Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sai lầm nguy hiểm khi ăn cua đồng nhiều nhà mắc phải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.76 KB, 5 trang )

Sai lầm khi ăn cua đồng nhiều nhà mắc phải
Cua đồng là món ăn rất được ưa chuộng trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu ăn không
đúng cách sẽ gây hại nghiêm trọng.
Mùa hè đến, canh cua đồng có lẽ là món ăn dân dã được yêu thích nhất của hầu hết
mọi người bởi vừa ngon miệng, đưa cơm lại vô cùng bổ dưỡng. Song nếu không
biết lựa chọn, chế biến và bảo quản đúng cách, món ăn bổ dưỡng này rất có thể trở
thành mầm họa đối với sức khỏe của bạn và người thân. Dưới đây là những sai
lầm trong việc chọn, chế biến, bảo quản cua đồng mà bất cứ bà nội trợ nào cũng
cần tránh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình mình.
Làm cua không sạch

Môi trường sống chủ yếu của cua đồng là các ao hồ, thùng vũng, đồng ruộng... nên
trong mình cua có chứa rất nhiều bùn đất, các vật ký sinh như giun sán, vắt và ấu
trùng. Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ngại làm nên khi mua cua thường nhờ
người bán làm luôn ngoài trợ, hoặc có mua về làm cũng sẽ rửa qua loa. Khi đó bùn
đất, các loại ký sinh trùng vẫn còn bám trên mình cua, lúc chế biến lại chưa nấu kỹ
nên khi ăn vô hình trung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


trùng ở cua vào cơ thể dẫn đến tình trạng ngộ độc hoặc nhiễm sán đường ruột.
Thậm chí nếu những con sán này đi lên phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở,
nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo
áp xe.
Vì vậy các bà nội trợ cần lưu ý khi làm cua cần rửa qua nhiều lần nước cho sạch
bùn đất, sau khi xé cua thì ngâm trong nước muối để để vắt, sán nếu có sẽ bò ra rồi
mới đem giã để đảm bảo vệ sinh.
Ăn cua đã chết

Sai lầm mà các bà nội trợ hay mắc phải hoặc vô tình mắc phải đó là ăn cua đã chết.
Khi cua đã chết, trong cơ thể có xuất hiện nhiều thành phần hóa học mang tên


histidine (có công thức phân tử C3H3N2CH2 (NH2)CO2H), khiến người ăn dễ bị
ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histidine càng nhiều,
càng dễ ngộ độc hơn.
Ăn cua đã chế biến để lâu
Cua đã được nấu chín nhưng để lâu rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, vì thế khiến bạn
dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc… Bởi vậy, các bác sĩ đều khuyên không nên ăn
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


cua đã chế biến để lâu, nên nấu đến đâu ăn hết đến đó.
Ăn nước cua sống
Trong dân gian, nhiều người cho rằng, cua đồng rất tốt cho xương, vì thế ăn nước
cốt cua sống sẽ giúp cơ thể dẻo dai, mạnh xương cốt. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi
(lungfluke), khi ăn sống loại vi trùng này rất dễ tấn công vào phổi, lên não dẫn tới
ho ra máu, co giật, bại liệt. Bởi vậy, cần tuyệt đói chế biến kỹ cua đồng trước khi
ăn.
Ăn “bọng hoi” (dạ dày cua)
Bạn không nên ăn dạ dày cua đồng bởi chúng thường ăn xác động vật hoặc các
chất mùn, vì thế mang và đường ruột, dạ dày của nó có chứa rất nhiều bùn đất, vi
khuẩn gây bệnh, tạp chất có độc. Nếu rửa cua chưa sạch, chế biến chưa kỹ, những
vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây đau
bụng, đi ngoài hay ngộ độc.
Ăn cua kèm nước trà, quả hồng
Khi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với
protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng,
tiêu chảy...
Ngoài ra, trong và sau khi ăn cua khoảng 1h, không nên uống trà, vì có thể làm
loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua
bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác,

thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.
Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua
Cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể
kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói,
đau bụng, tiêu chảy... Chú ý: trong và sau khi ăn canh cua khoảng 1 tiếng, bạn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


không nên uống nước trà. Vì khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của
cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác,
thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác
trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ
lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức
khỏe.

Những người cấm kỵ ăn cua

Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua
đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do
tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như
một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn

cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm
lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng
động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức
cẩn trọng khi ăn cua.
Người bị tiêu chảy, người bị hen: Khi đang bị tiêu chảy, tuyệt đối không được ăn
các món ăn chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính hàn, lạnh, vì có thể khiến
người đang bệnh lại bị bệnh nặng thêm. Những người đang bị ho hen, cảm cúm
không được ăn cua.
Người bệnh tim mạch, người bị gút: Gạch cua có chứa nhiều cholesterol, nhiều
sodium và purines, trong 100 gam thịt cua cũng có đến 125mg% cholesterol nên
người huyết áp cao, bệnh tim mạch, bệnh gút cần hạn chế ăn cua.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×