Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.17 KB, 20 trang )

1

Câu 1: Phân biệt các khái niệm thời tiết, khí hậu, dao động khí hậu
và biến đổi khí hậu. Cho ví dụ minh họa.
- Thời tiết : Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một

-

-

-

-

-

địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như
nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng quan
trắc được, như sương mù, dông, nắng, mưa…
Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các
giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc
được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khoảng
thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm. Một cách đơn giản
có thể hiểu khí hậu là trạng thái trung bình và cực trị của thời
tiết, được xác định trên một khoảng thời gian đủ dài ở một nơi
nào đó
Dao động khí hậu: Dao động khí hậu là sự biến đổi thăng giáng
của khí hậu xung quanh trạng thái trung bình. Những biến đổi
này thường ngược pha nhau, xảy ra có tính lặp đi lặp lại trong
những khoảng thời gian nào đó, nghĩa là dao động thường gắn
liền với khái niệm chu kỳ. Có những dao động có chu kỳ ngắn


và dễ dàng nhận thấy, nhưng cũng có những dao động với chu
kỳ lặp lại khá dài
Biến đổi khí hậu - IPCC (2007) , Biến đổi khí hậu là sự biến
đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến
đổi về trạng thái trung bình và sự biến động các thuộc tính của
nó, được duy trì một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỉ
hoặc dài hơn.
Nói cách khác thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng
này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.
ví dụ minh họa
Câu 2: QBO là gì? Đặc điểm của QBO? Ảnh hưởng của QBO
đến điều kiện thời tiết và khí hậu Việt Nam như thế nào?
Khái niệm: dao động qbo là dao động tựa 2 năm
+ Là hiện tượng dao động trong đới gió ở khí quyển tầng cao
trên khu vực nhiệt đới thay đổi hướng từ đông sang tây và sau
đổi hướng ngược lại trở về đông
+ lặp lại trong khoảng thời gian hai năm một lần (28-29 tháng


2
+Cơ chế đổi hướng gió phát triển tại đỉnh của tầng bình lưu

dưới
+ lan truyền xuống với vận tốc ~1km/1 tháng đến khi bị tiêu tán
tại đỉnh tầng đối lưu nhiệt đới
- Đặc điểm:
• Chu kỳ dao động 20-36 tháng, trung bình 28 tháng
• Biên độ pha gió đông thường mạnh hơn (~ gấp 2 lần) biên
độ pha gió tây
• QBO lan truyền đi xuống theo thời gian từ 10hPa xuống

100hPa hoặc thấp hơn
• Tốc độ lan truyền xuống khoảng 1km/1tháng
• Theo phương thẳng đứng gió đông thống trị phía trên, gió
tây ở phía dưới
• Pha gió tây chuyển động xuống nhanh hơn pha gió đông
• Biên độ QBO giảm khi độ cao giảm. Biên độ cực đại 4050m/s, quan trắc xung quanh mực 20mb
• Sự chuyển đổi gió tây sang đông thường chậm lại giữa
30-50mb
• Có sự biến động đáng kể của QBO về chu kỳ và biên độ
- ảnh hưởng của qbo đến điều kiện thời tiết và khí hậu việt nam

Câu 3: ENSO là gì? Trình bày cơ chế vật lý của ENSO? Tác động
của ENSO đến thời tiết và khí hậu Việt Nam như thế nào?
-khái niệm : “ENSO (El Nino – Dao động Nam)
+ chỉ El Nino, La Nina vào dao động của khí áp giữa hai bờ Đông
Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ
Dương (được gọi là Dao động Nam)
+Dao động Nam là dao động của khí áp quy mô lớn, từ năm này qua
năm khác ở 2 bờ Đông và Tây của khu vực xích đạo Thái Bình
Dương.
-cơ chế vật lí : ?
- Tác động đến việt nam: enso tác động đến 1 số yếu tố và hiện
tượng thủy văn việt nam
ENSO và nhiệt độ cực trị


3

ENSO và lượng mưa
Mức thâm hụt lượng mưa trong từng đợt ENSO biểu thị bằng %

(DR). đa số các đợt ENSO gây ra tình trạng hụt mưa, song một số đợt
El Nino, La Nina đã cho những kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong
24h và số tháng liên tục hụt mưa ở một số nơi, cho thấy ENSO làm
tăng tính biến động của mưa ở Việt Nam.
ENSO và XTNĐ :
Ảnh hưởng của ENSO đến hoạt động của bão và áp
thấp nhiệt đới
Trong 45 năm (1956 - 2000), có 311 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trung bình
6,9 cơn/năm, trung bình 0,58 cơn/tháng
ENSO với tần suất front lạnh: Trong những năm El Nino và
La Nina, số front lạnh ảnh hưởng đến nước ta đều ít hơn
bình thường
Tỉ lệ giữa tổng chuẩn sai dương và tổng chuẩn sai
âm của tần số front lạnh qua Hà Nội của các tháng
trong năm chỉ bằng 70%
Thời gian kết thúc hoạt động của không khí lạnh ở
Việt Nam sớm hơn bình thường
Ảnh hưởng của ENSO đến nhiệt độ
 nhiệt độ trung bình các tháng trong điều kiện El Nino đều cao

hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các
khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng rõ hơn ở phía Bắc
 Trái lại, trong điều kiện La Nina, nhiệt độ trung bình các tháng
thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn ở
phía Nam
ENSO với số ngày rét đậm
ENSO với số ngày nắng nóng



4

Ảnh hưởng của ENSO đến mực nước biển ở vùng ven biển và hải
đảo Việt Nam: El Nino gây ra hiệu ứng âm (∆h < 0), trái lại La Nina
gây ra hiệu ứng dương (∆h > 0)
∆h là mức độ thâm hụt
Ảnh hưởng của ENSO đến độ mặn nước biển vùng ven biển và hải
đảo Việt Nam: El Nino làm tăng độ mặn
La Nina là giảm độ mặn của nước biển
Ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy sông ngòi ở
Việt Nam.
 Trong những năm El Nino, phần lớn các trạm có

dòng chảy năm nhỏ hơn trung bình nhiều năm
từ 10% trở lên
Trong những năm La Nina, dòng chảy năm các sông
thường lớn hơn trung bình nhiều năm, có năm.
Ảnh hưởng của ENSO đến sản lượng thủy điện.
 El Nino có thể làm giảm sản lượng thủy điện
 La Nina góp phần thuận lợi cho việc tăng sản lượng

thủy điện của các nhà máy.
Ảnh hưởng của ENSO đến sản xuất nông nghiệp.
Trong điều kiện ENSO, diện tích cà phê cho thu hoạch và sản
lượng cà phê đều tăng so với vụ trước: những năm La Nina, diện
tích cà phê lớn hơn những năm El Nino, song sản lượng cà phê lại
nhỏ hơn những năm El nino.
Ảnh hưởng của ENSO đến đời sống và sức khỏe con người.
từ 1977 đến 2000, tổng số người bị chết và mất tích do thiên tai là
14.962, trong đó xảy ra vào những năm ENSO chiếm 64%


Câu 4: NAO là gì? Đặc điểm của NAO? Ảnh hưởng của NAO đến
thời tiết và khí hậu ở vùng Bắc Mỹ và Châu Âu như thế nào?
- Khái niệm: NAO là 1 dạng bập bệnh của khối lượng không khí

thay đổi giữa vùng cực và vùng cận nhiệt đới


5

- Đặc điểm:+ biến đổi trong khối lượng và trường áp dẫn đến sự

biến động về độ lớn và quỹ đạo của các hệ thống bão/dông vượt
Đại tây dương từ bờ đông nước Mĩ đến Châu Âu.
+NAO dễ nhận biết nhất vào mùa đông(tháng 11-Tháng 4) với
biên độ và tính bền bỉ lớn nhất trong khu vực Đại tây Dương
- ảnh hưởng :
+ tới bắc mĩ:
• Bờ đông Mĩ có mùa đông dễ chịu hơn trong pha dương
của NAO
• Lượng tuyết phủ giảm
• Ấm hơn bình thường của nhiệt độ bề mặt biển làm sự xuất
hiện của thủy triều đỏ trong mùa hè nhiều hơn
• Sự lạnh hơn bình thường của vùng biển nhiệt đới làm giảm
số lượng các cơn bão trong mùa hè tiếp theo .
• Lạnh hơn của nhiệt độ đại dương trong mùa sinh sản làm
giảm số lượng cá.
+tới Châu Âu:
• Bắc Âu có mùa đông dễ chịu và ẩm hơn trong pha NAO
dương

• điều này có hệ quả quan trọng cho việc sản xuất điện và
tiêu thụ dầu sưởi
• Đông nam châu âu nhận ít mưa hơn do đó gây nên những
vấn đề đáng kể với nguồn cung nước uống và làm giảm
dòng chảy ở khu vực Trung Đông.
• Thu hoạch nho và oliu được chứng tỏ là phụ thuộc nhiều
vào NAO

Câu 5: PNA là gì? Đặc điểm của PNA? Ảnh hưởng của PNA đến
thời tiết và khí hậu Việt Nam như thế nào?
- Khái niệm: Hình thế Bắc Đại Tây dương/châu Mĩ (PNA). Hình

thế PNA biểu diễn mối liên hệ xa quy mô lớn trong khí quyển
giữa Bắc thái bình dương và Bắc Mĩ .


6
- Đặc điểm : Xuất hiện dưới dạng 4 ổ riêng biệt tại 500mb gần

Hawaii, trên Bắc thái bình dương, trên Alberta của Canada và
trên Gulf Coast của nước mĩ .
- ảnh hưởng đến Việt Nam :

Câu 6: Trình bày các phương pháp đánh giá biến đổi khí hậu trong
quá khứ (cổ khí hậu - khí hậu trước quan trắc)?
Các tài liệu cổ:
Các ghi chép đề cập đến
• Thu hoạch mùa màng
• Di cư
• Bão đổ bộ

• Nạn đói …
Trong tài liệu ghi chép năm 891 sau công nguyên, thành phố Baghdad
có mùa hè nóng và mùa đông lạnh, điều kiện khí hậu tốt co nông
nghiệp
Một số tài liệu khác cho thấy:
→ có sự tăng lên của các đợt lạnh trong nửa đầu của thế kỉ thứ 10
→ có sự giảm nhiệt độ đột ngột tháng 7 năm 920 AD và 3 lần tuyết

rơi năm 908, 944 và 1007
→ có thể liên quan đến một đợt phun trào núi lửa
Tác phẩm nghệ thuật :
• Băng/tuyết ở vùng ôn đới trong thời kỳ Băng hà nhỏ
-Hạn chế của những thông tin khí hậu trực tiếp:
• Các phép đo trực tiếp chỉ xuất hiện gần đây
• Các thông tin lịch sử thường định tính và không đầy đủ .
Proxies (Phương pháp đại diện) = lưu trữ tự nhiên thông tin khí hậu


7

Phép đo tuổi
• Phóng xạ
• Các nguyên tử không bền phân rã theo tốc độ biết trước (tốc độ bán
rã) 14C, U-Th, 210Pb,….
VÂN CÂY
Khoảng cách giữa Các vân cây càng dày và xít nhau → thời kì đó là
khô hạn nắng nóng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Ngược lại khoảng các
RẶNG SAN HÔ
• San hô phát triển vùng nước nông

• San hô nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và độ mặn của đại
dương
• Xác định tuổi của san hô → xây dựng được các thông tin chi tiết về
điều kiện khí hậu đã biến đổi như thế nào từ vài triệu năm trước
TRẦM TÍCH HỒ
• Lưu giữ thông tin biến đổi khí hậu trong đất liền
• Sinh vật phù du
• Phấn hoa
• Biến đổi của thực vật
TRẦM TÍCH ĐẠI Dương
PHẤN HOA
• Các mẫu phấn hoa trong trầm tích → thông tin về loài
• Thực vật thịnh hành trong quá khứ → thông tin khí hậu
• Nhiệt độ mùa hè bề mặt nước biển suy ra từ trầm tích ngoài bờ bắc
Iceland (Sicre et al., 2008)
NGHIÊN CỨU HANG ĐỘNG


8

• Xem xét việc tạo thành Calcium Cacbonat (CaCO3)
• Có thể nhận được thông tin vài chục ngàn năm liên tục dựa vào
18O:
• được sử dụng để tái tạo cổ khí hậu
• Thể hiện nước ngầm và giáng thủy trong khu vực
LÕI BĂNG (Ice core)
• ưu điểm: Chính xác và có độ tin cậy hơn nhiều so với mẫu trầm tích
biển
Đặc điểm:
• Không khí bi giữ trong tuyết khi chúng rơi xuống và tồn tại ở dạng

các bong bóng nhỏ dưới các lớp băng bị nén chặt.
• Sự phân lớp của băng theo chu kỳ các mùa trong năm theo dữ liệu
lõi băng
• Sự thay đổi bề dày dùng để xác định giáng thủy và nhiệt độ
• Biến động của hàm lượng oxy-18 trong các lớp băng đặc trưng cho
các biến động nhiệt độ trung bình của đại dương
• Phấn hoa trong lõi băng có thể dùng để suy đoán các loài thực vật
• Tro núi lửa cũng có mặt trong một số lớp băng có thể sử dụng để
xác định thời gian hình thành lớp trầm tích đó
 Mẫu :
• Có thể lấy mẫu băng từ các phiến băng của Greenland và Nam cực
(cuối năm 1960)
• mẫu băng sâu tới 3053,44m từ phiến băng của Greenland cho biết
được khí hậu ít nhất trước đây 110.000 năm
• Dữ liệu băng ở Nam cực có thể cho biết khí hậu cách đây 750.000
năm
 Phân tích :


9

• Đồng vị phóng xạ 18O, 16O trong băng đá cho biết nhiệt độ từng
thời kỳ
• Phân tích thành phần không khí trong các lớp băng khác nhau cho
biết khí hậu và tính trạng trái đất qua nhiều năm trong quá khứ
• lượng muối biển trong các lõi băng 3260m → xác định được thời
kỳ băng hà
Câu 7: Trình bày nguyên nhân của biến đổi khí hậu? Lý giải biến đổi
khí hậu trong quá khứ và hiện tại?
- Nguyên Nhân:


+Nguyên nhân tự nhiên :những nguyên nhân nằm ngoài hệ thống khí
hậu Trái đất, bao gồm:
• Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo trái đất là độ lệch

tâm, độ nghiêng của trục quay của trái đất và tiến động.
Những biến đổi của các tham số này sẽ làm thay đổi lượng
bức xạ mặt trời cung cấp cho trái đất và làm khí hậu trái
đất biến đổi.
• Biến đổi trong phân bố lục địa-biển của bề mặt trái đất :Bề
mặt trái đất có thể bị biến dạng qua các thời kí địa chất do
sự trôi dạt lục địa , các quá trình vận động tạo sơn, sự phun
trào núi lửa …→ sự biến đổi trong phân bố bức xạ mặt trời
nhận được, CBBX và cân bằng nhiệt của mặt đất và trong
hoàn lưu chung khí quyển, đại dương.
• Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thu
bức xạ của trái đất:
Sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kì yếu đi gây ra
băng hà và có những thời kì hoạt động mãnh liệt gây ra khí
hậu khô nóng trên bề mặt trái đất.
Thành phần của khí quyển trái đất cũng đã thay đổi rất
nhiều qua các thời kì địa chất có thể do sự phun trào núi
lửa
Biến đổi tự nhiên của khí hậu có thể được nhận thấy qua
các thời kì băng hà gian băng tương ứng với những thời kì
khí hậu ấm áp và khí hậu lạnh giá của trái đất.


10


+ biến đổi khí hậu cũng có thể có nguyên nhân từ hoạt động
của con người:
• Loài người xuất hiện cách đây khoảng gần chục nghìn năm
nhưng hoạt động của con người đã tác động đáng kể đến
hệ thống khí hậu trái đất kể từ thời tiền công nghiệp(từ
năm 1970)
• con người đã can thiệp vào hệ thống khí hậu, làm thay đổi
các thuộc tính tự nhiên của nó. con người càng ngày càng
sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch → thải vào khí quyển
càng nhiều các chất khí gây HUNK→ làm tăng HUNK
của khí quyển dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
• Các khí nhà kính trong khí quyển trái đất có thể có nguồn
gốc tự nhiên hoặc hoàn toàn do con người sinh ra. Chúng
có nồng độ khác nhau và ảnh hưởng đến khí hậu trái đất
cũng rất khác nhau
- Sự BDKH trong quá khứ và hiện tại:
- Trong các thời kì địa chất :
Biến đỏi khí hậu được thể hiện qua những dấu hiệu tự nhiên

Câu 8: Trình bày các đặc điểm biểu hiện của biến đổi khí hậu trên
thế giới?
Các đặc điểm :
• Sự nóng lên của khí quyển và trái đất
• Sự thay đỏi thành phần và chất lượng khí quyển có

hại cho mt sống của con người và các sinh vật trên
trái đất
• Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự
ngập úng các vùng đất thấp , các đảo nhỏ trên
biển

• Sự di chuyển của các đới khí hậu hàng nghìn năm
trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy
cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật ,các hệ sinh
thái và hoạt động của con người


11
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn

lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự
nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh
thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển,
sinh quyển, các địa quyển

Câu 9: Trình bày các đặc điểm biểu hiện của biến đổi khí hậu tại
Việt Nam?
- Biến đổi của 1 số yếu tố khí hậu cơ bản :

→Biến đổi của nhiệt độ trung bình :từ năm 1951-2000 nhiệt độ
TB năm ở Việt Nam tăng 0,5 0C
Trong năm tính TB trên cả nước, tốc độ tăng nhiệt độ mùa
đông(trên 0,30C/thập kỉ)> mùa hè(khoảng 0,20C/thập kỉ)
có sự khác biệt đáng kể về tốc độ tăng, giảm của nhiệt độ các
tháng trong năm giữa các vùng khí hậu phía bắc và phía nam
→Biến đổi của lượng mưa tháng và năm : nói chung biến đổi
lượng mưa phức tạp hơn so với biến đổi nhiệt độ
Giảm lượng mưa trên các vùng khí hậu phía bắc, tăng lượng
mưa ở các vùng khí hậu phía nam
Lượng mưa mùa đông có dấu hiệu giảm hoặc không biến động

trên hầu hết các vùng khí hậu
Xu thế biến đổi lượng mưa mùa hè khá phức tạp không nhất
quán và có sự biến động mạnh trên các vùng
-Biến đổi củ một số yếu tố khí hậu cực trị :
Biến đổi của nhiệt độ cực đại Tx:
• có xu thế tăng trong tất cả các tháng
• Nhiệt độ cực đại mùa đông tăng mạnh hơn nhiệt độ cực
đại mùa hè. Tăng nhiều nhất vào tháng 1, tăng ít nhất vào
tháng 5
• Tính TB, mùa đông ấm lên khá nhanh, mùa hè nhìn chung
ít biến đổi
Biến đổi của nhiệt độ cực tiểu Tm:


12
• xu thế tăng của Tm diễn ra 1 cách đồng đều trên các vùng

khí hậu
• Trong năm, Tm tăng nhanh hơn vào những tháng mùa
đông tăng chậm hơn vào các tháng mùa hè, trừ tháng 6
Biến đổi của lượng mưa ngày cực đại Rx:
• xu thế biến đổi Rx khá phức tạp, không đồng nhất giữa các
vùng và trong 1 vùng k có sự đồng nhất giữa các trạm
• Trên cả nước, Rx đều có xu thế tăng lên ở hầu hết các
tháng trừ tháng 6
- Biến đổi của 1 số hiện tượng khí hậu cực đoan :
• Biến đổi của font lạnh: số lượng font lạnh hoạt động
hàng năm có xu thế giảm, nhưng xu thế này chỉ bắt
đầu vào thập kỉ 1971-1980
• Biến đổi của hiện tượng rét đậm rét hại:

→ Rét đậm rét hại là hiện tượng nhiệt độ TB ngày
nhỏ hơn 150C
→ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gia
súc, gia cầm và hoạt động sản xuất
→ 1961-2007 số ngày rét đậm rét hại hầu hết ở
các vùng khí hậu có xu thế giảm, khoảng 0,4
ngày/năm
• Biến đổi của nắng nóng:
là hiện tượng thời tiết xác định bởi nhiệt độ cực đại
ngày > 35oC
nắng nóng xuất hiện trên khắp lãnh thổ trừ những
trạm núi cao
biến trình năm của số ngày nắng nóng khác nhau
đáng kể giữa các vùng khí hậu
• Biến đổi của mưa lớn:
Hiện tượng mưa lớn ở Việt nam được xác định bởi
lượng mưa tích lũy trong 24h vượt ngưỡng 50mm
Số ngày mưa biến động mạnh và rất khác nhau giữa các
vùng khí hậu
Số ngày mưa lớn hàng năm biến động mạnh và rất khác
nhau giữa các vùng khí hậu


13

Số liệu quan trắc thời kì 1961-2007 cho
 Biến đổi của bão, áp thấp nhiệt đới
- Biến đổi của mực nước biển :
Tốc độ nước biển dâng trung bình là 3mm/năm tương đương với
tố độ tăng trung bình của thế giới


Câu 10: Kịch bản là gì? Tại sao nói kịch bản biến đổi khí hậu là kịch
bản phát thải khí nhà kính? Nó được xây dựng trên các tiêu chí gì? So
sánh sự khác nhau của các loại kịch bản SA90, IS92, SRES và RCPs?
-Khái niệm: kịch bản là hình ảnh của tương lai, kịch bản không phải
là kết quả dự đoán hay dự báo . mỗi kịch bản là 1 bức tranh tưởng
tượng dựa trên những suy luận có căn cứ khao học về sự phát triển
của tương lai có thể xảy ra.
- các loại kịch bản :
Kịch bản sớm nhất là SA90
Bộ kịch bản IS92(IS92a- IS92f) 1992
Bộ các kịch bản SRES -2000
Kịch bản SA90:
 tháng 1/1989, 1 nhóm các chuyên gia Hà Lan, Mĩ chuẩn bị 1tập hợp các
kịch bản phát thải toàn cầu cho các khí CO2, CH4,N2O, CFcs, NOx và
CO
 Được sử dụng làm đầu vào cho các mô hình toàn cầu
 Đánh giá BDKH tương lai
 Kịch bản SA90 gồm 4 kịch bản (A,B,C,D) giả thiết rằng
 dân số tiệm cận 10,5 tỉ người trong nửa sau thế kỉ 21
 phát triển kinh tế tăng 2-3% /năm trong thập kỉ tiếp sau các nước
OECD, tăng 2-3% ở đông âu và các nước đang phát triển
 mức độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi sau đó
Kịch bản IS92
 2 năm sau khi đua ra kịch bản SA90 ,IPCC đã đưa ra 6 kịch bản
phát thải mới là KB IS92


14
 các kịch bản IS92 cơ bản là rất tiến bộ

 đây là những kịch bản toàn cầu đầu tiên cung cấp các thông tin đầy
đủ về các khí nhà kính
 các kịch bản đầu tiên cung cấp phát thải cho CO2
 IS92 được chấp nhận rộng rãi như là 1 kịch bản tiêu chuẩn dùng để
sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá tác động
 Dân số tăng lên đến 11,3 tỉ người vào năm 2100
 Tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 2,3%/năm từ 1990- 2100
 Sử dụng kết hợp nguồn năng lượng truyền thống và nguồn năng
lượng tái tạo
 IPCC đánh giá kịch bản IS92 đã mô tả được tình hình phát thải khí
nha kính trên quy mô toàn cầu và khu vực

Bản đánh giá này cũng chỉ ra 1 số hạn chế
 Hạn chế trong việc xác định cường độ phát thải CO2 tính theo
năng lượng
 Các kịch bản này sử dụng số liệu từ trước năm 1990, chưa cập nhật
số liệu mới
 Chưa đề cập đến sự khác biệt đáng kể trong thu nhập bình quân
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển sau 1 thập kỉ
 1 số yếu tố không được tính đến khi xây dựng kb IS92
→Cần phát triển các kịch bản mới
Kịch bản SRES
 Tháng 9/1996 IPCC quyết định phát triển bộ kịch bản phát thải mới
. đó là các họ kịch bản gốc A1, A2, B1 và B2 ọi là kịch bản SRES
Được ban hành năm 2000
 Các kịch bản này bao trùm các nhân tố chính tác động đến phát
thải trong tương lai như dân số, công nghệ hay sự phát triển kinh tế
 Trình bày về những phát thải liên quan đến hoạt động của cong
người đối với hầu hết các loại khí nhà kính
 Các kịch bản bao trùm các khoảng phát thải khí nhà kính rất lớn

 Hướng vào 3 mục đích :
o cung cấp đầu vào cho việc đánh giá hiệu quả đối với khí hậu
và môi trường
o Cung cấp đầu vào cho việc định ra khả năng ứng phó và
giảm thiểu cũng như chi phí cần thiết ở các khu vực khác
nhau
o Cung cấp cơ sở cho các cuộc thương lượng về giảm phát
thải khí nhà kính
Cơ sở khoa học:
→ Tốc độ tăng dân số
→ Tốc độ phát triển kinh tế


15
→ Cách thức sử dụng năng lượng
→ Sự phát triển và tương tác văn hóa xã hội của các vùng trên thế giới
Những khía cạnh được xem xét :
 Sự phát triển kinh tế
 Điều kiện môi trường
 Tính chất toàn cầu
 Tính chất khu vực
Giải thích:

Câu 11: Trình bày các tác động của biến đổi khí hậu lên các
lĩnh vực, ngành
Tác động của BDHK theo các lĩnh vực
1. Tài nguyên nước
- nước lưu trữ: trong các sông băng và vùng tuyết bao phủ rất có
-


-

-

khả năng suy giảm
Dòng chảy:
+tăng 10-30% ở các dải vĩ độ trung bình và 1 số vùng nhiệt đới
nhiều mưa
+ giảm 10-30% trên hầu hết các khu vực khô hạn ở vĩ độ trung
bình và vĩ độ thấp
Hạn hán, lũ lụt: có nguy cơ tăng và khu vực ngày càng mở
rộng
Mưa cực đoan; tăng cả về tần số và cường độ →tăng mức độ
nghiêm trọng của lũ lụt và hạn hán
Dân số thiếu nước : 4,3- 6,9 tỉ dân vào năm 2050 theo kịch bản
phát thải A2
Lượng nước ngọt: mở rộng khu vực nhiễm mặn nước ngầm và
vùng cửa sông →giảm lượng nước ngọt sẵn có cho con người và
hệ sinh thái vùng ven biển
BDKH ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của CSHT nước
và việc quản lí nước

2 các hệ sinh thái
 Khả năng chống chịu của nhiều HST sẽ bị vượt ngưỡng

chịu đựng
 Có khả năng trở thành nguồn bổ sung cacbon
 Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng



16
 Các HST dẽ bị tổn thương nhất: lãnh nguyên, rừng, rạn san

hô, rừng ngập mặn,..
3. Lương thực và lâm nghiệp
 Sản lượng lương thực: tăng nhẹ ở vĩ độ cao trung bình
song lại giảm đi ở khu vực khác
 Số người có nguy cơ thiếu đói tăng lên ở 1 số vùng trên
thế giới
 ANLT : thay đổi tần suất và mức độ nghiêm trọng của các
hiện tượng khí hậu cực đoan→ mất ANLT
 Sản xuất lâm nghiệp: thay đổi chút ít do BDKH trong ngắn
và trung hạn
 Thương mại về lương thực và lâm nghiệp tăng lên trong
bối cảnh BDKH
4.vùng ven biển và vùng đất thấp
• Nước biển dâng →ngập lụt vùng ven biển trọng ngày
càng trầm trọng
• Rạn san hô khả năng suy giảm lớn và tỉ lệ tử vong tăng cao
• Đầm lầy, rừng ngập mặn và các HST ven biển bị thiệt hại
33% nếu nước biển dâng 36 cm giai đoạn 2000-2080
5.Công nghiệp và khu dân cư
 Công nghiệp, khu dân cư và xã hội dễ bị tổn thương
tại những điểm có nguy cơ cao
 Cộng đồng nghèo cũng chịu nhiều rủi ro hơn
6.sức khỏe






Gia tăng tình trạng thiếu đói và suy dinh dưỡng
Gia tăng lớn tỉ lệ tử vong
Số người bị nhiễm sốt rét và sốt xuất huyết gia tăng
Chi phí khám bệnh tăng

Câu 11: Trình bày cách đánh giá tác động của biến đổi khí hậu? Cho
ví dụ minh
họa.


17
- các đánh giá tác động:
- ví dụ minh họa:

Câu 12: Trình bày các giải pháp chiến lược thích ứng, giảm thiểu
biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
-các giải pháp chiến lược thích ứng :
-các giải pháp chiến lược giảm thiểu BDKH:

Câu 13: Phân tích cơ hội và thách thức của Việt Nam do Biến đổi
khí hậu mang lại là gì?
- Cơ hội:

+ vấn đề BDKH tạo cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát
triển, tìm ra mô hình và phương thức phát triển theo hướng phát
thải các-bon thấp, bền vững.
+ BDKH mở ra các cơ hội để thúc đẩy hợp tác toàn cầu, đa
phương, song phương, thông qua đó các nước đang phát triển
như việt nam có thể tiếp cận các cơ chế mới đang hình thành để

tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển.
+ việc tăng cường các hoạt động hợp tác, hội nhập với các quốc
gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước
khung của Liên hợp quốc về BDKH và các điều ước quốc tế sẽ
nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng
như trên thế giới.
- Thách thức:

+ Ở việt nam, vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng
khoảng 0,5-0,7 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.
Hiện tượng El nino và La nina ngày càng tác động mạnh mẽ.
BDKH thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và
hạn hán ngày càng khốc liệt.
+ Việt Nam được đánh giá là 1 trong những quốc gia bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của BDKH, trong đó có đồng bằng S. Cửu
Long .Tác động của BDKH đối với nước ta là rất nghiêm trọng,


18

là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ và sự PTBV của đất nước.
+ trong những năm qua, dưới tác động của BDKH, tần suất và
cường đọ thiên tai ngày càng gia tăng gây ra nhiều tổn thất to
lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã
hội, tác động xấu đến môi trường .
+BDKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát
triển nông nghiệp: thu hẹp diện tích đất nông nghiệp; tác động
lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, làm tăng nguy cơ lây

lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản ,sinh trưởng,
tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
+Do tác động của BDKH, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy
cơ suy giảm ,ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp, cung cấp
nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện
+ với định hướng cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020. Các hoạt động sản xuất và tiêu
thụ năng lượng sẽ tăng cường mạnh mẽ. Điều này đi ngược lại
với xu thế chung của quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải
giảm phát thải khí nhà kính để BV hệ thống khí hậu T Đ. trong
khi năng lượng tái tạo năng lượng mới có đòi hỏi đầu tư lớn và
có giá thành cao
+trên quy mô toàn cầu đang dần hình thành các chính sách về
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính có thể tạo ra các rào cản mới
trong thương mại. Nếu Việt Nam không có lựa chọn phù hợp hài
hòa chính sách quốc gia với quốc tế thì không vượt qua các rào
cản .
+ nhận thức về BDKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện
mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà BDKH
gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối
sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon
thấp, tăng trưởng xanh.


19

Câu 14: Trình bày các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến dao động
và biến đổi khí hậu? Có thể tách biện được dao động và biến đổi khí
hậu ra khỏi nhau hay không? Tai sao?
-nguyên nhân:

-câu hỏi:
-giải thích:

Câu 15: Trình bày một cách sơ lược nhất về KP? Những thách thức
trong đàm phán về biến đổi khí hậu là gì? Quan điểm của Việt Nam?
-KP: (Kyoto protocol) nghị định thư Kyoto là 1 thỏa thuận quốc tế
liên quan đến Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu,
trong đó cam kết của các bên bằng cách thiết lập các mục tiêu giảm
phát thải ràng buộc quốc tế
+Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Kyoto, Nhật
Bản, vào ngày 11 Tháng 12 1997 và có hiệu lực vào
ngày 16 tháng 2 năm 2005.
+Mục tiêu của Công ước là nhằm "ổn định các nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm
của con người đối với hệ thống khí hậu". Thực hiện các cam kết trong
Công ước sẽ là vận hội để chúng ta bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái
đất
-những thách thức trong đàm phán:
-Quan điểm của Việt Nam:

Câu 16: Giải thích các thuật ngữ: “Rò rỉ cacbon theo nghị định thư
Kyoto và điều chỉnh biên giới cacbon”?
- rò rỉ các bon: Di chuyển các-bon ra nước ngoài hay "rò rỉ các-bon"
theo Nghị định thư Kyoto là việc chuyển các cơ sở sản xuất từ các
nước thuộc Phụ lục I sang các nước không thuộc Phụ lục I của nghị
định thư Kyoto, vì thế tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu là
không giảm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển
đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng này.



20

-điều chỉnh biên giới các-bon:+ Khái niệm "điều chỉnh biên giới
các-bon" được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề rò rỉ các-bon.
+mục đích chính là tạo ra sự cân bằng cạnh tranh về giá của hàng hóa
sản xuất tại các nước phát triển đối với hàng hóa nhập khẩu từ các
nước đang phát triển
+khái niệm: là đánh thuế các-bon đối với hàng hóa từ các nước đang
phát triển nhập khẩu vào các nước phát triển; vì các hàng hóa này
được sản xuất bằng các công nghệ kém tiên tiến và không có những
quy định nghiêm ngặt về lượng phát thải khí nhà kính.



×