Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án“Nhà Khách Tổng Liên Đoàn tại số 1A Yết Kiêu – Hà Nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.56 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong trường và cùng với phương châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên trước khi ra trường cần chuẩn bị cho mình những
kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần
quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo của tất cả các sinh viên nói
chung và sinh viên trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường – Hà Nội nói riêng,
đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã
được học, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, học hỏi và
xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường và khoa Môi Trường cho phép
em được thực tập tại Công Ty TNHH Xử Lý Môi Trường Toàn Cầu. Trong thời gian
thực tập vừa qua em xin chân thành cảm ơn cô giáoVũ Thị Mai đã tận tình hướng dẫn
chỉ bảo em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Qua đó tôi chân thành cảm ơn Công Ty TNHH Xử Lý Môi Trường Toàn Cầu đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho tôi trong thời gian thực tập.Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn tới
anhPhạm Minh Thôngđã hết sức tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản than còn nhiều hạn chế, bước đầu làm
quen với công việc thực tế nên bài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những
thiếu sót vì vậy em rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.

2


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn chuyên đề thực tập

Việt nam ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu hướng hiện đại hóa đất
nước.Với nền công nghiệp phát triển vượt bậc và không ngừng đã đáp ứng nhu cầu về
sự phát triển kinh tế thúc đẩy quá trình phát triển đó. Nhà nước đã đề ra nhiều chính
sách mở cửa thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Từ đó các nhà máy xí nghiệp, các trung
tâm thương mại dịch vụ có quy mô đươc hình thành cùng với đó là sự phát triển về cơ
sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh nhiều mặt tích cực luôn kèm
theo những mặt tiêu cực như các nhà máy, xí nghiệp các công trình công cộng đã thải
ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Từ những tiêu cực đó công tác bảo vệ môi
trường là rất cần thiết và rất cấp bách trong giai đoạn này.
Một trong những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là nâng cao ý thức chấp
hành luật pháp về môi trường cho người dân,tổ chức cộng đồng.Bên cạnh đó nhà nước
ban hành nhiều thông tư, nghị định buộc các công ty,tổ chức nhà máy xí nghiệp phải
tuân thủ đểhạn chế các tác động ô nhiễm đến môi trường.Trong đó việc thực hiện báo
cáo đánh giá tác động môi trường cũng là một biện pháp hữu hiệu cần được các chủ
đầu tư quan tâm và thực hiện vì các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện trước
tiên khi đầu tư xây dựng dự án và chúng được quy định tạinghị định số18/2015 NĐCP ngày 14/02/2015 của chính phủ.
Việc ĐTM giúp cho chủ đầu tư dự báo được những tác động xấu mà dự án có
thể gây ra cho môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Dựa trên cơ sở đó chủ dự án
có thể kiểm soát được lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường từ quá trình chuẩn bị cho
tới giai đoạn hoạt động đồng thời sẽ khắc phục được những tác động xấu do dự án gây
ra, giúp cho công tác bảo vệ môi trường thêm thuận lợi và phát triển bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cùng với niềm đam mê, yêu thích sự tìm tòi muốn học
hỏi của bản thân về môi trường. Vì vậy tôi đã chọn đề tài Báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án“Nhà Khách Tổng Liên Đoàn tại số 1A Yết Kiêu – Hà Nội” làm
đề tài báo cáo tốt nghiệp cho mình.
2. Đối tượng,phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

Đối tượng thực hiện: nghiên cứu về lập ĐTM cho một dự án, cụ thể là dự án Nhà

Khách Tổng Liên Đoàn tại số1A Yết Kiêu–Hà Nội. Thuộc lĩnh vực xây dựng.
Phạm vi thực hiện:
-Về không gian: thực hiện đề tài tại công ty TNHH Xử Lý Môi Trường Toàn Cầu
-Về thời gian thực hiện chuyên đề từ ngày 02/03 /2015 đến ngày 24/04/2015

3


Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thống kê: Sử dụng và kế thừa các tài liệu thống kê thu thập được của
địa phương, cũng như các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện từ trước tới nay của
các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những
tài liệu này được hệ thống lại theo thời gian, được hiệu chỉnh và giúp cho việc xác
định hiện trạng môi trường.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn
môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác.
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động môi trường trên cở các quy
chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành để đánh giá chất lượng môi trường và khả năng
chịu tải của môi trường.
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
Mục tiêu:
-

-

Đầu tư xây dựng nhà khách Tổng Liên đoàn tại số 1A Yết Kiêu nhằm đáp ứng nhu
cầu nghỉ ngơi của các cán bộ công đoàn trên cả nước khi về Hà Nội công tác,hội
họp.
Tạo thêm nguồn thu bổ sung cho ngân sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Hoàn thiện cơ sở vật chất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đóng góp vào sự hoàn thiện cảnh quan môi trường của khu vực. Nhà khách Tổng
Liên đoàn tại số 1A Yết Kiêu sẽ làm tăng giá trị đô thị cho vùng trung tâm của
thành phố.

Nội dung:
-

Đánh giá những tác động môi trường khithi công xây dựng và đi vào hoạt động của
nhà khách Tổng Liên đoàn đến môi trường.
Đề xuất biện pháp giảm thiểu để hạn chế các tác động của Dự án xây dựng nhà
khách tổng liên đoàn đến môi trường.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Công Ty TNHH Xử Lý Môi Trường Toàn Cầu

4


Địa chỉ: Số 170 Đê La Thành, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Công ty được thành lập ngày 06/12/2012 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp phép.
Về tổ chức công ty có:
-

01 giám đốc
01 phó giám đốc
01 phòng tư vấn
01 phòng kĩ thuật
01 phòng kế toán
Ngoài ra còn có đội ngũ nhiều thạc sĩ, kĩ sư có trình độ chuyên môn về môi trường.


Trung tâm đã hợp đồng liên kết với trung tâm khoa học môi trường giao thông trực
thuộc đại học giao thông vận tải, viện khoa học mỏ và phòng phân tích và quan trắc
môi trường.
Về chức năng nhiệm vụ:
Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ về môi trường như thiết kế thi công vận
hành các hệ thống xử lý môi trường.
Về cơ sở vật chất:
- Trung tâm có các thiết bị cần thiết cho hoạt động nghiên cứu,tư vấn về khoa học
công nghệ môi trường
- Các thiết bị đo nhanh như máy đo bụi, nhiệt độ, phóng xạ và các dụng cụ thí
nghiệm khác.
- Qua những năm hoạt động công ty đã hoàn thành hơn 300 báo cáo đánh giá tác
động môi trường, bản cam kết đề án bảo vệ môi trường và nhiều công trình xử lý
nước thải, rác thải khí thải... cho các dự án doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn
thành phố Hà Nội.
-

Các dự án đã thực hiện:
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho bệnh viện đa khoa quốc tế Bảo Sơn,
địa chỉ: số 52 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội.
+ Lập cam kết bảo vệ môi trường cho nhà hàng của công ty TNHH DỊCH VỤ ĂN
UỐNG BA SAO tại số 40 Hàng Cót, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN
ĐOÀN Tại số 1A Yết Kiêu- Hà Nội.
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tổhợp văn phòng, dịch vụ,
thương mại và nhà ởxã hội...
Các dự án đang thực hiện:
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án QUỐC LỘ 26 TẠI KHÁNH


5


HÒA.
+ Thiết kế thi công thiết kế hệ thống xử lí nước thải BỆNH VIỆN NAM HỌC TÂM
ANH.
+Thiết kế thi công hệ thống xử lí nước thải giặt là của BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN...

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC
TẬP
Dự án “Nhà khách Tổng Liên đoàn tại số 1A Yết Kiêu – Hà Nội”
Địa điểm xây dựng: Số 1A Yết Kiêu, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội.
Khối lượng và quy mô các hạng mục của Dự án
Khu đất nghiên cứu để lập dự án đầu tư xây dựng nhà khách Tổng liên đoàn tại số
1A Yết Kiêu có diện tích 5607,2m2. Nhà khách được xây dựng với quy mô 75 phòng,
với chiều cao 07 tầng, 02 tầng hầm và 01 tầng tum kỹ thuật

6


-Tổng diện tích sàn tòa nhà là : 6623 m2
- Tổng diện tích sử dụng của tòa nhà là : 5315m2.
- Tổng diện tích giao thông của tòa nhà là : 1208m2.
Trong đó :
- Tổng diện tích sàn 7 tầng nổi + tum thang : 4308m2
-Tổng diện tích sử dụng 7 tầng nổi : 3675m2.
- Tổng diện tích giao thông của 7 tầng nổi : 633m2.
- Tổng diện tích sàn 2 tầng hầm : 2315 m2.
Tổng diện tích sử dụng 2 tầng hầm : 1702m2.

-Tổng diện tích giao thông tầng hầm : 613m2.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị Dự án
Dự án được xây dựng trên khu đất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Khu đất đã xây dựng sẵn mặt bằng
để để xe ô tô cho cán bộ công nhân viên ra vào Tổng Liên đoàn, trên khu đất của dự án
không có các công trình cũ cần phá dỡ, di chuyển đến vị trí đổ thải. Trong giai đoạn
này không có hoạt động làm phát sinh các chất thải như chất thải rắn, nước thải, khí
thải, khí thải, bụi,... Vì vậy, trong báo cáo này, chúng tôi không đánh giá tác động do
giai đoạn chuẩn bị dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thực hiện
dự án.

2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
2.2.1. Nguồn gây tác động
*

Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng cho Dự án được
trình bày bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Nguồn gây tác động có thể có liên quan đến chất thải trong quá trình thi công xây dựng

TT
Các hoạt động
Nguồn gây tác động
1 Tập kết, dự trữ, bảo quản Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng như xi măng,
nhiên liệu, nguyên vật liệu sắt thép, cát, đá,…phát sinh bụi và khí thải
phục vụ công trình
Xảy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm từ các kho
chứa, bãi chứa nguyên vật liệu, xăng dầu


7


TT

Các hoạt động

2

Xây dựng Tòa nhà, các
hạng mục cơ sở hạ tầng
như hệ thống cấp thoát,
cấp điện, chống sét và xử
lý nước…

3

Lắp đặt thiết bị dân dụng,
thiết bị điện, viễn thông...

4

Sinh hoạt của công nhân
tại công trường

Nguồn gây tác động
Phát sinh tiếng ồn
Ô nhiễm môi trường không khí từ việc vận chuyển
máy móc, phương tiện phục vụ thi công xây dựng

Ô nhiễm nhiệt từ quá trình thi công có gia nhiệt
như cắt, hàn, đốt nóng chảy
Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động của máy móc thi
công
Ô nhiễm môi trường đất, nước và mất mĩ quan do
các loại chất thải rắn (đất, đá, gỗ, cặn và dẻ lau có
dầu mỡ…)
Ô nhiễm thủy vực tiếp nhận nước thải, nước mưa
chảy tràn
Phát sinh khí thải, bụi, tiếng ồn từ phương tiện vận
chuyển thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ lắp đặt,
hoạt động của máy móc
Ô nhiễm nhiệt từ quá trình thi công có gia nhiệt:
cắt, hàn, đốt nóng chảy
Sinh hoạt của khoảng 40 công nhân viên trên công
trường gây phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và
nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn xây dựng,các nguồn gây ô nhiễm có liên quan đến chất thải có
thể liệt kê như sau:
- Ô nhiễm từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc;
- Ô nhiễm do khí thải như CO 2, CO, SO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC),... từ các
phương tiện vận tải, máy móc thi công do tiêu thụ nhiên liệu dầu (xăng, dầu DO);
- Ô nhiễm về tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển, các máy
móc và phương tiện thi công trên công trường;
- Ô nhiễm nhiệt từ các quá trình thi công gia cố nhiệt, từ các phương tiện giao thông
vận tải;
- Nước thải sinh hoạt do công nhân xây dựng, tuy nhiên nước thải loại này thường có lưu
lượng không lớn, gây ô nhiễm cục bộ và chỉ trong giai đoạn thi công;
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất cát và các chất ô nhiễm

xuống hệ thống thoát nước chung của khu vực;

8


- Ô nhiễm chất thải rắn từ các hoạt động xây dựng: chủ yếu là đất đá thải, sắt vụn, gỗ
cốt pha... và chất thải rắn sinh hoạt với số lượng nhỏ của lực lượng công nhân tham gia
thi công. Lượng chất thải rắn này thường được thu gom tái chế, dùng để san lấp mặt
bằng và được đem đi chôn lấp. Ngoài ra còn một lượng nhỏ chất thải rắn nguy hại như
giẻ lau dính dầu mỡ được thu gom và hợp đồng với cơ quan chức năng xử lý.
Trong thời gian thi công xây dựng công trình tổ hợp văn phòng làm việc, trung
tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp sẽ có một số tác động tiêu cực đến môi trường tự
nhiên, sức khỏe công nhân lao động và khu dân cư xung quanh. Tuy nhiên, các tác
động này mang tính chất ngắn hạn, diễn ra trong thời gian thi công xây dựng công
trình.
Dự báo chi tiết các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong thi công xây dựng
công trình như sau:
* Khí thải, bụi:
- Nguồn phát sinh
Bụi phát sinh trong quá trình thi công xây dựng Nhà khách như:
+ Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống giao thông, hệ thống cấp
nước, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống mương cống kỹ thuật,…;
+ Xây dựng công trình Nhà khách của Tổng Liên đoàn: Thi công đóng cọc, tầng ngầm
và phần thân của công trình;
+ Quá trình lắp đặt các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công trình thi công;
+ Hoạt động giao thông vận tải của các phương tiện vận chuyển trang thiết bị, nguyên
vật liệu vào công trình thi công.
Khí thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
+ Khí thải của các động cơ đốt trong từ các phương tiện vận tải, các phương tiện thi
công cơ giới như: CO, CO2, NO2, SO2, hơi xăng,…

+ Khói hàn trong quá trình hàn thép (kết cấu công trình, giá đỡ các thiết bị).
- Tải lượng
*

Bụi phát sinh từ hoạt động đào đất, san nền, thi công móng:

Quá trình đào đắp đất đá tạo móng công trình và xây dựng tầng hầm của công
trình Nhà khách Tổng Liên đoàn tại số 1A Yết Kiêu – Hà Nội có nguy cơ làm phát sinh
một lượng bụi lớn vì khối lượng đào đắp là rất lớn. Theo thiết kế, diện tích đất xây dựng

9


là 1.175 m2, độ sâu cần đào để thi công tầng hầm là 6m. Ta có thể tích đất đá cần đào là
1.175 m2 x 6m = 7.050 m3, tương đương với khối lượng 9.517 tấn.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới thì hệ số phát thải bụi trong quá trình xây dựng được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.2. Hệ số phát thải bụi trong xây dựng

TT

Nguồn phát sinh bụi

Hệ số phát thải

1

Hoạt động đào đất, san nền (bụi đất, cát)

1 – 100 g/m3


2

Hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng,
đất, đá, cát,..), máy móc, thiết bị

0,1 – 1 g/m3

3

Hoạt động vận chuyển kết cát, đất làm rơi vãi
trên mặt đường (bụi đất, cát)

0,1 g/m3

Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, Who 1993
Vì vậy, khối lượng bụi phát sinh là 7,05 – 705 kg. Lượng bụi phát sinh rất biến
động, thay đổi tùy theo hướng gió và tốc độ gió trong khu vực, tùy theo độ ẩm của đất,
tùy theo nhiệt độ không khí trong ngày.
Từ hệ số phát thải bụi trong bảng trên ta có thể ước tính lượng bụi phát sinh do
quá trình đào đắp, vận chuyển, bốc dỡ cũng như tải lượng bụi phát sinh trong ngày
(thời gian xây dựng cơ bản dự kiến là 450 ngày) như sau:

Bảng 2.3. Tải lượng bụi phát sinh trong giai đoạn thi công

Nguồn gây ô nhiễm

Tổng lượng
bụi phát sinh
(kg)


Tải lượng bụi
phát sinh trong
ngày (g)

1

Bụi đào do quá trình đào đất, đắp nền

7,05 – 705

15,67 – 1.567

2

Bụi do quá trình vận chuyển bốc dỡ
đất, đá, cát

0,705 – 7,05

1,567 – 15,67

3

Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi
trên mặt đường phát sinh bụi

0,705

1,567


8,46 – 712,8

18,8 – 1.584

T
T

Tổng

Như vậy tổng tải lượng bụi phát sinh trong ngày nằm trong khoảng 18,8 – 1.584
g/ngày tương đương với 0,0188 – 1,584 kg/ngày.
Nồng độ bụi tạo ra trong không khí được xác định bằng công thức sau:

10


Cbụi (mg/m3) = tải lượng bụi (kg/ngày) x 106/(24 x V)
Trong đó:
V là thể tích bị tác động trên bề mặt dự án. V= S x H (m3)
Với: S: diện tích khu vực dự án (m2) là 5.607,2 m2
H: chiều cao đo các thông số khí tượng (H = 8,15 m)
Thay số vào công thức ta tính đươc C bụi = 0,01714 ÷ 1,44424 (mg/m 3) = 17,14
÷1.444,24 µg/m3. Khi so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 1h) là 300
(µg/m3) ta thấy sự khuếch tán bụi trong quá trình đào móng, san lấp nền nhà có thể gây
ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, lượng bụi khuếch tán vào môi trường không khí phụ
thuộc vào điều kiện khí tượng của khu vực. Theo điều kiện khí tượng thì hướng gió
chủ đạo của khu vực là hướng gió Đông Nam (mùa hè) và hướng gió Đông Bắc (mùa
đông). Như vậy, khu vực chịu ảnh hưởng của sự khuếch tán ô nhiễm bụi chủ yếu theo
hai hướng gió trên.

*

Tải lượng bụi từ các phương tiện giao thông:

Tổng lượng vận chuyển đất đá đào đắp đem đi đổ thải là 9.517 tấn. Số lượt xe
tham gia vận chuyển vật liệu xây dựng ước tính là khoảng 1.190 lượt xe (mỗi xe có
trọng tải 16 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel). Thời gian vận chuyển lượng đất đá này kéo
dài trong khoảng 60 ngày. Như vậy, dự báo lưu lượng xe hàng ngày là 20 lượt xe/ngày
và với tỷ lệ xe chạy trong giờ làm việc là như nhau nên có thể tính bình quân số lượng
xe chạy trong một giờ là 3 lượt xe/h.
Bảng 2.4. Hệ số phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải
TSP

VOC

(kg/U)

(kg/U)

Loại xe

Đơn vị (U)

SO2 (kg/U)

NOx
(kg/U)

CO
(kg/U)


Xe tải 3,5 – 16
tấn

1000 km

4,15S

14,4

2,9

0,9

0,8

Xe tải >16 tấn

1000 km

7,26S

18,2

7,3

1,6

3


Cung đường vận chuyển đất đá từ khu vực Dự án đến khu vực xã Vĩnh Quỳnh,
huyện Thanh Trì, Hà Nội là 11,5 km. Tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO 2, NO2, VOC
do các phương tiện vận tải phát thải trên tuyến đường vận chuyển tại khu vực dự án
được xác định như sau:
Tải lượng Bụi : Eb = 3 x 0,9 x 11,5/1000= 0,031 kg
Tải lượng CO : ECO = 3 x 2,9 x 11,5/1000 = 0,1 kg
Tải lượng SO2 : ESO2 = 3 x 4,15 x 0,4% x 11,5/1000= 5,73 x 104 kg

11


Tải lượng VOC : EVOC = 3 x 0,8 x 11,5/1000= 0,028 kg
Tải lượng NO2 : ENO2 = 3 x 14,4 x 11,5/1000= 0,497 kg.
*

Quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng:

Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường sá, mật độ xe, lưu lượng dòng
xe, chất lượng kỹ thuật xe và lượng nhiên liệu sử dụng. Để xây dựng Tổ hợp văn phòng, dịch
vụ, thương mại và nhà ở xã hội cần vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho quá
trình thi công xây dựng. Trong thời gian thi công kéo dài khoảng 15 tháng, số lượt xe tham
gia vận chuyển vật liệu xây dựng trong thời gian này là khoảng 45 lượt xe (mỗi xe có trọng
tải 16 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel). Với tỷ lệ xe chạy trong giờ làm việc là như nhau nên có
thể tính bình quân số lượng xe chạy trong một giờ là 3 lượt xe/h.
Tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NO2, VOC do các phương tiện phát thải trên
tuyến đường vận chuyển tại khu vực dự án được xác định như sau:
Tải lượng Bụi : Eb = 3 x 0,9 = 2,7 kg/1000kmh.
Tải lượng CO : ECO = 3 x 2,9 = 8,7 kg/1000kmh.
Tải lượng SO2 : ESO2 = 3 x 4,15 x 0,4% = 0,05 kg/1000kmh.
Tải lượng VOC : EVOC = 3 x 0,8 = 2,4 kg/1000kmh.

Tải lượng NO2 : ENO2 = 3 x 14,4 = 43,2 kg/1000kmh.
* Hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trường:
Số lượng các phương tiện vận tải và máy móc thi công trên công trường là
tương đối lớn, nồng độ các khí thoát ra được tính trung bình cho toàn bộ diện tích mặt
bằng thi công. Tuy nhiên, khi thi công nồng độ khí và bụi tại các máy móc, thiết bị thi
công cao hơn nồng độ trung bình rất nhiều. Lượng phát thải một số loại khí chính
được ước tính trong bảng sau:
Bảng 2.5. Tổng lượng phát thải của một số phương tiện thi công

Thiết bị

Khối lượng phát thải (tấn)
SO2

CO

NO2

Bụi

VOC

Máy san ủi

3,170

5,567

43,940


2,261

1,300

Máy đầm

3,120

15,390

36,896

3,020

3,380

Trạm trộn chuyển tiếp

1,981

9,774

23,426

1,917

2,146

Máy phát điện


1,248

6,158

14,758

1,208

1,352

Máy đào

1,212

3,305

10,045

1,059

0,739

Máy khoan cọc nhồi

0,099

0,488

1,171


0,096

0,107

Máy cẩu

0,426

2,101

5,036

0,412

0,461

12


Tổng lượng

12,188

47,382

146,28

10,876

10,495


* Nước thải:
Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
Nước thải sinh hoạt
Nước mưa chảy tràn qua bề mặt sân, bãi, khu chứa nguyên liệu ngoài trời.
Nước thải của quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải, máy
móc, thiết bị thi công.
* Nước thải xây dựng:
-

Nguồn nước sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình
là nguồn nước sạch của Thành phố. Nước thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng
của dự án bao gồm nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh thiết bị, máy móc, trộn vữa,
bảo dưỡng bê tông,… Lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 2m 3/ngày đêm. Đặc tính
của loại nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ cao.

Bảng 2.6Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải giai đoạn xây dựng

TT

Các thông số

Đơn vị

Nồng độ

QCVN 40:2011/
BTNMT, Cột B

1


pH

-

6,99

5,5-9,0

2

Chất rắn lơ lửng SS

mg/l

663,0

100

3

COD

mg/l

640,9

150

4


BOD5

mg/l

429,26

50

5

NH4+

mg/l

9,6

10

6

Tổng N

mg/l

49,27

40

7


Tổng P

mg/l

4,25

6

8

Fe

mg/l

0,72

5

9

Zn

mg/l

0,004

3

10


Pb

mg/l

0,055

0,5

11

Dầu mỡ

mg/l

0,02

10

12

Coliform

MPN/100l

53x104

5.000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, 2007

*

Nước thải sinh hoạt:

Nguồn nước sử dụng cho cán bộ nhân viên trên công trường là nguồn nước
sạch của Thành phố. Theo ước tính của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, lượng nước
tiêu thụ trung bình cho một người là 100 lít/ngày. Trung bình sẽ có khoảng 40 công

13


nhân tham gia thi công xây dựng, lưu lượng nước sử dụng là 4 m 3/ngày đêm và 80%
lượng nước sử dụng được thải ra môi trường thì tổng lượng nước thải sinh hoạt sẽ là
3,2 m3/ngày.
Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu
không có biện pháp xử lý) được trình bày trong bảng sau:

14


Bảng 2.7. Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT

Chất ô nhiễm

Đơn vị

Giá trị


1

BOD5

g/người/ngày

45 – 54

2

COD

g/người/ngày

72 – 102

3

SS

g/người/ngày

70 – 145

4

Tổng N

g/người/ngày


6 – 12

5

Tổng P

g/người/ngày

0,8 – 4,0

6

Amoni

g/người/ngày

2,4 – 4,8

7

Dầu mỡ động thực vật

g/người/ngày

10 – 30

8

Tổng Coliform*


MPN/100ml

106 – 109

9

Feacal Coliform*

MPN/100ml

105 – 106

10

Trứng giun sán*

MPN/100ml

103

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
Nguyễn XuânNguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, năm 2003
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn
xây dựng Nhà khách Tổng Liên đoàn tại số 1A Yết Kiêu – Hà Nội (Tính cho 40 người
sinh hoạt trong khu vực Dự án trong giai đoạn này) được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.8. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng

STT

Chất ô nhiễm


Tải lượng (kg/ngày)

1

BOD5

1,8 – 2,16

2

COD

2,88 - 4,08

3

SS

4

Tổng N

0,24 – 0,48

5

Tổng P

0,032 – 0,16


6

Amoni

0,096 – 0,192

7

Dầu mỡ động thực vật

2,8 – 5,8

0,4 – 1,2

* Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng công trường cuốn theo đất cát, rác thải, dầu
mỡ, chất hữu cơ,…vào hệ thống mương thoát nước chung.
Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống diện tích công trường được tính toán theo
công thức:
Qmưa = A x F (m3/ngày.đêm)

15


Trong đó:
A: Lượng mưa cả năm của khu vực là 1.809,9 mm trong vòng 120 ngày (Niên giám
thống kê năm 2012). Lấy trung bình 1.809,9 mm/120 ngày ≈ 0,0151 m/ngày.
F: Diện tích khu vực dự án 5.607,2 m2
Kết quả tính toán như sau:

Qmưa = 0,0151 x 5.607,2 = 84,7 (m3/ngày).
So với nước thải, nước mưa khá sạch, ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước mưa chảy tràn như sau:
Tổng photpho

: 0,004 - 0,03 mg/l

Nhu cầu oxy hoá học COD

: 10 - 20 mg/l

Tổng chất rắn lơ lửng TSS

: 10 - 20 mg/l

Qua các số liệu trên, thấy rằng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước mưa
chảy tràn đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2. Tuy nhiên, trong nước mưa
thường có hàm lượng chất lơ lửng cao cần có biện pháp lắng cặn, tiêuthoát để tránh
làm ứ đọng hệ thống thoát nước chung.
* Chất thải rắn:
- Nguồn phát sinh
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt ăn
uống của công nhân gồm thức ăn thừa, túi nilong,...
+ Chất thải rắn xây dựng: Phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, đất, đá và
thiết bị thi công sẽ phát sinh các loại chất thải rắn như đất, đá, cát... vật liệu xây dựng
rơi vãi trên đường vận chuyển; Phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt
thiết bị... bao gồm bao bì đựng xi măng, các loại hộp đựng thiết bị lắp đặt, cọc chống,
ván cốt pha gãy nát, các thiết bị hỏng hóc trong quá trình thi công xây dựng....
+ Chất thải nguy hại: Phát sinh trong quá trình thi công xây dựng gồm bóng đèn neon,
ắc quy, dầu mỡ thải, thiết bị dính dầu mỡ hỏng,...

*

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải bao gồm tiếng ồn, độ rung,
xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất,....
* Tiếng ồn:
Trong các giai đoạn san nền, đóng cọc, đổ bê tông, thi công xây dựng ngoài các

16


chất ô nhiễm không khí đã nêu ở phần trên thì tiếng ồn cũng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Công nhân làm việc lâu trong không gian có
độ ồn cao sẽ gây nên một số bệnh về thính giác, thần kinh,... Nguồn gây tiếng ồn chủ
yếu từ các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng, máy đóng cọc,… Tiếng
ồn cao không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng gây mệt mỏi khó chịu, nhức đầu, khó ngủ
cho công nhân trực tiếp thi công và cộng đồng dân cư.
Căn cứ vào các loại phương tiện, thiết bị thi công phục vụ dự án độ ồn từ hoạt
động xây dựng cơ bản của dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.9. Độ ồn tối đa của các phương tiện cơ giới phục vụ dự án

TT

Phương tiện vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới

1

Máy ủi


2
3

Mức ồn cách
nguồn 1 m

Mức ồn cách
nguồn 20 m

Mức ồn cách
nguồn 50 m

Đơn vị: dBA
93

64

59

Xe lu

72 ÷ 74

47

39

Xe tải


82 ÷ 94

62

54

QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiến ồn 70dBA (6 ÷ 21h)
Nguồn:QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiến ồn
Kết quả trên cho thấy mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận
chuyển và thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 20 m nhỏ hơn giá trị cho phép
của QCVN 26:2010/BTNMT. Như vậy tiếng ồn do hoạt động thi công dự án ảnh
hưởng không lớn đến khu dân cư xung quanh.
* Độ rung:
Các tác động do rung động trong quá trình thi công chủ yếu là sự hoạt động của
các loại máy móc thi công, đóng cọc, vận chuyển nguyên vật liệu. Theo số liệu đo đạc
thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức rung của các thiết bị thi công phục vụ
cho dự án được tổng hợp trong trong bảng sau:
Bảng 2.10. Giới hạn rung của các thiết bị xây dựng công trình

TT
1
2
3

Thiết bị thi công

Mức rung tham khảo, dB
(mức rung theo phương thẳng đứng z)
Nguồn rung cách
Nguồn rung cách

10m
20m
80
71
79
69
74
64

QCVN
27:2010
/BTNM
T

Máy đào/máy xúc
75 dB
Xe ủi đất
Phương tiện vận
(6 - 21h)
tải
Qua các số liệu trong bảng cho thấy mức rung của các máy móc và thiết bị thi

17


công nằm trong khoảng từ 74 - 80dB đối với các vị trí cách xa 10m so với nguồn rung
động. Đối với các điểm tiếp nhận cách xa 20m thì mức rung hầu hết đều nhỏ hơn 75dB
(nằm trong giới hạn cho phép QCVN 27:2010/BTNMT).Như vậy, độ rung có thể ảnh
hưởng đến công nhân thi công xây dựng, không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh và
các dự án bên cạnh.

* Quá trình xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất, bồi lắng hồ, sông suối:
Trong quá trình thi công đóng cọc và thi công tầng ngầm của công trình có thể
xả ra hiện tượng xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất,…Tuy nhiên, mặt bằng đã được đầm
nén kỹ nên các hiện tượng sụt, lở, lún đất rất khó có thể xảy ra. Dự án xây dựng xa hồ,
sông, suối nên không xảy ra hiện tượng bồi lắng lòng hồ, sông, suối.
2.2.2. Đối tượng bị tác động
Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng đối
với các thành phần môi trường (không khí, đất, nước, tài nguyên sinh học, sức khỏe)
được trình bày trong các bảng dưới đây:
Bảng 2.11. Bảng ma trận dự báo mức độ tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

T
T

Tác động
Hoạt động

Khôn
g khí

Nướ
c

Đất

TN sinh Sức
học
khỏe

1


Hoạt động thi công xây dựng

+++

++

+++

+++

+++

2

Hoạt động vận chuyển nguyên vật
liệu xi măng, thép, cát, đá, sỏi…

+++

++

++

+

++

3


Lắp đặt thiết bị, máy móc xây dựng

+++

+

+

+

+++

4

Hoạt động sinh hoạt

++

+

+

+

++

Ghi chú: + Ít tác động, ++ tác động trung bình, +++ tác động mạnh
Nguồn: Tổng hợp Môi trường Toàn Cầu, 2013
Bảng 2.12. Đối tượng và phạm vi chịu tác động


Đối tượng bị tác động

Yếu tố tác động

Phạm vi chịu tác động

Môi trường không khí

Bụi khuếch tán từ phương tiện
Môi trường khu vực
thi công; bụi, khí thải, nhiệt của
thực hiện dự án và xung
các máy móc thiết bị tham gia
quanh
thi công, vận chuyển

Môi trường nước

Nước thải sinh hoạt, nước mưa Thủy vực nước xung
chảy tràn
quanh khu vực dự án

Môi trường đất

Chất thải rắn sinh hoạt và xây Môi trường đất khu vực
dựng
dự án và xung quanh

18



Hệ sinh thái

Thi công công trình, nước thải,
Hệ sinh thái khu vực dự
khí thải, chất thải rắn trong gia
án
đoạn thi công xây dựng

Kinh tế - xã hội

Góp phần thúc đẩy kinh tế xã
Khu vực quận Hoàn
hội, cơ sở hạ tầng của quận
Kiếm, thành phố Hà Nội
Hoàn Kiếm

Sức khỏe cộng đồng

Bụi, khí thải, chất thải rắn,
Khu dân cư lân cận
tiếng ồn, độ rung

Nguồn: Tổng hợp Môi trường Toàn Cầu, 2013
2.2.3. Đánh giá tác động
* Đánh giá tác động đến môi trường không khí
Qua phân tích các nguồn thải phát sinh trong các hoạt động của dự án giai đoạn
thi công xây dựng gồm bụi, khí thải SO2, NOX, CO,... Tác động cụ thể của bụi, hơi khí
đến sức khỏe con người và môi trường được trình bày như sau:
- Bụi: Công nhân trực tiếp thi công tại các khu vực có phát sinh ra bụi dễ bị mắc bệnh bụi

phổi. Ngoài ra bụi còn gây ra các tổn thương cho da và chấn thương cho mắt. Với thực
vật, bụi bám trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Quá trình thi công xây dựng gây phát sinh bụi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh
hoạt của dân cư xung quanh.
- Các Oxit cacbon: Các ôxit cacbon chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khí gây ô nhiễm
môi trường không khí. Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó
tác dụng với hồng cầu (hemoglobin) trong máu tạo thành một hợp chất bềnvững, làm
giảm khả năng hấp thụ ôxy của hồng cầu để nuôi dưỡng tế bào cơ thể.
Điôxyt cacbon (CO2) ở nồng độ thấp không gây nguy hiểm cho con người và
động vật nhưng ở nồng độ cao sẽ là chất nguy hại. Trên phạm vi toàn cầu thì khi hàm
lượng CO2 trong khí quyển tăng cao sẽ dẫn tới hiện tượng tăng nhiệt độ trái đất do
“hiệu ứng nhà kính”.
- Các ôxit nitơ (NOx):
+ Ôxit nitơ (NO) có thể gây nguy hiểm cho cơ thể do tác dụng với hồng cầutrong máu,
làm giảm khả năng vận chuyển ôxy, gây bệnh thiếu máu.
+ Điôxit nitơ (NO2) Khi tiếp xúc với niêm mạc tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc
hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, NO 2 gây nguy hiểm cho tim, phổi và gan
sau vài giờ tiếp xúc,có thể làm chết người và động vật

19


- Các oxit lưu huỳnh (SOx):
Khí SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường
tiêu hóa, sau đó phân tán vào đường tuần hoàn máu.
* Tác động đến môi trường nước:
- Các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn
cho phép sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hệ thống tiếp nhận nước thải chung của khu vực,
gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước dưới đất, gây ra một số ảnh hưởng xấu đến
chất lượng nước khu vực thực hiện Dự án như sau:

+ Gây ra mùi hôi thối và làm giảm lượng oxi hoà tan do sự phân huỷ của các hợp chất
hữu có trong nước thải.
+ Làm tăng nguy cơ gây phú dưỡng do sự xuất hiện của các chất dinh dưỡng (Nitơ,
Phốt pho,...).
* Đánh giá tác động do chất thải rắn:
- Chất thải rắn xây dựng:
Trong quá trình thi công xây dựng, các loại chất thải rắn trong quá trình xây dựng
sẽ được thu gom và vận chuyển tới khu vực cần san lấp mặt bằng cho các đơn vị khác.
Các loại vỏ bao xi măng, sắt, thép thừa, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng, … nếu không được thu
gom và tận dụng lại để sử dụng cho hoạt động tái chế sẽ tác động tiêu cực đến môi trường
và gây lãng phí.
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Công nhân xây dựng: Công trường xây dựng ý thức của công nhân xây dựng
thường không cao trong việc giữ vệ sinh môi trường nên trong khu vực xây dựng có
khả năng xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường. Nếu không giữ
vệ sinh chung, chất thải rắn sinh hoạt sẽ hình thành môi trường thuận lợi cho sự sinh
sôi và phát triển của các loài virus, vi khuẩn, ruồi, muỗi gây bệnh truyền nhiễm.
- Chất thải rắn nguy hại:
Chất thải nguy hại của công trình bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin acquy, giẻ lau dính dầu mỡ,... Mặc dù khối lượng ít nhưng nếu không được thu gom và
xử lý triệt để sẽ là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đối với môi trường đất, nước mặt,
nước dưới đất trong khu vực.
* Tác động đến môi trường sinh thái
Trong quá trình thi công xây dựng tiến hành đào đắp đất là nguyên nhân gây
mất chỗ ở cho các loài sinh vật trong đất như giun, kiến, mối, tàn phá hệ sinh thái tự

20


nhiên.
Các loại chất thải, nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường sẽ ảnh

hưởng đến cuộc sống của các vi sinh vật, động vật thuỷ sinh,…
Các loại bụi, khí thải độc hại ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh, gây
vàng lá, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh.
* Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:
Dự án xây dựng góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ của các cán bộ Công đoàn trên
cả nước khi về Hà Nội công tác, hội họp.
Tuy nhiên, những tác động của Dự án cũng ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế xã hội khu vực.
* Tác động đến sức khoẻ cộng đồng:
Các ảnh hưởng ô nhiễm do bụi, khí thải: gây ra các bệnh bụi phổi, các bệnh về
đường hô hấp, các bệnh về mắt.
Các ảnh hưởng do tiếng ồn: ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác và một số cơ
quan khác trong cơ thể.
2.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn công trình đi vào hoạt động
2.3.1 Nguồn gây tác động
Nguồn phát sinh liên quan đến chất thải

*

Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ làm phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường,
chủ yếu bao gồm: nước thải, khí thải, chất thải rắn và các chất thải nguy hại khác.
Nguồn gốc phát sinh được trình bày khái quát trong bảng sau:
Bảng 2.13. Nguồn thải và các yếu tố gây ô nhiễm khi Dự án đi vào hoạt động

T
T

1

2


Yếu tố ô nhiễm

Nguồn gốc phát sinh

Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô nhiễm
Phương tiện vận tải ra vào như SOx, NOx, CO, CO2, HC, Bụi,…phát sinh từ
Nhà khách
khói thải của phương tiện, gây ô nhiễm môi
trường không khí
Hoạt động sinh hoạt của
khách đến nghỉ ngơi tại
Nhà Khách và hoạt động
tại khu dịch vụ ăn uống

Các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh,
dầu mỡ, Nitrat, Amoni, chất hữu cơ,...trong nước
thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ nhà vệ sinh

21


của Nhà khách, chất thải nguy hại
Mùi hôi thối sinh ra từ quá trình phân hủy nước
thải tại các hố ga, hầm tự hoại, khu chứa chất
thải rắn sinh hoạt
3

Các hoạt động đốt nhiên Khói thải chứa các thành phần gây ô nhiễm

liệu (gas, đốt dầu DO chạy không khí như CO2, SOx, NOx, Bụi
máy phát điện dự phòng)
Phát sinh chất thải rắn gây ô nhiễm

* Bụi, khí thải
Khi khu dự án đi vào hoạt động, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là do
các hoạt động giao thông của khách và nhân viên ra vào Nhà khách.
Ngoài ra còn nguồn khí thải từ các hoạt động khác, có thể liệt kê các nguồn đó
như sau:
- Tại khu vực chứa và thu gom.
- Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas, cồn.
- Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng.
* Nước thải:
- Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại: Thứ nhất là nước thải phát sinh từ
nhà vệ sinh chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD5/COD), các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Loại thứ hai là nước thải phát sinh
từ các hoạt động sinh hoạt khác như tắm giặt, lau chùi, nấu nướng... chứa dầu mỡ, chất
tẩy rửa, cặn lơ lửng.
Tổng lưu lượng nước cấp lớn nhất cho Nhà khác là 79 m3/ngày đêm.
Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp:
Qth = 79 x 80% ≈ 64 (m3/ng.đ)
Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt nếu không xử lý (định mức cho 1
người) được tính như sau:
Bảng 2.14. Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày

TT

Chất ô nhiễm


Khối lượng (g/người/ngày)

1

BOD5

45 - 54

2

COD

72 - 102

22


3

Chất rắn lơ lửng (SS)

70 - 145

4

Dầu mỡ

10-30

5


Tổng Nitơ

6 - 12

6

Tổng Phốt pho

0,8 – 4,0

7

Amôni

2,4 - 4,8

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường nước thải đô thị - Viện KH, CNMT - Đại học
Bách khoa Hà Nội)
Căn cứ vào lượng khách, nhân viên, khu dịch vụ là 200 người và căn cứ vào lưu
lượng nước thải của Nhà khách là 64 m 3/ngày đêm, ta tính được sơ bộ thải lượng và
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

Bảng 2.15. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT

1

Các chất gây ô nhiễm

BOD5
COD

2

Chất rắn lơ lửng (SS)

Thải lượng

Nồng độ

QCVN14:2008
(Cột B)

(g/ngày)

(mg/l)

9000 - 10800

140,63 –
168,75

50

14400 - 20400

225,00 –
318,75


-

14000 - 2900

218,75 –
453,13

100

3

Dầu mỡ

2000 - 6000

18,75 – 37,50

20

4

Tổng Nitơ

1200 - 2400

2,50 – 12,50

-

5


Tổng Phốt pho

160 - 800

7,50 – 15,00

-

6

Amôni

480 - 960

31,25 – 93,75

10

Nguồn: Công ty Môi trường Toàn Cầu tính toán

23


Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nồng độ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sinh ra
chưa qua xử lý vượt quá tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. Nếu nguồn ô nhiễm này
không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường cho cả khu vực.
- Nước thải tại nhà bếp: Nhà khách có bố trí một khu vực nhà bếp nấu ăn phục vụ
khách nghỉ dưỡng. Nước thải phát sinh tại nhà bếp chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ
(BOD, COD), chất hoạt động bề mặt, cặn lơ lửng,...Lưu lượng nước thải nhà bếp phát

sinh khoảng 6 m3/ngày đêm (lưu lượng này nằm trong lưu lượng nước thải của toàn
Nhà khách là 64 m3/ngày đêm).
Thành phần và tính chất, nồng độ của các chất bẩn trong hỗn hợp nước thải khu vực
nhà bếp của Nhà khách được tham khảo theo báng sau:

Bảng 2.16. Chất lượng nước thải tại nhà bếp khu dịch vụ ăn uống

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

QCVN 14:2008/BTNMT
cột B

1

pH

-

6 – 7,5

5-9

2


SS

mg/l

350

100

3

BOD5

mg/l

300

50

24


4

COD

mg/l

500

-


5

Photpho

mg/l

8,5

10

6

Nitrat

mg/l

150

50

7

Dầu mỡ

mg/l

60

20


8

Coliform

MPN/100ml

1,1*106

5.000

- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ diện tích của Nhà khách cuốn
theo đất, đá, chất rắn lơ lửng... Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nước mưa chảy tràn khá
sạch, nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2) nên
có thể xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước nhưng phải có biện pháp để tránh ứ đọng
cống thải.
* Chất thải rắn sinh hoạt
Đây là nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu của dự án.Lượng rác thải của công
trình khá lớn:
Đối với rác thải sinh hoạt từ khách đến nghỉ ngơi và nhân viên làm việc tại Nhà
khách ước tính khoảng 80 kg/ngày (số lượt khách tối đa vào Nhà khách là 150 khách và
50 nhân viên, định mức 0,4 kg/người/ngày.
Rác thải được chia làm 2 loại:
- Chất thải rắn dễ phân huỷ là các loại chất thải hữu cơ như lương thực, thực phẩm dư
thừa bị thải loại.
- Chất thải rắn khó phân huỷ gồm các loại vỏ hộp, bao bì bằng kim loại, polyme.
Rác thải sinh hoạt với thành phần hữu cơ phân huỷ nhanh, trong điều kiện khí
hậu nóng ẩm tại khu vực, gây mùi hôi thối khó chịu. Do đó, loại chất thải rắn này cần
được thu gom xử lý ngay trong ngày.
* Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại của công trình bao gồm: Bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin acquy, các loại dược liệu hỏng, bình xịt ruồi, muỗi, gián, vỏ chất bảo quản hàng
hoá....Những phế phẩm này nếu không được thu gom và xử lý thì không chỉ làm mất

25


×