Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương môn quan hệ sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.12 KB, 15 trang )

Câu 8 ,Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
( cấp quốc gia ,cấp tỉnh ) bởi vì huyện làm khsdd theo hằng năm . còn xã thì
bỏ rồi
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động
đến việc sử dụng đất;
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
5. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai
Câu 7. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện


Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Trong hệ thống chính quyền, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư,
lao động và đất đai để xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ,
vững chắc và ổn định lâu dài. Nếu có quy hoạch sử dụg đất đầy đủ và khoa học sẽ
tạo ra bước đi phát triển đúng hướng và đạt được kết quả tốt.
Chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp được Chính phủ giao quyền quản lý
đất đai trên lãnh thổ tỉnh.
Luật đất đai và các văn bản sau luật đều quy định cụ thể quyền hạn quản lý, sử
dụng đất đai của chính quyền cấp tỉnh, đó là:
- Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và
trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.


- Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất


cấp huyện và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, quy hoạch sử dụng đất
của vùng trọng điểm.
- Chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính được quyền cho chuyển mục đích sử
dụng các loại đất theo phân cấp và đồng thời là cấp trình Chính phủ phê duyệt cho
phép chuyển mục đích sử dụng các loại đất.
- Cấp tỉnh là cấp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện.
Để thực hiện các quyền lực như trên về quản lý sử dụng và thống nhất quản lý đất
đai theo quy định nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh là sự định hướng sử dụng đất cho toàn bộ lãnh
thổ do tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn tỉnh,
đồng thời là bước định hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ thể trên địa bàn
huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư
lao động. Thiếu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ vừa không phát huy được vai
trò quan trọng của chính quyền trong hệ thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất, vừa
có thể gây ra những quyết định sai lầm về sử dụng đất của các ngành và gây thiệt
hại cho lợi ích toàn xã hội.
Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính khoa học và tính pháp lý,
các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho ngành
mình, huyện mình.


. Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Huyện là đơn vị hành chính được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, cấp huyện bao
gồm: quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh.
Trong công tác quản lý đất đai theo các điều khoản Luật đất đai năm 2003, nhiệm
vụ của cấp huyện thể hiện, đó là:
- UBND cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quản
lý.

- Xét duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp.


- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Để thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây dựng các
phương án quy hoạch sử dụng đất với cơ cấu đất hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả
cao.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư, như vậy,
đất đai sẽ thực sự được khai thác sử dụng vào những mục đích cụ thể theo hướng
ổn định lâu bền. Do đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ làm tăng tính ổn định,
vững chắc của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xác định các đặc điểm lãnh thổ của các tiểu
vùng trong huyện, từ đó định hướng sử dụng đất cụ thể theo hướng chuyên môn
hoá đi đôi với phát triển tổng hợp trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các xã
trong tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo của quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện đối với quy hoạch sử dụng
Câu 9 ,Công tác điều tra cơ bản
a. Công tác nội nghiệp
Mục đích của công tác này là thu thập các tài liệu và số liệu cần thiết phục vụ công
tác quy hoạch sử dụng đất đai. Các tư liệu này phải thể hiện được đặc điểm của đối
tượng quy hoạch cũng như tình hình hiện tại và tương lai phát triển của nó.
Số lượng và loại tài liệu thu thập phụ thuộc vào mức độ, yêu cầu của quy hoạch và
các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất từng địa phương cụ
thể.
Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra; thiết kế các biểu mẫu thích hợp, thuận
tiện để nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai
trong quá trình điều tra.

Tùy tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương sẽ điều tra, thu thập các tài
liệu, số liệu liên quan đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KTXH, hiện trạng sử


dụng đất đai... (có tại xã, huyện, tỉnh và khi cần thiết ở cả các Bộ, Ngành TW)
phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai như:
- Các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan, môi
trường sinh thái trên địa bàn quy hoạch.
- Tài liệu về tình hình phát triển KT-XH trong những năm qua.
- Các nghị quyết (của cơ quan Đảng, UBND, HĐND các cấp) liên quan đến các chỉ
tiêu kế hoạch phát triển KTXH trong những năm sắp tới.
- Số liệu về sử dụng đất đai (theo các mẫu thống kê do TCĐC quy định) trong 5-15
năm qua.
- Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương.
- Các tài liệu số liệu về chất lượng đất đai: đặc tính đất đai, đánh giá phân hạng đất,
mức độ rửa trôi, xoái mòn dất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn, úng ngập, hạn hán...
- Các tài liệu số liệu có liên quan tới quy hoạch.
- Các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai như: bản đồ nền
địa hình, bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ tài nguyên nước, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất đai, các loại bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các tài liệu bản đồ
khác có liên quan...
- Các thông tin tư liệu được phân loại và đánh giá; xác định rỏ nguồn gốc đơn vị,
phương pháp năm xây dựng tài liệu, chất lượng tài liêu, nội dung và độ tin cậy của
thông tin tài liệu...Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác
ngoại nghiệp (xác định cụ thể các vấn đề, địa điểm và kế hoạch kiểm tra, khảo sát
tại thực địa để chỉnh lý bổ sung).
b. Công tác ngoại nghiệp
- Khảo sát và thực hiện chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa (khoanh ước lượng,
phương pháp giao hội, hạ đường vuông góc, đo đường thẳng...)
- Chuẩn hoá các thông tin, số liệu và tài liệu bản đồ và viết báo cáo đánh giá về

chất lượng, khả năng khai thác sử dụng các tài liệu thu thập được để giải quyết cụ
thể từng nội dung quy hoạch sử dụng đất đai.


Nội dung và yêu cầu của công đoạn này phụ thuộc vào kết quả của công tác thu
thập tài liệu, số liệu ở bước trước. Công tác này do cán bộ chuyên môn thực hiện
với sự tham gia của đại diện các bên có liên quan và đại diện các ban ngành trong
x•.
Nội dung điều tra bao gồm:
1. Kiểm tra mức độ phù hợp của các tài liệu pháp chế, thống kê đất, bản đồ so với
thực địa. Khi cần, có thể tổ chức đo vẽ bổ sung những thay đổi về vị trí, hình dạng,
kích thước hoặc mục đích sử dụng của các thửa đất.
2. Xác định diện tích những khu vực có tranh chấp đất, sử dụng đất không hợp
pháp, bất hợp lý.
3. Bổ sung, chỉnh lý những thay đổi về đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, thực vật,
hiện trạng sử dụng đất, các quá trình xói mòn, ô nhiễm, thoái hoá, khả năng xây
dựng các công trình giao thông.
4. Dự kiến khu vực phát triển dân cư mới trong tương lai và bố trí công trình xây
dựng cơ bản mới.
5. Xác định những chi phí, thiệt hại sản xuất và chi phí đầu tư chưa sử dụng hết
trên các khu vực dự kiến sử dụng vào mục đích khác (cấp đất ở, xây dựng cơ bản,
giao thông, thủy lợi )
Câu 10 , Nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong quy hoạch đất ở nông thôn
* Nguyên tắc
Đất ở nông thôn nằm trong phạm vi điểm dân cư nông thôn được nhà nước giao
cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Hạn mức giao đất ở tại nông
thôn phù hợp với điều kiện, tập quán tại địa phương. Khi tiến hành quy hoạch đất ở
trong điểm dân cư cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Việc bố trí đất ở nông thôn phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan:
+ Quy hoạch phân bố lao động, phân bố mạng lưới dân cư của khu vực (huyện,

tỉnh);
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;


+ Các quy hoạch chuyên ngành;
+ Các quy hoạch khu dân cư của các xã bên cạnh;
- Việc phân bố đất ở tại nông thôn phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công
cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân
dân, đảm bảo vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hoá nông thôn.
- Cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm lịch sử, xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo của
từng vùng, từng dân tộc để phân bố đất ở cho thích hợp trên cơ sở bảo tồn các di
tích lịch sử văn hoá.
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương (địa hình, đất đai, khí hậu,
nguồn nước, tài nguyên) để bố trí đất ở cho phù hợp, đảm bảo khai thác sử dụng
hữu hiệu các nguồn tài nguyên.
- Sử dụng tiết kiệm đất đai: Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người
sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm đất đai, hạn chế việc mở
rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp; nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở ven các
trục đường giao thông trái với quy hoạch khu dân cư đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi
trường và cảnh quan thiên nhiên.
- Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo cũ và xây dựng mới, triệt để tận dụng những cơ sở
cũ đã có, tính toán đến triển vọng phát triển lâu dài và xây dựng kế hoạch phát
triển theo từng giai đoạn 5-10-15 năm.
* Yêu cầu quy hoạch đất ở nông thôn
- Yêu cầu chung:
+ Kế thừa sự phân bố dân cư hiện trạng;
+ Phân bố dân cư tập trung, có quy mô thích hợp thuận lợi cho tổ chức các công
trình công cộng cần thiết như nhà trẻ, mẫu giáo, cửa hàng dịch vụ...



+ Phù hợp với đặc điểm khu đất (dựa vào địa hình, địa vật tự nhiên như đường sá,
ao hồ, kênh mương, đồi núi, dải cây xanh... để phân định ranh giới tiểu khu cho
thích hợp).
- Yêu cầu về mặt bằng: Khu vực đất ở của hộ gia đình trên cơ sở đã được phân lô
cần đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng và kỹ thuật xây dựng với các tiêu chí sau:
+ Đảm bảo thoát nước mưa, giao thông đi lại thuận tiện, an toàn;
+ Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế xói mòn, xói lở nền công trình do
nước mưa gây ra;
+ Đảm bảo nền các công trình nằm cao hơn mực nước lũ cao nhất và ngoài vùng
có nguy cơ trượt lở đất có thể xảy ra.
Câu 12 Trình bày yêu cầu về lựa chọn khu đất mở rộng điểm dân cư và cách
quy hoạch mặt bằng điểm dân cư
 Lựa chọn đất mở rộng điểm dân cư
Khu đất để mở rộng điểm dân cư trong xã (cấp đất ở mới theo nhu cầu quy hoạch)
cần được xác định phù hợp với các quy hoạch phân bố dân cư trên địa bàn huyện,
phù hợp với các quy hoạch bố trí sản xuất trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo thuận tiện
cho quá trình sản xuất, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
Những yêu cầu cụ thể trong việc lựa chọn khu đất mở rộng điểm dân cư là:
- Có đủ mặt bằng để xây dựng và phát triển theo quy mô tính toán.
- Không bị úng lụt và khu vực tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất.
- Thuận tiện cho giao thông đi lại.
- Triệt để tận dụng các loại đất kém hiệu quả, hết sức tránh việc lấy đất canh tác để
xây dựng.
- Bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật xây dựng và vệ sinh môi trường.
- Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
 Quy hoạch mặt bằng điểm dân cư



* Đối với những hộ đã có đất ở ổn định trong khuôn viên thổ cư của gia đình (lô
đất ở) có quy mô diện tích phù hợp với mức quy định của Luật đất đai và những
quy định cụ thể của địa phương thì được giữ nguyên. Song hình dạng của lô đất và
cấu trúc công trình có thể cải tạo cho phù hợp với việc tổ chức lãnh thổ khu dân cư.
* Đối với khu vực cấp đất ở mới, hình dạng khu đất cần chọn phù hợp và thuận
tiện cho việc bố trí thiết kế lô đất ở cho mỗi hộ, đảm bảo thuận tiện trong tổ chức
sinh hoạt và sản xuất của gia đình. Nên chọn hình chữ nhật để dễ bố cục các thành
phần trong lô đất ở, đường trong xóm được kết hợp hài hoà với rãnh thoát nước,
đảm bảo khang trang và hợp vệ sinh:
- Nên bố trí cạnh ngắn của lô đất ở tiếp giáp với đường đi trong xóm để giảm được
chiều dài đường đi và đường dây điện.


Câu 13 Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện : 3 bước
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
2. Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
3. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.


Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất

năm trước
1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng
đất hàng năm cấp huyện.
2. Phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế
hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước.
4. Xây dựng báo cáo chuyên đề.

5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.


Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện
trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế
hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm:


a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết
nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện;
b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
cấp huyện.
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng
đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị
hành chính cấp xã.
4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các
điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến
từng đơn vị hành chính cấp xã.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế
hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
6. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực
sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai
để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch, bao gồm:
a) Các dự án quy định tại Điều 61 và Khoản 1, 2 Điều 62 của Luật Đất đai
và đã được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch;
b) Các dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai và đã được

ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án thực hiện bằng ngân
sách nhà nước; có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đối với các dự án còn lại;
c) Vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị,
khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở,


thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch đã có chủ trương
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực
hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người
sử dụng đất.
8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế
hoạch sử dụng đất.
9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện
theo quy định tại Khoản 11 Điều 56 của Thông tư này.
12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hằng
năm
13. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất
hàng năm.
14. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng
đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
15. Đánh giá, nghiệm thu.



Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai

1. Tổ chức việc thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm.


2. Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm
và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện.
3. Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
4. Đánh giá, nghiệm thu.


Câu 16 , Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất hàng năm cấp huyện


Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên
và Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các
thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra,
khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là
khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng;
d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành
viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng

văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý,
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định
quy hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất
đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; trình Hội
đồng nhân dân cấp huyện thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài
nguyên và Môi trường để trình phê duyệt;


g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài
nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện.


Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện:

a) Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất để lấy ý kiến;
c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành
viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi
trường;
d) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định kế
hoạch sử dụng đất; gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy

ban nhân dân cấp huyện để hoàn chỉnh hồ sơ;
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án cần thu
hồi đất quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai để báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đồng thời với quyết định mức
vốn ngân sách nhà nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại kỳ họp
cuối năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;


e) Căn cứ vào hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được hoàn thiện
và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trình
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12.



×