Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sai lầm kinh điển khi nấu đồ ăn dặm mẹ nào cũng mắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.2 KB, 4 trang )

Sai lầm kinh điển khi nấu đồ ăn dặm mẹ nào cũng mắc
Nhiều mẹ cố gắng ép con ăn đồ ăn dặm thật nhiều nhưng lại không chú ý tới khâu
chế biến. Những sai lầm khi nấu đồ ăn dặm có thể khiến con ăn như không.
Vo gạo quá kĩ

Đây là sai lầm khi nấu đồ ăn dặm mà hầu hết các mẹ đều mắc phải. Việc vo gạo
quá kỹ sẽ làm một hàm lượng cực kì lớn các khoáng chất và vitamin, nhất là
vitamin B1 trong gạo bị giảm đi trong quá trình vo gạo. Do đó, mẹ nên vo gạo nhẹ
nhàng, tránh vò xát quá kĩ và dùng quá nhiều nước làm mất lớp cám gạo giàu dinh
dưỡng.
Đổ thêm nước lạnh vào khi đang ninh xương, thịt
Thịt và xương là những món đồ ăn dặm phổ biến nhờ chứa nhiều protein và chất
béo. Tuy nhiên khi đang đun nấu thịt và xương với nhiệt độ cao mà đổ thêm nước
lạnh vào sẽ khiến các chất này nhanh chóng kết tủa, khiến cho thịt, xương cũng
khó nhừ, dinh dưỡng và mùi vị đều bị biến đổi và giảm chất lượng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Khuấy đảo liên tục đồ ăn dặm trong nồi
Rất nhiều mẹ có thói quen khuấy đảo liên tục thức ăn cũng như đồ ăn dặm trong
nồi để ngăn ngừa cháy. Nhưng điều này không chỉ khiến đồ ăn dễ nát, nhũn khiến
bé không muốn ăn mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn.

Sơ chế đồ ăn dặm quá lâu trước khi đem nấu
Rau quả sau khi được thái càng có ít thời gian tiếp xúc với không khí thì càng ít bị
mất vitamin. Ngoài ra, rau quả khi được cắt thành miếng to, có ít bề mặt tiếp xúc
với không khí hơn thì cũng khó bị mất chất dinh dưỡng hơn so với rau quả thái
nhỏ. Thế nên khi nấu đồ ăn dặm cho con, mẹ nên tránh sơ chế thực phẩm trong
thời gian quá dài, bởi nó sẽ làm hao hụt dinh dưỡng trong thức ăn dặm.
Luộc và hầm đồ ăn dặm với quá nhiều nước


Việc nấu ăn với quá nhiều nước cũng là sai lầm khi nấu đồ ăn dặm phổ biến ở
nhiều bà mẹ. Nấu đồ ăn dặm với càng ít nước thì càng giữ lại được nhiều chất dinh
dưỡng. Đó là lí do vì sao, hấp hay nướng bằng lò vi sóng là cách để chế biến rau
quả tốt hơn luộc và hầm. Khi dùng phương pháp luộc và hầm, mẹ nhớ sử dụng
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


lượng nước vừa phải, tránh cho quá nhiều nước và tránh đun quá lâu.
Cho sữa vào cùng lúc với đồ ăn dặm khác
Nhiều mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo, súp... cho đồ ăn dặm của bé thêm
phần béo, ngậy và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều
lần, làm protein trong sữa bị phân rã và vitamin bị phá hủy.
Mẹ nên nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau trong nước trước, sau đó mới đổ
sữa vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay để bảo toàn lượng dinh dưỡng cho bé.
Cho bé ăn dặm đúng cách

Về thời điểm ăn dặm
Ai cũng đều thuộc lòng lý thuyết về độ tuổi ăn dặm của trẻ - là tròn 6 tháng sau khi
chào đời. Có nghĩa là ngày mà một em bé bắt đầu ăn dặm là ngày đầu tiên của
tháng thứ 7, chứ không phải ngày đầu tiên của tháng thứ 6 như nhiều người vẫn
nhầm. Nếu ăn dặm vào ngày đầu tiên của tháng thứ 6 tức là thực chất, em bé mới
chỉ tròn 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, vấn đề thời gian mới chỉ được coi là điều kiện cần,
vẫn cần phải có thêm điều kiện đủ để mẹ xem xét đến việc cho em bé ăn dặm được

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hay chưa.
Đó là việc em bé bắt buộc phải biết ngồi thẳng lưng, và giữ được cổ của mình
thẳng, không “gật gù”. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi ngồi thẳng lưng và giữ

cổ của mình chắc chắn rồi, em bé mới không bị sặc, trớ và không bị tổn thương
trong khi nuốt.
Nhiều người mẹ chỉ “nhăm nhe” tính toán thời gian mà không để ý rằng con còn
chưa biết ngồi thẳng lưng và giữ cổ của mình chắc chắn. Khi ấy, dù con đã có rất
nhiều biểu hiện “thèm ăn” như việc con nhìn theo, chóp chép, chảy nước dãi thòm
thèm,… khi người lớn ăn uống thì con chưa đủ điều kiện để ăn dặm đâu nhé!
Cách tính tháng tuổi ăn dặm cho bé sinh non, thiếu tháng
Rất nhiều bà mẹ đã không biết đến vấn đề này khi tính tuổi ăn dặm cho con. Đa số
các mẹ đều lấy ngày con ra đời để đo đạc, so sánh các tiêu chuẩn cân nặng, chiều
cao và tính thời gian ăn dặm cho con mà quên rằng bé nhà mình sinh non. Điều
này là bất hợp lý bởi những em bé sinh thiếu tháng và thiếu cân sẽ không thể có
thể trạng tương đương trẻ sinh đủ tháng.
Bởi thế, với những trẻ sinh non từ 4 tuần trở lên, việc tính tuổi ăn dặm cho con
(tương tự như vậy là khi so sánh cân nặng, chiều cao…) đều phải trừ lùi đi một
tháng. Giả sử một em bé sinh non 4 tuần, vậy thì thời điểm thích hợp để em bé đó
ăn dặm tính từ ngày em bé ra đời, phải là tròn 7 tháng – nghĩa là ngày đầu tiên khi
bé bước sang tháng tuổi thứ 8, chứ không phải tròn 6 tháng như những em bé khác.
Tương tự với các chỉ số cân nặng và chiều cao. Không có lý gì một em bé sinh non,
sinh ra nhẹ cân hơn các em bé đủ ngày đủ tháng, đủ cân nặng lại phải gánh thêm
một áp lực “chạy đua” cho “bằng chị bằng em”

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×