Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132 KB, 20 trang )

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng
hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
MỞ ĐẦU
Trong những người tham gia tố tụng hình sự quy định tại chương 3 Bộ luật tố tụng
hình sự thì người bào
chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong
lý luận pháp lý và thực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chính thức và
thống nhất và thống nhất về người bào chữa. Đồng thời, những quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự về phạm vi những người tham gia tố tụng với tư cách người bào
chữa còn giới hạn. Hơn nữa, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nên người bào chữa
trong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay chủ yếu là luật sư, còn bào chữa viên nhân
dân và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chỉ tồn tại trong pháp luật thực
định.
Nhận thức được tầm quan trọng vai trò của người tham gia bào chữa trong tố tụng
hình sự, trên cơ sở giáo trình, tài liệu tham khảo và kiến thức từ thầy cô, với bài tập
lớn học kỳ môn Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, em xin chọn đề tài “Quyền và
nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật
nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa” với mong muốn
được hiểu cũng như làm rõ hơn về vấn đề này. Sau đây là toàn bộ nội dung chính
trong bài làm của em
NỘI DUNG CHÍNH
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM


1. Khái niệm người bào chữa trong luật Tố tụng Hình sự Việt Nam
Hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có những cách hiểu khác nhau
về người bào chữa. Có một số quan điểm cho rằng:: “Người bào chữa là người giúp
đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa
án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật” . Một tác giả khác còn khẳng định rõ


hơn rằng người bào chữa là người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án . Ngoài ra,
cũng có không ít người vẫn quan niệm người bào chữa là “thầy cãi”…

Những cách hiểu nói trên là không chính xác, chưa làm rõ được khái niệm, vị trí,
vai trò, chức năng của người bào chữa cũng như chưa phân biệt được người bào
chữa với người tiến hành tố tụng, với người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Thật ra,
tuy Bộ luật TTHS năm 2003 không nêu khái niệm thế nào là người bào chữa, nhưng
căn cứ vào quy định tại các điều 56, 57 và 58 Bộ luật TTHS thì có thể hiểu một
cách chung nhất: “Người bào chữa là người được các cơ quan tiến hành tố tụng
chứng nhận, tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”
Như vậy, người bị tạm giam, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
quyền lựa chọn, cử người bào chữa và chính họ mới là người có quyền yêu cầu thay
đổi hoặc từ chối người bào chữa, hay nói cách khác người bào chữa được tham gia
vào tố tụng hình sự và có được các quyền và nghĩa vụ hay không là phụ thuộc vào ý
chí của người có quyền bào chữa. Để đảm bảo sự vô tư, khách quan khi thực hiện
nhiệm vụ bào chữa, khoản 2 điều 56 bộ luật TTHS quy định những người sau không
được bào chữa: Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của
người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; Người tham gia trong vụ án
đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.


2. Phân loại người bào chữa
Theo quy định của pháp luật TTHS thì người bào chữa có thể chia thành 3 loại như
quy định tại điều 35 BLTTHS năm 1988 và nay là khoản 1 điều 56 BLTTHS năm
2003 gồm luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào
chữa viên nhân dân.
a. Luật sư bào chữa

Là người hoạt động chuyên nghiệp tham gia trong một đoàn luật sư theo quy định
của pháp luật. Điều 2 luật Luật sư năm 2006 cũng đưa định nghĩa: “Luật sư là người
có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ
pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách
hàng)” . Để trở được công nhận là một luật sư thì cá nhân phải đáp ứng các điều
kiện như: là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề
luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề
luật sư thì có thể trở thành luật sư, đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và gia
nhập một đoàn luật sư.(Điều 10 và điều 11 luật Luật sư năm 2006)
Luật sư được lựa chọn hình thức để hành nghề theo một trong hai hình thức là hành
nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân (Điều 23
luật Luật sư năm 2006), đây là quy định mới của luật Luật sư năm 2006 so với quy
định của pháp lệnh Luật sư năm 2001, quy định này là sự mở rộng diện các luật sư
được tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự, qua đó các luật sư không còn bị
giới hạn bởi việc phải tham gia vào tổ chức hành nghề luật sư mới có thể thực hiện
vai trò người bào chữa trong vụ án hình sự mà có thể thực hiện vai trò này ngay cả
khi hoạt động dưới hình thức cá nhân.
b. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.


Loại chủ thể bào chữa thứ hai là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo; pháp luật TTHS không quy định cụ thể ai là người đại diện hợp pháp
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nhưng có thể hiểu dựa trên các quy định khác
của luật hôn nhân và gia đình và luật dân sự: người đại diện hợp pháp của người bị
tam giữ, bị can, bị cáo là bố, mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, người giám hộ, anh
chị em ruột và những người khác theo quy định của pháp luật đối với những trường
hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm
về thể chất hoặc tinh thần.
Điều 305 bộ luật TTHS năm 2003 quy định “người đại diện hợp pháp của người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên và có thể lựa chọn người bào chữa
hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo”. Người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất thiết phải là người đã thành niên;
không bị tâm thần; có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người Việt
Nam ở nước ngoài.
c. Bào chữa viên nhân dân:
Loại chủ thể bào chữa này rất ít khi tham gia bào chữa trong TTHS. Trong thực tiễn
thì các quy định về bào chữa viên nhân dân chỉ có hiệu lực từ trước khi Pháp lệnh tổ
chức luật sư ban hành năm 1987. Sau này, theo quy định tại khoản 3 - mục III
thông tư của bộ tư pháp số 313 – TT/LS ngày 15/4/1989 hướng dẫn thực hiện quy
chế đoàn luật thì đoàn BCVND gần như không còn hoạt động nữa.
Đến khi bộ luật tố tụng năm 2003 ra đời mới có một số quy định rõ ràng hơn về
BCVND, tại điều 57, khoản 3 đã quy định thủ tục cử BCVND “ủy ban mặt trận tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận tổ quốc có quyền cử bào chữa
viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo là thành viên của
tổ chức mình” và tại điều 305 khi quy định về người bào chữa cho người chưa
thành niên cũng quy định: “trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên


hoặc bị người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa…tổ
chức thành viên của mặt trận tổ quốc cử người người bào chữa cho thành viên của
tổ chức mình”, đây là quy định hoàn toàn mới so với BLTTHS năm 1988 theo đó
có thể hiểu BCVND là bất kì bất kì người nào được ủy ban mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các thành viên của mặt trận cử như đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…cử để
tham gia bào chữa.
II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Quyền của người bào chữa
Trong bộ luật mới này có những quy định về người bào chữa được kế thừa và phát

huy những giá trị pháp luật tố tụng truyền thống của nước ta trên cơ sở nghiên cứu
chọn lọc và đúc rút kinh nghiệm trong pháp luật tố tụng của một số nước khác.
Chính vì vậy mà bộ luật TTHS năm 2003 tại điều 58 quy định rõ ràng, đầy đủ hơn
quyền và trách nhiệm của người bào chữa, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người
tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Sau đây là những quy
định mới về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong BLTTHS năm 2003 so với
BLTTHS năm 1988:
Thứ nhất, về thời điểm bào chữa, Khoản 1 điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy
định: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt
người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa
tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều
tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định
để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”
Như vây, BLTTHS năm 2003 quy định thêm thời điểm người bào chữa tham gia tố
tụng ngay từ khi có quyết định tạm giữ là một bước phát triển mới trong LTTHS ở
nước ta. Đồng thời, tránh sự lạm quyền từ phía cơ quan điều tra, bắt giam, tạm giữ


không cần thiết và giúp cho người bào chữa được tiếp súc với vụ án ngay từ đầu, sẽ
thuận lơi hơn cho người bào chữa trong việc thu thập chứng cứ gỡ tội và những tình
tiết giảm nhẹ cho bị can, để có thể bào chữa cho bị can ở giai đoạn sau của quá trình
TTHS.
Thứ hai, là quyền của người bào chữa khi lấy lời khai của người bị tạm giữ: Điểm a
khoản 2 điều 58 BLTTHS năm 2003 quy định “người bào chữa được quyền có mặt
khi lấy lời khai của người bị tam giữ, và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi người
bị tam giữ, bị can; xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và
các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa”.
Việc người bào chữa được quyền có mặt trong các hoạt động điều tra có ý nghĩa
quan trọng. Khi có mặt người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ ổn định
về mặt tâm lý hơn, những người tiến hành các hoạt động điều tra thận trọng, tuân

thủ pháp luật hơn. Người bào chữa theo dõi được quá trình điều tra và tình hình
chứng cứ điều đó có ý nghĩa rất lớn cho việc chuẩn bị lời bào chữa và tham gia
tranh tụng của họ sau này tại phiên tòa. Người bào chữa có quyền hỏi người bị tạm
giữ, bị can khi điều tra viên đồng ý để làm sáng tỏ những tình tiết có lợi cho người
bị tạm giữ, bị can. Khi tham gia các hoạt động điều tra, xem các biên bản về hoạt
động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người
mà mình bào chữa, nếu phát hiện những vi phạm pháp luật, người bào chữa có
quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba là quyền đề nghị báo trước về thời gian địa điểm hỏi cung bị can: “Người
bào chữa có quyền đề nghị cơ quan điều tra báo trước về thời gian địa điểm hỏi
cung bị can để có măt khi hỏi cung bị can (điểm b khoản 2 điều 58 BLTTHS 2003).
Đây cũng là một trong những điểm tiến bộ của BLTTHS 2003 so vơi BLTTHS
1988 trước đó. Quy định quyền này tạo điều kiện để người bào chữa có thể chủ
động sắp xếp thời gian để thực hiện quyền có mặt trong các lần hỏi cung mà mình
thấy cần thiết.


Thứ tư, người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người
giám định, người phiên dịch theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
(điểm c khoản 2 điều 58): Người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến
hành tố tụng, người giám định, người phiêm dịch nếu có căn cứ theo luật định và
xét thấy việc những người này tiến hành hoặc tham gia tố tụng có thể ảnh hưởng
không tốt tới quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bào chữa.
Thứ năm là quyền thu thập tài liệu, đồ vật và tình tiết liên quan đến việc bào chữa
từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ
cơ quan tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu
không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác (điểm d khoản 2 điều 58): muốn bào
chữa tốt cho thân chủ của mình người bào chữa không chỉ dựa vào những chứng
cứ, tài liệu do cơ quan điều tra thu thập được, làm như vậy sẽ bị ảnh hưởng của kết
quả điều tra mà cơ quan điều tra đưa ra hoặc kết luận. Vì vậy người bào chữa phải

có quyền tự mình thu thập tài liệu, đồ vật. Đây cũng có thể coi là quyền phục vụ
cho các quyền khác của người bào chữa như quyền gặp bị can bị cáo bởi quyền có
mặt khị hỏi cung bị can, bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã tiếp thu nhiều ý
kiến đóng góp và có quy định hoàn toàn mới so vơi BLTTHS năm 1988 về quyền
của người bào chữa ở điểm d, đ khoản 2 điều 58 như trên; đã quy định về phạm vi,
cách thức tiến hành thu thập tài liệu, đồ vật tình tiết liên quan đến việc bào chữa của
người bào chữa. Nếu những đồ vật, tài liệu mà người bào chữa thu thập được đảm
bảo tính khách quan, hợp lí của chứng cứ thì nhất định nó cũng được coi như chứng
cứ có giá trị chứng minh trong vụ án.
Thứ sáu là quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong qua trình tham gia bào chữ
(điểm đ khoản 2 điều 58): người bào chữa có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu yêu cầu
theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa cũng có
quyền đưa ra yêu cầu như triệu tập thêm người làm chứng, trưng cầu giám định nếu
xét thấy điều đó là có lợi cho người được bào chữa. Cơ quan tiến hành tố tụng phải
tôn trong quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu của người bào chữa.


Mặc dù nội dung quyền này không thay đổi nhiều so với quy định của bộ luật tố
tụng năm 1988, nhưng bộ luật tố tụng hình sự 2003 tiến bộ hơn năm 1988 khi quy
định những đảm bảo cho quyền này của người bào chữa được thực hiện, đó là quy
định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phải trả lời cho người bào chữa biết
về việc giải quyết những yêu cầu của người bào chữa (điều 122 BLTTHS 2003).
Thứ bảy, người bào chữa có quyền gặp người bị tạm giữ; bị can, bị cáo đang bị tạm
giam (điểm e khoản 2 điều 58): Người bào chữa phải thường xuyên gặp gỡ, trao
đổi, tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để có thể nắm được đầy đủ các tình
tiết của vụ án, các đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lí, tâm tư, nguyện vọng của
người bào chữa. Trên cơ sở đó, người bào chữa mới thu thập được những tinh tiết
ghỡ tội, giảm nhẹ tội để bào chữa cho người này. Qua gặp ghỡ, trao đổi, người bào
chưa giải thích những vân đề về pháp luật và cũng có thể tác động đến người bị tạm
giữ, bị can bị cáo làm cho học có thái độ khai báo tốt hơn để có thể được giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự.
Thứ tám là quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án
liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra (điểm g khoản 2 điều 58): qua
việc đọc, ghi chép hồ sơ vụ án, người bào chữa nắm được nội dung vụ án, nắm
được những chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội đối với người được bào chữa, trên
cơ sở đó người bào chữa chuẩn bị cho việc bào chữa, tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Bên canh đó, việc đọc hồ sơ, tài liệu vụ án cũng tạo điều kiện cho người bào chữa
phát hiện những sai lầm, thiếu sót, vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra trên cơ
sở đó đưa ra những yêu cầu, khiếu nại cần thiết đối với cơ quan có thẩm quyền.
Quy định này đã loại bỏ được quy định chỉ mang tính hình thức, có thể hiểu theo
hai nghĩa trước đây của BLTTHS 1988 “có quyền đọc hồ sơ và ghi chép những điều
cần thiết sau khi kết thúc điều tra (điều 36 BLTTHS 1988)”. Theo cách quy định
trên của bộ luật TTHS 1988 thì mỗi cơ quan tiến hành TTHS có một cách hiểu khác
nhau: ở giai đoạn xét xử, một số tòa án không cho người bào chữa photocopy các
tài liệu trong hồ sơ vì lấy lí do BLTTHS chỉ cho ghi chép chứ không cho sao chụp


tài liệu, nhưng có một số tòa án linh động cho phép sao chụp. Những tồn tại này đã
được, đã được BLTTHS năm 2003 sửa đổi, bổ sụng hợp lí hơn rất nhiều. BLTTHS
2003 quy định người bào chữa ngoài quyền đọc, ghi chép còn có quyền sao chụp
những tài liệu trong hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra làm cho quyền nghiên cứu hồ
sơ của người bào chữa thực tế hơn.
Thứ chín, người bào chữa có quyền tham gia hỏi và tranh luận dân chủ tại phiên tòa
trong giai đoạn xét xử (điểm h điều 58): Tại phiên tòa xét xử, vai trò của người bòa
chữa được thể hiện rõ nét nhất. Người bào chữa có quyền hỏi bị cáo và những người
khác về những vấn đề của vụ án để có được những câu trả lời theo hướng có lợi cho
bị cáo. Khi tranh luận người bào chữa phải phân tích, lập luận, đưa ra những lí lẽ để
bảo vệ bị cáo và bác bỏ những lời buộc tội bị cáo.
Như vậy, quyền tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa của người bào chữa đã
được bộ luật TTHS năm 2003 kế thừa và phát triển hơn so với BLTTHS năm 1988

nhờ những thay đổi trong các điều luật về tranh luận, xét hỏi, đối đáp tại phiên tòa;
tăng cường tranh luận dân chủ giữa hai bên: buộc tội (viện kiểm sát) và gỡ tội
(người bào chữa). Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp, vẫn theo kiểu xét hỏi
nhưng tăng cường thêm yếu tố tranh tụng tại phiên tòa, đảm bảo tính khách quan,
dân chủ và minh bạch trong việc xác minh chứng cứ tại phiên tòa.
Thứ mười, người bào chữa có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm I khoản 2 điều 58): quy định
người bào chữa có quyền này đảm bảo cho các hoạt động tố tụng được khách quan
và toàn diện, không thể thiếu được sự giám sát, kiểm tra đối với các quyết định
cũng như hành vi tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định về
quyền khiếu nại của người bào chữa trước đây trong bộ luật TTHS năm 1988 còn
rất tản mạn không đủ cơ chế để thực hiện. Trong bộ luật TTHS năm 2003 quy định
về quyền khiếu nại nói chung và quyền khiếu nại của người bào chữa nói riêng
được quy định cụ thế hơn, nó dẫn chiếu tới một trương mới để quy định điều này,
đó là trương XXV về quyền khiếu nại trong tố cáo trong tố tụng hình sự.


Cuối cùng là quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người
chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b
khoản 2 điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự (điểm k khoản 2 điều 58). Đây là quyền
độc lập của người bào chữa, người bào chữa kháng cáo không phụ thuộc ý chí của
bị cáo cũng như đại diện hợp pháp của bị cáo. Kháng cáo của người bào chữa phải
có lợi cho bị cáo.
2. Nghĩa vụ của người bào chữa
Cùng với việc quy định về quyền của người bào chữa, nghĩa vụ của người bào chữa
cũng được quy định tại khoản 3 khoản 4 điều 58 bộ luật tố tụng hình sự 2003, theo
đó người bào chữa có các nghĩa vụ sau:
Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác
định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiêm
hình sự của bị can, bị cáo.

Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, người bào chữa có trách nhiệm giao cho CQĐT,
Viện kiểm sát, tòa án những đồ vật tài liệu liên quan đến vụ án, việc giao nhận các
tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập
thành biên bản theo quy định của BLTTHS.
Người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bi can, bị cáo mà mình đã đảm
nhận nếu không có lí do chính đáng. Có thể nói khi đã được mời hoặc yêu cầu bào
chữa cho bị can, bị cáo, thì giữa người bào chữa và bị can, bị cáo đã hình thành một
mối quan hệ tương đối khăng khít, vì vậy người bào chữa phải có trách nhiệm đối
với bị can, bị cáo cho đến khi mà họ không có yêu cầu nữa, nếu như giữa họ có hợp
đồng thuê người bào chữa thì người bào chữa có trách nhiệm thực hiện hợp đồng
đến khi hoàn thành công việc theo hợp đồng thì thôi.


Người bào chữa có nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật, không được mua chuộc,
cưỡng ép hoặc xúi dục người khác khai báo dan dối, cung cấp tài liệu sai sự thật:
người bào chữa tham gia bào chữa cho thân chủ của mình nhưng phải có nghĩa vụ
tôn trọng pháp luật, tôn trong sự thật, tránh trường hợp người bào chữa chỉ có mục
đích duy nhất là bảo vệ cho thân chủ của họ, để làm nhẹ tội cho thân chủ nên tìm
mọi biện pháp kể cả hợp pháp và không hợp pháp: như mua chuộc người làm
chứng, tạo chứng cớ giả, xúi dục người khác khai báo dan dối có lợi cho thân chủ
của mình mà không chú ý tới việc bảo vệ pháp chế, và nếu người bào chữa sử dụng
biện pháp đúng luật thì không sao, nếu vượt qua thì phải chịu trách nhiệm.
Người bào chữa có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án: đây là quy định
mới của bộ luât tố tụng hình sự năm 2003. Một khi đã nhận tham gia TTHS để bào
chữa cho thân chủ, người bào chữa phải thấy được tham dự phiên tòa của mình vừa
là trách nhiệm vừa là quyền để qua đó mình thể hiện khả năng kiến thức chuyên
môn của mình, đồng thời chứng tỏ vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ
quyền lợi của bị can, bị cáo. Tránh tình trạng trong một số trường hợp tòa án cứ
phải hoãn phiên tòa do văng mặt của người bào chữa như quy định tại khoản 2 điều
190 BLTTHS năm 2003. Hơn nữa, quy định về quyền này của người bào chữa cũng

giúp đảm bảo đảm hơn quyền của bị can, bị cáo. Nếu người bào chữa không đến dự
phiên tòa mà chỉ gửi bản bản bào chữa dựa trên những chứng cứ của hồ sơ vụ án thì
hiệu quả công voeecj bào chữa sẽ không cao.
Quy định nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra và trách nhiệm của người bào
chữa khi làm trái pháp luật: Theo quy định tại khoản 4 và điểm c khoản khoản 3
điều 58 BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa không được tiết lộ bí mật điều tra
ma mình biết được khi thực hiện bào chữa; không sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao
chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chứ và cá nhân. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bao chữa, xử lí
kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của bộ luật hình sự.


III. THỰC TIỄN THI HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
1. Những thành tựu đạt được.
Hoạt động của người bào chữa nói chung đã góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị can, bị cáo; thể hiện tính dân chủ; đồng thời góp phần bảo vệ và
tăng cường pháp chế XHCH. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
Số vụ án có người bào chữa tham gia do bị can, bị cáo hoặc người đại diện của họ
mời ngày càng tăng so với những năm trước đây. Cùng với sự phát triển về số lượng
và chất lượng của đội ngũ luật sư trong những năm gần đây, số vụ án có người bào
chữa tham gia mặc dù còn là con số khiêm tốn nhưng so với trước đây thì ngày
càng tăng.
Các vụ việc có luật sư tham gia tố tụng đã phát huy tốt sự công khai, dân chủ, minh
bạch, thấu tình đạt lý, mang lại nhiều hiệu quả. Những sai sót cả những vi phạm quy
định tố tụng, áp dụng không đúng các điều luật, quyết định mức án không tương
xứng với những hành vi phạm tội… được các luật sư phát hiện, kịp thời đề nghị
những người có trách nhiệm, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa, bổ sung, không để

gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhờ vậy, công tác điều tra, bắt giam, khởi tố, truy tố,
xét xử, thi hành án được thực hiện đúng pháp luật. Nhiều đề nghị của luật sư trong
rất nhiều vụ án đã được CQTHTT chấp nhận như: đề nghị giảm mức hình phạt,
miễn trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, tuyên bố vô tội…Sự tham gia
của người bào chữa đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị can, bị cáo và giúp cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Thực tiễn những năm qua cho thấy có nhiều vụ án đưa ra xét xử thu hút mạnh mẽ
sự quan tâm đánh giá của dư luận như: vụ án Tân Trường Sanh với sự tham gia của


47 Luật sư bào chữa cho các bị cáo; vụ án Minh Phụng – EPCO với 58 Luật sư bào
chữa; vụ án Năm Cam với 80 Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong số
các vụ án có người bào chữa tham gia phần lớn đã đạt được những hiệu quả đáng kế
ở một mức độ nhất định. Nhờ có luật sư phát hiện các chứng cứ buộc tội không bảo
đảm tính chân thực và tính pháp lý, một số bị can, bị cáo đã được tuyên vô tội hoặc
hủy án để điều tra lại, sau đình chỉ vụ án. Một số trường hợp luật sư phát hiện
những tình tiết giảm nhẹ chưa được xem xét đánh giá đầy đủ, được hội đồng xét xử
cấp phúc thẩm chấp nhận giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Có trường hợp án tử hình
đã được giảm xuống chung thân hoặc tù có thời hạn. Điển hình như vụ Luật sư
VPLS Dũng Đức và cộng sự bào chữa cho bị can Lê Đình Chinh về hành vi vận
chuyển 6 bánh heroin đã phát hiện chứng cứ không rõ ràng, Lê Đình Chinh đã được
tha.
2. Những tồn tại, hạn chế.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy CQTHTT đã tôn trọng và tạo điều kiện
thuận lợi nhất định để người bào chữa thực hiện các quyền của mình. Tuy nhiên
thực tiễn thi hành vẫn còn gặp những tồn tại, hạn chế nhất định cần được khắc phục:
Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS 2003 phân loại người bào chữa gồm 3 chủ thể:
luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của Người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo. Trên thực tế bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp của

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo rất ít khi tham gia bào chữa trong TTHS và không
được thống kê rõ, tham gia vào TTHS để bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo chủ
yếu là luật sư bào chữa. Tuy nhiên trên thực tế số lượng luật sư thường ít, lại phân
bố không đều chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh. Theo số lượng thống kê tính đến năm 2009 hiện cả nước có hơn 5.500 luật
sư, tức là cứ trên 16.000 dân mới có 1 luật sư. Những trường hợp bị can, bị cáo tự
bào chữa thì chất lượng lại không cao, thậm chí có trường hợp bị kết tội oan nhưng
họ vẫn cam chịu mà không biết phải làm thế nào để có thể minh oan. Như vụ án


Trần Văn Chiến – người nông dân nghèo chịu 16 năm tù oan ở Tiền Giang là một
trong những điển hình về tình trạng này .
Theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa được tham gia ngay từ giai đoạn
tạm giam, nhưng trên thực tế có thể nói rằng người bào chữa rất ít khi được tham
gia và thậm chí có trường hợp là không được tham gia từ giai đoạn khởi tố chứ chưa
nói gì đến việc họ được tham gia từ giai đoạn tạm giam. Thực tế hiện nay, người
bào chữa vẫn chưa được các CQTHTT coi trọng và tạo điều kiện tham gia ngay từ
khi được bị can, bị cáo hoặc người thân của họ mời mà thường kéo dài thời gian.
Hiện nay nếu người bào chữa có mối quan hệ quen biết với cơ quan điều tra thì
được cấp giấy chứng nhận bào chữa dễ dàng, nếu không cơ quan điều tra lại làm
khó dễ khiến cho người bào chữa phải đi lại nhiều lần. Có khi cơ quan điều tra còn
đòi hỏi phải có đơn yêu cầu mời luật sư của bị can, bị cáo mới cấp giấy chứng nhận
bào chữa cho luật sư tham gia.
Cũng theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa có quyền đề nghị CQTHTT
thông báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa chủ
động có mặt. Nhưng trên thực tế cho thấy không phải mọi cuộc hỏi cung bị can nào
người bào chữa đều được có mặt, bởi nhiều trường hợp Điều tra viên không muốn
người bào chữa tham dự khi hỏi cung bị can. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy
chế nào buộc điều tra viên phải thông báo thời gian lấy lời khai của bị can khi hỏi
cung cho người bào chữa. Vì vậy mà quyền này của người bào chữa ít khi được

thực hiện.
Theo quy định của BLTTHS thì người bào chữa còn có quyền gặp Người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo. Tuy nhiên thực tiễn đa số các trường hợp khi gặp bị can, bị cáo
trong trại giam đều có giám thị ngồi bên cạnh nên việc gặp này thường không có
hiệu quả cao.Trong quá trình gặp Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sự có mặt hay sự
giám sát của Điều tra viên, giám thị có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối
với sự khai báo của Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ không muốn nói ra những
thông tin có liên quan đến vụ án, đến bản thân họ. người bào chữa muốn gặp riêng


để trao đổi với Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng không có quyền yêu cầu giám
thị ra ngoài được.
Thực tiễn cho thấy quyền của người bào chữa cũng như phương tiện, cách thức khi
thu thập thông tin, tài liệu bị hạn chế hơn rất nhiều so với các CQTHTT. Điểm nữa
là khi tham gia tranh luận tại phiên tòa, nhiều khi những ý kiến luận điểm có căn cứ
và hợp lí của người bào chữa đưa ra tranh luận với phía buộc tội nhưng không được
phía CQTHTT chấp nhận, và việc không chấp nhận này cũng không được giải thích
rõ ràng thỏa đáng, chỉ kết luận chung chung như “Ý kiến của người bào chữa là
không có căn cứ”. Trong một số phiên tòa việc tranh luận giữa người bào chữa và
người tiến hành tố tụng chưa được tôn trọng, thời gian dành cho tranh luận không
được nhiều, diễn biến phiên tòa chủ yếu theo sự điều khiển của Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa, vai trò của người bào chữa rất mờ nhạt, nhiều quyền không được thực
hiện do vậy người bào chữa thường không làm tròn được trách nhiệm với thân chủ.
Tuy nhiên công bằng mà nói cũng phải thừa nhận rằng trong thực tế có không ít các
trường hợp người bào chữa năng lực kém, không chịu đầu tư công sức vào việc
nghiên cứu, tìm kiếm, điều tra thu thập những tình tiết để chứng minh mà chỉ chú
tâm đưa nhưng tình tiết giảm nhẹ như hoàn cảnh gia đình, nhân thân thân chủ để
bào chữa theo dạng “năn nỉ” rất thiếu hiệu quả. Nhiều người bào chữa còn thiếu
trách nhiệm trong công việc, đặc biệt là bào chữa chỉ định, họ thường thực hiện việc
bào chữa một cách rất hình thức. Có những trường hợp do không hiểu thấu đáo

quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định nên người bào chữa đã không thực hiện đúng
quyền và nghĩa vụ của mình khi làm nhiệm vụ bào chữa. Có trường hợp người bào
chữa không làm sáng tỏ được những tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự cho bị can, bị cáo mà lại vô tình buộc tội bị can, bị cáo. Ngược lại có những luật
sư đã sử dụng mọi biện pháp, kể cả những biện pháp mà pháp luật cấm để biện
bạch, cố tình đổi trắng thành đen vì những khoản thù lao mà thân chủ trả rất hậu. Có
những luật sư bày cách xui bị cáo vờ ốm để trì hoãn phiên tòa…..


IV. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
1. Hoàn thiện các quy định về người bào chữa trong tố tụng hình sự:
Điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa có thể là Luật sư; Người đại
diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; và bào chữa viên nhân dân. Như
vậy, về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa
trong TTHS. Tuy nhiên, trong thực tiễn TTHS ở Việt Nam, việc xem xét thủ tục
chứng nhận tư cách bào chữa, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa
được hướng dẫn và quy định cụ thể, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất
nhiều khó khăn khi xem xét và cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các đối tượng
này, việc cấp hay không cấp giấy chứng nhận bào chữa cũng gây rất nhiều tranh cãi.
Mặt khác, tuy có một số người tham gia với tư cách bào chữa viên nhân dân và có
những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo là thành
viên tổ chức Mặt trận tổ quốc, nhưng nhìn chung chất lượng hành nghề của phần
đông những người này không cao, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do những
hạn hẹp về kiến thức pháp luật và kĩ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự.
Như vậy theo ý kiến của tôi trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định của
pháp luật TTHS về người bào chữa theo hướng:
- Thư nhất, cần xây dựng các quy định pháp luật cụ thể để hướng dẫn việc thi hành
điểm b khoản 1 điều 56 BLTTHS theo hướng quy định các trường hợp nào thì

người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được tham gia tố tụng
với tư cách là người bào chữa, nguyên tắc và trình tự thủ tục thực hiện quyền bào
chữa của đối tượng này.
- Thứ hai, nên bỏ quy định tại điểm c khoản 1 điều 56 BLTTHS bởi hiện nay, cùng
với việc thực thi Luật Luật sư năm 2006, Liên đoàn luật sư Việt Nam ra đời đã
khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của đội ngũ luật sư Việt Nam, hướng tới việc xây


dựng một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện các phạm vi hành nghề tư vấn,
tranh tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý phủ kín các mặt của đời sống xã hội và
đời sống tư pháp. Trong khi đó đội ngũ bào chữa viên nhân dân thì yếu kém, thiếu
sự chuyên nghiệp và thiếu hiểu biết pháp luật và ít được công nhận khi tham gia vào
quá trình tố tụng hình sự, do vậy theo tôi nên bỏ quy định về bào chữa viên nhân
dân để việc tham gia tố tụng của người bào chữa trở nên chuyên nghiệp hơn..
- Thứ ba, Vấn đề từ chối người bào chữa được quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 57
BLTTHS năm 2003 cần hoàn thiện thêm vì quy định như vậy còn có bất cập, không
hợp lý. Việc không phân biệt quyền từ chối người bào chữa của hai nhóm đối tượng
được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều luật này là một sự không chặt chẽ
về mặt lý luận. Đối tượng được quy định tại điểm a hoàn toàn khác với đối tượng
quy định tại điểm b. Những đối tượng được quy định tại điểm a nhận thức được
đúng đắn và đầy đủ hành vi từ chối người bào chữa của mình và họ biết được khả
năng và hậu quả có thể xẩy ra khi họ từ chối người bào chữa. Và vì vậy để cho họ
có quyền chủ quan tuyệt đối từ chối người bào chữa là hợp lý. Còn những đối tượng
được quy định tại điểm b là những đối tượng chưa đủ trình độ phát triển về thể chất
cũng như tinh thần hoặc là những người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc khiếm
khuyết về tâm thần thì liệu họ có nhận thức được đầy đủ và đúng đắn về hành vi từ
chối người bào chữa của mình hay không?
Song song với việc hoàn thiện pháp luật, việc đào tạo nâng cao trình độ của người
bào chữa cũng rất cần thiết, cần tăng cường đào tạo đội ngũ luật sư cả về số lượng
và chất lượng, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện tốt hơn vai trò là

người bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo.
2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc tham gia của người bào chữa
trong quá trình tố tụng vụ án hình sự


Điều 58 BLTTHS quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can,
trong trường hợp bắt người theo quy định tại điều 81 và điều 82 BLTTHS thì người
bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Tuy nhiên quy định này lại
chưa đề cập tới thời điểm kết thúc vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự,
do vậy theo tôi nên bổ xung khoản 1 điều 58 BLTTHS thành: “1.Người bào chữa
tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can và kết thúc khi người bị tạm giam , bị can, bị
cáo không còn yêu cầu luật sư cho họ. Trong trường hợpbắt người theo quy định tại
điều 81 và điều 82 của Bộ luật này thì luật sư tham gia tố tụng từ khi có quyết định
tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh
quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định luật sư bào chữa tham gia tố tụng
từ khi kết thúc điều tra.”
- Các quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Các điều 48,49, 50 BLTTHS), cần
quy định cụ thể về quyền của họ được giải thích quyền có luật sư ngay khi bị bắt và
có quyền im lặng khi không có sự tham gia của luật sư bào chữa. Hiện nay Bị cáo
phản cung với lý do bị bức cung, ép mớm, nhục hình… là vấn đề rất bức xúc trong
các phiên tòa ở Việt Nam , làm giảm uy tín của cơ quan điều tra, truy tố. Chủ tọa cắt
không cho họ nói thì bị xem là mất dân chủ, không khách quan… Sở dĩ có tình
trạng trên một phần là do Bộ luật tố tụng chưa có quy định cơ chế cứng tạo điều
kiện cho luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, có mặt tại các buổi hỏi cung bị can.
Hầu hết quá trình điều tra luật sư chỉ được tham gia một vài buổi lấy lệ, đa số các
buổi hỏi cung khác không có mặt luật sư. Về nguyên tắc, khi luật sư tham gia đã
được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và có văn bản đề nghị được tham gia tất
cả các buổi hỏi cung và các hoạt động điều tra khác thì những hoạt động này bắt
buộc phải có luật sư mới có giá trị pháp lý. Nhưng thực tế Bộ luật TTHS hiện hành

có quy định rất mâu thuẫn và tạo ra những rào cản. Để khắc phục, tôi cho rằng
BLTTHS cần quy định chi tiết theo hướng:
+ Ngoài điểm điều luật đã quy định điều tra viên thông báo cho luật sư thời gian,
địa điểm hỏi cung bị can; cách thức trao đổi, liên hệ để thông báo với luật sư, những
nguyên tắc và trách nhiệm bảo mật thông tin điều tra. Khi tham gia hỏi cung, luật sư


được hỏi sau mỗi vấn đề, nội dung điều tra viên hỏi. Luật sư có quyền giải thích
pháp luật cho bị can về quyền trả lời hoặc không trả lời vấn đề điều tra viên hỏi.
Luật sư có quyền phản đối câu hỏi mớm cung, bức cung của điều tra viên; xem xét
và có ý kiến về nội dung biên bản hỏi cung có đúng nội dung trả lời của bị can hay
không; xác định tình trạng sức khỏe và tâm thần của bị can khi hỏi cung.
+ Bổ sung điểm e khoản 2 Điều 58 BLTTHS theo tinh thần: luật sư có quyền gặp
riêng làm việc với người bị tạm giữ,bị can, bị cáo khi cần thiết. trong trường hợp
đặc biệt, một số tội cụ thể luật sư có quyền làm việc với bị can trong tầm nhìn
nhưng không trong tầm nghe của cán bộ tố tụng. Không bị hạn chế về số lượng lần
gặp và thời gian gặp chứ không phải quy định chung chung là được gặp để tránh
những sự gây khó khăn từ phía cơ quan và người thi hành tố tụng chỉ cho gặp một
cách hình thức và hạn chế thời gian được gặp.
+ Cần bổ sung quy định lời khai của bị can trong quá trình điều tra, truy tố mà
không có sự tham gia của luật sư thì không được công nhận là chứng cứ. Sự bổ
sung này hoàn toàn khả thi trong điều kiện hiện nay của nước ta. Ở những nước có
nền dân chủ tư pháp phát triển, bị can, bị cáo có quyền từ chối cung khai nếu vắng
mặt luật sư. Sự có mặt của luật sư trong các buổi lấy cung có 2 ý nghĩa: giám sát,
không để xảy ra việc mớm cung, bức cung, nhục hình; và không để xảy ra tình trạng
phản cung, bác lời khai tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát bởi việc lấy cung đã có
người thứ ba chứng kiến.
- Bộ luật TTHS hiện hành vẫn còn hạn chế quyền thu thập chứng cứ của người bào
chữa. Quy định của luật hiện hành cho phép luật sư chỉ thu thập chứng cứ từ người
bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người thân thích của họ; từ cơ quan, tổ

chức nếu không thuộc bí mật quốc gia, bí mật công tác. Nhưng thực tế chứng cứ
không chỉ tồn tại ở những người và các cơ quan, tổ chức nêu trên mà còn tồn tại ở
những người khác có lưu giữ hoặc biết về những tình tiết liên quan có lợi cho họ.
Mặt khác theo quy định của BLTTHS thì luật sư có quyền thu thập, sử dụng và đánh


giá tài liệu, chứng cứ nhưng luật lại quy định luật sư phải có trách nhiệm giao các
tài liệu, chứng cứ này cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án.
- Để quy định về nghĩa vụ của người bào chữa hoàn chỉnh hơn, tôi cho rằng cần bổ
sung vào khoản 4 của Điều 58 cụm từ “nếu tiết lộ bí mật điều tra và” vào sau cụm
từ “người bào chữa” nhằm đảm bảo cho việc giữ bí mật điều tra mà người bào chữa
biết được khi tham gia tố tụng. Điều này dẫn tới tính khả thi của sự cho phép người
bào chữa tham gia sớm hơn trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và các vụ
án đặc biệt nghiêm trọng.
KẾT LUẬN
Từ các phân tích trên, nhận thấy BLTTHS 2003 đã mở rộng quyền của người bào
chữa nhưng những quy định đảm bảo cho các quyền ấy được thực hiện trên thực tế
vẫn chỉ là lý thuyết nên việc bổ xung và hoàn thiện các quy định của BLTTHS là
một yêu cầu tất yếu, bởi người bào chữa có vai trò rất quan trọng trong tố tụng hình
sự, họ là một mắt xích quan trọng trong cơ chế giám sát hoạt động tố tụng của cơ
quan và người tiến hành tố tụng, là người giúp cho chế độ dân chủ trong một xã hội
văn minh, tiến bộ được thực thi, giúp cho quyền con người được tôn trọng, góp
phần xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.



×