Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hoạt động hợp tác tự do di chuyển lao động trong ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.45 KB, 5 trang )

Bình luận về hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong
ASEAN

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) bao gồm bốn nội dung cơ bản, trong đó, thị
trường và cơ sở sản xuất thống nhất là một nội dung quan trọng và là mục tiêu
hướng đến hàng đầu của AEC, được hiểu dưới hai khía cạnh: cung và cầu, theo đó,
các yếu tố của sản xuất và tiêu dùng được tự do di chuyển trong khu vực. Và tự do
di chuyển lao động lành nghề là một yếu tố quan trọng của nội dung này, nhất là khi
ASEAN đang trong tiến trình xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế vào nằm
2015. Vì vậy, em đã thực hiện đề bài số 9 với mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về
vấn đề hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN, dưới các góc độ sau
đây.

I.NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
1.Những vấn đề lý luận
Tự do di chuyển lao động lành nghề là một trong năm yếu tố cốt lõi của nội dung
xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất – một nội dung quan trọng
trong mô hình liên kết của AEC.Thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố của sản
xuất, trong đó có lao động lành nghề, ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống
nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Đối tượng của hoạt động này là lao động lành nghề, có kỹ năng, có trình độ nhất
định, tạo ra giá trị kinh tế đáng kể thông qua việc thực hiện một công việc và được
đặc trưng bởi mức độ giáo dục hoặc chuyên môn cao và tiền lương cao. Tiêu chí
được đặt ra của ASEAN là chỉ lao động lành nghề được di chuyển tự do trong khu
vực. Sở dĩ ASEAN đặt ra giới hạn này là vì nếu cho tất cả lao động di chuyển một
cách tự do kể cả lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo thì những đối tượng


này sẽ sang các nước phát triển hơn để tìm việc làm, sẽ gây ra sự hỗn loạn về lao
động do những lao động không có kỹ năng không đáp ứng được trình độ, tiêu chuẩn
theo yêu cầu nên không thể tham gia vào thị trường lao động ở những nước đó. Từ


đây dẫn đến hệ quả là bài toán nhập cư vẫn chưa giải quyết được. Do vậy, chỉ
những lao động lành nghề mới được tự do di chuyển trong khu vực ASEAN.
2.Những vấn đề pháp lý
Các văn bản pháp lý của ASEAN đã thể hiện rất rõ nội dung liên kết của AEC,
trong đó bao gồm nội dung về vấn đề tự do di chuyển lao động lành nghề nhằm xây
dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, như sau:
- Trong Tuyên bố Bali II (2003), cùng với việc đưa ra khái niệm AEC, Tuyên bố
cũng đã định dạng mô hình của AEC bao gồm bốn nội dung cơ bản, trong đó có nội
dung về xây dựng ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
- Hiến chương ASEAN (2007) đã bổ sung thêm nội dung “doanh nhân, chuyên gia,
nhân tài và lao động được di chuyển thuận lợi” so với Tuyên bố Bali II.
- Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC và Lộ trình chiến lược AEC (2007) đã cụ thể
hóa các nội dung nêu trên tại Hiến chương ASEAN thành một trong bốn nội dung tự
do hóa các yếu tố sản xuất của thị trường, trong đó có yếu tố tự do di chuyển lao
động lành nghề nằm trong nội dung xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất.
Bên cạnh đó, trong Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân được các nước thành
viên ký kết năm 2012 có ghi: “Các quốc gia cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc di
chuyển thể nhân, hướng tới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN”.
II.TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC VỀ TỰ DO DI CHUYỂN
LAO ĐỘNG TRONG ASEAN


1. Các sáng kiến đã được triển khai
Các sáng kiến về tự do di chuyển lao động lành nghề nằm trong nội dung về xây
dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đã được các nước thành viên
ASEAN triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN, nhất
là từ khi đưa ra dự định thành lập AEC vào năm 2015. AEC là mô hình liên kết kinh
tế khu vực dựa trên những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN để xây dựng
ASEAN thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”, đồng thời nâng cao

mô hình liên kết có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và
di chuyển vốn tự do hơn.
2. Các biện pháp đã được triển khai
Với mục tiêu hài hòa các tiêu chuẩn và kỹ năng lao động, tạo dựng một thị trường
lao động thống nhất và có chất lượng cao, ASEAN thực hiện hợp tác trong tự do di
chuyển lao động lành nghề bằng các biện pháp: tạo điều kiện thuận lợi cho sự di
chuyển của các đối tượng theo quy định và phát triển mạng lưới thông tin thị trường
lao động. Những biện pháp này đã được cụ thể hóa thành các chương trình và liên
kết dưới đây.
3. Các chương trình và liên kết đã được triển khai
ASEAN đã tạo điều kiện cho sự tự do di chuyển của lao động bằng cách:
- Cho phép nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi trong cấp thị thực (visa) và di
chuyển của các chuyên gia và lao động có tay nghề cao tham gia vào thương mại,
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Đồng thời, tăng cường các thể chế của ASEAN và thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.


- Tăng cường khả năng hợp tác giữa các thành viên Mạng lưới các trường đại học
ASEAN (ASEAN University Network - AUN) để tạo thuận lợi cho sinh viên và cán
bộ các trường đại học trong đi lại, học tập và làm việc trong khu vực, nhằm thúc
đẩy sự hợp tác và tình đoàn kết cũng như phát triển nguồn nhân lực cho khối giáo
dục và các ngành nghề khác trong khu vực; thúc đẩy hoạt động chia sẻ thông tin
trong cộng đồng giáo dục ASEAN và nâng cao nhận thức về bản sắc khu vực và bản
sắc ASEAN cho các thành viên, tiến tới xây dựng chiến lược cho việc hình thành
một mạng lưới nghiên cứu mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế.
- Phát triển các năng lực cốt lõi, trình độ và kỹ năng của các giảng viên đại học
trong các nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và
các lĩnh vực dịch vụ khác.
- Tăng cường khả năng nghiên cứu của các quốc gia thành viên về nâng cao trình độ
và kỹ năng của người lao động.

- Phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động giữa các nước thành viên
ASEAN. Việc phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động là một vấn đề rất
quan trọng trong việc tìm hiểu về nhu cầu lao động ở các nước thành viên. Nếu
thông tin về thị trường lao động không được công bố rộng rãi giữa các nước thì lao
động của các quốc gia thành viên sẽ không cập nhật được thông tin về nhu cầu lao
động của quốc gia đó, điều này dẫn đến việc hạn chế cơ hội tìm việc làm ở nước
ngoài của một số lao động lành nghề đang cần việc làm đúng chuyên môn, năng lực
của mình.
III.VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG TỰ DO DI CHUYỂN LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG THÀNH CÔNG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN (AEC) VÀO NĂM 2015
Hoạt động hợp tác giữa các nước thành viên trong tự do di chuyển lao động sẽ góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng thành công AEC vào năm 2015.


Khi lao động có tay nghề được tự do di chuyển trong ASEAN mà không có bất cứ
hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên sẽ góp phần trực tiếp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực bởi lẽ nó tạo điều kiện cho lao động, cho doanh
nghiệp đầu tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Đây
cũng chính là động lực của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế vì có nguồn lao
động chất lượng cao, đáp ứng như cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu. Hơn nữa, hoạt
động hợp tác tự do di chuyển lao động giữa các nước thành viên còn góp phần tăng
cường đầu tư và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước thành viên, từ
đó hướng tới nhất thể hóa thị trường của nền kinh tế các nước thành viên, nâng cao
khả năng cạnh tranh và cấp độ liên kết kinh tế ASEAN – Mục tiêu của việc xây
dựng AEC vào năm 2015.
Kết luận: Cho đến nay ASEAN đã thực hiện miễn thị thực cho công dân các quốc
gia thành viên đi lại trong khối. Trong tương lai không xa, cùng với sự ra đời của
Cộng đồng kinh tế ASEAN, người lao động có thể tự do luân chuyển công việc.
Với những rào cản thủ tục hành chính gần như bằng không như vậy, sẽ có khả năng

nhiều nhân sự cấp cao có kinh nghiệm và chuyên môn tốt sẽ tìm đến các doanh
nghiệp lớn, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu tại Việt Nam. Điều đó
đối với doanh nghiệp, cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực tốt, có chất lượng là không hề
nhỏ. Vì vậy, Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia thành viên nói chung, phải
tận dụng tối đa các cơ hội này để tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế đất nước –
cũng là góp phần xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015



×