Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn hệ thống quản lý chất lượng môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.26 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HTQLCLMT
Câu 1: Mô hình hệ thống QLMT. Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2010.
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
Thực hiện và điều hành
Kiểm tra
Xem xét của lãnh đạo
Cải tiến liên tục

 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001

-

-

Bước 1: xây dựng chính sách MT
• CSMT cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu
của PL và các yêu cầu khác đc áp dụng
• Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc HTQLMT, là nền tảng để xây dựng và thực hiện
HTQLMT
• CSMT phải đc xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống dc thực hiện và đầy đủ
Bước 2: lập kế hoạch về QLMT
Giai đoạn lập kế hoach dc thiết lập 1 cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt đc sự tuân thủ
vs các yêu cầu PL và các yêu cầu khác của tiêu chuẩn ISO 14001 và những kết quả MT do
chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện:
• XĐ các yếu tố MT
• XĐ các yêu cầu PL và các yêu cầu khác
• XĐ các khía cạnh MT có ý nghĩa
1



-

-

-



• Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình QLMT
Bước 3: thực hiện và điều hành
Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi như: phân công trách nhiệm cho
các nhân viên khi hoạt động, nhu cầu đào tạo theo thời gian,… Các công việc cần thực hiện:
• Nguồn lực, vai trò trách nhiệm và quyền hạn
• Năng lực, đào tạo và nhận thức
• Thông tin liên lạc
• Tài liệu HTQLMT
• Kiểm soát tài liệu
• Kiểm soát điều hành
• Chuẩn bị và đáp ứng tình trạng khẩn cấp
Bước 4: kiểm tra và hành động khắc phục
Đây là gđ để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các gđ khác.
Các công việc cần thực hiện:
• Giám sát và đo
• Đánh giá sự tuân thủ
• Sự ko phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
• Kiểm soát hồ sơ
• Đánh giá nội bộ
Bước 5: xem xét của lãnh đạo
• Quá trình xem xét yêu cầu thu thập thông tin liên quan tới HTQLMT và thông báo
cáo TT này đến lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước.

• Mục đích:
 đảm bảo tính phù hợp liên tục của HTQLMT
 XĐ tính đầy đủ
 Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thônga
 Tạo điều kiện cải tiến liên tục HTQLMT, các quá trình và thiết bị MT,…
Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2010
• Cam kết của lãnh đạo: Phải được thể hiện từ giai đoạn bắt đầu thực hiện và trong
suốt quá trình duy trì thực hiện HTQLMT
• Tuân thủ với CSMT
• Lập kế hoạch MT: Xác định các hoặt động có thể có tác động đến MT, đồng thời tổ
chức cũng phải xác định các yêu cầu PL và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân
thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoặc cho các yêu cầu đó, trong lập kế hoạch phải thiết
lập mục tiêu, chỉ tiêu MT và thiết lập chương trình để đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu
đề ra
• Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Phân công vai trò trách nhiệm cho từng cấp liên
quan được đề đến trong HTQLMT và để tất cả các nhân viên hiểu được hết cơ cấu đó
• Đào tạo nhận thức và năng lực: lãnh đạo đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có
kiến thức vvề KCMT, CSMT và cam kế của lãnh đạo. Đảm bảo tất cả những người
mà công việc liên quan đến MT đều được đào tạo và đủ năng lực để thực hiện công
việc của mình

2


Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin
liên lạc với toàn bộ nhân viên của tổ chức và với các bên hữu quan đúng lúc và có
hiệu quả
• Kiểm soát các tài liệu và MT liên quan: kiểm soát các hoạt động của HTQLMT
được chứng minh qua các thủ tục được lập thành văn bản của các quá trình có thể tác
động đến MT và qua việc kiểm soát sự tuân thủ chặt chẽ các thủ tục

• Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: đào tạo và tập huấn thực
hành cụ thể với các tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra trong HTQLMT của tổ chức
• Kiểm tra đánh giá và hành động khắc phục, phòng ngừa: HTQLMT phải chuyển
đổi các ý kiến phản hồi từ các lần kiểm tra, giám sát và đo lươnfg thành các hoạt
động khắc phục và phòng ngừa để khi bất cứ có vấn đề nảy sinh các nhà lãnh đạo tìm
cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa tái diễn
• Lưu giữ hồ sơ: HTQLMT phải duy trì các hồ sơ MT quan trọng làm bằng chứng cho
các kết quả hoạt động của mình
• Xem xét của lãnh đạo: HTQLMT phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù
hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục
• Cải tiến liên tục: cải tiến liên tục xuất hiện khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của
sự KPH. Cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập các quá trình mới
thay thế các quy trình cũ thay đổi công nghê hoặc chiến lược
Đối tượng áp dụng: TC ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường
học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận … có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến
HTQLMT của mình. TC này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với
các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận




Câu 2: Chính sách môi trường: khái niệm, yêu cầu khi xây dựng chính sách môi
trường, xây dựng chính sách môi trường cho 1 tổ chức cụ thể.
-

-

Khái niệm: CSMT là công bố của tổ chức về ý định và nguyên tắc liên quan đến kết quả
hoạt động tổng thể về MT, tạo ra khuôn khổ cho các hành động và cho việc đề ra các mục
tiêu và chỉ tiêu MT của mình. CSMT là tài liệu cấp cao nhất trong hệ thống tài liệu của tổ

chức, thể hiện hướng đi xuyên suốt của cả HTQLMT
Yêu cầu: CSMT phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Phù hợp với bản chất, phạm vi và mức độ tác động của các hoạt động, sản phẩm và
dịch vụ của tổ chức
• Cam kết tuân thủ với yêu cầu của PL và các yêu cầu khác về MT mà tổ chức phải
tuân thủ
• Cam kết bởi lãnh đạo cao nhất.
• Có cam kết cải tiến liên tục, ngăn ngừa ô nhiễm.
• Thiết lập khung hành động để đề xuất và soát xét các mục tiêu và chỉ tiêu.
• Thích hợp với các hoạt động của tổ chức.
• Được lập thành văn bản, thực hiện, duy trì.
• Sẵn sàng truyền đạt đến mọi thành viên trong công ty và thông báo cho cộng đồng.
3


-

Ví dụ 1: Công ty TNHH Việt Đức sản xuất bao bì giấy
Từ tình yêu môi trường thiên nhiên sạch đẹp, chúng tôi phải nỗ lực hết mình để làm
cho môi trường ngày càng sạch đẹp hơn nhằm tạo ra lòng tin đối với các bên liên quan của
toàn thể nhân viên công ty, của khách hàng và của người dân xung quanh. Công ty chúng tôi
cám kết tuân thủ theo các chính sách môi trường như sau:

1.

Tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam, các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty.

2.


Tiến hành cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc
đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường.
Triển khai hoạt động một cách tích cực các hạng mục được nêu ra dưới đây:

3.
a.

Giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất.

b.

Không sử dụng lãng phí nhiên liệu, điện, nước.

c.

Giảm sử dụng lượng hóa chất độc hại.

d.

Giảm các chấy gây hại đối với môi trường.

4.

Phương châm, chính sách, mục tiêu và chương trình quản lý môi trường của
chúng tôi là “Môi trường là suy nghĩ, là cuộc sống của chúng ta”.

-

Ví dụ 2: Tại Double A, chúng tôi tin rằng có sự tương thích giữa phát triển kinh tế và sự bền
vững của môi trường, và trách nhiệm chính của công ty là nhằm bảo tồn và bảo vệ môi

trường trong phạm vi hoạt động cũng như xung quanh hoạt động sản xuất. Để đạt được điều
này, chúng tôi sẽ:

1. Đảm bảo rằng các quy trình, thiết bị, và các hoạt động sản xuất của chúng tôi chỉ có tác

động rất nhỏ đến môi trường.
2. Sử dụng các quy trình sản xuất hiệu quả để bảo tồn năng lượng và nguyên liệu thô.
3. Vận hành các cơ sở sản xuất phù hợp với các quy định về môi trường của chính phủ.
4. Ưu tiên cho các nhà cung cấp và các nhà thầu, những người thể hiện các thông lệ và tiêu

chuẩn môi trường đúng đắn.
5. Hưởng ứng các sáng kiến của Chính phủ về thúc đẩy bảo vệ môi trường.
6. Ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức môi trường

cho người lao động, giáo dục công nhân viên về tác động tiềm tàng của hoạt động nhà máy
đối với môi trường, và các biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động đó.
7. Liên tục theo dõi các tác động của hoạt động nhà máy đối với môi trường và nâng cao hiệu

suất bằng cách thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường và đánh giá hiệu quả của chúng.

4


8. Là một người láng giềng tốt, và giữ cho các thành viên trong cộng đồng, đại diện của các tổ

chức địa phương, và các khách hàng thông tin về các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi
trường của chúng ta.
9. Phát hành một báo cáo môi trường hàng năm để công chúng có thể tiếp cận được dễ dàng.
10. Cải tiến liên tục HTQLMT
-


Ví dụ 3: Công ty Panasonic VN
Panasonic VN tuân thủ CSMT của tập đoàn, cam kết giảm thiểu các tác động MT do các
hoạt động của công ty với mục đích ngăn ngừa ÔN, tuân thủ PL, các yêu cầu khác và cố
gắng nỗ lực cho các hoạt động cải thiện MT trong công ty và cho toàn cộng đồng, bao gồm
các hoạt động sau:
Sử dụng hiệu quả tài nguyên như điẹn, giấy, gas để giảm thiểu

1.

các tác động lên MT
2.

Áp dụng các biện pháp tốt nhất trong quản lý và xử lý rác thải,
các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người lao động bao gồm cả tình huống khẩn cấp

3.

Giáo dục và đạo tạo mọi người ý thức BVMT

4.

Đặt mục tiêu chỉ tiêu MT cho sự PTBV thân thiện với MT

5.

Phổ biến CSMT đến mọi người làm việc cho công ty bao gồm
cả các nhà thầu và cộng đồng
Câu 3: Khía cạnh môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa: khái niệm, cách
xác định khía cạnh môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa; yêu cầu của khía

cạnh môi trường quy định trong ISO 14001:2010. Phân biệt khía cạnh môi trường và
tác động môi trường

-

-

Khái niệm:
• Khía cạnh môi trường: là yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm, dịch vụ của một
tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường
• Khía cạnh môi trường có ý nghĩa: là khía cạnh có thể có 1 tác động môi trường đáng
kể
Cách xác định:
• Khía cạnh môi trường:

5


Khía cạnh môi trường có ý nghĩa:
 Bước 1: Chia công ty/doanh nghiệp thành các khu vực nhỏ để thu thập thông tin
các khía cạnh môi trường
 Bước 2: Nhận dạng các khía cạnh môi trường ở các khu vực tương ứng
Chuyển thông tin về đầu vào và đầu ra của các hoạt động/ quá trình hình thành
các khía cạnh môi trường
 Bước 3: Xác định khía cạnh môi trường đáng kể
Đánh giá các khía cạnh môi trường đã nhận dạng dựa vào một chuẩn cứ xác
định, công ty/doanh nghiệp sẽ xác định được các khía cạnh môi trường đáng kể.
 Bước 4: Lập thành văn bản phương pháp nhận dạng khía cạnh môi trường và
danh sách khía cạnh môi trường đáng kể
 Bước 5: Lưu tài liệu, hồ sơ

o Phụ lục – Thủ tục xác định khía cạnh môi trường
o Phụ lục – Bảng đánh giá các khía cạnh môi trường
Yêu cầu của khía cạnh môi trường: (theo mục 4.3.1 của ISO 14001)
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì 1 hoặc nhiều thủ tục để:
• Xác định KCMT của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức trong phạm vi đã
được xác định của HTQLMT mà tổ chức có thể kiểm soát.
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến những phát triển, hoạt động, sản phẩm, dịch vụ
mới hoặc qua điều chỉnh.


-

6


Xác định cá khía cạnh có hoặc có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường
Tổ chức phải lập văn bản thông tin này và giữu nó luôn được cập nhật
Tổ chức phải bảo đảm các KCMT có ý nghĩa luôn được xem xét đến khi thiết lập, áp
dụng và duy trì HTQLMT của mình.
Phân biệt KCMT và TĐMT:




-

Khía cạnh môi trường
Tác động môi trường
- Là yếu tố của các hoạt động hoặc sản Là bất kì sự thay đổi nào gây ra cho môi
phẩm, dịch vụ của một tổ chức có thể tác trường, dù là có hại hoặc có lợi, toàn bộ

động qua lại với môi trường
hoặc từng phần do các hoạt động, sản
phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức gây
- KCMT là nguyên nhân của TĐMT
ra.
- TĐMT là kết quả của KCMT

-

Ví dụ: Công ty bột giặt Vì Dân
STT
1
2
3
4
5

6

Khía cạnh
môi trường
Tiêu thụ và sử
dụng nguyên liệu/
hóa chất
Chất thải nguy hại

Tác động môi trường

- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Khả năng phát tán của hóa chất có thể gây ảnh hưởng

đến môi trường xung quanh và sức khỏe công nhân
- Ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Phát thải khí
Giảm chất lượng không khí do chất thải dạng hạt, bụi
phát sinh trong quá trình sản xuất
Chất thải rắn
Ảnh hưởng đến môi trường đất (do phải sử dụng khu
chôn lấp)
Rò rỉ, tràn đổ hóa - Ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí xung
chất
quanh
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân tiếp xúc
trực tiếp với hóa chất
Nguy cơ cháy nổ
Gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người

Câu 4: Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác.
-

-

Các yêu cầu mà tổ chức phải tuân theo đối với các KCMT có thể là:
• Yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia, địa phương.
• Yêu cầu pháp luật của chính quyền, địa phương.
• Yêu cầu của các tổ chức, đơn vị khác (Công ty, tập đoàn, cộng đồng, khách hàng,…)
Tổ chức cần thiết lập, thực hiện và duy trì 1 hoặc nhiều thủ tục nhằm:
• Xác định và tiếp cận với các yêu cầu tương ứng về pháp luật và các yêu cầu khác mà
tổ chức phải tuân thủ có liên quan đến các KCMT.


7


Xác định cách áp dụng những yêu cầu này với các KCMT của tổ chức. Tổ chức phải
đảm bảo các yêu cầu tương ứng về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ
phải được xem xét khi thiết lập, áp dụng, duy trì HTQLMT của tổ chức.
Các bước để xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác:
• Bước 1: Nhận đạng yêu cầu.
• Bước 2: Đánh giá các yêu cầu.
• Bước 3: Cập nhật, phổ biến yêu cầu.
• Bước 4: Lưu hồ sơ.
Câu 5: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường, ví dụ
Mục tiêu MT: là mục đích tổng thể về MT, phù hợp với CSMT mà tổ chức tự đặt ra cho
mình nhằm đạt tới và lượng hoá khi có thể
Chỉ tiêu MT: là yêu cầu cụ thể khả thi về kết quả thực hiện đối với 1 tổ chức hoặc các bộ
phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ mục tiêu MT và cần phải đề ra, phải đạt được để
vươn tới mục tiêu đó.
Chương trình MT: Phòng MT xây dựng 1 hoặc nhiều chương trình MT để đạt được các
mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. 1 chương trình MT hiệu quả phải xác định được: trách nhiệm thực
hiện; phương pháp/phương tiện hỗ trợ để thực hiện; thời gian hoàn thành. CTMT là các biểu
đồ danh sách các việc thực tế cần làm, phân chia nhiệm vụ cần hoàn thành theo ngày, tuần,
tháng, quý và đôi khi là từng năm hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu MT. Mỗi CTQLMT
còn bao gồm 1 danh sách kiểm tra đối chiếu để đo lường tiến triển công việc
Các bước thiết lập chương trình QLMT:
• Bước 1: Xác định các mục tiêu.
• Bước 2: Miêu tả hoạt động.
• Bước 3: Chỉ ra những người, phòng ban có trách nhiệm tiến hành thực hiện.
• Bước 4: Chỉ định nguồn tài chính cho việc thực hiện.
• Bước 5: Nhu cầu đào tạo và nguồn lực cần thiết.
• Bước 6: Thời hạn thực hiện hành động.

Ví dụ về mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình QLMT: công ty TNHH Việt Đức


-

-

-

-

Mục tiêu

Chỉ tiêu

Giảm tiêu
thụ hóa
chất trong
quá trình
sản xuất

Giảm 5%

Giảm khí
thải trong
quá trình
sản xuất

Giảm 3%


Người chịu
trách nhiệm
Các bộ phụ
trách MT tại
công ty
Cán bộ phụ
trách máy
móc
Quản đốc

Thời gian
hoàn thành
Quý II, năm
2015

Cán bộ phụ
trách MT
Cán bộ phụ
trách máy
móc

Quý II năm
2015
3 quý năm
2015
8

3 quý năm
2015
3 quý năm

2015

Cách thức
Xem xét việc sử dụng
hóa chất tại nhà máy
Lắp đặt các thiết bị đo
tại các khu vực sử
dụng nhiều
Xem xét lại các thông
số kỹ thuật của các
quá trình khi cần thiết
Xem xét hiệu suất của
máy lọc bụi
Tối ưu hóa hiệu suất
của máy lọc bụi


-

Ví dụ 2: CHƯƠNG TRÌNH QLMT
Mục tiêu: giảm tiêu thụ nước 5% vào cuối năm 2014.
Chịu trách
Kinh phí
Thời gian
nhiệm
Giảm 4% tại Tái sử dụng nước thải từ bể 2 Ô. Dũng
10
triệu Tháng 9
khu vực sản sang bể 1
đồng

xuất
Nâng cao áp suất vòi nước tại B. Tâm
5 triệu đồng Tháng 11
bể 1
Giảm 1% tại
khối văn phòng Điều chỉnh mức nước sử dụng Ô. Mạnh
1 triệu đồng Tháng 11
ở nhà vệ sinh
Chỉ tiêu

Kế hoạch thực hiện

Câu 6: Đào tạo, nhận thức và năng lực: nội dung, mục đích, phương pháp đào tạo,
các yêu cầu đào tạo, nhận thức và năng lực quy định trong ISO 14001:2010. Xây dựng
1 chương trình đào tạo về HTQLMT cho tổ chức
-

-

Nội dung:
- CSMT và tất cả các thủ tục MT liên quan đến trách nhiệm của họ
- Các yêu cầu EMS, gồm cả việc đối phó với tình trạng khẩn cấp
- Các KCMT quan trọng và các tác động của chúng tới các lĩnh vực ccông việc; các
mục tiêu và chỉ tiêu thiết lập để giải quyết các khía cạnh này
- Vai trò và trách nhiệm của học trong EMS
- Yêu cầu về năng lực của 1 cá nhân tham gia vào 1 hoạt độngmà hoạt động này có thể
gây tác động đến MT
Mục đích:
- Mục tiêu chung:
 Có tác dụng và ý nghĩa nhất định đối vs cả DN và người lao động

 Nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của DN
- Mục tiêu đối với DN:
 Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản suất kinh doanh
 Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN
 Tránh tình trạng QL lỗi thời
 Giải quyết các vấn đề về tổ chức của DN
 Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới
 Chuẩn bị đội ngũ cán bộ QL, chuyên môn kế cận
- Mục tiêu đối với người lao động:
 Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người lao động và DN
 Giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc của mình, thực hiện các chức năng
của mình 1 cách tự giác, tốt hơn
 Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên giúp họ có thể áp dụng thành
công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong DN
 Nâng cao khả năng thích ứng của người lao động
9


Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động
Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới, là cơ sở để phát huy tính
sáng tạo




-

-

Yêu cầu:

- Xác định nhu cầu đào tạo
- Tất cả những nhân viên mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể
đến MT cần phải đào tạo thích hợp
- Các tác động MT đáng kể do các hoạt động của họ gây ra và các lợi ích MT thu dc do
cải thiện hoạt động của từng cá nhân
- Vai trò, trách nhiệm của họ trong việc đạt đc sự phù hợp vs chính sách và thủ tục MT
giúp các thành viên nhận thức đc
- Vai trò, trách nhiệm của họ đối vs các yêu cầu về đối phó khi TH khẩn cấp xảy ra
Phương pháp đào tạo
STT
1

2

3

Phương pháp đào
Ưu điểm
tạo
Đào tạo tại công ty - Thỏa mãn nhu cầu riêngcủa công ty
- Các kỹ năng và hiểu biết
cơ bản của công ty tăng
lên
- Hình thành và duy trì
văn hoá, các quy định và
cách thức hoạt động của
công ty
- Rất có hiệu quả đối với
các đơn vị phân tán
Đào tạo bên ngoài - Nâng cao sự nhạy cảmđối vs MT bên ngoài - Phát triển khả năng linh

hoạt
- Mở rộng quan hệ vs các
tổ chức khác
- Có cách tiếp cận và tư
tưởng ms
- Chấp nhận những thửthách
- Tác động của MT khácbiệt
Đào tạo trên công - Đơn giản
việc
- Là hình thức đào tạo cơ
bản nhất
- Nhân viên được ứngdụng trực tiếp
- Cho phép các nhà đàotạo trải qua các điều
kiện làm việc thực tế
10

Nhược điểm
Có thể ko bao gồm những
thay đổi từ bên ngoài

Chi phí cao
Có thể ko phù hợp vs nhu
cầu của công ty
Chạy theo chương trình
(mốt)
Đôi khi các khoá đào tạo
được coi như những kỳ
nghỉ
Khó áp dụng các kiến thức
vào công việc

Có thể tạo ra 1 số cản trở
mới cho tổ chức
Những người hướng dẫn
có thể bị hạn chế về khả
năng truyền đạt và đào tạo
Tốn thời gain của người
hướng dẫn
Người đang học sẽ không
có năng suất lao đọng,
thậm chí gây hỏng máy


4

5

6

móc thiết bị
Giảng bài
- Giáo viên kiểm soát - Không hiệu quả vì trình
toàn bộ tài liệu và thời bày 1 chiều từ giáo viên
gian
- Bài giảng lặp đi lặp lại
- Tài liệu được sắp xếp - Người nghe thụ động
logic
- Thiếu thông tin phản hồi
- Đây là pp an toàn
- Dễ dàng thay đổi người
đào tạo

Chương trình đào - Tạo ra quan điểm và - Trình độ của người học
tạo tập thể
cách suy nghĩ chung
ko đồng đều
- Tạo ra tinh thần dồng - Đòi hỏi cao đối vs ng
đội
giảng
- Phát huy kỹ năng làm - Có thể tạo ra “đồng ý tập
việc nhóm
thê” không có lợi cho công
- Tiết kiệm chi phí vì số ty
lượng người đông
Luân chuyển công - Cho người lao động có -Yêu cầu phải điều chỉnh
việc
kinh nghiệm ở nhiều lĩnh công việc thường xuyên
vực
- Can thiệp vào quá trình
- Tạo cơ hội, ý tưởng, kỹ hoạt động bình thường của
năng mới
DN
- Tạo ra cách nhìn khác - Học đối phó: tạo ra quan
nhau, nhu cầu khác nhau niệm “cưỡi ngựa xem hoa”
cho người lao động
- Xem như là 1 sự đe doạ

7

Cố vấn

8


Huấn luyện nội bộ

- Thu hút những người
hướng dẫn giỏi
- Cung cấp các chỉ dẫn
thực tế
- Có thể bỏ qua việc
đánh giá kết quả hoạt
động
- Nâng cao được khả
năng giao tiếp
- Tạo “người đỡ đầu cho
nhân viên”
- Phù hợp vs công việc
- Liên hệ nhu cầu của cá
nhân
- Tăng cường mqh giao
tiếp
- Có khả năng áp dụng
ngay kiến thức và kinh
nghiệm
11

- Có thể tạo ra sự ỷ lại
- Có thể tạo ra sự ghen tỵ
và so sánh
- Tốn thời gian của các
hướng dẫn viên


- Phụ thuộc vào kỹ năng
đào tạo
- Khó giám sát
- Phải giả định các công
việc là phù hợp
- Có thể áp dụng ngay tại 1
thời điểm với 1 công việc
- Dễ bị bỏ qua


- Hướng tới mụ tiêu
- Có thể không hiệu quả
- Dễ liên hệ với đánh giá
kết quả hoạt động
- Thu hút nhân viên vào
quá trình phát triển

Câu 7: Trao đổi thông tin: hình thức trao đổi thông tin, nội dung trao đổi thông tin.
+
+
-

Lập thủ tục dạng văn bản
Nội dung: xác định cách thức trao đổi thông tin
Nội bộ: Chú trọng ứng phó với sự cố môi trường
Bên ngoài: Chú trọng báo cáo về sự phù hợp và ứng phó với sự cố MT, giải
quyết khiếu nại về MT
Quy trình thông tin liên lạc:

Công nhân


Trưởng các

Phòng

Các bên hữu

Nhân viên

phòng ban

MT

quan bên ngoài

Đại diện lao động

Giám đốc
: Tiếp nhận và phản hồi thông tin với bên ngoài
: Tiếp nhận và phả hồi thông tin trong nội bộ
-

Hình thức trao đổi TT
- Trao đổi thông tin nội bộ:
 Thông báo qua các bưu kiện
 TT miệng hay các TT dưới dạng VB trong các cuộc họp BQT
 TT trên mạng nội bộ
 Thư điện tử
 Hiển thị TT trên bảng thông báo hay các yết thị khác
 Các bài báo và TT trong bảng tin, bảng thông báo và các bản ghi nhớ của công ty

- Trao đổi thông tin bên ngoài:
 Báo cáo MT thường niên
 Hiển thị TT trên bảng thông báo hay các thiết bị khác
 Các bài báo và TT trong bảng tin, bảng thông báo
 Các quảng cáo
 Các chuyến dã ngoại, thực địa
 Các cuộc họp cộng đồng
12





Đường dây nóng
Trang web của tổ chức
Nội dung trao đổi TT:
Các bên hữu quan nội bộ và các bên hữu quan bên ngoài công ty/doanh nghiệp.
Mối quan tâm về môi trường của các bên hữu quan
Các vấn đề chính trong quản lý môi trường cần được thông tin liên lạc:
 Thông tin về hệ thống như: chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý
môi trường...
 Các thông tin trong quá trình quản lý, giám sát, áp dụng hệ thống quản lý môi
trường như: thông tin về luật và các qui định liên quan, thông tin về các qui định,
hướng dẫn, việc giám sát đánh giá các hoạt động, thông báo và xử lý lỗi,...
 Thông tin về kết quả hoạt động của hệ thống như: đánh giá nội bộ, đánh giá bên
ngoài định kỳ, kết quả xem xét định kỳ của lãnh đạo, kết quả triển khai các quyết
định...
Các phương tiện và hình thức thông tin trong hệ thống môi trường:
 Thông tin qua hệ thống mạng máy tính nội bộ, qua thư điện tử, qua điện thoại.
 Thông tin qua các buổi họp, họp hàng tuần, họp giao ban, giao ca, thông tin trực

tiếp.
 Thông tin qua các thông báo, quyết định, báo cáo.
Thời gian thực hiện chương trình thông tin liên lạc
Nhân viên chịu trách nhiệm liên lạc
Các điểm cơ bản về trao đổi TT:
TĐTT là quá trình TĐTT 2 chiều
Nếu vấn đề được truyền tải không được hiểu biết kỹ lưỡng thì chỉ có sự chuyển TT




hay chuyển TT sai
TĐTT nội bộ hiệu quả là nền tảng của EMS
ISO 14001 nhấn mạnh khuyến khích việc phổ biến ra bên ngoài các KCMT quan



trọng
Tổ chức thực thi ISO 14001 EMS phải tiếp nhận, tư liệu hoá và TLCH các mối quan














-

-

tâm và phàn nàn từ phía các nhóm quan tâm bên ngoài
Câu 8: Sự không phù hợp trong hệ thống quản lý môi trường? Phân tích nguyên
nhân điển hình dẫn đến sự không phù hợp? Áp dụng mô hình xương cá để phân tích
một ví dụ về sự không phù hợp về mặt môi trường và đề ra hành động khắc phục,
hành động phòng ngừa sự không phù hợp đó.
Sự không phù hợp là sự không đáp ứng một yêu cầu, những sai khác trong công việc so
với Chính sách chất lượng hay Quy trình đã ban hành.
Nguyên nhân:
• Không hiểu hoặc không tuân thủ các yêu cầu.
• TTLL nội bộ và bên ngoài kém.
• Các sự cố thiết bị hay thiếu bảo dưỡng thiết bị dẫn đến sự cố thiết bị.
• Các thủ tục có nhiều sai sót hay thiếu các thủ tục quan trọng.
• HĐKP và PN KPH với nguyên nhân chính gây ra sự KPH.
13


-

-

-

Không có HTQLMT nào là hoàn hảo vì vậy trong HTQLMT cần chắc chắn có nhiều sự
KPH nhất là giai đoạn đầu thực hiện. Tổ chức cần duy trì và thiết lập các thủ tục liên quan

tới sự KPH với thực tế và tiềm ẩn để:
• Nhận biết và khắc phục sự KPH để từ đó ứng phó, giảm nhẹ tác động lên môi trường.
• Để hiểu rõ thông qua hoạt động điều tra, xác định nguyên nhân không để tái diễn sự
cố.
• Xem xét kết quả hay hiệu lực của các hành động ngăn ngừa, ứng phó đã thực hiện.
• Xác định mức độ cần thiết đối với hành động ngăn ngừa sự KPH và thực hiện các
hành động phù hợp đã dự kiến để tránh xảy ra.
Ví dụ:

Chữ ko đóng khung biểu thị cho nguyên nhân gây ra sự KPH
Chũ ko đóng khung, in đậm biểu thị cho sự KPH
Câu 9: Bố cục của một quy trình trong ISO 14001. Áp dụng xây dựng các quy trình
xác định khía cạnh môi trường, khía cạnh môi trường có ý nghĩa; quy trình kiểm soát
các khía cạnh MT, quy trình quản lý chất thải; quy trình quản lý an toàn hóa chất;
quy trình ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
Bố cục của một quy trình trong ISO 14001 gồm:
- Mục đích: Quy trình áp dụng để làm gì ?
- Phạm vi áp dụng: Ở đâu, đối với cái gì?
- Tài liệu tham khảo: Chỉ ra những tài liệu tham khảo để viết quy trình
- Định nghĩa và giải thích : Làm rõ những thuật ngữ đặc biệt sử dụng trong quy trình.
14


-

-

I.

Nội dung

 Những công việc cần làm
 Người có trách nhiệm/quyền hạn
 Cách thức tiến hành (điều kiện, phương tiện, tài liệu)
 Địa điểm, thời gian tiến hành công việc
Lưu trữ: Cách thức lưu trữ những bằng chứng về việc thực hiện quy trình
Phụ lục: Những biểu mẫu sẽ sử dụng trong khi thực hiện quy trình

Trong quá trình viết 1 quy trình cụ thể phải tuân theo nguyên tắc KISS là viết đơn
giản và dễ hiểu. Trong quá trình viết quy trình có thể sử dụng lưu đồ giúp các
bước công việc tiếp diễn theo 1 trình tự nhất định
+ Ưu điểm: rõ ràng, dễ hiểu, có thể phân tích 1 cách trực giác về tính hợp lý
+ Nhược điểm: Do tổ chức tự chọn, sử dụng thống nhất trong tất cả các văn bản,
giải thích ý nghĩa của các loại ký hiệu
Áp dụng xây dựng:
Quy trình quản lý chất thải:
1) Mục đich: Để thực hiện quá trình PL, tái sử dụng và thải bỏ các loại chất thải
2) Phạm vi AD:
 AD cho các hđ: thu gom, PL, tái sd, loại bỏ chất thải
 Quy trình này AD cho mọi phòng ban
3) Tài liệu tham khảo:
 ISO 14001 mục 4.3.2, mục 4.4.6
 Sổ tay MT
 Hợp đồng thu gom, vận chuyển các loại chất thải CN
 Quy trình ứng phó vs tình trạng khẩn cấp
4) Định nghĩa
 EMS: Hệ thống quản lý MT
 Chất thải rắn thông thường: là các loại CTR đô thị, CTR CN ko chứa hoặc
chứa 1 lượng rất nhỏ các chất chưa đến mức gây nguy hại tới MT và sức khỏe
con người
5) Trách nhiệm

 Trưởng ban MT có trách nhiệm phổ biến quy trình này tới các thành viên còn


lại
Thành viên ban MT có trách nhiệm phổ biến quy trình này tới những người




liên quan trong phòng ban mình để đảm bảo quy trình được tuân theo
Các phòng ban liên quan có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện quy trình này
Thư ký MT có trách nhiệm lưu giữ các giấy tờ, thủ thục có liên quan đến quy
trình này

6)

Nội dung
STT
1
2
3
4

Quy trình
PL rác thải ngay tại nguồn phát sinh
Vận chuyển rác tới nơi quy định
Tập kết rác thải
Ban quản lý chờ xử lý
15


Người chịu trách nhiệm
Thành viên MT tại các phòng ban
Thành viên MT tại các phòng ban
Thành viên MT tại các phòng ban
Ban MT


5
6

7)

Xử lý
Lưu giấy tờ, hồ sơ cần thiết

Trưởng ban MT
Trưởng ban MT
Thư ký MT

Lưu trữ
STT Tên hồ sơ
1
Danh sách ban MT
2

-

-

-


-

-

Hồ sơ QL CTR thông thưởng
Bảng báo cáo CTR của công ty
Bảng theo dõi lượng rác sản xuất
Danh mục phân loại CTR
Hợp đồng ký két xử lý CT với các
đơn vị chuyên trách

Bộ phận lưu trữ
Ban ISO
Trưởng BMT
Thư ký BMT
Ban ISO
Trưởng BMT
Thư ký BMT

Thời gian lưu
02 năm - cập
nhật hàng năm
03 năm

Câu 10: Các bước thực hiện hệ thống QLCLMT (6 bước: Chuẩn bị, lập kế hoạch,
thực hiện và vận hành, kiểm tra và hiệu chỉnh, chứng nhận hệ thống, duy trì hệ thống)
Bước 1: Chuẩn bị
1) Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo EMR và nhóm ISO 14001
2) Xác định phạm vi áp dụng HTQLMT

3) Chính sách môi trường
4) Vai trò và trách nhiệm thực hiện
5) Kế hoạch triển khai dự án
6) Khởi động dự án
Bước 2: Lập kế hoạch
1) Đào tạo nhận thức ISO 14001
2) Phân tích, đánh giá môi trường ban đầu (xác định KCMT)
3) Xác định các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác
4) Thiết lập mục tiêu, chương trình hành động
5) Xem xét HTQLMT (lần 1 bởi nhóm điều hành ISO 14001)
Bước 3: Thực hiện và vận hành hệ thống
1) Xem xét các kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp
2) Trao đổi thông tin
3) Xác định và xây dựng hệ thống tài liệu
4) Thiết lập kế hoạch và chương trình đào tạo
5) Xây dựng chương trình kiểm soát điều hành
6) Xem xét HTQLMT (lần 2 bởi nhóm điều hành ISO 14001)
Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh hệ thống
1) Xác định yêu cầu theo dõi và đo lường
2) Đánh giá mức độ tuân thủ
3) Sự KPH và hành động khắc phục và hành động phòng ngừa
4) Đánh giá nội bộ
5) Họp xem xét của lãnh đạo lần 1
Bước 5: Chứng nhận hệ thống
16


Lựa chọn tổ chức chứng nhận
Đăng ký chứng nhận
Đánh giá chứng nhận

Khắc phục những phát hiện nếu có
Nhận chứng chỉ
Bước 6: Duy trì hệ thống
1) Thực hiện đánh giá nội bộ
2) Thực hiện các hành động khắc phục
3) Thực hiện đánh giá giám sát
4) Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo
5) Không ngừng cải tiến
Câu 11: Nội dung của chương trình 5S. Áp dụng xây dựng chương trình 5S cho bản
thân hoặc một doanh nghiệp.
Nội dung của chương trình 5S:
• Sàng lọc:
 PL những thứ cần thiết và ko cần thiết
 Loại bỏ những thứ ko cần thiết
 Xác định “đúng số lượng” đối vs những thứ cần thiết
• Sắp xếp:
 Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp
 Sắp xếp đúng vật, đúng chỗ
 Sắp xếp các vị trí, dụng cụ, máy móc, công nhân,.. sao cho tiến trình làm việc trôi
chảy
• Sạch sẽ
 Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôc dc làm sạch
 Hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi
 Lau chùi có ý thức
1)
2)
3)
4)
5)


-

-

Sau khi làm tốt 3S thì:
Chụp ảnh hiện trường ( cận cảnh và toàn cảnh)
Dán ảnh lên cạnh ảnh cũ cho mọi người thấy những sự khác biệt
Cùng quyết tâm duy trì trạng thái đã đạt dc
Săn sóc
 Duy trì thành quả đạt dc
 Liên tục phát triển 3S
 Nguyên tắc 3 ko:
o Ko có vật vô dụng
o Ko bừa bãi
o Ko dơ bẩn
Sẵn sàng:
 Tự giác thực hiện tốt, thường xuyên và duy trì 3S
 Hệ thống kiểm soát bằng mắt








17




×