Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.11 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG
1. Khái niệm về hệ thống giao thông vận tải (GTVT) và các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của các
bộ phận cấu thành hệ thống GTVT. Các nhóm chỉ tiêu đánh giá là gì?
Dn: hệ thống GTVT là tổng hợp tất cả các mạng lưới vận chuyển phục vụ cho các nhu cầu
khác nhau, bao gồm đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy, đường ống, đường cáp,
… Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển con người, vật chất, phi vật chất đến nơi mong muốn.
I) Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của các bộ phận cấu thành nên hệ thống GTVT là:
a) Đường sắt:
- Ưu điểm:
Năng lực vận chuyển lớn( cả hàng và hành khách).
Ồn định trong nhiều điều kiện thời tiết( trừ bão lụt lớn)
Đường sắt có tốc độ đưa hàng nhanh.
Giá thành vận tải đường sắt hạ so với vận tải ôtô và hàng không, chi phí xếp dỡ nhỏ hơn so
với đường thủy.
Có năng suất lao động cao, ít gây ôi nhiễm môi trường.
- Nhược điểm:
Chi phí đầu tư xây dựng lớn.
Xây dựng sử dụng nhiều vật tư quý hiếm( ray và các phụ kiện trên đường sắt).
Vận chuyển không triệt để, cần có sự phối hợp của phương thức vận tải khác.
Thích hợp với khối lượng vận chuyển lớn cự ly dài.
b) Đường ô tô:
- Ưu điểm:
Tính cơ động cao, linh hoạt rất cao so với đường sắt và đường sông.
Không phụ thuộc nhiều vào điều kiện đường xá.
Tốc độ đưa hàng của ô tô tương đối nhanh, thực hiện quá trình vận chuyển triệt để.
Tổ chức vận chuyển bằng đường ô tô rất phổ cập, quản lý và bảo dưỡng ô tô đơn giản hơn
đường sắt.
- Hạn chế:
Giá thành vận chuyển cao, chi phí xây dựng lớn, tốn đất xây dựng, quá trình vận chuyển phụ


thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
Khi vận chuyển lớn thì giá thành cao hơn đường thủy và đường sắt.
Khối lượng vận chuyển mỗi xe ít nhưng lại tiêu hao nhiều nhiên liệu, gây ôi nhiễm môi
trường, dễ gây tai nạn giao thông.
Công tác quản lý của ngành vận tải ô tô khó tập trung, khó chỉ đạo chặt chẽ.
Năng suất lao động thấp( bằng 1/9 đường sắt và 1/6 đường thủy).
Chi phí nhiên liệu đắt hơn so với đường sắt và đường thủy.
Trọng tải nhỏ(tb 5 – 10 tấn).
 Thích hợp với vận chuyển cự ly ngắn mà các phương tiện khác không thể đảm nhiệm được.
c) Đường thủy:
*) Đường sông:
- Ưu điểm:
Năng lực thông qua và năng lực vận chuyển lớn.
Có thể vận chuyển được hàng hóa cồng kềnh do trọng tải và thể tích chứa lớn.
Năng suất lao động cao, giá thành vận chuyển thấp.
Chi phi đầu tư xây dựng tuyến nhỏ, phụ thuộc vào điều kiện sông ngòi,…
1
Khả năng chạy được 2 chiều không hạn chế việc tránh nhau vượt nhau.
Lực kéo cần thiết cho vận tải đường sông nhỏ so với đường sắt và đường ô tô.
Giá thành vận tải hạ, chi phí kim loại cho một đơn vị trọng tải ít hơn so với các ngành
vận tải khác.
- Nhược điểm:
Quá trình vận tải không triệt để, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên và thời tiết( thậm chỉ theo
mùa).
Tốc độ vận chuyển trong ngành vận tải đường sông quá chậm so với các ngành vận tải khác.
Cự ly vận chuyển dài , tốc độ vận chuyển thấp, chi phí xếp dỡ cao
 Thích hợp với vận chuyển cự ly dài hàng hóa cồng kềnh, không có nhu cầu vận chuyển nhanh.
*) Đường biển:
Gồm vận tải dọc bờ và vận tải quốc tế.
Đảm đương khối lượng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.

Tốc độ đưa hàng chậm giá thành vận chuyển thấp.
Năng lực thông qua hạn chế, giá thành vận chuyển hạ.
Chi phí đầu tư xây dựng tuyến nhỏ( chủ yếu đầu tư xây dựng cảng và mua sắm phương tiện).
- Nhược điểm:
Quá trình vận chuyển không triệt để, cần phối hợp với các phương thức vận chuyển khác.
Quá trình vận chuyển phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết khí hậu.
Thường được dùng để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, không yêu cầu nhanh về thời
gian.
 Có tương lại phát triển, đã có đóng góp rất lớn trong thời kỳ chiến tranh.
d) Đường ống:
Thích hợp với cự ly ngắn.
Hiện tại sử dụng chủ yếu để vận chuyển chất lỏng( xăng, dầu, nước), chất rắn ( than, xi
măng)…
Giá thành vận chuyển thấp, hàng hóa ít bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Đường ống có thể lắp đặt ở nhiều nơi, không bị hạn chế bởi không gian.
Có thể tự động hóa quá trình vận chuyển.
 ở nước ta vẫn chưa phát triển( chủ yếu phục vụ ngành dầu khí).
e) Hàng không
- Ưu điểm:
Tốc độ đưa hàng nhanh, chủ yếu dùng để vận chuyển hành khách nội địa và quốc tế.
Chỉ sử dụng để vận chuyển hàng hóa có khối lượng nhỏ, hàng quý hiếm, có nhu cầu vận
chuyển nhanh khi cự ly vận chuyển lớn.
- Nhược điểm:
Giá thành vận tải cao, chi phí mua sắm phương tiện, đầu tư ban đầu lớn.
… ngoài ra còn có đường cáp( vận tải điện, truyền tin…)
II) Các nhóm tiêu chí đánh giá:
Khả năng thông qua của đường, của các công trình.
Khả năng chuyên chở của các phương tiện vận tải .
Vốn đầu tư vào công trình, vào phương tiện vận tải.
Giá thành vận tải.

Năng suất lao động của ngành vận tải
Tốc độ vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Ngoài ra, còn xét đến: tính chất liên tục và linh hoạt của phương tiện, khả năng bảo quản
hàng hóa, tiện nghi cho hành khách và mức độ an toàn của nó.
2
2. Định nghĩa quy hoạch phát triển và tóm tắt các nội dung cơ bản trong quy hoạch phát triển?
Định nghĩa:
Chiến lược – quy hoạch – kế hoạch.
quy hoạch phát triển là bản luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian Kinh tế
- xã hội hợp lý cho thời kỳ 10 – 15 năm và các giai đoạn 5 năm.
Quy hoạch phát triển có 2 nội dung cơ bản:
Dự báo phát triển( dự báo tăng trưởng, kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, dự báo phát triển
ngành, lĩnh vực…).
Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế theo lãnh thổ. Lãnh thổ gồm: vùng kinh tế, vùng
địa lý tự nhiên, vùng quản lý hành chính.
3. Quy hoạch xây dựng là gì? Tóm tắt các nội dung cơ bản trong quy hoạch xây dựng. Mối liên
hệ giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch GTVT.
Định nghĩa :
- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng,
không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó,
đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Nội dung cơ bản của quy hoạch xây dựng :
+ Quy hoạch không gian (QH không gian vùng, QH chung xây dựng đô thị, QH đơn
vị ở, QH cây xanh đô thị, QH không gian ngầm, QH điểm dân cư nông thôn )
+ Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
+ Quy hoạch Giao Thông
+ Quy hoạch cấp nước
+ Quy hoạch thoát nước, chất thải rắn và nghĩa trang.

+ Quy hoạch cấp điện
- Mối liên hệ giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch GTVT.
Quy hoạch giao thông vận tải là một bộ phận của quy hoạch xây dựng nằm trong phần quy
hoạch cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch GTVT đi trước phục vụ cho quy hoạch xây dựng.
Thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ đó phát triển kinh tế xã hội.
4. Mục đích ý nghĩa của quy hoạch phát triển GTVT và vai trò của nó
- Mục đích :
Làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước( bộ, sở giao thông vận tải) thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành.
Xác định quy mô đầu tư , xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để phát triển toàn
diện hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn quản lý.
Đưa ra luận cứ khoa học lựa chọn phương hướng phát triển của ngành góp phần định hướng
phát triển kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng trên địa bàn quy hoạch và toàn quốc.
Xác định vai trò của từng phương thức vận tải trên thị trường trong và ngoài nước trong
hành lang giai đoạn phát triển.
Hướng dẫn định hướng có tình thuyết phục khách quan cho chuyên ngành, từng phương thức
vận tải để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Ý nghĩa :
3
Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT là bản tường trình, minh chứng và bổ xung cho chiến
lược phát triển. Là cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển của các chuyên ngành và các
doanh nghiệp thuộc ngành. Là căn cứ để hình thành nên các chương trình dự án trọng điểm
của ngành.
Quy hoạch phát triển GTVT tập trung đi sâu phân tích lựa chọn các phương án phát triển đối
với các hạng mục chủ yếu thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, từ đó hình thành các chương
trình,dự án củng cố phát triển kết cấu hạ tầng GTVT trong từng giai đoạn.
Quy hoạch giao thông vận tải là bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và không
thể thiếu được trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Quy hoạch phát triển nhằm đảm bảo tính khách quan tính toàn diện, tính đồng bộ, tính hoàn
chỉnh
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải làm cơ sở cho giải pháp thực hiện đầu tư phát triển
ngành
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Đầu tư phương tiện vận chuyển
Đầu tư công nghiệp
Cơ sở pháp lý cho vấn đề tổ chức chỉ đạo quản lý cơ sở kêu gọi đầu tư.
Vai trò của quy hoạch GTVT
- có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác : quy hoạch phát
triển GTVT là là bộ phận quan trọng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội, nó là tiền đề cho sự phát triển KT-XH trong khu vực.
- làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát tiển ngành : Từ quy hoạch tổng
thể -> xây dựng kế hoạch hành động dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Ngoài ra
mang tính chỉ đạo việc triển khai các dự án phát triển trên địa bàn.
- làm tiền đề cho việc hình thành các chương trình dự án đầu tư và xây dựng
: là căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu thực thi những
dự án phát triển ngành trong khu vực quy hoạch.
5. Mục đích và ý nghĩa của điều tra kinh tế-xã hội trong quy hoạch phát triển GTVT ? nó giữ
tầm quan trọng như thế nào và giải thích vì sao.
- Mục đích :
Thu thập các số liệu phản ánh về hiện trạng của ngành và tình hình phát triển kinh tế xã hội
trong khu vực.
Thu thập các số liệu phản ánh về hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, tình hình
phương tiện vận tải và tổ chức vận tải, kết qua của hoạt động của ngành. Qua đó phản ánh tác
động của GTVT đến sự phát triển kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
Từ đó đánh giá điểm mạnh yếu , khu vực ách tắc, làm cơ sở cho việc đề ra mục tiêu và nhiệm
vụ của quy hoạch.
Xác định nhu cầu thị trường đối với ngành GTVT về vận chuyển hàng hóa hành khách phục
vụ nhu cầu hiện tại.

Cơ sở cho việc dự báo nhu cầu thị trường về vận chuyển hàng hóa và hành khách trong tương
lai.
Khả năng phát triển hoặc định hướng phát triển của ngành GTVT trong tương lai từ đó dự
báo về nguồn lực của xã hội giành cho ngành
- Ý nghĩa :
Thấy được hiện trạng mạng lưới giao thông trong khu vực. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của
ngành, mối quan hệ và sự phát triển cân đối giữa GTVT với phát triển các ngành kinh tế.
đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng của ngành so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
4
trong thời kỳ quy hoạch, từ đó hình thành lên các chương trình dự án phát triển, có biện pháp
định hướng cho việc đầu tư và tổ chức quản lý ngành vận tải trong khu vực.
Từ đó dự báo được khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế và nhu cầu đi lại của dân cư trong thời điểm hiện tại và tương lai. Từ đó xây
dựng định hướng quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng GTVT( cầu, đường, bến bãi…) thỏa mãn
nhu cầu vận chuyển trong tương lai, tạo ra sự cân đối, nhịp nhàng giữa các ngành, kịp thời đề
ra những biện pháp tổ chức vận chuyển, biện pháp định hướng cho việc đầu tư cho các cơ sở
sửa chữa hoặc đóng mới phương tiên vận tải.
Thông qua các số liệu điều tra về tự nhiên, xã hội, địa hình , khí hậu, thủy văn, tình hình tải
nguyên,… người ta mới đưa ra được phương án về quy mô, vị trí kết cấu công trình, các giải
pháp xây dựng.
Tính toán và so sánh lựa chọn phương án quy hoạch để chọn được phương án hợp lý.
6. Phương pháp xác định quan điểm, mục đích (định hướng) và mục tiêu đề ra cho một bản quy
hoạch cho một khu vực ( vùng)? Các định hướng và quan điểm chung cho quy hoạch phát
triển GTVT là gì ?
Dựa theo chỉ tiêu phấn đấu, các mục tiêu định hướng của đất nước để xây dựng cho mình một
quy hoạch phát triển tổng thể và các mục tiêu , mục đích quan điểm.
Các định hướng và quan điểm chung cho quy hoạch phát triển GTVT là :
Phát triển tổng thể các mục tiêu cụ thể cho mình
Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, theo vùng lãnh thổ, xu hướng biến đổi chất
lượng cuộc sống của dân cư trên các

7. Vì sao nói quy hoạch phát triển là một tiến trình thực hiện, theo dõi, đánh giá và hiệu chỉnh
của một chuỗi các quyết định của những người làm quy hoạch ? Phân tích
8. Các bước chuẩn bị cho điều tra kinh tế
Xác định mục đích và nhiệm vụ công tác điều tra.
Nghiên cứu khu vực điều tra và lập đề cương điều tra.
Xác định giới hạn khu vực điều tra, đối tượng điều tra.
Lập kế hoạch công tác cho đoàn điều tra.
Tổ chức đoàn điều tra.
9. Nội dung của điều tra kinh tế tổng hợp phục vụ quy hoạch GTVT.
a) Công tác chuẩn bị và tổ chức điều tra gồm :
Xác định mục đích, nhiệm vụ điều tra.
Nghiên cứu khu vực điều tra và lập đề cương kiểm tra.
Xác định giới hạn điều tra và đối tượng điều tra.
Lập kế hoạch công tác cho đoàn điều tra.
Tổ chức điều tra.
b) Công tác thu thập và chỉnh lý số liệu, lập hồ sơ tổng hợp số liệu điều tra. Bao gồm :
Điều tra về tự nhiên xã hội.
Điều tra hiện trạng ngành giao thông vận tải.
Điều tra các ngành kinh tế.
Xử lý số liệu và tổng hợp số liệu điều tra theo nội dung và yêu cầu điều tra.
5
10. Nội dung của phương pháp điều tra kinh tế riêng lẻ phục vụ quy hoạch GTVT. Phương pháp
xác định phạm vi điều tra trong điều tra kinh tế riêng lẻ.
11. Trình tự và nội dung xây dựng quy hoạch phát triển GTVT
Nội dung :
Trên nguyên tắc 1 đồ án GTVT mang tính pháp lý tuy nhiên không thể chi phối toàn bộ hoạt
động của nền kinh tế xã hội đối với nền kinh tế thị trường mà chỉ mang tính chất định hướng,
thông qua thực tế thực hiện cần có các điều chỉnh cho phù hợp.
Đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình phát triển.
Điều tra đánh giá hiện trạng toàn bộ hệ thống GTVT.

Đánh giá vai trò, mối quan hệ với các ngành khác xác định mục tiêu cụ thể.
Dự báo thị trường.
Dự báo nguồn nhân lực.
Dự báo nhu cầu vận chuyển.
Xây dựng các phương án quy hoạch của toàn bộ hệ thống và từng hệ thống chuyên ngành.
Đề suất hình thức đầu tư theo giai đoạn và cách thức huy động vốn, cách thức tổ chức thực
hiện.
Trình tự :
b1) Điều tra thu thập số liệu, sử lý phân tích, điều tra kinh tế - xã hội, điều tra giao thông vận
tải.
b2) Đánh giá hiện trạng GTVT toàn ngành, từng ngành gồm các chỉ tiêu về hạ tầng, nhóm chỉ
tiêu giao thông, an toàn.
b3) Xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển GTVT :
xem xét các vấn đề về chất lượng GT
xem xét các chỉ tiêu về vận chuyển, khối lượng luân chuyển hàng hóa qua các trạm trung
chuyển.
xem xét vấn đề quan hệ đối với các ngành khác tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành
kinh tế khác khai thác nguồn lực, nguồn tài nguyên sẵn có.
Đảm bảo tối thiểu chi phí, tối đa lợi ích cho xã hội
Đảm bảo tính bền vững cho phát triển cũng như trong môi trường.
b4) Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Mục đích : xác định yếu tố đầu vào để có yếu tố đầu ra cho các phương án quy hoạch.
Nội dung : Nhu cầu thị trường vận tải trên các vùng miền tuyến chính, xem xét cả lượng và
chất.
12. Nêu các khảo sát cần tiến hành phục vụ quy hoạch GTVT. Nói rõ mục đích, khảo sát, đối
tượng cần khảo sát, phương pháp thực hiện sơ bộ của các cuộc khảo sát này.
Điều tra về tự nhiên xã hội
Điều tra về giao thông vận tải
Điều tra kinh tế
Mục đích của điều tra tự nhiên xã hội :

Xem xét ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên xã hội đến sự phát triển giao thông vận tải.
Điều tra về điều kiện tự nhiên : vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, thủy văn, khí hậu, tình hình
phân bố tài nguyên.
Điều tra xã hội :
6
Tình hình phát triển dân số, mật độ dân số và phân bố dân cư, nhịp độ tăng dân số hiện tại và
tương lai.
Thành phần dân cư theo lứa tuổi và nghề nghiệp, theo trình độ văn hóa và mức sống.
Đặc điểm dân cư theo thói quen đi lại, tính chất đi lại của từng nhóm dân cư theo các mục
đích khác nhau.
Số lần đi lại cho mục đích sản xuất, số lần đi lại với mục đích sinh hoạt văn hóa xã hội và cho
mục đích cả nhân.
Nhu cầu đi lại và tỷ lệ nhu cầu đi lại trong tổng nhu cầu đi lại có sử dụng các loại phương
tiện vận tải khác nhau.
Mối quan hệ kinh tế văn hóa giữa các vùng trong và ngoài khu vực.
Tình hình lao động và phân bố lao động, tình hình sử dụng lao động trong khu vực.
Mức tiêu thụ bình quân từng loại sản phẩm chủ yếu của một người dân trong khu vực sản
xuất và cho sinh hoạt, tiêu dùng.
Mức thu nhập và phong tục tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng và đời sống văn hóa của
từng nhóm dân cư trong khu vực.
Điều tra GTVT :
Mục đích :
Thấy được hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết quả hoạt động của ngành, mối quan hệ về
kết quả hoạt động của ngành so với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực, khả năng
phát triển của ngành trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu
cầu đi lại của nhân dân trong khu vực quy hoạch.
Đối tượng :
Điều tra phương tiện GTVT và kết quả hoạt động của ngành.
Điều tra công nghiệp oto.
Điều tra dịch vụ vận tải.

Điều tra các cơ sở vật chất khác của ngành, tình hình thực hiện đầu tư, tình hình thực hiện
đầu tư tình hình tổ chức và quản lý của ngành.
Phương pháp thực hiện sơ bộ :
13. Nội dung của khảo sát giao thông phục vụ công tác đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu
giao thông.
14. Vẽ sơ đồ trình tự bốn bước trong dự báo nhu cầu giao thông. Bốn bước này trả lời cho các
câu hỏi nào ? diễn giải nội dung của mỗi bước.
Transportation systems analys – dr. Moshe Ben Akiva (MIT)
B1) Phát sinh hành trình( Trip generation) : nhu cầu đi lại, vận chuyển.
B2) Phân phối hành trình( Trip distribution) : phân bổ nhu cầu chuyến đi.
B3) Phương thức phân chia( Modal split – loại mô hình nào được sử dụng, phương tiện
giao thông cá nhân hoặc công cộng).
B4) Ấn định mạng lưới( Traffic assignment) : phân bổ cho các tuyến đường -> lưu lượng
trên đường.
B1 : dự báo và xác định số lượng lượt đi lại xuất phát trong vùng phân tích( mức độ tổng
thể), lượt đi lại của các hộ gia đình hoặc nhóm tương đương.
B2 : xác định được những hành trình : điểm đi, điểm đến.
B3 : xác định phương thức đi lại bằng phương tiện nào sẽ được sử dụng.( số người sử dụng
phương tiện gt công cộng và cá nhân).
7
B4 : xác định được tuyến đường nào được sử dụng cho những hành trình từ điểm đi đến điểm
điến.
15. Các phương pháp dự báo nhu cầu phát sinh lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách của vận
tải liên vùng. Nhu cầu đi lại của các dân cư.
Dự báo hàng hóa :
Phương pháp thống kê
Phương pháp hệ số vận chuyển
Phương pháp tương tự
Phương pháp tính toán trực tiếp
Dự báo hành khách :

16. Phương pháp xác định luông hàng vận chuyển và sự dịch chuyển của các dong hành khách.
Tiêu chí để chọn các phương án phân bổ luồng hàng vận tải theo từng phương thức vận tải là
tối thiểu chi phí vận chuyển hoặc tối đa lợi ích trong qua trình sản xuất lưu thông.
F
Q
= C
ij
k
. Q
ij
k
F
Q
chi phí vận chuyển hàng trên toàn mạng
C
ij
k
chi phí vận chuyển 1 đơn vị hàng hóa k từ i -> j có xem xét cả tổn thất do ứ đọng hàng
hóa.
Q
ij
k
khối lượng hàng hóa K từ i-> j
K loại hàng hóa vận chuyển
i 1-> n điểm đi.
j 1-> n điểm đến.
Phân tích luồng hàng hiện tại bằng cách kết hợp giữa việc xử lý số liệu thống kê với kết quả
điều tra tại hiện trường.
Hết sức chú trọng quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị
Pp dịch chuyển dòng hành khách :

Xác định mối quan hệ vận tải giữa các chuyến phát sinh và các chuyến đi hấp dẫn.
Đoán xem hành khách sẽ quyết định đi tới nơi cần đến như thế nào.( phụ thuộc vào mục đích
chuyến đi, chất lượng đường, chất lượng phương thức vận chuyển, chất lượng phục vụ của
ngành vận tải đi đến vùng đó.
T
ij
p
=K.(P
i
p
. A
j
p
)/(C
ij
)
b
T
ij
p
số chuyến đi liên vùng( i, j) cho mục đích p
P
i
p
số chuyến đi phát sinh ở khu vực i với mục đích p
A
j
p
số chuyến đi hấp dẫn với mục đích p với chi phí đi lại từ i-j
C

ij
số chi phí đi lại từ i-j
b là hằng số thực nghiệm phụ thuộc mục đích chuyến đi
K là hệ số phục thuốc tính liên hệ giữa các vùng
17. Phương pháp gán lưu lượng lên mạng lưới theo mạng lưới đường tối ưu. Ưu và nhược điểm
của các phương pháp này.
Dựa trên phương pháp lập vecto
Phương của vec tơ thành phần là phương của quan hệ vận chuyển
Chiều vec tơ là chiều của hướng vận chuyển
8
Độ lớn của vec tơ thành phần là khối lượng vận chuyển hoặc khối lượng luân chuyển người
và hàng hóa giữa hai điểm.
q
A
= Q
A
( G – A)
q
B
= Q
B
( G – B)
khối lượng luân chuyển :
q
A
= Q
A
.L
A
( G – A)

q
B
= Q
B
.L
B
( G – B)
không xét đến ảnh hưởng của
18. Phương pháp đánh giá kết quả quy hoạch. Các phương án quy hoạch được đánh giá so sánh
và lựa chọn theo các tiêu chí nào ?
a) Phương pháp phải được xem xét một cách toàn diện trên mọi khía cạnh :
Kinh tế, kỹ thuật, tài chính, chính trị, xã hội.
Hợp lý nhất để thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Trên cơ sở sử dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
có, huy động và sử dụng hợp lý các tiềm năng. Sao cho chi phí vận chuyển là ít nhất, hoặc lợi
ích xã hội là cao nhất.
b) Tiêu chí :
- Chỉ tiêu kinh tế :
Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế ngoài GTVT.
Tăng thu nhập quốc dân.
Tăng công ăn việc làm.
- Chỉ tiêu về ảnh hưởng môi trường :
Tiếng ồn.
Ô nhiễm không khí.
Cảnh quan.
- Các chỉ tiêu khác :
Phát triển toàn diện của khu vực.
Phát triển mạng lưới GTVT trong và ngoài khu vực.
An toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng.
Tăng giao lưu văn hóa.

Góp phần phân bố dân cư, phân bố lực lượng lao động.
Ngoài ra còn có 1 số chỉ tiêu khác, tùy khu vực nghiên cứu và giai đoạn phát triển của đất
nước.
9

×