Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1
...................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................4
Chương I.................................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT................................4
I. Khái niệm vi phạm pháp luật...........................................................................4
1. Khái niệm vi phạm pháp luật............................................................4
2. Những dấu hiệu cơ bản vi phạm pháp luật........................................4
3. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố....................................4
3.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật......................................4
3.2. Chủ thể của vi phạm pháp luật...................................................4
3.3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật..........................................5
3.4. Khách thể vi phạm pháp luật......................................................5
4. Các loại vi phạm pháp luật................................................................5
Chương II...............................................................................................................6
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THANH THIẾU NIÊN..........................6
VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIÊN NAY............................................6
I. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay.............................................................6
1. Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật............................................6
2. Thực trạng thanh niên vi phạm pháp luật..........................................6
2.1. Khái quát tình hình thanh niên...................................................6
2.2. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật............................6
II. Nguyên nhân thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ở hiện nay........................7
1. Nguyên nhân về ý thức và tâm lý của thanh thiếu niên.....................7
1.2. Nguyên nhân về tư tưởng trong một số trí thức.........................9
3. Nguyên nhân của sự phát triển và điều kiện kinh tế........................10
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 1
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
4. Nguyên nhân từ bên ngoài mang đến cùng xu hướng hội nhập quốc
tế..................................................................................................................11
5. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống thanh thiếu vi phạm pháp luật hiện nay................................11
5.1. Hệ thống pháp luật...................................................................11
5.2. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống thanh thiếu vi phạm
pháp luật hiện nay....................................................................................11
Chương IV............................................................................................................13
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THANH THIẾU NIÊN.........................13
VI PHẠM PHÁP LUẬT......................................................................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................16
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 2
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta đề ra: “ Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ đầu tiên là phải xây
dựng được một xã hội công bằng, từ đó xã hội mới dân chủ, văn minh, đời sống
nhân dân mới được cải thiện. Bên cạnh những cố gắng của toàn xã hội, thì những
vấn đề tiêu cực, tiêu biểu là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay lại xảy ra với
mức độ chóng mặt.
Lối sống buông thả cùng sự thiếu quan tâm từ phía gia đình đã khiến một bộ
phận thanh thiếu niên chịu tác động tiêu cực từ xã hội, dẫn đến vi phạm pháp luật
với nhiều hệ luỵ đau lòng…Theo thống kê thời gian qua, số vụ phạm pháp hình sự
do thanh, thiếu niên gây ra đang có chiều hướng gia tăng; trong đó, nhiều vụ án có
tính chất, mức độ nghiêm trọng. Ngoài những hành vi như trộm cắp, gây rối trật tự
thì cũng có nhiều trường hợp thanh, thiếu niên phạm các tội nguy hiểm như cướp
tài sản, đánh bạc, buôn bán ma túy, hiếp dâm và thậm chí là giết người. Không chỉ
ở những nơi trung tâm, đô thị mà ở nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa, các đối
tượng cũng gây ra nhiều vụ án hình sự mang tính nghiêm trọng. Hầu hết những
thanh, thiếu niên phạm tội đều có trình độ học vấn thấp, không có công ăn việc
làm, lười lao động, sớm xa rời sự quản lý, giáo dục của gia đình và nhà trường.
Cùng với đó, do tuổi đời còn quá trẻ, lại thiếu hiểu biết pháp luật, nên nhiều thanh,
thiếu niên không ý thức được hậu quả do mình gây ra, các hành vi phạm tội thường
rất nguy hiểm cho xã hội.
Những hành vi vi phạm này dù xảy ra cố ý hay vô ý đều có những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến xã hội, đi ngược lại với mục tiêu mà chúng ta đang tiến
tới. Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay
là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải quyết, khắc phục
tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội giàu đẹp mà
chúng ta đang xây dựng. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ
sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất
quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hành vi vi phạm pháp luật ở nước ta
hiện nay, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân vi phạm pháp luật và biện
pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên ở nước ta hiện
nay”.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 3
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I. Khái niệm vi phạm pháp luật
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là một hiện tương nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các
mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Tính nguy hiểm của vi phạm
pháp luật thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân,
tổ chức, nhà nước, cũng như của toàn xã hội. Vì vậy , bất cứ nhà nước nào cũng
tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và đấu tranh chống lại hiện tượng vi phạm pháp
luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2. Những dấu hiệu cơ bản vi phạm pháp luật
- Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người gây
nguy hiểm cho xã hội.
- Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm
hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý:Vi phạm pháp luật là hành vi của
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Dấu hiệu lỗi: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể.
Một hiện tượng cụ thể chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi chứa đựng đầy đủ
các dấu hiệu này. Do vậy, có thể khẳng định rằng, mọi vi phạm pháp luật đều là
hành vi trái pháp luật, nhưng ngược lại, không phải tất cả các hành vi trái pháp luật
đều bị coi là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành vi trái pháp luật do người có năng
lực pháp lý thực hiện trong trường hợp có lỗi mới bị coi là vi phạm pháp luật.
3. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố
3.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là toàn bộ những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Đây là yếu tố đầu tiên để nhận
diện và đánh giá một vi phạm pháp luật. Nó bao gồm: hành vi trái pháp luật, hậu
quả của hành vi đó, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả,
thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức vi phạm…
3.2. Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật: là những cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đối với các cá nhân, năng
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 4
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
lực trách nhiệm pháp lý của họ được xác định trên cơ sở độ tuổi và khả năng nhận
thức, điều khiển hành vi của họ khi thực hiện hành vi đó.
3.3. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: là những biểu hiện tâm lý bên trong
của chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm.
3.4. Khách thể vi phạm pháp luật
Khách thể vi phạm pháp luật: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Đó là những lợi ích chính đáng của
các cá nhân, tổ chức trong xã hội, lợi ích của giai cấp cầm quyền cũng như lợi ích
của toàn xã hội, quốc gia, dân tộc đươc pháp luật ghi nhận, bảo vệ, bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm hại. Vi phạm pháp luật làm biến đổi tình trạng bình thường
của các quan hệ xã hội, gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho xã
hội.
Tóm lại, cấu thành vi phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để nhận diện, đánh giá
và truy cứu trách nhiệm pháp lý đồi với một vi phạm pháp luật. Một hành vi pháp
luật chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi xác định được đầy đủ các yếu tố cấu thành
vi phạm pháp luật. Những yếu tố trên sẽ được làm rõ khi xem xét từng loại vi
phạm pháp luật cụ thể.
4. Các loại vi phạm pháp luật
Dựa vào các yếu tố như tính chất, tầm quan trọng của khách thể, mức độ hậu
quả, tính chất của hành vi, công cụ vi phạm, ..và những quan hệ đã được pháp luật
bảo vệ, ta phân loại ra được các loại vi phạm sau:
- Vi phạm hình sự ( tội phạm) là vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã
hội ở mức độ cao nhất, xâm phạm những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ
thống quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm hành chính là vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm , mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra thấp
hơn tội phạm.
- Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực
hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của họ trong một quan
hệ pháp luật dân sự cụ thể,…
- Vi phạm kỷ luật nhà nước là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ
được xác lập trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của nhà nước.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 5
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
Chương II
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THANH THIẾU NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIÊN NAY
I. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay
1. Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật
Trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta có chiều hướng
gia tăng cả về số lượng, tính chất nghiêm trọng và phức tạp… Chỉ tính trong năm
2010, tội phạm xâm phạm trật tự xảy ra 48.800 vụ, đáng chú ý, tội phạm có tổ
chức hoạt động gắn kết, đan xen chặt chẽ giữa kinh tế, ma túy, chính trị. Về tội
phạm kinh tế và tham nhũng: phát hiện 14.000 vụ, giảm 29,3% so với năm 2009
song gây thiệt hại lớn, diễn biến phức tạp và tập trung ở hầu hết các ngành kinh tế
trọng điểm như đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án, quản lý sử dụng
đất đai, cấp phép xây dựng. Tội phạm sử dung công nghệ cao có xu hướng tăng
nhanh về qui mô và phạm vi với nhiều hình thức, thủ đoạn phạm tội mới. Tội phạm
và vi phạm pháp luật về môi trường: phát hiện 5,773 vụ phạm tội, vi phạm pháp
luật về môi trường. Tăng 27% so với năm 2009.
2. Thực trạng thanh niên vi phạm pháp luật
2.1. Khái quát tình hình thanh niên
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2009, dân số thanh niên
khoảng 23.849.000 người, trong đó 16.117.520 thanh niên tham gia các hoạt động
kinh tế, chiếm 67,2% tổng số thanh niên, chiếm 38,7% lực lượng lao động xã hội;
6.612.404 thanh niên trong độ tuổi đi học, chiếm 27,6%.
Nhìn chung, thanh niên tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, ý thức
được trách nhiệm của mình và sẵn sàng tham gia vào mọi lĩnh vực phát triển đất
nước; có xu hướng đồng tình cao đối với những mục tiêu, định hướng lớn của đất
nước, của dân tộc và khả năng cống hiến của tuổi trẻ; có nhận thức đúng đắn, tích
cực tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Trong điều kiện
mở cửa hội nhập, thanh niên được tiếp cận thông tin nhanh, đa chiều, đời sống vật
chất được nâng cao, đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú. Trình độ
chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên ngày càng được nâng cao (đạt 24% so với tỷ
lệ chung trong lao động cả nước là 35%).
2.2. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật
Những năm gần đây, nhận thức và hành vi chấp hành pháp luật của quần
chúng nhân dân nói chung và của thanh niên nói riêng có nhiều chuyển biến. Cơ
chế kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động không nhỏ lên tình
trạng ngày càng gia tăng tội phạm trong thanh niên, đặc biệt là người chưa thành
niên. Theo thống kê của cơ quan điều tra Bộ Công an, xu hướng thanh thiếu niên vi
phạm pháp luật trong những năm gần đây tăng rõ rệt, tập trung vào các nhóm tội:
xâm phạm sở hữu, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người; gây rối
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 6
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
an ninh trật tự, an ninh xã hội; ma túy, mại dâm… Qua theo dõi của ngành Công
an, từ năm 2000 – 2006, tội phạm do người chưa thành niên gây ra là 74.389 vụ
với 95.103 em, riêng năm là 10.468 vụ với 16.446 em và số trẻ em có nguy cơ vi
phạm pháp luật là 71.581 em. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007 đã có 33.284 trường
hợp thanh niên, học sinh, sinh viên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang có nguy cơ vi
phạm pháp luật. Tội phạm trong thanh niên học sinh, sinh viên tiếp tục gia tăng,
nhất là các băng nhóm thanh, thiếu niên tụ tập ăn chơi, đâm chém lẫn nhau, gây rối
trật tự công cộng diễn ra rất phức tạp ở nhiều nơi. Qua rà soát năm 2007, cả nước
có 40.088 đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó 15.622
em đang có biểu hiện vi phạm pháp luật, 744 em nghiện ma túy, 16.934 em có tiền
án, tiền sự, 1.342 em phạm tội nghiêm trọng (nhiều vụ đối tượng tuy còn ít tuổi
nhưng đã phạm các tội giết người, cướp tài sản…). Sáu tháng đầu năm 2008 đã xảy
ra 5.746 vụ với 9000 em, số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng
20% tổng số vụ vi phạm hình sự, là một con số rất lớn. Tội danh trộm cắp tài sản
chiếm 38%; cố ý gây thương tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4
%. Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ cho biết: 6 tháng đầu năm
2009, tình trạng phạm tội trong lứa tuổi học sinh, sinh viên chiếm 3,6%; người
phạm tội dưới 18 tuổi chiếm 10,1% tổng số người phạm tội. Đặc biệt thanh niên
cũng đang là nhóm vi phạm Luật Giao thông nhiều nhất khi tham gia giao thông
trên đường, đối tượng gây ra tai nạn giao thông chủ yếu là lứa tuổi thanh niên với
hơn 40% tổng số vụ và số người chết.
Theo số liệu của Tòa án Nhân dân Tối cao, phân tích hành vi phạm tội do
thanh thiếu niên thực hiện bị xét xử: các tội xâm phạm sở hữu công dân có số
lượng bị cáo xét xử nhiều nhất và có xu hướng gia tăng; các tội xâm phạm an toàn,
trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính, các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự con người cũng ở mức cao. Tuy nhiên, ở một số tội
danh nghiêm trọng, tỷ lệ bị cáo là thanh niên cao hơn, như tội giết người, tội hiếp
dâm trẻ em… Tính chất phạm tội do thanh niên thực hiện rất nghiêm trọng và nguy
hiểm đối với xã hội như: cướp giật tài sản công dân, giết người cướp của, hiếp dâm
trẻ em và đua xe máy trái phép… Tội phạm về ma túy diễn biến rất phức tạp, nhiều
thanh niên vừa là nạn nhân,vừa là tội phạm tổ chức sử dụng, buôn bán vận chuyển
ma túy trái phép. Tốc độ gia tăng người nghiện ma túy ở nước ta tuy đã kiềm chế
tốt hơn nhưng vẫn đang trong xu thế tăng nhanh. (tăng lên 12,57%/năm; khoảng
8.700 người/năm; năm 2008 là 173.603 người), trong đó chủ yếu là thanh niên
(chiếm 68,3% tổng số người nghiện có hồ sơ kiểm soát). Thống kê năm 2007 cho
thấy người nghiện có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi là 3.633 người, từ 18 đến 45 tuổi;
121.044 người; năm 2008 độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi là 47.946 người.
II. Nguyên nhân thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ở hiện nay
1. Nguyên nhân về ý thức và tâm lý của thanh thiếu niên
1.1. Nguyên nhân do ảnh hưởng của gia đình chiếm một tỉ lệ không nhỏ
a. Cha mẹ làm sai, con làm theo
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 7
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
Người xưa thường cho rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở
gần chợ, muốn con hay chữ thì ở gần trường học, còn nếu gần trộm, gần cướp thì
sớm hay muộn cũng vào tù ra khám. “Gần mực đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ
mang tính giáo dục đến nay vẫn hoàn toàn đúng.
Theo số liệu thống kê tội phạm học, trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình
làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm tội hình
sự chiếm 40%, 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Có trường hợp
bố mẹ trực tiếp đẩy con ra đường, xúi giục chúng làm những điều bất chính khiến
trẻ bỏ nhà đi hoang, sống bụi, trộm cắp.
Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn
hóa, lối sống vô đạo đức và thậm chí có cả những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất
hòa hay đánh chửi nhau, đánh bạc, nghiện rượu, nghiện ma túy, buôn lậu, trộm
cắp, tham ô... , các em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và
dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõa với hành vi phạm pháp. Chỉ có những trẻ có ý chí
kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm có khả năng đánh giá đúng, sai mới tránh
được những ảnh hưởng xấu đó.
b. Con hư do thiếu tình cảm cha mẹ
Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có đủ kiến thức
và trình độ hiểu biết nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc
không có điều kiện giáo dục chúng. Có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải lo
làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong một thời gian dài. Có gia đình bố
mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết hoặc vì lý do nào đó phải
xa cách dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương gia đình.
Những đứa trẻ không được chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc,
tự do ngang bướng, thậm chí bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi
kéo... Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị
thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một
nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị
thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 28% phàn nàn
bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn nàn về cách đối xử
của bố mẹ.
c. Gần 50% trẻ phạm tội vì bị đối xử hà khắc
Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã
coi việc hành hạ, đánh đập hoặc dùng các nhục hình với trẻ như là quyền của họ.
Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đánh; khi cha mẹ buồn bực, lo lắng cũng trút đòn roi lên đầu
con cái. Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ rằng bố mẹ và gia đình không còn yêu
thương, che chắn và bảo vệ mình nữa.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 8
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, tự ti,
khó hòa nhập, nhiều em trở nên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét
gia đình. Chính trong hoàn cảnh này, trẻ dễ bị những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng,
khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật, trong đó có tội trộm cắp, cướp
giật. Như vậy, môi trường gia đình lành mạnh sẽ là yếu tố quyết định tạo cho con
cái những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển nhân cách.
d. Bố mẹ nuông chiều khiến trẻ hư
Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu con cái
của bố mẹ sẽ tạo nên thói quen đòi gì được nấy. Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ
bao bọc mọi việc khiến cho con trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ,
lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, luôn đòi hỏi được phục vụ, được hưởng
thụ.
Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn những yêu sách hoặc
không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ.
Để gây áp lực với gia đình, chúng thường chọn giải pháp bỏ nhà đi bụi, tụ tập với
bạn bè hư. Nhiều trường hợp trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của
người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện,
đánh bạc, hút chích...
1.2. Nguyên nhân về tư tưởng trong một số trí thức
Tuy nhiên, tình hình tư tưởng - chính trị trong một số trí thức, giảng viên,
đặc biệt là HSSV ngày càng có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố
ảnh hưởng đến an ninh, chính trị nội bộ. Dấu hiệu “tự diễn biến” mà nguyên nhân
là do tác động của các thế lực thù địch, mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu
cực xã hội đã dẫn đến một bộ phận HSSV nhận thức mơ hồ về chính trị, thiếu lòng
tin vào sự lãnh đạo của Đảng, có lời nói, bài viết nội dung xấu công khai trên mạng
internet. Điển hình là Từ Anh Tú, SV Trường CĐ Y tế Thái Nguyên viết đăng tải
nhiều bài viết trên blog cá nhân có nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trương của
Đảng, Nhà nước, dán tờ rơi kích động người dân và SV đấu tranh chống chế độ.
Hay như Nguyễn Phương Uyên, SV Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM
bị lôi kéo tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước”, có hoạt động rải truyền đơn với
nội dung chống Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, theo thống kê, từ năm 2009 đến
nay cả nước cũng đã có 30 vụ việc kích động, tham gia biểu tình mang màu sắc
chính trị tập trung ở các thành phố lớn liên quan đến HSSV. Điều đáng lưu ý là
HSSV tại các vùng dân tộc thiểu số thường dễ bị lôi kéo tham gia hoạt động tuyên
truyền về cái gọi là Nhà nước người Mông, Nhà nước Đề Ga, Nhà nước Chăm gây
phức tạp an ninh, chính trị tại một số địa phương các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.
2. Nguyên nhân về nhận thức của thanh thiếu niên đối với pháp luật
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh niên vi phạm pháp luật, trong đó
nguyên nhân chính là do nhận thức của thanh niên về pháp luật còn hạn chế và do
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên còn nhiều bất cập.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 9
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
Những kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học trong những năm gần đây
đã cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của thanh niên còn hết sức hạn chế; điều đó
đã khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh niên không biết tự bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, không tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí vi phạm
pháp luật. Một bộ phận thanh niên thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa nắm được
những điều được làm, những điều không được phép làm; cố tình vi phạm, thói
quen tự do, không tự kiềm chế được các thói quen xấu, chưa lường hết hậu quả
nghiêm trọng do hành vi sai trái của mình gây ra. Điển hình đó là ý thức của những
người phạm tội chưa thành niên do sự yếu kém về ý thức phấn đấu, rèn luyện thế
nên khi điều kiện ngoại cảnh tác động dễ gây vi phạm, và còn do lỗi của chính các
bậc phụ huynh.
Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân; nếp sống và làm việc theo pháp luật
chưa hình thành… Một số trường hợp phạm tội cho rằng chỉ biết đó là hành vi
không tốt khi tòa án xử vào tội trộm cướp phải chịu hình phạt án thì mới biết tính
chất nguy hiểm của mình vi phạm. Đáng chú ý là đa số thanh niên hiện nay vẫn
chưa có kiến thức về một số lĩnh vực pháp luật “sát sườn” với họ; kết quả khảo sát
cho thấy: chỉ có 20% số thanh niên được hỏi trả lời đúng là theo Bộ luật Hình sự
của nước ta qui định tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi trở
lên; tuy nhiên vẫn còn nhiều thanh niên trả lời chưa đúng: 30% trả lời từ 16 tuổi trở
lên và 50% trả lời từ 18 tuổi trở lên.
3. Nguyên nhân của sự phát triển và điều kiện kinh tế
Do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo sự lạc hậu của pháp
luật. Hệ thống pháp luật nước ta vẫn thiếu tính toàn diện, thiếu tính khách quan
phù hợp vì vậy, cứ thiếu đâu thì bổ sung, sửa đổi đấy, chưa có tính nhất quán, dễ
tạo những kẽ hở để các đối tượng vi phạm. Nhiều khi luật chưa kịp sửa mà yêu cầu
giải quyết gấp rút buộc các cơ quan phải ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc
quy định trái luật, những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí phủ định lẫn
nhau, nên dân không biết phải thực hiện theo cái gì,.. điều tất nhiên sẽ phải “vi
phạm”.
Khi điều kiện kinh tế của mỗi gia đình ngày càng khá hơn, thì việc đáp ứng
vật chất nhiều khi chạy theo sự đòi hỏi của con; trong khi đó không quan tâm trong
quản lý và giáo dục con cái. Điều đó gây ra hậu quả tai hại là hình thành lối sống
hưởng thụ vật chất, sự ích kỷ và cả sự dối trá ở các em. Trong giai đoạn hiện nay,
tình hình tội phạm ngày càng phức tạp hơn và chúng luôn chú ý tới đối tượng
thanh thiếu niên có sự hiểu biết chưa đầy đủ, thích đua đòi ăn chơi để dụ dỗ lôi kéo
các em thực hiện hành vi phạm tội. Rồi sự đam mê những trò chơi bạo lực, phim
ảnh đồi trụy... rất dễ tác động tiêu cực đến lứa tuổi đang hình thành nhân cách này.
Điều này đưa đến các hậu quả tiêu cực trên nhiều góc độ, như sự mất
phương hướng và một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội, sự xung đột giữa các
thế hệ trong gia đình, trong các tầng lớp xã hội có vị trí, có trình độ, điều kiện sống
khác nhau đưa đến hậu quả cuối cùng là sự phát sinh và phát triển của những vi
phạm pháp luật.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 10
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
4. Nguyên nhân từ bên ngoài mang đến cùng xu hướng hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập, ngoài những yếu tố tích cực mang lại thì những
yếu tố tiêu cực cũng “ hoà nhập” theo. Những công nghệ hiện đại, sự xâm nhập
của lối sống, sự phong phú về thông tin đa chiều…tạo điều kiện cho những thế lực
thù địch, phản động với mục đích xấu, động cơ không trong sáng được du nhập
vào Việt Nam, Những thông tin qua hệ thống Internet, các luồng văn hoá như băng
đĩa, sách báo, tạp chí không lành mạnh.. đã kích động những nhu cầu của con
người nhưng điều kiện ở Việt nam chưa đáp ứng được gây phản ứng tiêu cực, nhất
là trong lớp trẻ hiện nay là những đối tượng dễ bị kích động. Ngoài ra, việc hội
nhập cũng chứa đựng những nguồn vi phạm như những tội phạm giết người rồi bỏ
trốn sang Việt Nam, những loại hình vận chuyển buôn bán hàng cấm xuyên quốc
gia, những thế lực phản động từ bên ngoài tràn vào gây mất lòng tin của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc hội nhập chủ yếu trong lĩnh vực kinh
tế, còn việc phòng chống tội phạm mới bước đầu được quan tâm đến nên vẫn còn
nhiều hạn chế.
5. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống thanh thiếu vi phạm pháp luật hiện nay
5.1. Hệ thống pháp luật
Để đánh giá một cách toàn diện và có độ tin cậy cao các nguyên nhân của
tình hình vi phạm pháp luật hiện nay thì việc đề cập đến việc chưa hoàn thiện của
hệ thống các quy phạm pháp luật là sự giải đáp hết sức cần thiết. Hệ thống pháp
luật của Việt Nam thời kỳ đổi mới mặc dù đã phát huy được vai trò là công cụ
pháp luật hữu hiệu trong điều hành, quản lý xã hội, nhưng những hạn chế về hình
thức và nội dung quy phạm, kỹ thuật lập pháp vẫn còn khá nhiều tồn tại. Thậm chí
có những lĩnh vực, pháp luật thể hiện sự chậm phát triển đến độ chưa đáp ứng
được đòi hỏi của thực tiễn.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam tuy đã được bổ sung một lượng văn bản
khổng lồ, nhưng những văn bản này có tính “lấp chỗ trống” chứ ít có tính đón
trước vì vậy nó mang tính bị động, thiếu đâu ban hành đấy dẫn tới thiếu suy xét,
cân nhắc. Nhiều khi luật chưa kịp sử đổi mà theo yêu cầu của cuộc sống thì nhu
cầu điều chỉnh không thể dừng lại được nên buộc các cơ quan hành pháp phải ban
hành các văn bản hướng dẫn hoặc quy định mới trái với luật. Và đây cũng là lí do
dẫn đến sự thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, phủ nhận lãn nhau trong quan
hệ pháp luật nhất là văn bản hướng dẫn của các Bộ, các ngành.
5.2. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống thanh thiếu vi phạm pháp
luật hiện nay
Có thể nói tới một khía cạnh khác của hoạt động phòng, chống vi phạm pháp
luật là vấn đề con người. Các lực lượng tham gia hoạt động này tuy khá đông về số
lượng nhưng chất lượng còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Trong đó có tình trạng thiếu đào tạo cơ bản nên năng lực xử lý yếu, tư duy chưa
theo kịp với sự biến đổi của tình hình, thậm chí đạo đức nghê nghiệp bị tha hoá,
xuống cấp.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 11
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
- Công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật thông qua việc tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên của các cấp bộ Đoàn thời gian qua
chưa thực sự được coi trọng với tư cách là một nội dung giáo dục độc lập. Việc chỉ
đạo tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật mới dừng lại ở những vấn đề bức
xúc của xã hội như: Luật phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống tội phạm, tệ
nạn xã hội, an toàn giao thông… Vì thế công tác giáo dục phổ biến pháp luật còn
thiếu đồng bộ, thiếu chiều sâu,chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và
hành động theo pháp luật của thanh niên ở cơ sở.
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên nhìn chung còn
chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn cuộc sống và chưa
theo kịp các vấn đề của xã hội. Các hoạt động giáo dục pháp luật trong thanh thiếu
niên triển khai, thực hiện chưa thường xuyên. Việc giáo dục pháp luật chủ yếu tác
động vào những thanh niên tích cực, chưa tới được đông đảo các đối tượng thanh
niên khác cần tuyên truyền.
- Số lượng và chất lượng hoạt động của các mô hình can thiệp tại cộng đồng
chưa đáp ứng, chưa theo kịp với tình hình thực tế, mới dừng lại ở việc xây dựng
mô hình điểm, việc chỉ đạo, nhân rộng còn yếu.
- Cơ chế, chính sách, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thông,
tài liệu phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của
Đoàn ở các cấp rất khó khăn, nhất là ở cơ sở.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 12
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
Chương IV
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA THANH THIẾU NIÊN
VI PHẠM PHÁP LUẬT
Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân về tình hình vi phạm pháp
luật hiện nay ở nước ta, cho thấy tất cả các cá nhân và xã hội phải có biện pháp để
khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp để phòng tránh và khắc
phục tình trạng trên:
1. Trước hết, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, nhà trường cần
tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp với các nhà
trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học
sinh.
3. Các trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sinh hoạt của học
sinh trong giờ học, các buổi ngoại khoá và tại các ký túc xá, nhà trọ nơi học sinh
thường trú. Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo
kịp thời kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch
lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp giáo dục, quản lý.
4. Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học
tập của con em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà
trường để nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em mình.
Bên cạnh đó, công tác phòng, ngừa ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội.
Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho thanh, thiếu niên có các hình thức sinh
hoạt văn hoá trong sáng, lành mạnh.
5. Các địa phương cần thống kê, quản lý, giám sát và có kế hoạch động viên,
cảm hoá, tạo công ăn việc làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đã chấp
hành xong án phạt trở về địa phương khắc phục khuyết điểm, mau chóng tiến bộ,
trở thành những người có ích. Qua đó, cần đánh giá những việc đã làm được, tác
dụng, hiệu quả; những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm.
Trước nghịch cảnh về một thực tế đau lòng, đáng báo động về lối sống của trẻ vị
thành niên, những câu hỏi từ xã hội luôn đặt ra về nguyên nhân do đâu tội phạm ở
lứa tuổi này gia tăng? Và, làm thế nào để “hãm” không cho phát triển? Cách lý giải
đơn giản nhất, dễ “gán ghép” nhất cho vế đầu là do thiếu sự quan tâm, giáo dục,
quản lý của gia đình, nhà trường. Nhưng bên cạnh đó, cũng cần phải nói đến trách
nhiệm của pháp luật! Một số ý kiến cho rằng, “chiếc roi” mà pháp luật dùng để
quất vào những đứa trẻ vị thành niên phạm tội chưa đủ mạnh để răn đe. Bởi những
trẻ dưới tuổi trăng tròn khi phạm tội (kể cả trọng án) mới chỉ bị đưa vào trường
giáo dưỡng. Sự khoan hồng của pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội,
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 13
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
trong trường hợp này, vô tình tạo kẽ hở cho tội phạm và khiến những kẻ sát nhân
thoát khung hình phạt cao nhất.
6. Có chính sách ưu tiên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo
triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên. Phát huy vai
trò của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, tạo sức mạnh tổng hợp của
các tổ chức đoàn thể và nhân dân. Tăng cường ký kết các chương trình phối hợp
hoạt động phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên giữa các sở, ngành, đoàn thể.
7. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
đáp ứng nhu cầu thực tế. Phát huy vai trò của đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp
luật, trợ giúp viên pháp lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên, tư vấn pháp
luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng là người chưa thành niên.
8. Các trường học nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của môn học đạo đức,
giáo dục công dân, Nhà nước và pháp luật trong các cấp học. Xây dựng các mô
hình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong chương trình học tập chính
khóa; giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, lao động, cách xử lý các tình
huống khi có mâu thuẫn, xung đột… Có biện pháp phối hợp quản lý chặt chẽ giữa
nhà trường và gia đình, địa phương trong việc quản lý, giáo dục, nắm bắt những
diễn biến tư tưởng của học sinh để kịp thời phát hiện những biểu hiện không lành
mạnh của các em nhằm uốn nắn, ngăn chặn.
9. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đặc biệt trong gia đình ông bà,
cha mẹ phải gương mẫu, không vi phạm pháp luật để con cháu noi theo; không lôi
kéo, che giấu các hành vi vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú; phát động phong trào quần
chúng phát hiện, tố giác, thu hồi các ấn phẩm văn hóa độc hại, các loại đồ chơi
nguy hiểm, triệt phá các tụ điểm văn hóa hoạt động không lành mạnh… Tạo nhiều
điểm vui chơi, giải trí lành mạnh thu hút thanh thiếu niên tham gia.
10. Đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên,
chú trọng tuyên truyền các văn bản pháp luật như Bộ Luật Lao động, Bộ Luật Dân
sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Thanh niên, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng
giới, Luật Phòng chống ma túy, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xử lý vi phạm
hành chính; pháp luật về phòng chống tội phạm… nhằm nâng cao nhận thức, kĩ
năng ứng xử, từng bước hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật.
11. Nhân rộng các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên
đã triển khai hiệu quả trong thời gian qua như CLB thanh niên với pháp luật, Đội
thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm tin… Đổi mới trong việc biên soạn và cung
cấp tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng đặc thù.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 14
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều điều kiện để nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên,
cuộc sống sẽ thực sự trọn vẹn nếu bên cạnh việc tích cực lao động nâng cao đời
sống vật chất, con người biết sống yêu thương, quan tâm lẫn nhau và có trách
nhiệm với cuộc sống của chính bản thân mình và người khác. Trên thực tế có nhiều
nguyên nhân khiến cho điều đó chưa thực hiện được như mong muốn của xã hội
tiến bộ mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là tình trạng vi phạm pháp luật
vẫn còn xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội. Để làm được điều đó mỗi cá
nhân trong xã hội phải nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế tối đa các hành vi vi
phạm pháp luật bởi vi phạm pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới bản thân chủ thể vi
phạm mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh và toàn xã hội.
Bài tiểu luận này, tuy không to lớn như những công trình nghiên cứu của
những nhà làm luật chuyên nghiệp, nhưng nó cũng phần nào nói lên những tác
động của những yếu tố dẫn đến tình trạng vi phạm hiện nay. Với sự tìm hiểu qua
các thông tin trên mạng internet, sách báo, giáo trình,..cộng thêm những ý kiến có
phần nào mang tính chủ quan, em đã phần nào hiểu được vấn đề mình đang nghiên
cứu và mong rằng những vấn đề còn tồn tại này sẽ sớm được khắc phục giải quyết.
Là một công dân của đất nước, em xin hứa sẽ cố gắng những gì có thể để góp phần
vào việc ngăn chặn những hành vi vi phạm hiện nay.
Vì đây là một đề tài khá rộng, có thể tiếp xúc từ nhiều khía cạnh và góc độ
khác nhau mà khuôn khổ có hạn nên có thể những phân tích của em chưa thực sự
được sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đựoc sự góp ý từ các thầy
các cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 15
Tiểu luận môn Pháp luật trong Quản lý công
GVHD: TS Bùi Thị Thanh Thúy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trính Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB
Công An Nhân Dân, Hà Nội 2009.
2. Khoa Luật Đai học Quốc Gia - Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), Giáo trình Lý
luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội.
3. Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long (chủ biên), Nội
dung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Giao thông vận tải,
Hà Nội 2008.
4. TS.Nguyễn Văn Động, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
NXB Giáo dục, Hà Nội 2008.
5. TS.Trần Thái Dương, Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội 2004.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bùi Xuân Phái, Vi phạm pháp luật - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội 2002
7. Lê Minh Tiến, Hành vi pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
văn thạc sĩ luật học, Hà Nội 2002.
8. Bào báo Lê Duy Hưng Thịnh- Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương
Đoàn “TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG THANH THIẾU NIÊN”
ngày 13/08/2014.
9. Các website:
-
-
-
-
-
-
- />- />
Thực hiện: Bùi Phan Quang Tuấn - Lớp HC20.TN7
Trang 16