

 Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp: 7.290,79 ha, chiếm 70,42% tổng diện tích tự

nhiên toàn thành phố, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 7.261.28 ha chiếm 70,13% tổng diện tích tự
nhiên toàn thành phố, cụ thể như sau:
- Đất trồng cây hàng năm: 6.130.29 ha chiếm 59,21% tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố, trong đó: đất trồng lúa là 6,010,22 ha và đất trồng cây hàng năm khác
là 120,07 ha lần lượt chiếm 58,05% và 1,16% tổng diện tích toàn thành phố.
- Đất trồng cây lâu năm: 1.130,99 ha, chiếm 10,92% tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố.

18


+ Đất lâm nghiệp: 20,98 ha chủ yếu là đất rừng phòng hộ, chiếm 0,21%
tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 8,53 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích tự nhiên
toàn thành phố.
Như vậy, đất nông nghiệp ở thành phố Rạch Giá chiếm vị chí chủ đạo trong cơ
cấu sử dụng đất. Do thành phố Rạch Giá là khu vực mà nông nghiệp trong tổng thể
nền kinh tế của thành phố luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong việc nuôi sống đại
bộ phận dân cư nông nghiệp và ổn định xã hội.
 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp có 3.012,48 ha, chỉ chiếm 29,09% tổng diện tích tự nhiên
toàn thành phố, trong đó:
+ Đất ở: 1.498,58 ha chiếm 14,47% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, trong
đó:
-

Đất ở tại đô thị: Diện tích năm 2010 là 1.349,19ha, chiếm 13,03% tổng diện tích tự
nhiên toàn thành phố. Đất ở tại đô thị phân bố ở 11 phường của thành phố.

Đất ở Nông thôn: Diện tích năm 2010 là 149,39 ha, chiếm 1,44% tổng diện tích tự
nhiên toàn thành phố. Đất ở nông thôn phân bố chủ yếu ở xã Phi Thông.
+ Đất chuyên dùng: 1.179,52 ha, chiếm 11,43% tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố, trong đó:

-

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích toàn thành phố đến năm
2010 là 32,76 ha, chỉ chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Đất quốc phòng: Diện tích năm 2010 là 31,49 ha, chiếm 0,30% tổng diện tích tự nhiên
toàn thành phố.
Đất an ninh: Diện tích năm 2010 là 20,04 ha, chỉ chiếm 0,19% tổng diện tích tự nhiên
toàn thành phố.
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Diện tích năm 2010 là 65.43 ha,
chiếm 0.63% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Đất có mục đích công cộng: Diện tích năm 2010 là 1.030,65 ha, chiếm chiếm 9,99%
tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích năm 2010 là 21,95 ha, chiếm chiếm 0,21%
tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích năm 2010 là
20,48 ha, chiếm chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích năm 2010 là 286,44 ha,
chiếm chiếm 2,77% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất phi nông nghiệp khác: Diện tích năm 2010 là 0,33 ha, chiếm chiếm 0,01%
tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.

19


Nhìn chung đất ở tại đô thị và đất chuyên dùng tại thành phố Rạch Giá

chiếm một phần lớn so với diện tích đất phi nông nghiệp; đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng và đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
chiếm diện tích nhỏ so với diện tích đất phi nông nghiệp.
 Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 là 50,61 ha, chiếm 0,49% tổng diện tích tự
nhiên toàn thành phố, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng, đất bãi bồi ven biển. Phân bố
ở các phường Rạch Sỏi, Vĩnh Thanh và Vĩnh Quang.
Như vậy, đất chưa sử dụng vẫn chiếm diện tích, mặc dù diện tích khá nhỏ so với
tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.

4.2 Hiện trạng sử dụng đất 2014
4.2.1 Đặc điểm chung
Theo số liệu thống kê diện tích đất thì thành phố Rạch Giá có tổng diện tích
đất tự nhiên năm 2014 là 10.362 ha, trong đó bao gồm :
- Đất nông nghiệp:

7.179 ha chiếm 69,29% diện tích đất tự nhiên.

- Đất Phi nông nghiệp:

3.143 ha chiếm 30,33% diện tích đất tự nhiên.

-

Đất chưa sử dụng:

40 ha chiếm 0.38% diện tích đất tự nhiên.

Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thành phố Rạch Giá năm 2014

Bảng 4.2 : Kiểm kê diện tích đất thành phố Rạch Giá năm 2014
Đơn vị: ha

20


STT

Mục đích sử dụng đất
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

21



Diện

tích
cấu(%
(ha)
)
10.362 100,00


STT
1
1.1
1.1.1
1.1.1.
1

1.1.1.
2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.3
2.4
2.5
2.6
3

Mục đích sử dụng đất




Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm

NNP
SXN
CHN

Đất trồng lúa

LUA

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa
táng
Đất sông suối mà mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng

CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH
PNN
OCT
ONT
ODT
CDG
CTC
CQP
CAN
CSK
CCC
TON


Diện
tích
(ha)


cấu(%
)

7.179
7.148
6.288

69,29
68,99
60.69

6.178

59,62

110
860
0

1,06
8,3
0,00

31


0,30

3.143
1.476
151
1.325
1.236
198
27
20
69

30,33
14,24
1,45
12,79
11,93
1,91
0,26
0,19
0,67

922
21

8,90
0,20

NTD


22

SMN
PNK
CSD

383
5
40

0,21
3,70
0,05
0,38

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả Kiểm kê đất đai – Sở TN&MT Kiên Giang

4.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2014
 Đất nông nghiệp

Năm 2014, diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố là 7.179 ha, chiếm đến
69,29% DTTN toàn thành phố, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 7.148 ha, chiếm 68,99% diện tích tự
nhiên toàn thành phố
-

Đất trồng cây hàng năm 2014 là 6.288 ha, chiếm 60,69% diện tích tự nhiên toàn
thành phố, trong đó:
22



• Đất trồng lúa là 6.178 ha, chiếm 59,62% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
• Đất trồng cây hàng năm khác 2014 là 110 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên
toàn thành phố.
-

Đất trồng cây lâu năm 2014 là 860 ha, chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn thành
phố.

+ Đất lâm nghiệp năm 2014 là 0 ha, chiếm 0% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Nguyên nhân là do: Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2010 thành phố rạch giá
không còn đất rừng phòng hộ. Trong khi đó, Kết quả thực hiện đến năm 2010 diện tích
rừng phòng hộ có là 20,98 ha (Nguyên nhân do các dự án lấn biển Nam Rạch Sỏi, lấn
biển Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh triển khai chậm so với kế hoạch), đến năm 2014 diện
tích đất rừng phòng hộ không còn nữa.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2014 tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 31
ha chiếm 0,3% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Như vậy, đất nông nghiệp năm 2014 có xu hướng giảm nhẹ so với 2010 do
chuyển mục đích một phần từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng đất tại thành phố Rạch Giá.
 Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp năm 2014 là 3.143 ha, chỉ chiếm 30,33% diện tích tự nhiên
toàn thành phố, trong đó:
+ Đất ở : diện tích năm 2014 là 1.476 ha chiếm 14,24% diện tích tự nhiên toàn
thành phố, trong đó:
-

Đất ở tại nông thôn: diện tích năm 2014 là 151 ha chiếm 1,45% diện tích tự nhiên toàn

thành phố.
Đất ở tại đô thị: diện tích năm 2014 là 1.325 ha chiếm 12,79% diện tích tự nhiên toàn
thành phố.
+ Đất chuyên dùng: diện tích năm 2014 là 1.236 ha chiếm 11,93% diện tích tự
nhiên toàn thành phố trong đó:

-

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: diện tích năm 2014 là 198 ha
chiếm 1,91% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Đất quốc phòng: diện tích năm 2014 là 27 ha chiếm 0,26% diện tích tự nhiên toàn
thành phố.
Đất an ninh: diện tích năm 2014 là 20 ha chiếm 0,19% diện tích tự nhiên toàn thành
phố.
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: diện tích năm 2014 là 69 ha chiếm 0,67%
diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Đất có mục đích công cộng: diện tích năm 2014 là 922 ha chiếm 8,90% diện tích tự
nhiên toàn thành phố.
23


+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: diện tích năm 2014 là 21 ha chiếm 0,20% diện
tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: diện tích năm 2014 là
22 ha chiếm 0,21% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích năm 2014 là 382 ha chiếm
3,70% diện tích tự nhiên toàn thành phố.
+ Đất phi nông nghiệp khác: diện tích năm 2014 là 5 ha chiếm 0,05% diện tích tự
nhiên toàn thành phố.
Nhìn chung, đất phi nông nghiệp năm 2014 có diện tích tăng so với năm 2010,

trong đó đất ở tại đô thị và đất chuyên dùng tại thành phố Rạch Giá vẫn chiếm một
phần lớn so với diện tích đất phi nông nghiệp; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
và đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng vẫn chiếm diện tích nhỏ so
với diện tích đất phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp khác tăng nhẹ và chiếm một
phần trong diện tích đất tự nhiên.
 Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2014 là 40 ha, chiếm 0,38% tổng diện tích tự
nhiên toàn thành phố, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
Như vậy, đất chưa sử dụng năm 2014 có xu hướng giảm so với 2010 nhưng vẫn
còn. Chính quyền thành phố cần khuyến khích triển khai hơn nữa các dự án công trình
để phục phát triển kinh tế - xã hội phục vụ địa phương, để không còn đất chưa sử
dụng.
4.3 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014
Bảng 4.3: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng của thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang năm 2010-2014
Đơn vị: ha

STT

Chỉ tiêu



So sánh
Năm
Năm
2014/2010
2014
2010

Tăng(+)
Giảm (-)
10.362 10.353,88
8.12
7.179 7.290,79
-111,79

1

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
ĐẤT NÔNG NGHIỆP

NNP

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

7.148

7.261,28

-113,28

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm


CHN

6.288

6.130,29

157,71

1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

LUA

6.178

6.010,22

167,78

HNK

110

120,07

-10,07

1.1.2

CLN


860

1.130,99

-270,99

Đất trồng cây lâu năm
24


STT

Chỉ tiêu



Năm
2014

So sánh
2014/2010
Tăng(+)
Giảm (-)

Năm
2010

1.2


Đất lâm nghiệp

LNP

0

20,98

-20,98

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

31

8,53

22,47

1.4

Đất nông nghiệp khác

NNK

0


0

0

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

PNN

3.143

3.012,48

130,52

2.1

Đất ở

OTC

1.476

1.498,58

-22,58

2.1.1


Đất ở nông thôn

ONT

151

149,39

1,61

2.1.2

Đất ở đô thị

ODT

1.325

1.349,19

-24,19

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

1.236


1.179,52

56,48

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

198

32,76

165,24

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

27

31,49

-4,49

2.2.3

Đất an ninh


CAN

20

20,04

-0,04

2.2.4

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

69

65,43

3,57

2.2.5

Đất có mục đích công cộng

CCC

922

1.030,65


-108,65

2.3

TTN

21

21,95

-0,95

NTD

22

20,48

1,52

2.5

Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

SMN

383


286.44

96,56

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

5

0,33

4,67

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

CSD

40

50,61

-10,61

2.2.1


2.4

Từ năm 2010 đến năm 2014 tình hình biến động đất đai của thành phố như sau:
- Tổng diện tích tự nhiên năm 2014 tăng 8,12 ha so với năm 2010.
- Diện tích đất nông nghiệp năm 2014 giảm 111,79 ha so với năm 2010.
- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2014 tăng 130,52 ha so với năm 2010.
- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2014 giảm 10,61 ha so với năm 2010.
Số liệu trên cho thấy tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2014 của
thành phố Rạch Giá không cao, chủ yếu là thay đổi mục đích sử dụng đất giữa đất
nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

25


×