Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mẹo hay giúp mẹ có thể nhận biết bé bị ốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.29 KB, 7 trang )

Mẹo hay giúp mẹ nhận biết bé bị ốm
Trẻ bị ốm là mối quan tâm, lo ngại lớn của cha mẹ. Phân biệt được sự khác nhau
giữa một bệnh nghiêm trọng và một bệnh nhẹ là đặc biệt quan trọng. Cha mẹ cũng
cần phải học cách làm thế nào để nhận biết được các dấu hiệu bệnh sớm để có
cách chăm sóc và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi tình trạng bệnh của trẻ có khả năng
xấu đi nhanh hơn so với những trẻ đã lớn.
Tuy bé không biết nói và mẹ cũng chẳng phải là một bác sĩ, chỉ cần lướt qua các
dấu hiệu dưới đây là đủ để biết ngay con khỏe yếu ra sao.
Hơn ai hết, mẹ là người gần gũi bé nhiều nhất, và trước khi những người khác kịp
nhận ra rằng bé bị ốm thì mẹ đã cảm nhận được. Ngay cả khi chưa hề có kinh
nghiệm, mẹ vẫn nhận ra được những điều “bất ổn” nơi bé yêu bằng cách theo dõi
những dấu hiệu như tiếng khóc, nhiệt độ…

Có rất nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận biết khi nào bé bị ốm
Những dấu hiệu thông thường

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Chẳng cần phải đọc quá nhiều tài liệu, với sự tinh ý của người mẹ, bạn có thể dễ
dàng phát hiện một vài dấu hiệu như:
- Sự thay đổi trong giấc ngủ: Dù giấc ngủ của bé con luôn trải qua sự thay đổi,
nhưng nếu bé bất ngờ trở nên khó ngủ, hay có sự thay đổi hành vi một cách đột
ngột, mẹ cần theo dõi kỹ.
- Bé tỏ rõ sự khó chịu: Có thể thời tiết quá nóng nực hay một miếng chỉ thừa trong
áo làm bé khó chịu. Trong nhiều trường hợp, chỉ đơn giản là do bé đã chán trò chơi
hay bài hát quen thuộc mà thôi.
- Bé đeo mẹ không rời: Nhiều khả năng là bé đang thấy không thoải mái bên trong.
Không hẳn là bé bị ốm, nhưng có thể là bé đang đầy bụng, nghẹt mũi hoặc mệt
mỏi.


Những dấu hiệu nguy hiểm

Đặc biệt, những dấu hiệu dưới đây được xem là nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và
trẻ em nói chung:
- Tiếng khóc the thé, chói tai hoặc yếu ớt, kéo dài không dứt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Bé không năng động như mọi ngày, không đáp lại khi mẹ gọi hoặc không tỏ ra
hứng thú, trở nên lờ đờ.
- Thóp phồng.
- Cứng cổ.
- Không uống gì trong vòng 8 giờ liên tục.
- Nhiệt độ trên 38 độ C đối với các bé dưới 3 tháng tuổi, trên 39 độ C với các bé
trên 3 tháng.
- Thân thể nóng nhưng tay chân lạnh.
- Thân nhiệt cao đi kèm với phờ phạc, thiếu sức sống.
- Co giật.
- Làn da chuyển sắc xanh, tím tái hoặc loang lổ.
- Khó thở, thở nhanh, khò khè, bụng co rút mạnh mỗi khi thở.
- Bé buồn ngủ bất thường, khó đánh thức bé dậy.
- Bé không thể tỉnh táo ngay cả khi bạn đã đánh thức.
- Phát ban đỏ ở bất cứ một vị trí nào trên cơ thể (đây có thể là dấu hiệu của viêm
màng não).
- Nôn ra mật xanh.
Là người chăm sóc và thân thiết nhất với bé, mẹ hãy tin vào bản năng làm mẹ của
mình. Với bất kỳ một biểu hiện nào cho thấy con không khỏe. Ngay cả khi các bác
sĩ nói rằng bé ổn, mẹ vẫn có thể yêu cầu được kiểm tra kỹ hơn để chắc chắn không
bỏ sót bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

Các triệu chứng khác cần chú ý khi trẻ bị ốm
Chú ý những triệu chứng quan trọng khác khi trẻ bị ốm đặc biệt là với trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Các triệu chứng buồn ngủ, mất hứng thú vui chơi hoặc tương tác với bạn - trẻ có
thể kém tỉnh táo hơn bình thường và không hứng thú với những gì xung quanh
chúng. Đứa trẻ có thể chỉ thích được ôm ấp và có thể trông trẻ rất yếu ớt.
Khó thở, thở mạnh, thở nhanh, chậm hoặc nhịp thở không đều. Trẻ có thể phát ra
tiếng khò khè khi thở hoặc da giữa các xương sườn hoặc xương ức của trẻ có thể
bị hút vào theo từng nhịp thở.
Lượng nước tiểu thải ra ít hơn. Cần chú ý nếu số lượng tã ướt ít hơn 4 trong vòng
24 giờ. Những triệu chứng này rất khó phân biệt được nếu như đứa trẻ bị tiêu chảy.
Với trẻ lớn tuổi hơn, lượng nước tiểu sẽ giảm đi và có thể bị cô đặc (có màu nâu
đến màu cam).
Thay đổi màu da da đứa trẻ có thể rất nhợt nhạt, có đốm hoặc bàn tay và bàn chân
lạnh.
Phân của trẻ thay đổi - phân lỏng hoặc quá rắn, không đi đại tiện được hoặc màu
phân thay đổi. .
Làm gì khi trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


chống lại các tác nhân gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh có thể là vi rút hoặc vi
khuẩn gây sốt. Thỉnh thoảng rất khó có thể phân biệt được nguyên nhân này. Bạn

nên làm theo hướng dẫn quan trọng sau đây nếu như con của bạn bị sốt.
Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ cho trẻ thoải mái.
Cất gọn chăn màn và các quần áo thừa thãi xung quanh trẻ, cho trẻ mặc thông
thoáng, rộng rãi.
Đừng để trẻ bị rùng mình vì điều này sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên.
Nếu trẻ bị rùng mình, quấn trẻ vào trong một tấm khăn nhẹ cho đến khi cơn rùng
mình dừng lại và giảm sốt cho trẻ với thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol
hoặc ibuprofen.
Cho trẻ uống nước thường xuyên (bao gồm nước lọc hoặc nước ép trái cây pha
loãng- với tỉ lệ 1 phần nước trái cây: 4 phần nước).
Trẻ bị sốt sẽ cảm thấy khát, nếu trẻ không bị nôn, có thể cho trẻ uống nhiều nước
khi trẻ muốn. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội,
sữa mẹ hoặc sữa bình.
Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của trẻ thường xuyên- sử dụng nhiệt kế thủy
ngân hoặc nhiệt kế kỹ thuật số là tốt nhất. Loại nhiệt kế băng dán trán là không
đáng tin cậy.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Nếu con của bạn trông có vẻ khá ổn và vui vẻ thì không cần phải cho trẻ uống
thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, Paracetamol hoặc Ibuprofen chỉ có thể được sử dụng với
liều lượng chính xác để điều trị sốt trên 38,5 độ C.
Đọc hướng dẫn cẩn thận trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, và hỏi ý kiến dược sĩ nếu
như bạn có bất kỳ mối lo ngại nào. Nếu có 2 hoặc nhiều người chăm sóc cho trẻ
(ví dụ: bố và mẹ) thì phải đảm bảo rằng không có sự nhầm lẫn để trẻ phải uống cả
2 liều thuốc giống nhau. Không được sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen trong

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


vòng hơn 48 tiếng đồng hồ mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Không cho trẻ sử dụng
Aspirin mà không hỏi tư vấn của nhân viên y tế.

Khi nào thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Tìm đến sự chăm sóc y tế- như bệnh viện địa phương nơi bạn sinh sống hoặc trung
tâm y tế càng sớm càng tốt nếu như: Bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào ốm
đã được đề cập, đặc biệt nếu các triệu chứng diễn ra đồng thời thì con của bạn có
khả năng cao là đang không khỏe, bạn cần quan tâm đến con của mình. Bạn cần
tìm đến sự giúp đỡ nếu như con bạn:
- Bị sốt phát ban
- Bị co giật hoặc bị ngất
- Sốt cao từ 39 độ C
- Nôn mửa liên tục trong nhiều giờ hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc là máu

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Dùng paracetamol hoặc ibuprofen nhưng vẫn không giảm đau
- Phát triển một khối u hoặc bị sưng- đặc biệt là ở vùng bẹn
- Ngưng thở hơn 15 giây
- Đau đầu dữ dội, cứng cổ hoặc ánh sáng làm tổn thương mắt của trẻ
Nhớ rằng: Trẻ cần sự chăm sóc và quan tâm nhiều hơn khi trẻ bị ốm. Hãy để trẻ
nghỉ ngơi và ở nhà để phục hồi sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm cho
trẻ khác. Trẻ không biết tại sao mình lại cảm thấy dễ cáu kỉnh và buồn bã khi trẻ
ốm. Sự hiện diện và chăm sóc của bạn rất quan trọng để giúp trẻ hồi phục.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×