Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và những điều bất thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.53 KB, 5 trang )

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và những điều bất thường
Bạn biết gì về những bất thường kinh nguyệt trong độ tuổi dậy thì? Những bất
thường đó bao gồm hành kinh sớm, hành kinh muộn, vô kinh nguyên phát, kinh
nguyệt không đều và rong kinh. Cùng tìm hiểu về những triệu chứng của những
bất thường kinh nguyệt này và cách giải quyết sao cho hiệu quả nhé các bạn nữ!
Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì

- Từ giai đoạn bắt đầu dậy thì cho đến 18, 20 tuổi chu kỳ kinh nguyệt thường chưa
ổn định, không đều, có khi 2- 3 tháng mới có một lần, hoặc có tháng có đến 2, 3
lần và mỗi lần có kinh có thể rất nhiều và kéo dài.
- Nguyên nhân do buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên có những vòng kinh có
rụng trứng và những vòng kinh không rụng trứng.
Kinh thưa: Là khi vòng kinh kéo dài trên 35 ngày thậm chí vài ba tháng mới có
kinh một lần.
Nguyên nhân:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Vùng dưới đồi và tuyến yên ở trong não chi phối sự bài tiết của buồng trứng (tiết
ra oestrogen và progesterone). Hai hormone này làm cho niêm mạc tử cung có
những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt hay để đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ và
phát triển thành thai. Vì vậy, những bất thường ở trục tuyến dưới đồi, tuyến yên và
buồng trứng đều có thể dẫn đến hiện tượng kinh thưa.
- Hiện tượng kinh thưa có thể do nhiều nguyên nhân khác như: ít rụng trứng (do
noãn bào chậm phát dục, do đó kéo dài giai đoạn noãn chín). Ở một số người cách
hơn bốn mươi ngày hoặc hai đến ba tháng mới rụng trứng một lần, dù lượng máu
kinh và thời gian hành kinh vẫn bình thường.
- Ngoài ra, hiện tượng buồng trứng đa nang cũng có thể làm cho kinh nguyệt thưa.
Đó là trường hợp buồng trứng có rất nhiều nang cùng phát triển, nhưng chẳng có
nang nào chín và thường là không phóng noãn (không có trứng rụng). Nếu không


điều trị buồng trứng đa nang có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh
Kinh mau: Là khi chu kì kinh từ 22 ngày trở xuống. Nguyên nhân của kinh mau là
do không phóng noãn hay hoàng thể phát triển kém, nên giai đoạn hoàng thể ngắn.
Muộn kinh ở tuổi dậy thì

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Muộn kinh là những trường hợp hành kinh lần đầu tiên khi đã trên 16 tuổi. Lượng
huyết kinh có thể ít hơn so với những người khác. Nguyên do dẫn đến dậy thì
muộn có thể là vì buồng trứng kém phát triển, hoặc do dinh dưỡng kém, người bé
nhỏ, gầy yếu hoặc do bệnh tật nên cơ thể kém phát triển.
Rong kinh tuổi dậy thì là gì?
Rong kinh tuổi dậy thì là khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, hậu quả làm
cho các em nữ xanh xao thiếu máu, người mệt mỏi. Vì ra huyết kéo dài, tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên các em gái bị rong kinh thường dễ bị
viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi tử cung (trước đây gọi
là vòi trứng) làm hẹp hoặc tắc, dễ bị thai ngoài tử cung hoặc vô sinh trong tương
lai. Mặt khác, rong kinh có thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng) và đó cũng là
một nguyên nhân gây vô sinh.
Vô kinh tuổi dậy thì là gì?

Vô kinh tuổi dậy thì là khi quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh. Có 2 loại nguyên
nhân:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Rối loạn nội tiết: đây là một hội chứng liên quan chặt chẽ từ não đến buồng trứng,
rất khó điều trị mà biểu hiện bên ngoài là cơ quan sinh dục phụ không phát triển

như: vú nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ bé. Ngoài ra, rối loạn này
có thể là do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thường gặp ở những người nam giả
nam hoặc nữ giả nữ.
- Bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục: là những trường hợp không phát
triển một phần hoặc toàn bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển
hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt, ví dụ như không có tử cung hoặc
không có buồng trứng. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển một phần thì bạn nữ
vẫn có hiện tượng kinh nguyệt, nhưng vì huyết kinh bị ứ lại không chảy ra ngoài
được nên gọi là bế kinh.
Tắc kinh ở tuổi dậy thì và những triệu chứng
Tắc kinh là hiện tượng đau bụng vùng dưới đều đặn hằng tháng khi đến tuổi dậy
thì, mỗi lần đau kéo dài 3-4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần sau đau
tăng hơn lần trước. 5, 6 lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều
khi đau căng, quằn quại, các cháu nữ có thể kêu khóc do quá sức chịu đựng.
Nếu bế kinh do màng trinh không thủng thì các em sẽ thấy nặng, căng tức ở âm hộ.
Khi khám 2 môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn màng trinh và có màu tím.
Hậu quả của tắc kinh
Khi bị tắc kinh, do huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại làm tử cung và vòi
tử cung dãn căng, phá hủy niêm mạc của tử cung và vòi tử cung nên các em không
thể có thai được. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm
nhiễm khuẩn rồi vỡ và sẽ gây viêm phúc mạc ổ bụng. Thậm chí vỡ vòi tử cung do
căng giãn quá mức.
Phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi dậy thì
Bố mẹ và các thành viên trong gia đình nên quan tâm đến hiện tượng đau bụng,
đặc biệt là đau bụng diễn ra hằng tháng có tính chất chu kỳ mà không phải hành
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


kinh để đưa các em đi khám bệnh.
Cho các em ăn nhiều hoa quả, đủ dinh dưỡng để phát triển tốt về thể chất.

Nếu các cháu bị rong kinh, phải đưa các cháu đến khám bệnh ở những phòng
khám chuyên khoa để điều trị sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường có nhiều biểu hiện và triệu chứng khác
nhau. Các em gái cùng gia đình của các em nên đặc biệt quan tâm đến những thay
đổi liên quan đến kinh nguyệt hàng tháng để kịp thời theo dõi và điều trị khi rối
loạn kinh nguyệt chuyển sang bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×