Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề cương ôn tập môn truyền thông môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.94 KB, 25 trang )

TRUYỀN THÔNG
Mục lục

Câu 1. Trình bày khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của truyền thông
môi trường.
1. Khái niệm:
TTMT là 1 quá trình tương tác 2 chiều nhằm giúp cho người có liên
quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mqh phụ thuộc lẫn
nhau của chúng và các tác động vào các vấn đề có liên quan 1 cách
thích hợp để giải quyết các vấn đề môi trường.
2. Mục tiêu
- Nâng cáo nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường  thay đổi thái
độ, hành vi về môi trường
- Phát hiện tấm gương tốt, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện
tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường
- Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới TTMT, góp phần thực hiện
thành công bảo vệ môi trường
3.Yêu cầu
- Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia, địa
phương về bảo vệ môi trường
- Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường
được truyền thông
1


- phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hóa,
trình độ học vấn và kinh tế
- Lắng nghe, thấu hiểu quan điểm, mối quan tâm của cộng đồng
- Phải có hệ thống, kế hoạch, chiến lược
- Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường với các
chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác


Câu 2. Các cách tiếp cận để xây dựng một chương trình truyền
thông môi trường, ưu; nhược điểm của từng cách tiếp cận.

2


3


1.Tiếp cận theo nội dung truyền thông
* Tiếp cận theo nhiệm vụ
Tiếp cận theo nhiệm vụ là tiếp cận truyền thông lấy 1 nhiệm vụ, 1 mục
tiêu cụ thể để xây dựng kế hoạch thực hiện
-Ưu điểm:
+ Chi phí, lực lượng, thời gian, kế hoạch … của chương trình truyền
thông theo từng mục tiêu thường được chuẩn bị kĩ lưỡng và rất sâu
+ dễ thực hiện, ít tốn kém, hiệu quả dễ được nhận diện
+ thời gian ngắn và luôn tập trung vào 1 địa bàn, 1 nhóm đối tượng cụ
thể
-Nhược điểm:
+ chỉ giải quyết được nhiệm vụ trước mắt
+ không tác động vào các vấn đề khác liên quan gián tiếp đến nhiệm vụ
+ không thu hút cộng đồng nằm ngoài diện đối tượng trực tiếp của
truyền thông
+ có thể gây mâu thuẫn với các nhiệm vụ truyền thông hay các mục tiêu
kinh tế-xã hội khác
*Tiếp cận theo hệ thống
Ở cách tiếp cận theo hệ thống, bên cạnh các nhiệm vụ, địa bàn, cộng
đồng liên quan trực tiếp đến chương trình truyền thông, cần cân nhắc,
xem xét các vấn đề địa bàn, cộng đồng có liên quan gián tiếp để tạo ra 1

tác động tích cực, rộng rãi và tránh mâu thuẫn có thể nảy sinh
-Ưu điểm: giải quyết tốt mục tiêu truyền thông
4


-Nhược điểm: đòi hỏi thời gian, công sức, kinh phí
-Ví dụ: Thu gom, dọn dẹp vệ sinh, vận chuyển rác trong khuôn viên
trường

Th
Ti

Thay vì chỉ ếpeochthực hiện các công việc trên theo tiếp cận hẹp, thì đối với
tiếp cận theocậtổhệnhnộtiếhệ thống, chúng ta phải tìm hiểu các vấn đề khác như:
ip
iệ
th
ch
n
cậ
du
m
ốn
ức
độ
liê
+ Nguyên nhân
tại sao rác lại xuất hiện trong khuôn viên sân trường
ng
vụ

cg
n
truthực hiện các hoạt động: thu gom, dọn dẹp, vận chuyển
(h
+ Từ đó mớikếlậ(rộ
yề
ẹp
ng
tp

+ Giám sát, )ntheo dõi, xử các hành vi xả rác không đúng quy định để răn
th
đe, làm gương
ôn
g

2.Tiếp cận theo tổ chức
*Tiếp cận độc lập: Theo cách tiếp cận này, các tổ chức, đơn vị có
nhiệm vụ truyền thông hoạt động 1 cách độc lập
-Ưu điểm: Chủ động trong kế hoạc
-Nhược điểm: nguồn vốn hạn chế, mức độ ảnh hưởng không lớn
*Tiếp cận liên kết: Gắn kết nhiều chương trình truyền thông với các
chương trình truyền thông do các tổ chức đã và đang thực hiện trên
cùng 1 địa bàn
-Ví dụ: Các vấn đề truyền thông: dân số, y tế, xóa đói giảm nghèo có ít
nhiều nội dung liên quan đến nhau, do đó, nếu gắn kết các chương trình
này với nhau thì có thể chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực, tránh được
những mâu thuẫn trong chương trình truyền thông của các ngành khác
nhau
-Ưu điểm: Cách tiếp cận này hiệu quả hơn tiếp cận độc lập, hạn chế

mâu thuẫn trong chương trình truyền thông của nhiều ngành khác nhau
5


-Nhược điểm: Đòi hỏi sự hợp tác nhất định của các truyền thông viên
và các cơ quan chức năng

Câu 3. Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi
trường (Ví dụ cụ thể). Các loại hình truyền thông môi trường, nêu
ưu; nhược điểm của từng loại hình truyền thông
1.Vai trò của truyền thông trong quản lí môi trường
- Cung cấp thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng
QLMT và Bảo vệ môi trường của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi
cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục
- Huy động các kinh nghiệm, kĩ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân và
các chương trình, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường
- Thương lượng, hòa giải, xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường
giữa các cơ quan và cộng đồng
2.Các loại hình truyền thông
Nội dung
Truyề
n
thông

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Là truyền thông mang + phù hợp với nhiều + Thông tin
tính chất 1 chiều: không đối tượng, ít tốn đại chúng chỉ

thảo luận, không phản kém.
có khả năng
6


dọc

hồi

+ Nội dung truyền
thông mang tính
+ Người phát thông điệp thống nhất, tin cậy
không biết chính xác và có thể phát đi
người nhận thông điệp phát lại nhiều lần
cũng như hiệu quả của
công tác truyền thông
+ Khả năng truyền
tin nhanh, đến được
+ Các phương tiện truyền nhiều người và
thông đại chúng (báo, nhiều nhóm đối
phát thanh, truyền hình) tượng cùng 1 lúc
là công cụ truyền thông
dọc
+ Tạo ra được dư
luận và môi trường
xã hội thuận lợi cho
việc thay đổi hành
vi, thái độ của đối
tượng.


cung cấp kiến
thức: nếu chỉ
thưc
hiện
riêng truyền
thông này thì
gián tiếp sẽ
khó làm thay
đổi hành vi
của đối tượng
+ Khó thu
được thông tin
phản hồi do
đó khó đánh
giá được hiệu
quả
truyền
thông
+ Đòi hỏi phải

những
phương tiện,
trang thiết bị
phục vụ quá
trình truyền và
nhận tin: đài
phát thanh, vô
tuyến

Truyề

n
thông
ngang

+ Có thảo luận và phản + Hiệu quả lớn.
hồi giữa người nhận và
Người truyền thông
người phát thông điệp
có thể biết được
+ Phù hợp với cấp dự án, kiến thức, thái độ
góp phần giải quyết các của đối tượng ntn.
vấn đề môi trường của Nhờ vậy, có thể
địa phương và cộng đồng điều chỉnh nội
7

+
Truyền
thông trực tiếp
chỉ tiếp cận
đến 1 nhóm
đối tượng hạn
chế
+ Khó thực


dung, cách thức hiện, tốn kém
truyền đạt hoặc có chi phí
những biện pháp tác
+
Người

động thích hợp
truyền thông
Người truyền thông phải có kiến
có thể nhận được thức, kĩ năng
thông tin phản hồi cần thiết để
từ đối tượng, do đó đáp ứng mọi
có thể hiểu được nhu cầu của
tâm tư, tình cảm, người dân
hoàn cảnh, khó
khăn của đối tượng,
và dễ dàng đánh giá
được hiệu quả
truyền thông
Truyề
n
thông
bằng

hình

+ là loại hình truyền + Đây là hình thức
thông có thảo luận, phản truyền thông cao
hồi, được tiếp cận trực nhất, hiệu quả nhất
tiếp với mô hình
+ Bảng mô hình cụ thể,
sử dụng làm địa bàn
tham quan trực tiếp. Tại
địa điểm tham quan,
chuyên gia truyền thông
và công chúng có thể

trực tiếp trao đổi, thảo
luận, xem xét, đánh giá
mô hình
+ phù hợp với các khu
công nghiệp, thủ công
nghiệp, nông thôn và
miền núi, là những nơi
mà công chúng thấy rõ
giá trị thực tế, hiệu quả
8

+ Mất thời
gian, kinh phí
nhiều hơn 2
hình thức trên


cả mô hình

Câu 4. Các yêu cầu của một thông điệp truyền thông môi trường,
lấy ví dụ một thông điệp và phân tích ý nghĩa của thông điệp đó.
Thông điệp là ý kiến chỉ đạo hoặc trung tâm của bất kì 1 chiến dịch
truyền thông nào. Nội dung của 1 chiến dịch truyền thông phải được
đúc kết thành 1 số câu đơn giản – đó là thông điệp. Khi một chiến dịch
truyền thông môi trường đi qua, mọi người có thể quên các sự kiện
nhưng nhớ thông điệp.
1.Các yêu cầu của một thông điệp
- Trình bày ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ, ấn tượng
- Mỗi thông điệp chỉ có 1 ý
- Thể hiện mục đích chung của chiến dịch truyền thông môi trường

- Phải cụ thể, chính xác, đáng tin cậy và phù hợp
- Sử dụng từ ngữ đúng và hay
- Động từ ở thể chủ động


Ví dụ: Thông điệp: “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu
thụ thực phẩm”

Theo tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm thế giới
lãng phí 1,3 tỷ tấn lương thực. Sự lãng phí này tương đương với toàn bộ
lượng lương thực được sản xuất ở khu vực cận Sahara - châu Phi. Cũng
9


theo FAO, trên toàn cầu cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hơn 20.000
trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày.
Trong khi cả hành tinh đang phải đấu tranh để có thể cung cấp đủ lương
thực cho 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050),
FAO ước tính rằng, một phần ba sản lượng lương thực trên toàn cầu
đang bị lãng phí hoặc thất thoát. Lãng phí lương thực cũng chính là lãng
phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường.
Việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú,
tiêu tốn khoảng 70% lượng nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng
và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là nguyên nhân
lớn nhất của sự mất đa dạng sinh học và thay đổi loại hình sử dụng đất
Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 05/06/2013 được UNEP (Chương
trình Môi trường của LHQ) lựa chọn là “Hãy nghĩ về môi trường trước
khi tiêu thụ thực phẩm” để khuyến khích mọi người hãy chú ý đến
những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng

phí thực phẩm và lựa chọn những loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi
trường.
Ví dụ 2: Cảnh báo trên được các chuyên ra đưa ra tại Hội nghị quốc tế
nhân "Ngày nước thế giới"
Các chuyên gia nhận định, dân số thế giới sẽ có thể lên tới con số 9 tỷ
người trong giai đoạn từ nay tới năm 2050, khiến nhu cầu tiếp cận
nguồn nước thực sự đã và đang là vấn đề nghiêm trọng. Nhu cầu về
nước, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, sẽ tiếp tục tăng theo xu
hướng của dân số thế giới.
Theo số liệu được công bố gần đây của LHQ và các tổ chức môi trường
quốc tế, với dân số hơn 4 tỷ người, khu vực châu Á - Thái Bình Dương
đang đối mặt với nguy cơ xung đột vì nguồn nước khi các cộng đồng
dân cư trong khu vực phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu này.
10


Các nước như Maldives, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Afghanistan và
Philippines đang phải đối phó với nạn thiếu nước vì nguồn cung cấp bị
sụt giảm hoặc dân số gia tăng.
Tại châu Phi, lục địa khô cằn nhất thế giới, năm ngoái, 4 nước Đông Phi
ở thượng nguồn sông Nile gồm: Ethiopia, Tanzania, Uganda và
Rwanda, đã ký kết một hiệp ước nhằm mang thêm nguồn nước từ sông
Nile (phần lớn chảy ngang qua Ai Cập) về cho họ để làm thủy điện và
thủy lợi. Đây là một hành động bị Ai Cập và Sudan cực lực phản đối.
Ba nước thượng nguồn còn lại chưa tham gia Hiệp ước là Burundi,
Congo, và Kenya. Hiện Ai Cập và Sudan sử dụng đến 90% nguồn nước
sông Nile. Các nước còn lại ở thượng nguồn đều cho rằng điều đó là bất
công và họ muốn có một thỏa ước chung mới, nhưng không đạt được
kết quả gì sau 13 năm đàm phán với Ai Cập và Sudan.
Theo BBC, có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh nếu như 9 nước châu

Phi không thể thỏa hiệp về chia sẻ nguồn nước.

Câu 5. Trình bày các hình thức truyền thông môi trường: Chiến
dịch truyền thông môi trường, Giao tiếp giữa cá nhân và nhóm nhỏ,
Họp cộng đồng, Tập huấn.


Chiến dịch truyền thông

Khái niệm - Là 1 đợt hoạt động tập trung, đồng bộ, phối hợp nhiều
phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm truyền
tải các thông điệp cần thiết để tác động đến 1 hay nhiều nhóm
đối tượng.
- Thường được tổ chức vào 1 thời gian ngắn, tập trung vào 1
nội dung ưu tiên, có tác dụng phát huy thế mạnh của các tổ
chức bảo vệ môi trường
- Chiến dịch TTMT phản ánh mục tiêu ưu tiên về bảo vệ môi
11


trường được nhà nước lựa chọn và chỉ đạo, là định hướng
chính thống của quốc gia hoặc địa phương, có tác dụng tái định
hướng nhận thức và tư duy của công chúng trong những thời kì
nhất định, góp phần gắn bó và tạo sức mạnh chung của xã hội
Nguyên
tắc

1. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
2. Chiến dịch TTMT không đứng độc lập với chương trình,
chiến lược TTMT

3. Chiến dịch TTMT phải phù hợp với văn hóa của cộng
đồng

Đặc điểm - Thời gian: thường 2 – 3 ngày, 1 tuần. Nếu tổ chức quá dài sẽ
cơ bản
gây sự nhàm chán, mệt mỏi và loãng
- Quy mô, hình thức:
+ Diễn ra đồng loạt, cùng lúc
+ Có thể diễn ra trong 1 địa bàn hẹp nhưng có thể liên kết
nhiều địa phương, thậm chí cả nước
+ Lực lượng tham gia đông đảo, nhiều thành phần
+ Hình thức phải ấn tượng, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người
- Nội dung:
+ Có thể tập trung vào 1 chủ đề duy nhất, tuy nhiên chiến dịch
truyền thông có thể tiến hành 2 – 3 chủ để, nếu chúng có liên
quan tới nhau. Việc truyền tải nội dung không quá 5 thông điệp
+ Nội dung chiến dịch dù mới nhưng vẫn phải kế thừa nội
dung của chiến dịch trước và gợi mở cho chiến dịch sau, để
đảm bảo nguyên tắc 2
- Tổ chức thực hiện:
+ Có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Ban chỉ đạo chiến
dich
12


+ Có sự phối hợp giữa lực lượng nòng cốt và các lực lượng
liên quan
+ Phối hợp với các hoạt động khác để truyền tải thông điệp mà
không cần đầu tư nhiều nguồn lực
+ Chú ý xem thông điệp của chiến dịch có mâu thuẫn với nội

dung chương trình sẵn có không, nếu có phải tìm cách giải
quyết trước khi phát động chiến dịch
Nhược
điểm

- Đòi hỏi kinh phí lớn  tạo sức ép cho nhà tài trợ
- Đòi hỏi chuyên gia tổ chức thạo việc
- Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết
- Thời gian ngắn ảnh hưởng đến kết quả

Giải pháp - Kinh phí:
khắc phục
Ngoài nguồn ngân sách cấp cho chiến dịch, cơ quan tổ chức có
thể vận động sự tài trợ của các cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp, tổ chức quốc tế
- Đào tạo, tập huấn cho các chuyên gia tổ chức truyền thông
và truyền thông viên là việc cần triển khai hằng năm và phải
xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo nguồn nhân lực cho
TTMT
- Tổ chức phải quan tâm đến dự báo thời tiết, xây dựng
phương án dự phòng
- Gắn chiến dịch TTMT với các dự án truyền thông khác
để phát huy hiệu quả của chiến dịch, cũng như tránh mâu thuẫn
với mục tiêu của các dự án truyền thông khác

13





Giao tiếp với cá nhân và nhóm nhỏ

- Cho phép các cuộc đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi
- Phù hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa phương, giải
thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng đến nhóm
đối tượng và đặc biệt hữu hiệu cho việc đánh giá hiệu quả của 1 chiến
dịch
- Việc trao đổi giữa các cá nhân uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng
bản, trưởng họ, sư thầy, …) giúp cho việc phân tích các hoạt động môi
trường và họ là người tuyên truyền các thông điệp rất hiệu quả.
Để thực hiện tốt hình thức này cần phải có 3 kĩ năng sau:
1. Kĩ
nghe

năng - Không làm việc khác trong khi nghe ai đó nói  tránh
phân tán tư tưởng, dẫn đến hiểu không thấu đáo
- Chú ý lắng nghe thể hiện sự tôn trọng đối với người nói.
Vì vậy, cần phải nhìn vào người nói, không quay đi chỗ
khác
- Trong khi nghe, nếu không hiểu phải hỏi lại ngay hoặc
ghi lại, hỏi sau. Nếu âm thanh quá to hoặc quá nhỏ thì có
thể đề nghị điều chỉnh

2. Kĩ năng hỏi

- Sử dụng tốt các giao tiếp không lời:
+ Loại bỏ vật cản giữa người hỏi và người trả lời
+ Không tỏ ra vội vã
+ Dùng từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu
+ Thái độ, vẻ mặt, cử chỉ, … phù hợp

- Đặt câu hỏi ngắn gọn: thường sử dụng loại câu hỏi đóng
và mở
14


- Hưởng ứng và biểu lộ sự quan tâm
- Nhắc lại những điều đối tượng đang nói
Điều này giúp người nói chú ý đến cảm giác của mình và
thỏa mãn khi được người ta hiểu. Nếu bạn hiểu sai, người
đó có thể sửa.
- Thông cảm, tỏ ra hiểu cảm nghĩ của đối tượng
- Tránh dùng những lời lẽ phê phán: đúng, sai, không
tốt, …  tránh làm đối tượng cảm thấy có lỗi hoặc có điều
gì sai sót
3. Kĩ năng nói, - Nói điều người ta muốn nghe chứ không phải nói điều
thuyết trình
mình muốn nói
+ Sử dụng tiếng việt trong sáng, không pha lẫn thứ tiếng
khác
+ Thái độ chân thành, trung thực, cởi mở
+ Sử dụng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt để giao tiếp
+ Kĩ năng giao tiếp: gợi chuyện, khôi hài, phản ánh, …
+ Luôn quan sát xem mọi người có lắng nghe không. Nếu
có người ngủ gật, không chú ý, tức là nói quá dài >15p 
cần tạo sự tham gia bằng cách tương tác, đặt câu hỏi, đưa
ra ví dụ thực tế
+ Khi nói cần đảm bảo mọi người có thể nghe rõ, có thể sử
dụng micro để hỗ trợ. Giọng nói cần lên xuống phù hợp để
tạo điểm nhấn, sức hút khi truyền đạt
- Đe dọa và uy quyền không có tác dụng




Họp cộng đồng
15


- Đối tượng: người dân thôn, xóm, khu phố, doanh nghiệp,…trên địa
bàn quản lí
- Thuận lợi cho việc bàn bạc và đưa ra quyết định về 1 số vấn đề của
cộng đồng
- Hình thức có sự tham gia của cộng đồng  hiệu quả cao
- Trong cuộc họp, nhà truyền thông môi trường phải giữ thái độ trung
lập, cố gắng khai thác tất cả các ý kiến và phải có phương pháp thu thập
ý kiến của những người ngại phát biểu
- Các công việc cần chuẩn bị cho 1 cuộc họp:
+ Tìm hiểu vấn để
+ Xác định nội dung, mục tiêu
+ Xác định đối tượng họp
+ Lên kế hoach: thời gian, địa điểm,…
+ Thông báo tới đối tượng mời họp
- Tiến trình của 1 buổi họp:
+ Phân công người làm tổ chức nêu lí do mời họp, giới thiệu thành phần
họp
+ Chủ tọa sẽ lên triển khai cuộc họp, nêu nội dung để đối tượng thảo
luận, bàn bạc, thống nhất giải quyết vấn đề
+ Lấy ý kiến của đối tượng, ghi chép ý kiến
+ Tổng kết kết quả cuộc họp
+ Thư kí ghi biên bản họp làm minh chứng



Tập huấn
16


- Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường
- Nội dung tập huấn được xây dựng thành các chuyên đề
Ví dụ: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng;
Hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan tời công tác bảo vệ môi
trường cho các doanh nghiệp;…
- Để tổ chức tập huấn thì người tổ chức tập huấn phải có kiến thức và kĩ
năng trong xây dựng kế hoạch
Câu 6. Các bước của chu trình học qua trải nghiệm (Vẽ sơ đồ và
giải thích từng bước). Giảng viên có thể làm gì để học viên được trải
nghiệm. Kỹ năng đặt câu hỏi (các loại câu hỏi, các cấp độ của câu
hỏi và kỹ thuật đưa câu hỏi).


Các bước của chu trình học qua trải nghiệm: 4 bước

B1: Trải nghiệm
Nghe, nhìn, sờ, nếm, cảm nhận, làm, … nhớ lại trải nghiệm đã qua
B2: Phân tích
17


Suy ngẫm về những trải nghiệm và nhìn nhân chúng từ nhiều góc độ
B3 Khái quát
Đưa ra các bài học, kết luận, khái niệm, quy tắc, nguyên lí dựa trên
những điều đã phân tích

B4: Áp dụng
Đưa lí thuyết vào thực tế để ra quyết định và giải quyết vấn đề


Giảng viên làm gì để học viên được trải nghiệm

- Sắm vai/ xem tiểu phẩm/ kịch ngắn
- Nghe kể chuyện
- Tham quan thực tế
- Làm bài tập tình huống
- Chơi trò chơi
- Xem tranh


Các loại câu hỏi

Câu hỏi đóng Có ít phương án trả lời
- lúc đầu giao tiếp
- khi muốn khẳng định lại
- Khi cần có câu trả lời ngắn gọn
Vd: “Anh (chị) có biết môi trường là gì không?”
“Anh (chị) có biết cách phân loại rác không?
Câu hỏi mở

Là câu hỏi có từ để hỏi
18


+ Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
+ Tại sao? Do đâu

+ Như thế nào?
Thu được các câu trả lời khác và phạm vi trả lời mở rộng
Vd: “Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước là
gì?”
Câu hỏi thăm Là câu hỏi mở nhằm thu thập thêm thông tin
dò, làm rõ
Thường được hỏi để đào sâu thêm câu trả lời
Vd: “Vì sao con người chặt phá rừng?”
Câu hỏi dẫn Là câu hỏi mở, thường được hỏi để học suy ngẫm, khám
dắt, khơi gợi phá thêm cách nhìn mới



Đặc điểm của câu hỏi tốt:

- Ngắn gọn: tránh hỏi những câu dài với quá nhiều giải thích
- Chỉ có 1 ý: tránh đưa nhiều ý hỏi cùng 1 lúc khiến học viên không biết
bắt đầu trả lời từ đâu, thậm chí còn quên cả câu hỏi
- Rõ ý hỏi: cần biết rõ mục đích hỏi thì mới chọn từ hỏi cho chính xác
- Phù hợp với chủ để, hoàn cảnh, văn hóa, …


Các cấp độ của câu hỏi: 4 cấp độ

1.
Nhớ Loại câu hỏi này giúp người được hỏi miêu tả tình tiết, lời nói,
lại, kể lại, hành động, diễn biến của các sự vật, hiện tượng đã xảy ra
miêu tả
Vd: “Anh (chi) đã làm gì để giữ gìn vệ sinh khu phố nơi mình
lại

19


ở?”
2. Phân Giúp người được hỏi so sánh, giải thích, tổ chức/sắp xếp thông
tích,
tin, tìm điểm tốt/chưa tốt, cho ý kiến của mình về 1 sự vật, hiện
đánh giá tượng, con người, …
Vd: “Trong quá trình giữ gìn vệ sinh chung, anh (chị) có gặp
phải khó khăn gì không?”
3. Khái Giúp người được hỏi tổng hợp những điều đã phân tích, đánh
quát
giá để tổng kết thành bài học kinh nghiệm, thành những quy
luật, quy tắc, …
Vd: “Để đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giữ gìn vệ sinh khu phố,
chúng ta cần phải làm gì?”

4.
Áp Giúp người được hỏi suy nghĩ về việc áp dụng bài học, kinh
dụng
nghiệm, quy luật, … vào thực tiễn
Vd: “Theo anh (chị), việc mở cuộc họp hội đồng có tác dụng
thế nào trong việc làm tăng ý thức người dân giữ gìn vệ sinh
chung?”

 Trong tập huấn, tập huấn viên cần phải dùng cả 4 cấp độ câu hỏi trên
trong từng bài học để phù hợp với tiến trình tư duy của học viên


Kĩ thuật đưa câu hỏi


- Đưa câu hỏi
- Ngừng (để học viên suy nghĩ, truyền thông viên quan sát học viên)
- Mời ý kiến phát biểu
- Đánh giá câu trả lời
20


Câu 7. Phương pháp bài tập tình huống, xây dựng 1 bài tập tình
huống áp dụng khi giảng dạy 1 vấn đề nào đó.


Phương pháp bài tập tình huống

- Chuẩn bị
+ Xác định mục tiêu bài học
+ Thu thập thông tin và viết tình huống
+ Đưa ra các câu hỏi để học viên thảo luận
- Đặc điểm của 1 bài tâp tình huống tốt
+ Liên quan đến những điều hoc viên cần học
+ Phù hợp với học viên và thực tiễn
+ Có hơn 1 giải pháp được đưa ra cho vấn đề/tình huống
+ Đủ thông tin (không nên dài và khó hiểu)


Xây dựng 1 bài tập tình huống áp dụng khi giảng dạy 1 vấn đề
nào đó

1.Giới thiệu tình huống
“Nhà bà A kinh doanh 1 của hàng ăn. Hàng ngày nhà bà A xả ra

1 lượng rác rất lớn. Vì không muốn làm mất vệ sinh cũng như
cảnh quan trước cửa hàng ăn của gia đình mình nên bà A đã
đem rác để sang trước cửa gia đình ông B bên cạnh. Ông B phát
hiện và đã nhắc nhở nhiều lần nhưng bà A không thay đổi vẫn
tiếp tục để rác sang trước của gia đình ông B”.
2. Học viên nghiên cứu tình huống ( giảng viên đưa câu hỏi để
học viên làm việc với tình huống )
Vì sao bà A lại có hành vi như vậy?
21


Việc làm của bà A có ảnh hưởng như thế nào đến nhà ông B nói
riêng và khu phố nói chung?
Hành vi của bà A là đúng hay sai?
Có nên tổ chức 1 buổi họp dân phố để đưa ra cách giải quyết cho
những hành vi tương tự như nhà bà A đã làm không?
3. Trình bày kết quả làm việc
- Phát hiện: : hành vi của bà A muốn làm sạch khu phố nhà mình nhưng
lại làm mất vệ sinh khu phố nhà ông B
- Đánh giá: hành vi của bà A làm mất vệ sinh khu phố nhà ông B. gây
ảnh hưởng, phiền toái, khó chịu cho nhà ông B
- Giải pháp: nên tổ chức ra 1 buổi họp tổ dân phố để giải quyết những
trường hợp để rác không đúng nơi quy định tương tự như nhà bà A để
giữ gìn vệ sinh khu phố.
Nhà bà A fai để rác trước cửa hoặc đúng nới quy định theo phân khu.
Có hình thức thu phí khác nhau giữa hộ kinh doanh và hộ gia đình.
Tổ dân phố sẽ theo dõi và có hthuc nhắc nhở trên loa phát thanh của phố
những hộ ko để rác đúng nơi qdinhvà nặng hơn là phạt dọn vệ sinh khu
phố nếu tái phạm.
4.Tổng kết và liên hệ thực tế

Cuộc họp tỏ dân phố đã giải quyết được vấn đề để rác ko đúng nới quy
định như trường hợp nhà bà A
Liên hệ thực tê:
Câu 8. Trình bày các bước trong giai đoạn lập kế hoạch và thực
hiện một chương trình truyền thông môi trường (chuẩn bị, lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện chương trình
truyền thông môi trường).

Các

Nội dung
22


bước
1.
Chuẩn
bị

B1: Phân tích tình hình nhằm xác định vấn đề truyền thông
- Dựa vào VB chỉ thị của cấp trên để xây dựng chương trình truyền
thông
- Hiện trạng môi trường địa phương
- Vấn đề môi trường bức xúc và tác động đến cộng đồng, mức độ
của vấn đề, nguyên nhân và xu thế của vấn đề đó
- Xác định khả năng xây dựng 1 chương trình truyền thông
B2: Phân tích đối tượng truyền thông
- Lựa chọn phương pháp, ngôn ngữ truyền thông phù hợp
- Xây dựng mức độ nhân thức, thái độ, hành vi của từng nhóm đối
tượng trong tương quan với nội dung (dự kiến0

- Dự báo về những tiêu cực (nếu có)
B3: Xác định mục tiêu truyền thông
- Nâng cao nhận thức
- Tác động đến thái độ
- Góp phần thay đổi hành vi của nhóm đối tượng

2. Lập B1: Xác định thời gian, địa điểm, quy mô
kế
hoach - Thời gian:
+ Chiến dịch kéo dài bao nhiêu ngày?
+ Tổ chức từ ngày nào đến ngày nào?
- Địa điểm: khu đông dân cư, nơi có vấn đề môi trường bức xúc
- Quy mô: xác định rõ quy mô chiến dịch ở cấp nào?
23


+ Cấp tỉnh: 2 huyện trở lên
+ Cấp huyện: 2 xã trở lên
+ Cấp xã: 2 thôn trở lên
B2: Xây dựng lực lượng tham gia và hình thức truyền thông
-Xác định lực lượng tham gia:
+ Lực lượng nòng cốt, phối hợp
+ Lực lượng tuyên truyền trực tiếp
+ Lực lượng tuyên truyền phối hợp trên phương tiện truyền thông
- Xác định hình thức truyền thông:
+ Ra quân hành động
+ Diễu hành thành đoàn
+ Thông tin đại chúng
+ Hội thảo, tập huấn
+ Triển lãm, tham quan

+ Sân khấu hóa môi trường
B3: Xác định nguồn lực
- Kinh phí:
+ Nguồn ngân sách nhà nước từ kinh phí sự nghiệp môi trường
+ Doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,…
- Nhân lực:
+ Khách mời
24


+ Các nhà quản lí, chỉ đạo
+ Lực lượng truyền thông
+ Lực lượng tình nguyện
+ Lực lượng bảo vệ an ninh
+ Chuyên gia y tế
+ Nhà báo, truyền hình
- Vật lực:
+ Phương tiện chuyên chở
+ Phương tiện kĩ thuật phục vụ môi trường
+ Trang bị cho buổi lẽ ra quân (dụng cụ, mũ, áo, găng tay,…)
B4: Thành lập ban chỉ đạo
B5: Soạn thảo thông điệp
Yêu cầu của thông điệp
- Hấp dẫn, thuyết phục
- Thích hợp với đối tượng truyền thông
- Gắn với môi trường truyền thông
- Đáng tin cậy
- Ngắn gọn, dễ hiểu, hoàn chỉnh
- Động từ ở thể chủ động
- Câu đơn giản


25


×