Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

xử lý vi phạm páp luật về đê điều và quản lý, sử dụng đất đai (Tiểu luận xử lý tình huống)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.13 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

----------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU VÀ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI”
________________

Họ và tên: Lê Thị Hường
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác :
Hạt QLĐ số 2-Chi cục Đê điều & PCLB Hà Nội
Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


Tiểu luận tình huống

MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI NĨI ĐẦU ............................................................................................................. 2
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 5
1.5. Bố cục của tiểu luận ........................................................................................................ 6
PHẦN 2: NỘI DUNG ................................................................................................................. 7
2.1. Mô tả tình huống ............................................................................................................. 7


2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống ................................................................................. 7
2.3. Phân tích ngun nhân và hậu quả ................................................................................. 9
a. Nguyên nhân ................................................................................................................... 9
b. Hậu quả ........................................................................................................................ 10
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống ............................. 12
a. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết................................................................... 12
b. Lựa chọn phương án giải quyết .................................................................................... 15
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn .............................................. 16
a. Các bước thực hiện phương án đã lựa chọn ................................................................ 16
b. Kế hoạch, thời gian thực hiện....................................................................................... 17
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 19
3.1. Kiến nghị để thực hiện phương án ................................................................................ 19
3.2. Kiến nghị để phịng ngừa các tình huống tương tự ....................................................... 20
3.3. Kết luận ......................................................................................................................... 21

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 1


Tiểu luận tình huống

PHẦN 1: LỜI NĨI ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hệ thống đê điều Hà Nội được hình thành
như ngày nay đó là cơng lao to lớn của biết bao thế hệ xây đắp. Hệ thống đê điều
của Hà Nội gồm gần 800km đê, 136 kè với tổng chiều dài 167km bảo vệ bờ
sông, 190 cống dưới đê, 234 cửa khẩu qua đê, 367 điếm canh đê, 84 kho, bãi vật
tư dự trữ phòng chống lụt bão, 279 giếng giảm áp, 17 trụ sở Hạt quản lý đê, 2
cơng trình đầu mối phân lũ là Vân Cốc và Đập Đáy; đặc biệt có 37,709km đê

hữu Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ trực tiếp cho khu vực trung tâm Thành phố.
Hệ thống đê Hà Nội từ đầu thế 20 đến nay đã xảy ra sáu sự cố vỡ đê, trong đó có
hai năm lũ lịch sử vào năm 1945 và năm 1971 đã gây ra nhiều thiệt hại về người
về của. Mặc dù không xảy ra sự cố vỡ đê chính nhưng một số năm gần đây, mưa
lớn đã gây tràn nhiều đoạn trên tuyến đê khu vực phân lũ như đê Tả, Hữu Bùi,
đê Hữu Tích vào năm 2008 và 2013.
Ngày nay, cơng trình đê điều trở thành cơng trình giữ vai trị an ninh
Quốc gia mà cịn là cơng trình được khai thác nhằm phục vụ các u cầu kinh tế
văn hóa, giao thơng, quốc phịng và trực tiếp là nhu cầu về dân sinh cho một bộ
phận dân cư sống trong vùng ven sông. Tuy nhiên, những năm gần đây, hệ
thống đê của Hà Nội tồn tại nhiều bất cập, thậm chí tình trạng vi phạm Luật đê
điều xảy ra ở nhiều nơi, đe dọa an tồn thân đê. Cơng trình ln bị xâm hại bởi
biết bao yếu tố: thiên nhiên, con người… Đó là cơng trình xây dựng trên đê,
những hoạt động dân sinh vùng ven đê khơng được kiểm sốt và hiện tượng xe
q tải trọng đi trên đê. Từ đó gây nên những hậu quả khi lũ lụt xảy ra, mực
nước sông lên cao khi đó mới bộc lộ những khuyết tật của nó để sửa chữa phải
tốn kém biết bao cơng sức, tiền của.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 2


Tiểu luận tình huống

Do đó, nhiệm vụ cơng tác quản lý, bảo vệ đê điều là một nhiệm vụ cực kì
quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng bng lỏng quản lý bảo vệ đê điều còn xảy ra
ở một số địa phương, nên từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra
gần 2.000 vụ vi phạm, trong đó mới xử lý được 860 vụ. Cũng chính vì việc xử lý
chưa nghiêm, khiến cho tình trạng vi phạm, lấn chiếm đê điều trên địa bàn thành

phố Hà Nội như "bệnh nhờn thuốc". Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã đánh giá: “Vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão trên
địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang diễn biến phức tạp, còn tồn đọng nhiều vụ vi
phạm chưa được xử lý, đồng thời phát sinh nhiều vụ có tính chất, mức độ
nghiêm trọng. Kết quả thực hiện xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp
luật về đê điều, thủy lợi và phịng chống lụt bão trên tồn thành phố cịn thấp,
các vi phạm đã được xử lý hầu hết là vi phạm có quy mơ nhỏ lẻ. Các vi phạm có
quy mơ lớn, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến an tồn đê điều, thốt lũ hầu như chưa
xử lý được. Trong khi đó, tình trạng vi phạm diễn ra ngày càng phức tạp, số vụ
vi phạm ngày càng gia tăng, nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng với quy mô lớn,
diễn ra trong thời gian dài. Một số địa phương đã đưa ra hàng loạt các quyết
định đình chỉ, cưỡng chế nhưng không triển khai thực hiện một cách kiên quyết
dẫn đến vi phạm vẫn tồn tại, các quyết định cưỡng chế chỉ xử lý vi phạm về trật
tự xây dựng mà không đề cập đến vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống lụt
bão nên làm giảm mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Những biến đổi
khí hậu kèm theo hệ lụy của nó là mưa lũ khơng theo quy luật và ngày càng khó
lường. Vì vậy, trước tình trạng vi phạm Luật Đê điều và Luật phịng, chống
thiên tai nói trên, dư luận đang khơng khỏi lo ngại, bất an cho sự an tồn sống
cịn của đê điều Hà Nội.
Một yếu tố cũng gây nên những tác hại đối với đê điều, đó chính là yếu tố
bắt đầu từ chính con người sử dụng đê điều vào mục đích kinh tế xã hội đời
sống. Hiện nay, số lượng dân cư sinh sống ở ven đê và ngồi bãi sơng nhiều với
tổng số hơn 100.000 hộ, trong đó có 37.000 hộ nằm trong hành lang thốt lũ và
hành lang bảo vệ đê. Khu vực này chỉ được cấp phép cải tạo, không cấp phép
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 3


Tiểu luận tình huống


xây dựng mới. Cơng tác quản lý đê điều tại một số quận, huyện, thị còn gặp
nhiều khó khăn do tình hình vi phạm Luật Đê điều diễn biến phức tạp. Việc xử
lý các vi phạm theo quy định của Luật Đê điều và Luật phòng, chống thiên tai
được các ngành, các cấp chú trọng, nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cịn có
hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm. Nhận
thức về pháp luật đê điều và trách nhiệm bảo vệ đê điều của một bộ phận nhân
dân còn hạn chế, ngồi ra cịn có tình trạng vì lợi ích cá nhân nên cố tình vi
phạm xâm hại đến đê điều. Chọn đề tài này, tơi muốn góp một tiếng nói nhỏ vào
cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức bảo vệ đê điều cho
mọi người dân, nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của đê
điều đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh của đất nước.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Việc lựa chọn đề tài nói trên làm đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ đặt ra là
phân tích thực trạng xử lý vi phạm đê điều, sử dụng đất đai, từ đó đề xuất các
giải pháp cơ bản nhằm phòng chống, ngăn ngừa các vi phạm tương tự xảy ra
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện đề tài xử lý tình huống này, tôi muốn đề xuất các quan điểm và
giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của hệ thống đê điều Hà Nội, mang
tính kiến nghị để các nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thi hành xử lý
vi phạm về đê điều ở thành phố Hà Nội có thể nghiên cứu và vận dụng.
Cơng tác quản lý đơ thị nói chung, quản lý Nhà nước về đê điều và quản
lý, sử dụng đất đai nói riêng hiện nay là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức
tạp. Tình huống sắp được mơ tả dưới đây đặt ra cho các cấp, ngành quản lý nhà
nước ở cơ sở cần phải suy nghĩ, xem xét để có hướng giải quyết đúng đắn, kịp
thời những hành vi vi phạm, một mặt nhằm lập lại trật tự kỷ cương của nhà
nước, nghiêm minh của pháp luật, mặt khác có sự quan tâm, chăm lo nhất định
đối với các đối tượng chính sách, góp phần ổn định trật tự xã hội, đời sống của
nhân dân.
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015


Trang 4


Tiểu luận tình huống

Qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, cán bộ cơ sở và
nhân dân trong công tác quản lý đê điều; cần tăng cường thường xuyên, liên tục
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức bảo vệ đê điều cho
mọi người dân. Đối với những người có hành vi vi phạm thì thi hành các biện
pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo phòng, chống và ngăn ngừa
các hành vi vi phạm tương tự, tái phạm hay cản trở, chống người thi hành công
vụ; cương quyết không để xảy ra tình trạng xâm hại đến đê điều trên địa bàn.
Nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là người sống ven đê tầm
quan trọng về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần của hệ thống đê điều. Từ đó,
giúp họ hiểu và tự giác chấp hành pháp luật, khơng cịn tình trạng vì lợi ích cá
nhân mà cố tình vi phạm xâm hại đến đê điều.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về quản lý đê điều cũng như xử lý vi phạm về trật tự xây dựng
và sử dụng đất đai.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013;
- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13;
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/06/2007 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;

- Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt hành chính về khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi; đê điều;
phịng, chống lụt bão;
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 5


Tiểu luận tình huống

- Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 về việc phê duyệt chi
tiết chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông Đà, sông Hồng, sông Đuống;
- Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân thành phố hà
Nội về việc phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sơng có
đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020;
Và một số văn bản khác có liên quan.
1.5. Bố cục của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: Lời nói đầu
1.1.

Lý do lựa chọn đề tài

1.2.

Mục tiêu của đề tài

1.3.

Phương pháp nghiên cứu


1.4.

Phạm vi nghiên cứu

1.5.

Bố cục của tiểu luận

Phần 2: Nội dung
2.1. Mô tả tình huống
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
3.1. Kiến nghị để thực hiện phương án
3.2. Kiến nghị để phòng ngừa các tình huống tương tự
3.3. Kết luận

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 6


Tiểu luận tình huống

PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Mơ tả tình huống
Ngày 20/5/2015, trong quá trình kiểm tra, Chi cục Đê điều & PCLB Hà

Nội đã phát hiện tại tuyến đê hữu hồng đoạn K? – K? thuộc địa phận xã X,
huyện Y, thành phố Hà Nội có gia đình anh P đang xây dựng cơng trình nhà ở
(đang đổ bê tông sàn tầng 2) trên bãi sông, nằm trong hành lang thốt lũ sơng
Hồng. Việc xây dựng cơng trình nhà ở của gia đình anh P đã vi phạm Khoản 5,
Khoản 10, Điều 7 Luật Đê điều và Khoản 2, Điều 12 Luật Phòng, chống thiên
tai. Hạt Quản lý Đê điều số n đã lập biên bản vi phạm pháp luật về đê điều, ra
quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm đối với gia đình anh P và có cơng văn
đơn đốc số 48/HQLĐn gửi UBND xã X xử lý. Tuy nhiên, gia đình anh P vẫn
khơng chấp hành “lệnh cấm” mà gần hồn thiện cơng trình nhà ở cao tầng này vì
anh cho rằng gia đình anh sống hợp pháp trên chính mảnh đất của cha ơng mình
để lại với giấy tờ đầy đủ; hiện gia đình anh khơng cịn chỗ ở nào khác, nếu phải
tháo dỡ nhà thì biết ở đâu trong khi gia đình anh thuộc diện đối tượng chính sách
(Bố anh P là liệt sĩ, tổng số có 5 người cùng sinh sống gồm 1 mẹ già, anh P, vợ
và 2 con nhỏ). Hơn nữa, đây là căn nhà 2 vợ chồng anh dành dụm, chắt chiu bao
nhiêu năm mới xây dựng được.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Trước thực trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà
Nội đang có dấu hiệu bùng phát với những diễn biến phức tạp, do đó mục tiêu đặt
ra khi xử vi phạm nói trên ở xã X đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác quản lý đô
thị, xử lý vi phạm về đê điều, sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Đây là mục tiêu cơ
bản nhất, bao trùm nhất để huyện Y cũng như xã X xử lý dứt điểm vi phạm. Nếu
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 7


Tiểu luận tình huống

khơng đảm bảo được mục tiêu này thì việc chấp hành pháp luật của các cơ quan

thực thi pháp luật ở cơ sở và các tổ chức, cá nhân khơng nghiêm minh. Thực tế
mục tiêu này địi hỏi cơ quan Nhà nước, cán bộ thi hành nhiệm vụ và mọi tổ
chức, công dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý
đê điều và sử dụng đất đai, cũng như xử lý nghiêm đối với những hành vi vi
phạm. Qua đó lập lại kỷ cương pháp luật trong quản lý nhà nước về đê điều trên
địa bàn huyện Y nói chung, xã X nói riêng.
Thứ hai: Xử lý dứt điểm, triệt để hành vi vi phạm, buộc hoàn trả lại mặt
bằng quỹ đất thuộc hành lang thoát lũ cho xã và Hạt quản lý đê quản lý, kết hợp
giải quyết nguyện vọng của gia đình anh P theo quy định của pháp luật và trên
cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo cho gia đình anh P có chỗ ở
mới để ổn định làm ăn sinh sống. Qua đó ngăn chặn được việc gia đình anh P có
đơn thư kiến nghị, khiếu nại vượt cấp tới các ban, ngành ở Trung ương và địa
phương, gây mất ổn định trật tự xã hội.
Thứ ba: Đảm bảo tính khả thi của các quyết định hành chính của cơ quan
Nhà nước và người có thẩm quyền; đảm bảo hiệu lực thực tế của các quyết định
xử lý hành chính đối với hộ vi phạm.
Thứ tư: Sớm ổn định tình hình và củng cố niềm tin trong nhân dân đối với
các cơ quan và cán bộ Nhà nước; mặt khác củng cố và nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật trong nhân dân, không để tái diễn các vi phạm.
Thứ năm: Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý về đê điều,
trật tự xây dựng đô thị và quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời tăng cường hơn
nữa trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền huyện Y
và xã X trong cơng tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm đê điều trên địa bàn
mình quản lý.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 8



Tiểu luận tình huống

2.3. Phân tích ngun nhân và hậu quả
a. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra tình trạng vi phạm về đê điều
trong thời gian qua trên tồn địa bàn huyện Y nói chung, tại xã X nói riêng,
trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nổi lên một
số nguyên nhân chính sau:
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Do nhu cầu về chỗ ở của người dân ngày một bức xúc và cấp
thiết (gia đình anh P vi phạm tại xã X thuộc trường hợp khơng có chỗ ở nào
khác); thêm vào đó hồn cảnh gia đình anh thuộc diện khó khăn nên khơng đủ
điều kiện để mua một thửa đất làm nhà ở trong khi bối cảnh nền kinh tế trong
nước đang lạm phát cao và những cơn “sốt” đất ở Hà Nội bùng nổ như trong
thời gian qua.
Thứ hai: Tổ chức bộ máy cán bộ chuyên trách quản lý đê điều, địa chính
và kiểm tra xây dựng ở xã cịn yếu, chưa đáp ứng u cầu chun mơn và thực
tiễn đặt ra.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Người dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và giá trị vật
chất lẫn giá trị tinh thần của hệ thống đê điều ... mà chỉ vì lợi ích nhỏ của cá
nhân nhưng đã xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả cộng
đồng.
Thứ hai: Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ và người
dân chưa cao, cố tình vi phạm, tái phạm, coi thường pháp chế xã hội chủ nghĩa;
trong khi đó việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng lại thiếu cương quyết,
thiếu trách nhiệm.
Thứ ba: Công tác quản lý Nhà nước về đê điều nói chung, trật tự xây
dựng và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng trên địa bàn huyện Y, đặc biệt tại xã
X đôi lúc cịn chưa thực sự được quan tâm, bng lỏng quản lý; công tác quản

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 9


Tiểu luận tình huống

lý, điều hành và tổ chức thực hiện chưa cương quyết và thường xuyên, liên tục;
cán bộ thực hiện quản lý đê điều, đất đai và kiểm tra xây dựng xã cịn yếu về
chun mơn, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa bám sát địa bàn. Cụ thể ở đây,
việc xây dựng cơng trình nhà ở của anh P đang đổ bê tông sàn tầng 2 mới được
phát hiện.
Thứ tư: Việc phân định trách nhiệm giữa chính quyền và các cơ quan
quản lý đê điều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhưng
chưa được phân định và phối hợp tốt trên thực tế. Vai trị quản lý nhà nước về đê
điều nói chung và trật tự xây dựng nói riêng của chính quyền cơ sở cịn yếu;
chậm trễ trong phát hiện, có biểu hiện né tránh, ngại va chạm Việc xử lý vi
phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời, có nơi có lúc cịn biểu hiện tiêu cực, tiếp tay,
bao che cho những hành vi vi phạm. Chính quyền xã X đã giao đất cho gia đình
anh P mà khơng xem xét kiểm tra kỹ các loại giấy tờ, văn bản có liên quan. Nên
dù hộ gia đình anh P có sai phạm thì UBND xã X cũng không hề hay biết. Sau
khi gia đình anh P xây dựng và tiếp tục sai phạm, UBND xã X đã không sát sao
trong việc kiểm tra, giám sát và đã không đưa ra được biện pháp xử lý một cách
kịp thời. UBND xã X, phòng quản lý trật tự đô thị, đội quản lý trật tự xây dựng
đã không triển khai ngay công văn số 48/HQLĐn. Có thể trách do cơ quan chức
năng đã tắc trách không giải quyết triệt để vụ việc nên để cho gia đình anh P có
thể lợi dụng sơ hở và cố tình thi cơng trái phép.
Thứ năm: Cơng tác tun truyền pháp luật về đê điều và quản lý, sử dụng
đất đai trên địa bàn xã chưa thực sự sâu, sát đến mọi người dân.
b. Hậu quả

Xuất phát từ thực tế tình huống diễn ra với các nguyên nhân chủ yếu đã
được trình bày ở trên, việc xử lý vi phạm của gia đình anh P đưa lại những hậu
quả sau đây:
Một là: Hành vi vi phạm trên lĩnh vực xây dựng trong hành lang thoát lũ
khi bị xử phạt hành chính có mức xử phạt bằng tiền cao. Mặt khác nếu thực hiện

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 10


Tiểu luận tình huống

việc tháo dỡ tồn bộ ngơi nhà thì thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế gia
đình anh P.
Hai là: Làm giảm lịng tin của nhân dân đối với công tác quản lý, điều
hành của cơ quan nhà nước; uy tín của các cấp chính quyền bị giảm sút; khơng
tạo được tính kỷ cương trong xã hội, tính nghiêm minh của pháp luật, thậm chí
tạo dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, dẫn đến thực hiện khơng
nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trở
thành tiền lệ xấu cho các vi phạm khác sau này.
Ba là: Các cơ quan liên quan sẽ phải tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm,
tuyên truyền, vận động gia đình anh P chấp hành quyết định của cơ quan nhà
nước và người có thẩm quyền, thậm chí phải tổ chức cưỡng chế tháo dỡ cơng
trình vi phạm theo quy định của pháp luật nếu gia đình anh P cố tình khơng tự
giác chấp hành. Việc này sẽ gây tốn kém thời gian và kinh phí, ảnh hưởng đến
việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hóa - xã hội khác của chính
quyền ở địa phương.
Bốn là: Do ý thức chấp hành pháp luật của người dân (gia đình anh P)
chưa cao dẫn đến hành vi vi phạm và bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành

chính, thậm chí cưỡng chế tháo dỡ cơng trình vi phạm gây ảnh hưởng trực tiếp
uy tín gia đình anh P đối với xã hội.
Năm là: Những hành vi vi phạm sẽ làm xấu đi hình ảnh mỹ quan đơ thị
cũng như kiến trúc quy hoạch tổng thể, đồng bộ của huyện và xã. Trong khi việc
di dời nhà ở, cơng trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều (mặt đê, mái đê vả
trong phạm vi 5m chân đê) theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 27 Luật đê
điều và Điểm b, khoản 2, điều 6 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày
28/06/2007 của Chính phủ trên địa bàn thành phố chưa được triển khai thực hiện
và cũng rất khó tổ chức thực hiện trên thực tế, những vi phạm nằm trong phạm
vi bảo vệ đê thuộc đất thổ cư của người dân sống lâu đời đang được chính quyền
các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm xử lý.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 11


Tiểu luận tình huống

Sáu là: Do sai phạm của các cơ quan chức năng trong vụ việc trên gây rối
loạn an ninh trật tự xã hội, bộc lộ những yếu kém trong cung cấp dịch vụ công
đồng thời làm mất lịng tin của nhân dân vào chính quyền các cấp. Sâu xa hơn
làm mất uy tín của Đảng, Chính Phủ, giảm sút về pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
a. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết
Xác định đây là tình huống phức tạp, nhạy cảm, để giải quyết dứt điểm
các vi phạm đòi hỏi cán bộ thi hành nhiệm vụ phân tích, lựa chọn phương án
giải quyết hợp tình, hợp lý, đạt được mục tiêu đặt ra với phương châm giữ được
kỷ cương phép nước, đồng thời khơng làm ảnh hưởng đến lợi ích xã hội và hộ
dân. Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của vi phạm nói trên, tơi đề xuất

đưa ra các phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: Cưỡng chế thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả, buộc tháo dỡ tồn bộ cơng trình nhà ở đã xây dựng sai, trả lại đất
cho UBND xã X quản lý.
* Ưu điểm của phương án:
- Thực hiện được ngay việc tháo dỡ cơng trình vi phạm, thu hồi tồn bộ
diện tích đất bị gia đình anh P xâm phạm giao UBND xã quản lý.
- Thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN.
- Đây là phương án bảo vệ được kỷ cương phép nước, xử lý kiên quyết
đối với những ai cố ý vi phạm pháp luật.
- Thực thi đúng theo pháp luật sẽ lấy được sự ủng hộ từ phía nhân dân
nhất là những người dân sống ven đê, đồng thời cũng cho thấy tính uy nghiêm,
khách quan của pháp luật, răn đe những trường hợp tương tự cố tình vi phạm.
* Nhược điểm của phương án:
- Việc tổ chức cưỡng chế cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện, tốn
kém tiền của, gây xôn xao dư luận trong nhân dân.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 12


Tiểu luận tình huống

- Hộ dân bị cưỡng chế sẽ có những phản ứng tiêu cực, gây hậu quả khó
lường.
- Cưỡng chế xong có thể gây khiếu kiện kéo dài, đơn thư vượt cấp, gây dư
luận xấu; do đó việc xử lý vi phạm mới chỉ giải quyết được phần “ngọn” mà
chưa giải quyết triệt để được tận “gốc” vi phạm. Bởi lẽ, để xảy ra tình trạng vi
phạm nói trên không thể không kể đến một phần lỗi thuộc về cơ quan Nhà nước

và người có thẩm quyền mà cụ thể là UBND xã X và cán bộ phụ trách kiểm tra
xây dựng, quản lý đô thị, đê điều của xã đã bng lỏng quản lý (thậm chí khơng
loại trừ có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các vi phạm) vì sự việc vi phạm là
cơng khai, diễn ra trong một thời gian dài nhưng UBND xã X đã khơng có biện
pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm để dẫn tới hệ quả như hiện nay.
- Việc cưỡng chế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống và thiệt hại về vật chất
của gia đình anh P.
Phương án 2: Cho phép gia đình anh P tiếp tục sử dụng, sinh sống cơng
trình nhà ở đã xây dựng, đồng thời xem xét, hướng dẫn anh P làm cam kết về sử
dụng đất theo quy định (không cơi nới, mở rộng diện tích) và khi có quyết định
di dời nhà ở, cơng trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều gia đình anh P phải tự
giác chấp hành. Bên cạnh đó có hình thức xử phạt hợp lý đối với gia đình anh P.
* Ưu điểm của phương án:
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước không phải mất thời gian, công
sức, tốn kém tiền của để giải quyết vụ việc.
- Gia đình anh P sẵn sàng chấp nhận phương án này.
* Nhược điểm của phương án:
- Vơ hình chung Nhà nước “bất lực” trước việc xử lý, tiếp tay cho các vi
phạm và sẽ làm tiền lệ xấu cho các vi phạm khác sau này, việc xử lý sẽ càng khó
khăn, phức tạp hơn.
- Khơng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN.
- Khơng được số đơng nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc biệt là các hộ dân
sống ven đê khi nhà cửa của họ trong khu vực này khi hư hỏng chỉ được cho
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 13


Tiểu luận tình huống


phép chống đỡ sập, đỡ dột, giữ nguyên hiện trạng chứ không được cơi nới, xây
dựng. Do đó sẽ nảy sinh việc một bộ phận nhân dân có đơn thư tố cáo việc làm
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cho rằng Nhà nước tiếp tay, bao che cho
các vi phạm), tạo dư luận xấu trong nhân dân đối với chính quyền.
Phương án 3: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đồn thể của xã X
cùng vào cuộc, tăng cường tuyên truyền vận động gia đình anh P chấp hành các
quyết định của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền, đồng thời bố trí chỗ ở
tạm (có thể phải th) cho gia đình anh P; mặt khác xem xét lại các quỹ đất xen
kẹp trên địa bàn, cho phép chuyển mục đích sử dụng thành đất ở để bố trí giao
cho gia đình anh P có thu tiền sử dụng đất theo giá ưu đãi của Nhà nước; kêu gọi
xã hội hoá các nguồn ủng hộ từ phía các tổ chức, cá nhân có lịng hảo tâm, cùng
với một phần hỗ trợ từ quỹ dự phịng của xã để giúp gia đình anh P có điều kiện
tạo dựng ổn định chỗ ở mới.
* Ưu điểm của phương án:
- Xử lý dứt điểm được các vi phạm, thu lại toàn bộ mặt bằng giao UBND
xã quản lý để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hố - xã hội của
địa phương.
- Đảm bảo được tính nghiêm minh và tính nhân đạo của pháp luật, pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
- Phù hợp với tình hình thực tiễn và hồn cảnh của gia đình anh P.
- Được nhân dân đồng tình ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là các đối tượng và gia
đình chính sách trong xã hội.
- Giảm thiểu tối đa việc gây xáo trộn đời sống và thiệt hại về vật chất của
gia đình anh P.
* Nhược điểm của phương án:
- Việc giải quyết vụ việc sẽ phải kéo dài, mất nhiều thời gian, nên lúc đầu
có thể có một số người dân hiểu nhầm, nghi ngờ cách giải quyết của cơ quan
Nhà nước và người có thẩm quyền.
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015


Trang 14


Tiểu luận tình huống

- Địi hỏi các cơ quan chức năng của xã X phải thẩm tra, xác minh thật
cẩn thận, chặt chẽ về tình hình nhân hộ khẩu, điều kiện kinh tế, hồn cảnh gia
đình anh P, nhằm đưa ra quyết định giải quyết công bằng, dân chủ và công khai.
- Nhà nước phải dành một quỹ đất nhất định để giao cho gia đình anh P
nhằm ổn định chỗ ở mới.
b. Lựa chọn phương án giải quyết
Trong quản lý nhà nước, việc xác định các phương án xử lý những tình
huống diễn ra trong thực tế cho thấy phương án nào cũng có những ưu- nhược
điểm của nó. Nguyên tắc của việc lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết các
tình huống về QLNN là dựa trên cơ sở phương án nào có nhiều ưu điểm, đạt
được mục tiêu khi xử lý hơn, đặc biệt là mục tiêu cơ bản có tính cốt yếu. Do đó,
trong tình huống với ba phương án đã nêu trên, tôi thấy rằng: nếu như phương
án thứ nhất có ưu điểm cơ bản là việc xử lý vi phạm và thu hồi diện tích đất bị
xâm phạm được nhanh chóng, nhưng nhược điểm của nó là Nhà nước tốn kém
tiền của, phát sinh đơn thư khiếu kiện kéo dài, vượt cấp và thiệt hại về kinh tế
của người dân; đối với phương án thứ hai, ưu điểm chính là Nhà nước khơng
phải mất thời gian, công sức và tiền của để giải quyết vụ việc, nhưng nhược
điểm là không thu hồi được diện tích đất bị xâm phạm, sẽ là tiền lệ rất khó trong
việc xử lý các vi phạm khác sau này và có thể phát sinh đơn thư tố cáo trong
nhân dân đối với cách giải quyết của chính quyền địa phương; về phương án thứ
ba, có ưu điểm là thu hồi được diện tích đất bị xâm phạm, hạn chế thấp nhất
thiệt hại về kinh tế cho hộ gia đình và được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhưng
có nhược điểm là Nhà nước mất nhiều thời gian hơn để giải quyết vụ việc và
phải dành một quỹ đất nhất định để giao cho họ tạo lập chỗ ở mới.

Qua phân tích ưu - nhược điểm của ba phương án nêu trên, tơi thấy
phương án nào cũng có những điểm ưu - nhược nhất định, tuy nhiên phương án
thứ ba là có tính khả thi, nhiều ưu điểm và phù hợp với tình hình thực tế hơn cả.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 15


Tiểu luận tình huống

Thực hiện phương án này đảm bảo được các mục tiêu xử lý tình huống đặt ra
hơn các phương án cịn lại.
Vì vậy theo tơi nên chọn phương án thứ ba để giải quyết tình huống.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
a. Các bước thực hiện phương án đã lựa chọn
Để tiến hành giải quyết tình huống theo phương án đã lựa chọn như phân
tích ở trên, chính quyền xã X cần lập kế hoạch và tiến hành thực hiện theo các
bước cụ thể như sau:
Bước 1: UBND huyện Y, Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội họp nghe báo
cáo tình hình thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm; việc kiểm tra, xác minh về nhân thân
và hoàn cảnh gia đình của gia đình anh P.
Bước 2: Tiến hành rà soát, kiểm tra lại một lần nữa và bổ sung (nếu có) hồ
sơ xử lý vi phạm đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, đúng đối tượng, tính chất và
mức độ hành vi vi phạm.
Bước 3: Kiểm tra quỹ đất xen kẹp trên địa bàn xã, lập hồ sơ trình cấp có
thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng thành đất ở và xem xét giao
cho gia đình anh P có thu tiền sử dụng đất theo giá ưu đãi của Nhà nước và địa
phương.
Bước 4: Thu tiền sử dụng đất và tổ chức bàn giao đất tại thực địa cho gia

đình anh P.
Bước 5: Triển khai kế hoạch, tổ chức tháo dỡ các cơng trình vi phạm để
thu hồi lại toàn bộ mặt bằng quỹ đất bị chiếm dụng giao UBND xã X quản lý.
Bước 6: Họp tổng kết, rút kinh nghiệm giải quyết tình huống, báo cáo kết
quả về UBND huyện và Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội.
Song song với việc thực hiện các bước ở trên, các ban ngành, đoàn thể
của huyện, xã không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động gia đình
anh P chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý đê điều, đất đai, trật tự
xây dựng trên địa bàn và các quyết định của cơ quan chức năng, người có thẩm
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 16


Tiểu luận tình huống

quyền trong quá trình giải quyết vụ việc; quan tâm, chia sẻ, động viên giúp đỡ
về vật chất và tinh thần để giúp gia đình anh vượt qua những khó khăn, nhanh
chóng ổn định cuộc sống.
b. Kế hoạch, thời gian thực hiện
Bảng 1: Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Số TT Nội dung công việc

Thời gian Chủ thể thực hiện
thực hiện

Bước 1 Họp nghe báo cáo tình hình 10/10/2015 UBND huyện Y, Chi cục
thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm;
đê điều & PCLB Hà Nội,
việc kiểm tra, xác minh về

Hạt quản lý đê n, UBND,
nhân thân và hoàn cảnh gia
cán bộ địa chính, đơ thị,
đình anh P
xây dựng của xã X.
Bước 2 Tiến hành rà soát, kiểm tra,
Từ
UBND xã, cán bộ địa
bổ sung hồn thiện hồ sơ xử 11/10/2015 chính, đơ thị, xây dựng,
lý vi phạm.
đến
công an xã X, Hạt Quản lý
17/10/2015 đê n
Bước 3 Kiểm tra quỹ đất xen kẹp trên
Từ
Trung tâm phát triển quỹ
địa bàn xã, lập hồ sơ trình 11/10/2015 đất huyện, UBND xã X,
cấp có thẩm quyền quyết
đến
Phịng Tài ngun Mơi
định chuyển mục đích sử 30/10/2015 trường, Phịng Tài chính Kế
dụng thành đất ở, giao đất
hoạch, Phịng Quản lý đơ
cho từng hộ gia đình.
thị huyện, cán bộ địa chính,
đơ thị, xây dựng xã.
Bước 4 Thu tiền sử dụng đất, tổ chức
Từ
Chi cục thuế, Phòng Tài
bàn giao đất tại thực địa cho 06/11/2015 ngun Mơi trường, UBND

gia đình anh P.
đến
xã X, Phịng Tài chính Kế
08/11/2015 hoạch, Phịng Quản lý đơ
thị, Trung tâm phát triển
quỹ đất huyện, cán bộ địa
chính xã.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 17


Tiểu luận tình huống

Bước 5 Triển khai kế hoạch, tổ chức 13/11/2015 UBND huyện Y, UBND xã
tháo dỡ cơng trình vi phạm
X, Đồn cơng tác, các
để thu hồi mặt bằng quỹ đất
phịng, ban, ngành, đồn
giao UBND xã X quản lý.
thể của huyện và xã, Chi
cục đê điều & PCLB Hà
Nội, Hạt quản lý đê n
Bước 6 Họp tổng kết, rút kinh 15/11/2015 UBND huyện Y, Đồn
nghiệm giải quyết tình
cơng tác, các phòng, ban,
huống, báo cáo kết quả về
ngành của huyện, UBND,
UBND huyện Y.

cán bộ địa chính, đơ thị,
xây dựng của xã X, Chi cục
đê điều & PCLB Hà Nội,
Hạt quản lý đê n

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 18


Tiểu luận tình huống

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Cơng tác quản lý đê điều nói chung, trong đó có xử lý vi phạm trật tự xây
dựng và quản lý, sử dụng đất đai nói riêng là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức
tạp, nó liên quan đến quyền lợi thiết thực của người dân, đồng thời chi phối tác
động tính hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, tính kỷ
cương, nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa tại cấp cơ sở.
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý và xử lý vi phạm về đê
điều, trật tự xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai. Các văn bản pháp luật về đê
điều ngày càng chặt chẽ, nâng cao: Pháp lệnh về đê điều của Hội đồng nhà nước
ngày 09/11/1989 được thay thế bằng pháp lệnh số 26/2000/PL-UBTVQH10
ngày 24/08/2000 Đê điều và nay được sửa đổi, bổ sung thành Luật đê điều số
79/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Đối với thành phố Hà Nội, để triển khai thực
hiện Luật Đê điều một cách có hiệu quả, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành
Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/03/2014 của UBND Thành phố về
“Quy chế phối hợp trong cơng tác phịng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê
điều trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập giữa
thực tế cuộc sống và quy định của Nhà nước dẫn đến tình huống mà những

người trực tiếp xử lý cịn lúng túng trong quá trình thực hiện. Vì thế để nâng cao
hiệu quả công tác quản và xử lý vi phạm về đê điều, trật tự xây dựng và quản lý,
sử dụng đất đai được giải quyết dứt điểm, kịp thời, đúng pháp luật, mặt khác
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và cơng dân địi hỏi cơ quan, cán bộ có
thẩm quyền phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.
3.1. Kiến nghị để thực hiện phương án
- Đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan của huyện Y và xã X phối
hợp cùng vào cuộc để thực hiện phương án có hiệu quả.
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 19


Tiểu luận tình huống

- UBND huyện Y có chỉ đạo cụ thể, giao nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ
quan, tổ chức, kèm theo trách nhiệm cá nhân lãnh đạo của đơn vị thực hiện cơng
việc cơ quan mình phụ trách trong quá trình giải quyết, xử lý các vi phạm.
- Đảng ủy xã X cần có Nghị quyết chuyên đề tăng cường công tác quản lý
đô thị và quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương; chỉ đạo UBND xã X vào cuộc
mạnh mẽ xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị liên quan đến đê điều và
quản lý, sử dụng đất đai; phân cơng, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành,
đồn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để hộ vi phạm hiểu và tự
giác chấp hành pháp luật.
3.2. Kiến nghị để phịng ngừa các tình huống tương tự
- Đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương:
Rà sốt lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiếp
tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện và hướng dẫn chi tiết các quy
định Nhà nước về quản lý đê điều, trật tự xây dựng, sử dụng đất đai và biện
pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm. Ban hành các văn bản quy phạm pháp

luật phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đặc biệt có cơ chế đặc thù đối
với một đô thị lớn như thủ đô Hà Nội.
- Đối với UBND thành phố Hà Nội:
Ưu tiên bố trí kinh phí cho cơng tác đầu tư nâng cấp tu bổ cơng trình đê
điều, nhất là cơng trình phục vụ công tác quản lý: Xây dựng đường hành lang
chân đe, dốc lên đê, nâng cấp, gia cố mặt đê, tăng tải trọng thiết kế nhằm đảm
bảo an toàn cơng trình đê điều, hạn chế lấn chiếm, xâm hại đến đê.
Các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
đê điều, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ xã, phường, thị trấn và người dân
sống ven đê về công tác bảo vệ đê điều hiểu và tự giác chấp hành.
Mở rộng chính sách đặc biệt quan tâm về chỗ ở cho những đối tượng
thuộc diện chính sách xã hội, đảm bảo cho họ được ổn định cuộc sống, yên tâm
làm ăn.
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 20


Tiểu luận tình huống

Có chính sách nhằm thu hút những người có tài, có tâm, có tầm vào làm
việc trong các cơ quan nhà nước về quản lý đê điều, xây dựng, địa chính, đặc
biệt ở tuyến cấp cơ sở.
- Đối với UBND cấp huyện:
Cấp huyện có vai trị rất quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ đê, là
cấp trực tiếp chỉ huy, ứng phó xử lý ngay từ khi có sự cố đe dọa an tồn chống
lũ và cũng là cấp có thẩm quyền xử lý ngay những hành vi vi phạm pháp luật đê
điều. Ở nơi nào đồng chí lãnh đạo UBND cấp huyện quan tâm chỉ đạo, đơn đốc
sát sao, quyết liệt thì ở nơi đó cơng tác quản lý, bảo vệ đê điều được thực hiện
tốt, vi phạm pháp luật đê điều ít xảy ra và nhân dân ít bị thiệt hại mỗi khi có bão,

lũ....
- Đối với cấp ủy Đảng và chính quyền cấp xã:
Thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương theo đúng quy định của pháp
luật và sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên.
Xây dựng chương trình hành động và triển khai thực hiện nhiệm vụ theo
đúng kế hoạch đề ra; coi các nội dung quản lý Nhà nước về đê điều, trật tự xây
dựng và quản lý, sử dụng đất đai là nhiệm vụ then chốt để phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý đê điều, trật tự xây dựng và quản
lý, sử dụng đất đai; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm, dứt điểm mọi hành vi vi
phạm, kết hợp thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao hiểu biết và
ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân.
3.3. Kết luận
Công tác quản lý Nhà nước về đê điều và quản lý, sử dụng đất đai, trong
đó có việc xử lý các vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện
Y nói riêng trong thời gian tới chắc chắn sẽ cịn rất nhiều khó khăn, thách thức
để đáp ứng kịp thời với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô trong hoàn
cảnh mới, với những điều kiện mới.
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 21


Tiểu luận tình huống

Để thực hiện có hiệu quả hơn công tác quản lý đê điều cũng như việc xử
lý vi phạm về đê điều và quản lý, sử dụng đất đai, địi hỏi phải giải quyết nhiều
vấn đề có liên quan và phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, tồn diện và
có tính khả thi. Trong đó việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về xử lý vi
phạm đê điều và quản lý, sử dụng đất đai có thể coi là một trong những nhóm

giải pháp có ý nghĩa quan trọng. Bởi cơng tác quản lý, xử lý vi phạm về đê điều
và sử dụng đất đai là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính
quyền; hiệu quả của nhiệm vụ cơng tác này thế nào thì trước hết do chính kết
quả tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước, hay nói cách khác là phụ thuộc
trước hết vào hiệu lực quản lý Nhà nước.
Nâng cao hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước trong thời gian tới ln
là yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý đê điều, sử
dụng đất đai trên địa bàn; là một q trình nằm trong khn khổ tiến trình thực
hiện đổi mới, cải cách nền hành chính của Nhà nước nói chung.
Những nội dung nêu trong Tiểu luận “Xử lý vi phạm pháp luật về đê
điều và quản lý, sử dụng đất đai” mới chỉ đề cập đến một số giải pháp chủ yếu
nhằm tạo ra những động lực mang tính tổng hợp, với hy vọng góp phần tạo nên
những chuyển biến bước đầu trong việc triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện
công tác quản lý Nhà nước đê điều, đặc biệt là việc xử lý các vi phạm về trật tự
xây dựng và quản lý, xâm phạm đê điều trên tồn thành phố nói chung, huyện Y
nói riêng. Mục đích và phạm vi của Tiểu luận này chỉ giới hạn trong khuôn khổ
những vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý hành chính Nhà
nước ở cơ sở.
Việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nêu trong Tiểu luận mới chỉ là
bước đầu. Tuy nhiên với mong muốn tìm hiểu góp thêm tiếng nói vào việc nâng
cao hiệu quả của cơng tác quản lý đơ thị nói chung, xử lý vi phạm về đê điều và
quản lý, sử dụng đất đai nói riêng, cũng như cơng cuộc cải cách hành chính đang
được tiến hành trên địa bàn thành phố, tôi hi vọng những đề xuất trong Tiểu luận
sẽ giúp cho các cơ quan hữu quan có thêm tài liệu để tham khảo cho việc xây
LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 22


Tiểu luận tình huống


dựng các giải pháp chủ yếu đề nâng cao hiệu quả đối với công tác quản lý đê
điều trên địa bàn; bản thân tơi cũng có thêm những suy nghĩ, định hướng nghiên
cứu tiếp tục về các vấn đề đã nêu qua thực tiễn công tác./.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy (cô) giáo
trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – Thành phố Hà Nội đã trang bị thêm cho
em những kiến thức, kỹ năng để hoàn thành bài tiểu luận này. Và những kiến
thức, kỹ năng ấy thật sự là rất quan trọng, cần thiết để giúp em trở thành một
người cán bộ, công chức tốt cũng như một công dân tốt của đất nước.

LÊ THỊ HƯỜNG - LỚP CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Trang 23



×