Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.93 KB, 3 trang )
Có thể nhận biết bệnh tự kỷ của trẻ qua tiếng khóc
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, cao độ âm thanh tiếng khóc của
trẻ em cũng là dấu hiệu để nhận biết sớm về bệnh tự kỷ trong khoảng thời gian 6
tháng tuổi đầu đời.
Các nhà khoa học đã ghi âm tiếng khóc của 39 trẻ trong độ 6 tháng tuổi trở lại.
Trong đó 21 bé nguy cơ tự kỷ do anh chị em ruột của chúng bị căn bệnh này, số
còn lại đều khỏe mạnh và gia đình chưa ai có tiền sử mắc chứng tự kỷ.
Tiếng khóc của trẻ tự kỷ có sự khác biệt so với bình thường.
Ghi nhận từ thiết bị theo dõi âm thanh cho thấy những trẻ em có tiếng khóc với cao
độ cao hơn bình thường có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn nhóm còn lại. Những đứa trẻ
này tiếp tục được theo dõi đến 3 tuổi thì có 3 em biểu hiện mắc bệnh tự kỷ. Trùng
hợp là khi còn nhỏ, 3 em này thường khóc với cường độ âm thanh cao nhất trong
nhóm trẻ được chọn nghiên cứu. Hơn nữa phân tích của thiết bị cảm âm cho thấy
tiếng khóc của 3 đứa trẻ này có vẻ căng thẳng, chát chúa hơn so với những âm
thanh xung quanh.
Với một người bình thường thì rất khó để nhận ra sự khác biệt trong tiếng khóc của
những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. Chỉ có thiết bị ghi âm đặc biệt mới phân tích được.
Vì thế phụ huynh được khuyên là không nên quá lo lắng mà suốt ngày chăm chăm
theo dõi sự khác lạ trong tiếng trẻ con khóc.
Sheinkopf, đại diện nhóm nghiên cứu nói trên Tạp chí Autism Research rằng:
“Chúng tôi không muốn cha mẹ phải lo lắng thái quá khi nghe tiếng khóc của con
họ”. Nếu những nghiên cứu này được xác thực trong tương lai thì nó giúp các nhà
nghiên cứu dễ xác định trẻ có nguy cơ bị tử kỷ sớm trước khi những hành vi điển
hình của bệnh này bộc lộ rõ ra.
Các nhà nghiên cứu kỳ vọng những phát hiện này cùng những yếu tố khác sẽ giúp
các bác sĩ xác định sớm nguy cơ mắc chứng tự kỷ của ở các bé ngay từ 6 tháng tuổi
đầu đời. Từ đó có những can thiệp về tâm sinh lý theo hướng tích cực giúp trẻ cải
thiện khả năng hòa nhập cộng đồng.
Những phát hiện này mới này cũng trùng khớp với các nghiên cứu trước đây cho
rằng tiếng khóc của trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Chẳng hạn một