Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.65 KB, 6 trang )

Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội không được vượt quá 18 năm tù
2, Trong mọi trường hợp, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng
đối với người chưa thành niên phạm tội không được vượt quá 18
năm tù.
2.1, Người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
hiện nay chỉ ban gồm người đã đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêp trọng do cố ý hoặc tội
phạm đăc biệt nghiêm trọng”.

Quy định này thể hiện thái độ của Nhà nước đối với người chưa
thành niên phạm tội dồng thời thể hiện yêu cầu của cuộc đấu
tranh phòn chống tội phạm.

Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất
cngx như về tâm- sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống
của họ còn bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập,
khả năng tự kiềm chế chưa cao. Họ có xu hướng muốn tự khẳng


định, muốn được đánh giá, được tôn trọng, dễ tự ái, tự ti, hiếu
thắng, thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão, thiếu tính thực tế, dễ bị
kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ
bị tổn thương, nhưng lại dễ thay đổi thích nghi, dễ uốn nắn…Trong
các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên nói trên, ta thấy
hai khuynh hướng nổi bật liên quan đến tội phạm và khả năng giáo


dục, cải tạo của họ. Đó là họ dễ bị người dụ dỗ, kích động, thúc
đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội của họ
chưa cao và chưa chắc chắn nên họ cũng dễ uốn nắn, cái tạo, giáo
dục họ thành người có ích cho xã hội.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý và yêu cầu của việc phòng, chống
tội phạm của người chưa thành niên, Bộ luật hình sự quy định
những nguyên tắc đặc thù về xử lý người chưa thành niên phạm
tội, gồm:
Thứ nhất, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai, người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm
hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia
đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên
phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong
trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi
phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc
phòng ngừa tội phạm. Nếu thấy không cân thiết phải áp dụng hình


phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì tòa án áp dụng
một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng
Thứ tư, không xử phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa
thành niên phạm tội. Hạn chế áp dụng hình phạt tù, không áp
dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên ở độ
tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa

án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ
hơn đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Thứ năm, án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi
chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm.
2.2, Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luật hình sự quy định các hình phạt được áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Tù có thời hạn.


Tử hình và chung thân là những hình phạt cao chính, nghiêm khắc
nhất, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Nhưng khi người chưa thành niên phạm tội, ý thức phạm tội của họ
không cao và họ chịu sự chi phối, ảnh hướng rất lớn từ điều kiện và
hoàn cảnh của xã hội. Do đó, luật hình sự quy định không áp dụng
tử hình và chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.
Các hình phạt bổ sung được quy định trong Bộ luật hình sự trong
mối liên hệ tương hỗ với các hình phạt chính, có tác dụng đảm bảo
cho các mục đích của hình phạt. Người chưa thành niên là người
chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất cũng như trí tuệ. Để họ có
khả năng cải tạo, giáo dục tốt hơn và thể hiện tính nhân đạo đối
với họ, luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt bổ sung với
người chưa thành niên phạm tội.
Như vậy, hình phạt nặng nhất đối với người chưathành niên là
hình phạt tù có thời hạn.
Theo Điều 74 Bộ luật hình sự quy đinh về hình phạt tù có thời hạn

với người đối với người chưa thành niên như sau:
“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo
quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu
điều luật đước áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám
năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không
quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.


2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu
điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai
năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không
quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Quy định trên thể hiện sự nhân đạo khi áp dụng hình phạt này đối
với người chưa thành niên đồng thời tuân thủ nguyên tắc: “Khi xử
phạt tù có thời hạn tòa án cho người chưa thành niên phạm tội
được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đã thành
niên phạm tội tương ứng”(Điều 69 Bộ luật hình sự).
Như vậy, theo Điều 74 bộ luật hình sự thì việc áp dụng hình phạt
tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội được phân
biệt theo độ tuổi của người chưa thành niên phạm tội, cụ thể là:
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu điều luật (tương
ứng với tội phạm mà người đó đã phạm) được áp dụng quy định tù
chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
(trong mọi trường hợp) không vượt quá 18 năm tù.
Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
(trong mọi trường hợp) không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều
luật quy định - trong trường hợp này là mức phạt không được quá

15 năm tù
- Đối với người đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình,thì
mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.


Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
cũng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định trong trường hợp này là không quá 10 năm tù.
Như vậy, mức hình phạt cao nhất có thể được áp dụng đối với
người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là không
quá 18 năm tù.
Còn đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16
tuổi mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là không quá 12 năm
tù.
Tuy nhiên, về vấn đề quy định hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, Điều 74 Bộ luật hình sự còn chưa quy định rõ ràng
về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm một tội
hay tổng hợp các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm
nhiều tội, có thể gây hiểu nhầm về quy định của pháp luật. Vì vậy,
cần phải có quy định chi tiết hơn về vấn đề này để viêc xử lý người
chưa thảnh niên được dễ dàng hơn.



×