Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.68 KB, 17 trang )

Ngô Thị Hoa

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
A/ PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1. Đất đai là “tư liệu sản xuất đặc biệt”. Đất khác các TLSX khác ở chỗ nào?

Đất đai là tư liệu sản xuất.
- Nhờ đất đai để hoạt động hữu ích: chính là lao động hay con người có khả năng sản

xuất, có kỹ năng lao động và biết sử dụng công cụ, phương tiện lao động để sản xuất để
tạo ra của cải vật chất.
- Một đối tượng chịu sự tác động của lao động. VD: trong quá trình sản xuất nông nghiệp
- Một công cụ để con người tác động lên lao động.
Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể bắt đầu và hoàn thiện được khi có con người và
khi có điều kiện vật chất, nên chỉ khi gắn với con người thì đất đai mới là tư liệu sản
xuất.

Vai trò đặc biệt của đất đai trong nông nghiệp
- Đất đai có tác động trực tiếp tới chất lượng và số lượng của sản phẩm và có đặc tính
khác với các tư liệu sản xuất khác.

Sự khác biệt của đất đai so với các tư liệu sản xuất khác:
- Đặc điểm tạo thành:đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người, là sản
phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động.
- Tính hạn chế về số lượng: diện tích đất đai bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên địa
cầu.
- Tính không đồng nhất:đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh
dưỡng, các tính chất lý hóa.
- Tính không thể thay thế:đất đai không thể thay thế bằng các tư liệu sản xuất khác,
những thay thế do áp dụng khoa học kỹ thuật có tính nhân tạo chỉ mang tính tức thời,


không ổn như tính chất vốn có của đất.
- Tính cố định vị trí và vĩnh cửu: đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong quá trình sử dụng
và là tư liệu sản xuất vĩnh cửu. Trong nông – lâm nghiệp đất sẽ không bị hư hỏng mà
còn có thể tăng tính chất sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng.

Câu 2. Khái niệm, đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.
 Khái niệm:
- Quy hoạch là việc bố trí, sắp xếp việc sử dụng đất đai theo 1 trật tự nhất định.

1


QHSDD là 1 hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý
đầy đủ , hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất thông qua việc phân bổ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như là 1 tư liệu sản xuất.
 Đặc điểm:
-

• Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. Ở
nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử
dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan
hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu
quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của
từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất
ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp,
chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai.
• Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến thức
tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa
học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm
khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại đất

chính.
• Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn
của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan
Khái niệm ý nghĩa và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
2/4trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển
đô thị, dân số và cơ cấu lao động, ... , xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn
về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề
có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng
đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh
cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình
thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử
dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai
hàng năm.
• Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử dụng đất
đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân
tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy
hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy
hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
Câu 3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1
2

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013
Luật đất đai năm 2013
2


3

4
5
6
7

8

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật
đất đai
Thông tư số 29/2014/ TT- BTNMT ngày của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui
định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định qui hoạch- kế hoạch sử dụng đất
Thông tư số 28/2014/ TT-BTNMT ngày của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui
định về thống kê,kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014của Bộ Tài nguyên
và Môi trường qui định về điều tra đánh giá đất đai
Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh
phí lập và điều chỉnh qui hoạch –kế hoạch sử dụng đất
Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường qui định về định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất

Câu 4. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với

quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch
sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng

đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi

khí hậu.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia,

công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù

hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định, phê duyệt.
3


Câu 5. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
I
1
2

3

4
5

6


Nội dung của quy hoạch sử dụng đất:
Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tự nhiên,kinh tế, xã hội trên địa bàn thực
hiện quy hoạch
Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các
mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hằng năm khác, đất trồng
cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng
đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại
nông thôn, đất ở tại đô thị;đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp, đất
sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và
mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất
bằng chua sử dụng, đất đồi núi chua sử dụng, núi đá không có rừng cây
Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ theo
quy định sau:
a Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện
trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng
thể, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa họccông nghệ trong sử dụng đất
b Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho các mục
đích
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đấ đã được quyết định,
xét duyệt của kỳ quy hoạch trước
Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng
cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội của cả nước, của các ngành và các địa phương
Xây dựng ác phương án phân bổ diện tiasch các loại đất cho nhu cầu phát triển
kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ qui hoạch được thực hiện như sau:
a Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông
nghiệp theo mục đích sử dụng đất , loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng
đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng

đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị , khu dân cư nông
thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu
dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thăng cảnh, khu vực quốc
phòng,an ninh và các công trình, dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các khu vực
đất chưa sử dụng
Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện
được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất

4


Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng, diện tích đất phải
chuyển mục đích sử dụng sang mục đích sử dụng khác, trong đo có diện tích
đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án
Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường cảu từng phương án phân bổ quỹ
đất theo nội dung sau:
a Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai
và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư
b Phân tusch ảnh hưởng xã hội bao gồm dự kiến việc số hộ dan phải di dời, số
lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất
c Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới
của phương án phân bổ quỹ đất
Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 điều này
Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch
sử dụng đất
Xác định các biện pháp sử dụng , bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần áp
dụng vào từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch
Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm

của địa bàn quy hoạch
Nội dung của kế hoạch sử dụng đất:
Đánh giá, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước gồm:
a Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất
b Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất
c Kết quả khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích
d Chất lượng thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch sử dụng đất
e Việc thực hiện các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí bồi thường, hỗ trợ , tái
định cư
f Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng
đất
Lập kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bố cho nhu cầu xây dựng kết
cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ , phát triển đô thị, khu dân cư nông
thôn, quốc phòng, an ninh; đối với các công trình dự án đã có chủ đầu tư thì lập
danh mục kèm theo quy mô sử dụng đất, địa điểm, dự kiến tiến độ thực hiện và
tiến độ thu hồi đất
Lập kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử
dụng vào mục đích khác, xác định khu vực chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong
nông nghiệp theo các nội dung sau:
a Xác định địa điểm, diện tích và tiến độ chuyển đất chuyên trồng lúa nước , đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất vào mục đích sử dụng
khác
b

7

8
9
10

11
II
1

2

3

5


Xác định khu vực đất được đăng ký chuyển đổi cơ cấu sử dụng các loại đất
trong nhóm đất nông nghiệp
Lập kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích gồm việc xác
định địa điểm, diện tích và tiến độ khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp
Cụ thể hóa việc phân bổ các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đến từng năm
Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các
loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định

Xác định giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đảm bảo thực hiện
đúng tiến độ kế hoạch
b

4

5
6

7


Câu 6. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quy hoạch, kế
hoạch SDĐ (Trách nhiệm lập, thẩm quyền xét duyệt; thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất).
- Trách nhiệm tổ chức lập QH – KHSDD
• Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và

Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
quốc gia.

• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban

nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

• Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp

trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

• Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an

tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

- Thẩm định QH – KHSDD
• Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
o Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

cấp quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;


6


o Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá
trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
o Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định
trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
• Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp có trách nhiệm thẩm định

và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ
chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 42 của Luật này; cơ quan
tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội
dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức
kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt
là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
• Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
o Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
o Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược, quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia và địa phương; quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
o Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;

o Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
• Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
o Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;
o Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
o Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.

7


• Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định thành một

mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thẩm quyền quyết định, phê duyệt QH – KHSDD
• Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
• Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
• Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử

dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

• Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng


đất hàng năm của cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật
này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.

Câu 7. Sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện
1. Sự cần thiết lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
 Các bộ ngành có nhu cầu sử dụng đất phải đăng ký với UBND cấp tỉnh để






đưa vào qhsdđđ địa phương
Quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh quốc phòng, bộ quốc phòng,
bộ công an chủ trì phối hợp với bộ tài nguyên môi trường, các bộ ngành có
liên quan và UBND cấp tỉnh
UBND cấp tỉnh lập qhsdđ và dự án điều chỉnh bổ sung kế hoạch sử dụng
đất đai 5 năm. Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng qhsdđ
Và trình chính phủ phê duyệt, tỉnh chỉ đạo, phê duyệt quy hoạch sử dụng
đất hằng năm
Chính quyền cấp tỉnh là cấp cuối cùng được quyền chuyển đổi mục đích sử
dụng đất của các loại đất theo phân cấp của nhà nước đồng thời trình chính
phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp tỉnh cũng là cấp
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

8


 Để thực hiện các quyền lực như trên về quản lý sử dụng và thống nhất quản


lý đất đai theo quy định nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh là sự định hướng sử dụng đất cho
toàn bộ lãnh thổ do tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh, đồng thời là bước định hướng quan trọng tới các quy
hoạch cụ thể trên địa bàn huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch
giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư lao động. Thiếu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
sẽ vừa không phát huy được vai trò quan trọng của chính quyền trong hệ
thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất, vừa có thể gây ra những quyết định sai
lầm về sử dụng đất của các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích toàn xã hội. Căn
cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mang tính khoa học và tính pháp lý,
các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho
ngành mình, huyện mình
2. Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện
 Huyện lập quy hoạch sử dụng đất , lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm, kế

hoạch điều chỉnh bổ sung hằng năm ở các xã
 Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp huyện,
xã.
 Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã. Chính quyền cấp huyện có thẩm quyền giao đất, thu hồi
đất đối với các hộ gia đình, cá nhân. Chính quyền cấp huyện có trách nhiệm
điều tra, thanh tra đất đai theo quy hoạch trên địa bàn huyện
Để thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây dựng các phương án
quy hoạch sử dụng đất với cơ cấu đất hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao. Quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư, như vậy, đất đai sẽ thực sự
được khai thác sử dụng vào những mục đích cụ thể theo hướng ổn định lâu bền. Do đó
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ làm tăng tính ổn định, vững chắc của quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xác định các đặc điểm lãnh thổ của

các tiểu vùng trong huyện, từ đó định hướng sử dụng đất cụ thể theo hướng chuyên môn
hoá đi đôi với phát triển tổng hợp trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các xã trong
tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với
quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Câu 8. Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu
- Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong kỳ kế hoạch
9


- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất


Phân bổ các chỉ tiêu xử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng
kinh tế-xã hội

Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng tromg kỳ kế hoạch
đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế-xã hội +xác định diện tích
chưa sử dụng đưa vào sử dụng tromg kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp
tỉnh và vùng kinh tế-xã hội
• Xác định quy mô địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích để thực
hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất
• Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và
các khoản chi cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo kế hoạch sử dụng đất.
- Xác định các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất
- Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ
- Xây dựng báo cáo chuyên đề
- Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề
- Đánh giá, nghiệm thu



Câu 9. Công tác điều tra cơ bản.
-









-

Mục tiêu cơ bản: cung cấp những điều kiện cần thiết ban đầu về số lượng, chất
lượng các nguồn tà liệu,thông tin cùng với việc phân loại, tổng hợp, điều chỉnh và
những phân tích đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế
xã hội.
Có 7 bước thực hiện:
B1: Xác định phương án quy hoạch sử dụng đất.
B2: Phân tích đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường có tác
động tới việc sử dụng đất.
B3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý hiện trạnng sử dụng đất, kỳ thực hiện QH
– KHSDD kỳ trước và tiền năng đất đai.
B4: Xây dựng phương án sử dụng đất.
B5: Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu.
B6: Xây dựng báo cáo thuyết minh, tổng hợp các tài liệu liên quan.
B7: thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
Công tác nội nghiệp
Số liệu đặc điểm tự nhiên, nguồn thiên nhiên, TNMT trên địa bàn quy hoạch.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua.
Các nghị quyết: cơ quan Đảng hoặc UBND, HĐND các cấp có liên quan đến chỉ
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Số liệu hiện trạng sử dụng đất (có sản phẩm là bản đồ)
10


Định mức sử dụng đất và đánh giá đất hiện hành của địa phương.
Các tài liệu, số liệu, chất lượng, đặc điểm, đặc tính, đánh giá phân hạng đất: nhiễm
mặn, nhiễm phèn, ngập úng,… => định hướng cho việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Các tài liệu, số liệu có liên quan tới kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của kỳ
trước.
 Công tác ngoại nghiệp
- Khảo sát và thực hiện chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa: khoanh ước lượng,
phương pháp giao hội, hạ đường vuông góc,…
- Chuẩn hóa các thông tin, số liệu và tài liệu bản đồ; viết báo cáo đánh giá về chất
lượng, khả năng khai thác sử dụng các tài liệu thu thập được để giải quyết cụ thể
từng nội dung QHSDĐĐ.
-

Câu 10. Nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong quy hoạch đất ở nông thôn
I.

II.

Nguyên tắc:
1 Việc bố trí đất ở nông thôn phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan:
• Qui hoạch phân bố lao động, phân bố mạng lưới dân cư của khu vực
• Các quy hoạch chuyên nghành
• Các quy hoạch khu dân cư của địa bàn lân cận

2 Việc phân bổ đất ở nông thôn phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công
cộng, công trình sự nghiệp, đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đời sống của
nhân dân,đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng hiện đại hóa nông thôn
3 Cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm lịch sử, xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo
của từng vùng, từng dân tộc để phân bố đất ở cho thích hợp trên cơ sở bảo tồn
các di tích lịch sử văn hóa
4 Căn cứ vào điều liện tự nhiên của từng địa phương để bố trí đất ở cho phù hợp,
đẩm bảo khai thác hữu hiệu các nguồn tài nguyên
5 Sử dụng tiết kiệm đất đai
6 Đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi
trường,cảnh quan thiên nhiên
Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo cũ và xây dựng mới, triệt để tận dụng những cơ sở cũ
đã có, tính toán đến triển vọng phát triển lâu dài và xây dựng kê hoạch phát triển
theo từng giai đoạn 5 – 10- 15 năm
Yêu cầu:
1 Yêu cầu chung
 Kế thừa sự phân bố dân cư hiện trạng
 Phân bố dân cư tập trung, có quy mô thích hợp thuận lợi cho tổ chức các
công trình công cộng cần thiết như nhà tre, mẫu giáo, cửa hàng dịch
vụ.....
11


 Phù hợp với đặc điểm khu đất

Yêu cầu về mặt bằng
Khu vực đất ở của hộ gia đình cơ sở đã được phân lô cần đáp ứng các yêu cầu
về mặt bằng và kỹ thuật xây dựng với các tiêu chí sau:
 Đảm bảo thoát nước mưa, giao thông đi lại thuận tiện, an toàn
 Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên,hạn chế sói mòn, sạt lở nền công trình

do nước mưa gây ra
 Đảm bảo nền các công trình nằm cao hơn mực nước lũ cao nhất và
ngoài vùng có nguy cơ trượt lở đất có thể xảy ra
2

Câu 11. Nội dung quy hoạch đất ở nông thôn
1

Dự báo nhu cầu đất ở

Nhu cầu đất ở của các hộ gia đình trong điểm dân cư được xác định dựa trên các yếu tố
sau:
+ Kế thừa tình hình phân bố đất ở hiện trang
+ Tính toán khả năng xen ghép đất ở khuôn viên của hộ gia đình, khả năng thừa kế đất
của ông cha để lại
+ Xác định nhu cầu đất ở cần cấp mới cho hộ phát sinh trong giai đoạn quy hoạch nhưng
không có khả năng thừa kế hoặc tự giãn
2

Số hộ có nhu cầu cần cấp đất đất ở mới trong mỗi điểm dân cư được xác định theo
công thức
Hcm =Hps+ Htd+ Htdc-Htk-Htg

Hcm: số hộ cần cấp đất ở mới trong giai đoạn quy hoạch
Hps: số hộ phát sinh trong giai đoạn quy hoạch

-

-


Htd: số hộ tồn đọng
Htdc: số hộ tái định cư
Htk: số hộ có khả năng thừa kế đất ở ông cha
Htg: số hộ có khả năng tự giãn trong khuôn viên thổ cư của gia đình
Định mức cấp đất ở
Lô đất ở của mỗi hộ gia đình gồm các thành phần: đất xây dựng nhà chính, nhà
phụ, giếng nước, đất chăn nuôi, đất cây xanh, hàng rào…
Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã đc phê
duyệt, UBND cấp tỉnh quyết định mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
Xác định S đất ở trong giai đoạn quy hoạch
Diện tích đất ở trong mỗi điểm dân cư theo quy hoạch bao gồm: diện tích đất hiện
trạng với diện tích đất ở cấp mới và diện tích của các hộ tự giãn
12


Pqh=Pht+ Pht+Pcm
Trong đó
Pqh: diện tích đất ở năm định hình quy hoạch
Pht: Diện tích đất ở năm hiện trạng
Pcm: diện tích đất ở được cấp mới

Câu 12. Trình bày yêu cầu về việc lựa chọn khu đất mở rộng điểm dân cư và cách
quy hoạch mặt bằng điểm dân cư.
Yêu cầu
1 Có đủ mặt bằng để xây dựng và phát triển theo quy mô tính toán
2 Không bị úng lụt và khu vực tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất
3 Thuận tiện cho giao thông đi lại
4 Triệt để tận dụng các loại đất kém hiệu quả, hết sức tránh việc lấy đất canh tác để
xây dựng
5 Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật xây dựng và vệ sinh môi trường

6 Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng an ninh
II
Cách quy hoạch mặt bằng điểm dân cư
1 Đối với những hộ đã có đất ở ổn định trong khuôn viên thổ cư của gia đình có quy
mô diện tích phù hợp với quy định của luật đất đai và những quy định cụ thể của
địa phương thì được giũ nguyên. Song hình dạng của lô đất và kiến trúc của công
trình có thể cải tạo cho phù hợp với tổ chức lãnh thổ khu dân cư
2 Đối với khu vực cấp đất ở mới, hình dạng khu đất cần chọn phù hợp và thuận tiện
cho việc bố trí thiết kế lô đất ở cho mỗi hộ, đảm bảo thuận tiện tổ chức sinh hoạt,
sản xuất. Nên chọn hình chữ nhật để dễ bố cục các thành phần trong lô đất ở,
đường trong xóm đc kết hợp hài hòa với rãnh nước, đảm bảo khang trang và hợp
vệ sinh
3 Nên bố trí cạnh ngắn của lô đất ở tiếp giáp với đường giúp giảm bớt chiều dài
đường đi và đường dây điện
4 Cần có hướng dẫn về mẫu thống nhất cho các hộ gia đình khi xây dựng
5 Bố cục các thành phần lô đất phải thuận tiện cho sinh hoạt gia đình đồng thời tạo
bộ mặt kiến trúc hiện đại cho thôn xóm
Mặt bằng khu ở mới cần đc trích lục tự hệ thống bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, hoặc
1/2000 với đầy đủ thông tin về nghiệp vụ địa chính, bản đò chi tiết tỷ lệ 1/500 với những
kích thước và hình dạng của từng công trình.
I

Câu 13. Trình bày tóm tắt các bước lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
theo TT 29/2014/ TT – BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014.
13


Bước 1: Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
1
2

3
4
5

Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện
Phân tích,đánh giá kết qur thực hiện kế hoạch sử dụng đấtnăm trước
Xây dựng báo cáo chuyên đề
Hội thảo và chỉnh sử báo cáo chuyên đề sau hội thảo
Đánh giá, nghiệm thu

Bước 2:Lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
1
2
3
4
5
6

7

8

9
10
11
12
13
14


15

Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong năm kế
hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và
phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Tổng hợp như cầu sử dụng đất, cân đối, xác định chỉ tiêu sử dụng đất cho các
ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích
Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến
từng đơn vị hành chính cấp xã
Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án, vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất
vào mục đích quy định tại điều 61,62 của Luật đất đai để thực hiện thu hồi đất
trong năm kế hoạch
Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc
nhận chuyển nhận , thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người sử dụng đất
Dự kiến các nguồn thu từ gia đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và
các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng
đất
Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ
Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Báo cáo UBND cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp
huyện, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm
quyền quyế định
Đánh giá, nghiệm thu


Bước 3: Thẩm định phê duyệt và công bố công khai
Tổ chức việc thẩm định kế hoach sử dụng đất hằng năm
Chỉnh sửa,hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hằng năm và trình
UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
3 Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
4 Đánh giá, nghiệm thu
1
2

14


Câu 14. Phân loại các công trình cơ sở hạ tầng theo cấp đơn vị hành chính
Câu 15. Phân bổ đất nông nghiệp trên lãnh thổ
Căn cứ phân bổ đất nông nghiệp
 Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng phần lãnh thổ( đặc biệt là
yếu tố địa hình là yếu tố chi phối mạnh tới các yếu tố khác) và khả năng
thay đổi, cải tạo các yếu tố đó
 Căn cứ vào quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyên xét duyệt ( gồm cả dự án bảo vệ môi trường)
 Căn cứ vào kết quả đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp
 Căn cứ vào yêu cầu của sản xuất và đặc điểm từng loại cây
 Từ đó bố trí sử dụng đất với diện tích, vị trí phân bố và tính chất tự nhiên phù
hợp với mục đích sử dụng và loại cây trồng đó
2 Những yêu cầu bố trí đất trên lãnh thổ
 Khi xác định vị trí phân bổ đất đai cần đáp ứng các yêu cầu sau:
 Phân bổ hợp lý, tập trung các ngành sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng nội nộ, có sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu cao
 Sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao toàn bộ diện tích đất phù hợp với tính
chất tự nhiên của chúng

 Cho phép tổ chức, sử dụng hợp lý lao động vào các quá trình sản xuất
 Giảm chi phí đầu tư cho khai hoang, xây dựng các công trình như đường
giao thông, đai rừng, nguồn nước và phải hoàn vốn nhanh
 Giảm chi phí sản xuất hằng năm và tránh thất thu sản phẩm
 Đáp ứng yêu cầu bảo vệ qus gien, phòng hộ, bảo vệ đất, môi trường sinh
thái
1

Câu 16. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch dụng đất và kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện. (Theo nghị định 43/NĐ- CP ngày 15/5/2014).
I) Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và
Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội
đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;

15


c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực
địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục
đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên
Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến
Sở Tài nguyên và Môi trường;
đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở
Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định quy hoạch
sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân

dân cấp huyện;
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất; trình Hội đồng
nhân dân cấp huyện thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và
Môi trường để trình phê duyệt;
g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên và
Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2) Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện:
a) Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng
năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đến các
thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên
Hội đồng thẩm định gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
d) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng để thẩm định kế hoạch sử
dụng đất; gửi thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân
cấp huyện để hoàn chỉnh hồ sơ;
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp danh mục dự án cần thu hồi đất
quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua đồng thời với quyết định mức vốn ngân sách nhà
nước cấp cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh;
e) Căn cứ vào hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được hoàn thiện và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12.

16



B/ PHẦN BÀI TẬP
- Dự báo nhu cầu diện tích đất ở đến năm định hình quy hoạch
- Lập bảng chu chuyển đất đai.
(Lưu ý: Sẽ có thêm một số câu hỏi mở để phân loại sinh viên)
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

17



×