Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

TRIểN KHAI THIếT kế CHI TIếT CHO THị TRƯờNG điện bán BUÔN VIệT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 222 trang )

TRIỂN KHAI THIẾT KẾ CHI TIẾT CHO THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN VIỆT NAM
TASK 2 A: Thiết kế chi tiết
Dự thảo cuối
Soạn bởi:

Mr. Stephen Wallace
Dr. Stuart Thorncraft

05/05/2015

SW Advisory


EXECUTIVE SUMMARY

EXECUTIVE SUMMARY

Từ viết tắt
AC
AfD
BOT
BST
BTU
CAN
CCGT
CFD / CfD
CPC
DC
DTG
EMS


EPTC
ERAV
EVN
FCAS
FERC
FTR
GDE
GENCO
HAS
HCMPC
HPC
ICT
IE
IES
IPP
IT
ITG
kCal
LLC
LMP
MAP
MDMSP

Dòng điện xoay chiều
French Development Agency
Xây dựng, vận hành, chuyển giao
Giá điện bán buôn
Đơn vị nhiệt của Anh
Phí công suất
Tuabin khí chu trình hỗn hợp

Hợp đồng sai khác
Tổng công ty điện lực miền Trung
Dòng điện một chiều
Đơn vị phát điện chào giá trực tiếp
Hệ thống quản lý điện năng
Công ty Mua bán điện
Cục điều tiết điện lực
Tập đoàn điện lực Việt Nam
Dịch vụ điều tần
Ủy ban điều tiết điện lực liên bang
Hợp đồng hạn chế rủi ro về tài chính trong việc
truyền tải điện
Tổng giám đốc năng lượng
Tổng công ty phát điện
Lịch ngày tới
Tổng công ty điện lực Hồ Chí Minh
Tổng công ty điện lực Hà Nội
Công nghệ trao đổi số liệu và thông tin
Viện năng lượng
Công ty tư nhân về hệ thống năng lượng thông
minh
Đơn vị phát điện độc lập
Công nghệ thông tin
Đơn vị phát điện tham gia gián tiếp thị trường
điện
Kilo-Calo
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Giá biên theo vùng
Kê hoạch tháng tới
Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý số liệu đo đếm


Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

2


EXECUTIVE SUMMARY

MMS
MOIT
MOS
NCAS
NLDC
NPC
NPT
PC
PJM
PMP
PPA
SC
SCADA
SECV
SEM
SMHP
SMO
SMP

SPC
SPPA
SWA
VCGM
VCRM
VND
VWEM
WAP
WESM
YAP

EXECUTIVE SUMMARY

Hệ thống quản trị thị tường
Bộ công thương
Hệ thống vận hành thị trường
Các dịch vụ phụ liên quan điến quản lý lưới điện
Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia
Công ty điện lực miền Bắc
Công ty truyền tải điện quốc gia
Tổng công ty điện lực
Pennsylvania New Jersey Maryland
Tổng sơ đồ
Hợp đồng mua bán điện
Công ty cổ phần
Hệ thống thu thập và quản lý số liệu
Ủy ban điện bang Victoria
Thị truờng điện Ireland
Thủy điện chiến lược đa mục tiêu
Đơn vị vận hành thị trường điện và hệ thống điện

Giá biên thị trường
Tổng công ty điện lực miền Nam
Hợp đồng mua bán điện đặc biệt
Tư vấn SW
Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
Thị trường bán lẻ cạnh tranh Việt Nam
Đồng Việt Nam
Thị trường điện bán buôn Việt Nam
Kế hoạch tuần tới
Thị trường điện bán buôn (Philippines)
Kế hoạch năm tới

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

3


Nội dung

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

4



List of Figures

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

5


List of Tables

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

6


1

Giới thiệu

IES cùng với tư vấn SW tham gia làm tư vấn cho Cục điều tiết điện lực về
“Phát triển thiết kế chi tiết thị trường bán buôn Việt Nam”

Báo cáo này liên quan đến Task 2A, thiết kế chi tiết VWEM
1.1

Các mục tiêu của dự án
Mục tiêu của tư vấn là đưa ra thiết kế chi tiết chi thị trường bán buôn điện Việt
Nam (VWEM). Thiết kế chi tiết sẽ được dùng để hướng dẫn phát triển và áp
dụng VWEM trong năm 2015.
Tư vấn được tài trợ bởi quĩ FERC của AfD (Pháp).
Dự án này có 2 nhiệm vụ chính:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá sự phát triển thị trường điện ở Việt Nam

Nhiệm vụu 2. Phát triển thiết kế chi tiết cho VWEM.
Nhiệm vụ 2 có 2 nhiệm vụ phụ:


Nhiệm vụ 2A: Thiết kế chi tiết VWEM

Nhiệm vụ 2B: Kế hoạch áp dụng VWEM
The full scope of work for each task as specified in the TOR is reproduced in
Error: Reference source not found.


1.2

Phạm vi công việc
Phạm vi công việc của thiết kế chi tiết được thể hiện ở phần này
Nhiệm vụ 2: Phát triển thiết kế chi tiết cho VWEM
Trong nhiệm vụ này, tư vấn sẽ phát triển thiết kế chi tiết cho VWEM. Thiết kế chi
tiết sẽ dựa trên thiết kế tổng thể đồng thời có xét đến những kiến nghị sưar đổi của
tư vấn đã được ERAV phê duyệt, và những kết quả ở nhiệm vụ 1

Thiết kế chi tiết bao gồm, nhưng không giới hạn bởi:
i

Cấu trúc thị trường: nêu lên cấu trúc chi tiết của VWEM: các thành
viên tham gia thị trường, chắc năng của từng thành viên, mối liên hệ
giữa các thành viên,…

ii

Tham gia thị trường và đăng ký: Tư vấn sẽ đưa ra trình tự đăng ký
tham gia VWEM, các điều kiện tiên quyết hoặc các điều kiện của từng
nhóm thành viên thị trường cần phải được làm rõ, cụ thể là các đơn vị
bán buôn mới và khách hàng lớn là các đơn vị được phép tham gia trực
tiếp trong VWEM. Tư vấn cũng được yêu cầu đưa ra chi tiết sự tham
gia của phía phụ tải trong các hoạt động vận hành thị trường như lập kế

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

7


hoạch, ký kết hợp đồng.
iii

Các điều khoản trong thị trường: nêu ra các trình tự vận hành của
VWEM như chào giá, lập lịch, xác định giá và thanh toán. Đối với mỗi

khâu, tư vấn sẽ các định mục tiêu của khâu đó, các nguyên tắc, các đầu
vào chính và các kết quả đạt được. Đồng thời mối liên kết giữa các
khâu cũng được làm rõ.

iv

Điều khoản trên thị trường giao ngay: xác định giá thị trường (xác định
giá năng lượng và xác định giá công suất)

v

Các điều khoản hợp đồng cho VWEML tuân theo các ngyên tắc đưa ra
trong thiết kế tổng thể và những tình trạng hiện hữu của VCGM, tư vấn
sẽ:
a Đưa ra các điều khoản cụ thể cho các hợp đồng song phương/ các
công cụ tài chính giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện (đơn vị
mua buôn) trong VWEM, sự liên kết giữa các điều khoản và thị
trường cũng được làm rõ như áp dụng mẫu hợp đồng bắt buộc hay
chỉ đưa ra nguyên tắc hợp đồng cùng với hướng dẫn, tỷ lệ hợp
đồng,…
b Đễ xuất phương pháp để chuyển các hợp đồng hiện hữu trong
VCGM sang các hợp đồng mới trong VWEM. Phương pháp này
sẽ tuân theo mục tiêu và nguyên tắc trong thiết kế tổng thể. Quá
trình chuyển đổi và vai trò của Đơn vị mua duy nhất trong VWEM
cần được tập trung làm rõ. Kiến nghị có một tính toán đơn giản
cho các điều khoản hợp đồng và sự chuyển đổi từ các hợp đồng
hiện hữu.

vi


Giá điện: Tư vấn sẽ phân tích ảnh hưởng của các điều khoản trong
VWEM đến cấu trúc giá bán lẻ. Bất cứ thau đổi nào so với cấu trúc giá
điện hiện tại như giá bán buôn, bù chéo, phí truyền tải/phân phối, phí
dịch vụ phụ,… sẽ cần được làm rõ.

vii

Các vấn đề khác của thị trường: đầu tư mới, quản lý các nhà máy thủy
điện, BOT trong VWEM, xuất nhập khẩu điện, mở rộng SMO, tích hợp
năng lượng tái tạo trong thị trường,..

Tư vấn sẽ đưa ra dự thảo đầu tiên “báo cáo thiết kế chi tiết VWEM” và nộp cho
ERAV qua email. Không chậm hơn 2 tuần sau đó, sau khi nhận được bản dự thảo
đầu tiên, ERAC sẽ gửi các ý kiến trả lời cho tư vấn. Không chậm hơn 2 tuần sau
khi nhận được ý kiến, tư vấn sẽ sửa và gửi ERAV bản dự thảo thứ 2.
Không sớm hơn 2 tuần sau khi nộp dự thảo thứ 2, Tư vấn sẽ đến Việt Nam 2
Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

8


tuần để thảo luận với ERAV. Nếu cấn thiết, ERAV sẽ tổ chức hợp với các
thành viên tham gia thị trường và cá thành viên khác. Tư vấn sẽ trình bày về
bản báo cáo trong cuộc họp với các thành viên thị trường.
Sau lần đến Việt Nam này, ERAV sẽ đưa ra các góp ý bằng đường văn bản về dự
thảo thiết kế chi tiết VWEM. Tư vấn sẽ nộp bản dự thảo cuối cùng dựa trên các

góp ý của ERAV và các ý kiến trong hội thảo. Không muộn hơn 2 tuần sau khi
nhận được các góp ý, tư vấn sẽ trả lời từng ý kiến.
Bản dự thảo cuối cùng về thiết kế chi tiết VWEM cần phải rõ ràng và đủ chi tiết
cho việc áp dụng trong thực tế.
Sau khi hoàn chỉnh bản dự thảo cuối, Tư vấn sẽ đưa ra kế hoạch áp dụng cho
VWEM, bao gồm:
i

Xác định và nêu ra các điều kiện tiên quyết trước khi áp dụng trong
VWEM: các điều kiện tiên quyết này sẽ được phân theo mức độ ưu
tiên/quan trọng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

ii Đưa ra các kiến nghị để hoàn chỉnh các điều kiện tiên quyết để đảm bảo
việc chuyển từ VCGM sang VWEM suôn sẻ.
1.3

Nhiệm vụ 2A, dự thảo 2
Báo cáo này với mục đich phối kết hợp các ý kiến từ dự thảo đầu tiên và các thảo
luận với ERAV, NLDC, EVNIT và MOIT.

1.4

Các phần trong báo cáo nhiệm vụ 2A
Báo cáo này được tổ chức theo cách sau:











Phần 2 tổng kết lộ trình cải cách ngành điện Việt Nam và đưa ra các thảo
luôn và 3 giai đoạn chính của cải cách
Phần 3 đưa ra tổng kết về thiết kế tổng thể VWEM, đây là mối quan tâm
chính trong thiêt kế chi tiết VWEM, đưa ra các ràng buộc trong thiết kế và
các giả thiết; tổng kết vấn đề tồn tại trong VCGM và các kiến nghị của
chúng tôi – chi tiết hơn về các vấn đề trong nhiệm vụ 1; và chỉ ra các
nguyên tắc cho VWEM để sau đó đánh giá các lựa chọn thiết kế VWEM
Phần 4 đưa ra cái nhìn tổng thể về thiết kế chi tiết VWEM
Phần 5 nói về việc tham gia thị trường và các điều khoản giao dịch cho
VWEM
Phần 6 thảo luận về thanh toán chi phí công suất trong VWEM
Phần 8 đưa ra phương pháp và nguyên tắc ký kết hợp đồng và quản lý rủi ro
trong VWEM, bao gồm phương pháp phân bổ sản lượng hợp đồng, quyền
được phát (FTR), và nguyên tắc của các quá trình thức đẩy việc trao đổi
mua bán hợp đồng

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

9










Phần 9 thảo luận về các khoản thanh toán trên thị trường
Phần 10 thảo luận về các yêu cầu về độ tin cậy;
Phần 11 thảo luận về tính minh bạch trên thị trường và điều khoản về thông
tin
Phần 12 thảo luận về thời gian biểu thị trường
Phần 13 thảo luận về Quĩ công ích

Báo cáo này bao gồm các phụ lục

Phụ lục A đưa ra các điều khoản tham khảo cho dự án

Phụ lục B đưa ra các thông tin về đồng tối ưu năng lượng và dự phòng

Phụ lục C đưa ra các thảo luận về hợp đồng tài chính và cách chuyển đổi
hợp đồng PPA thành hợp đồng tài chính gần tương đương.

Phụ lục D đưa ra chi tiết quá trình phân bổ hợp đồng vesting

Phụ lục E đưa ra các thông tin về thặng dư thanh toán và quyền được phát
(FTR)

Phụ lục F đưa ra các thảo luận về đấu giá

Phụ lục G đưa ra các thông tin về điều khoản thông tin trong VWEM


Phụ lục H là các góp ý cho dự thảo đầu tiên cho thiết kế chi tiết VWEM

Phụ lục I là các ý kiến về dự thảo cuối cùng cho thiết kế chi tiết VWEM

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

10


2
2.1

Cơ sở

Giới thiệu
Phần này đưa ra kế hoạch tái cơ cấu ngành điện ở Việt Nam

2.2

Lộ trình cái cõ cấu nghành ðiện Việt Nam
2.2.1 Quyết định số 63. Lộ trình tái có cấu nghành
Figure 0-1 minh họa lộ trình thực thi thị trường điện cạnh tranh đã được đề ra
tại quyết định số 63-2013-QD-TTg năm 2013 của Thủ tướng chính phủ (thay
cho Quyết định số 26-2006-QD-TTg). Đây là kế hoạch thực thi trong vòng 20
năm, dần dần chuyển đổi ngành công nghiệp điện Việt Nam hướng tới thị

trường bán buôn cạnh tranh và bán lẻ cạnh tranh.
Xác định khung thời gian cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn chính của cải
cách:
Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM);

Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam (VWEM); và

Thị trường điện bán lẻ Việt Nam (VRREM).
Mỗi giai đoạn bắt đầu với khoảng thời gian thí điểm, với một số các ràng buộc
được định nghĩa, sau đó sẽ đến giai đoạn vận hành chính thức.


Figure 0-1 Lộ trình tái cơ cấu ngành điện (2013)
(VWEM)

(VREM)

Nguồn: ERAV
Lộ trình đưa ra các nguyên tắc cho VCGM, VWEM, VREM. Phần này cung
cấp mô tả ngắn gọn về cấu trúc và cách áp dụng cho các giai đoạn khác nhau.
1.1.1 Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM)
Ý tưởng chính của VCGM là khuyến khích cạnh tranh trong khâu phát điện
nhưng vẫn giữ nguyên các hợp đồng cũ với các PC và với các khách hàng.
Việc này được thực thi thông qua việc EPTC mua tất cả điện năng từ các đơn
vị phát điện và bán điện cho các PCs với giá bán buôn và các PC bán điện cho
Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory


11


khách hàng cuối dựa trên giá bán lẻ một giá. Trong VCGM, không phải tất cả
các đơn vị phát điện đều cạnh tranh trong thị trường mà chỉ có những nhà máy
được chỉ định là nhà máy tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường (DTG).
EPTC mua bán với các nhà máy BOT và BOT được coi như đơn vị tham gia
gián tiếp thị trường điện (ITG) và SMO quản lý các nhà máy thủy điện chiến
lược đa mục tiêu (SMHP) (cũng gián tiến tham gia thị trường). Khoảng 50%
công suất đặt không được giao dịch trực tiếp trên thị trường VCGM. Các hợp
đồng mua bán trong VCGM được thể điện như Figure 0-2.
Figure 0-2 Hợp đồng Mua bán điện trong VCGM

1.1.2 Thị trường bán buôn điện Việt Nam (VWEM)
Các hợp đồng mua bán điện trong VWEM được thiết kế sao cho các PC có thể
ký kết hợp đồng trực tiếp với các đơn vị phát điện và giảm vai trò của EPTC
trong thị trường điện. VWEM cũng đồng thời cho phép các đơn vị mua buôn
tham gia thị trường, ký hợp đồng với các đơn vị bán điện và bán điện cho các
PC (ký hợp đồng với các PC). Thiết kế tổng thể VWEM cho phép khách hàng
đủ điều kiện có thể ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị phát điện hoặc các PC
thay vì ký kết với PC hiện tại. Khách hàng đủ điều kiện có thể là khách hàng
mới hoặc khách hàng cũ , đấu nối vào lưới truyền tải, do đó có thể coi là một
phần của thị trường điện bán buôn. Khách hàng đủ điều kiện phải chịu phí
truyền tải. Tất cả các khách hàng khác sẽ được coi là một phần của thị trường
điện bán lẻ.
Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935


SW Advisory

12


Kết quả gần như là khả thi theo thời gian của VWEM là việc các PC có thể ký
kết hợp đồng trực tiếp với các đơn vị phát điện khớp với với đặc tính phụ tải
của họ và nếu có chênh lệch giữa hợp đồng và phụ tải thực tế thì họ sẽ đối mặt
với rủi ro trên thị trường. Trong giai đoạn này, phí truyền tải, và có thể cả phí
phân phối sẽ bị phân tách. Do đó chi phí mua điện của các PC sẽ thay đổi từ
khoản thanh toán qua giá mua buôn sang khoản thanh toán kết hợp bởi phí
truyền tải, khoản thanh toán theo hợp đồng CfD và khoản thanh toán trên thị
trường giao ngay.Hợp đồng được thể hiện như Figure 0-3.
Figure 0-3 Hợp đồng mua bán điện trong VWEM

1.1.3 Thị trường bán lẻ điện Việt Nam (VREM)
Các hợp đồng trong VCRM được thiết kế để khuyến khích cạnh tranh bán lẻ.
Khách hàng có thể ký hợp đồng với bất kỳ PC nào hoặc trở thành khách hàng
mua buôn và tham gia vào thị trường giao ngay. Các đơn vị bán lẻ mới có thể
tham gia thị trường và ký hợp đồng với khách hàng. Để khuyến khích những
hợp đồng này thì chi phí truyền tải và chi phí phân phối sẽ được tách và việc
kinh doanh bán lẻ của các PC sẽ được phân tách về tài chính với việc kinh
doanh phân phối. Giá hợp đồng cho khách hàng thay đổi nhà cung cấp điện sẽ
bao gồm chi phí điện năng, truyển tải và phân phối. Các hợp đồng được thể
hiện trong Figure 0-4.

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935


SW Advisory

13


Figure 0-4 Hợp đồng mua bán điện trong VREM

2.3

Các nguyên tắc trong VWEM
Lộ trình định nghĩa các nguyên tắc cho VWEM:




Nguyên tắc về vận hành (Điều 7):
− Các PC có thể mua điện từ các đơn vị phát điện thông qua hợp đồng
song phương và từ thị trường giao ngay.
− Các đơn vị phát điện có thể bán điện cho các PC, khách hàng lớn đủ
điều kiện thông qua hợp đồng song phương, và bán trên thị trường giao
ngay.
− Khách hàng lớn thỏa mãn những điều kiện đề ra có thể mua điện từ các
đơn vị phát điện hoặc PC thông qua hợp đồng song phương hoặc trực
tiếp từ thị trường giao ngay.
− Đơn vị mới tham gia thị trường điện có thể mua hoặc bán điện.
Cấu trúc nghành điện(Điều 8):
− Trong giai đoạn thí điểm VWEM, cần phải tái cấu trúc như sau:
o SMO sẽ là đơn vị độc lập và không có chung lợi ích với các đơn vị
tham gia thị trường điện.


Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

14




o Các đơn vị phát điện thuộc EVN (không kể các thủy điện chiến lược
đa mục tiêu) sẽ trở thành các GENCO độc lập không có chung lợi
ích với SMO, đơn vị vận hành lưới truyền tải, hoặc bất cứ đơn vị
mới tham gia thị trường nào.
o Tổng công suất đặt của bất cứ đơn vị phát điện đơn lẻ nào không
vượt quá 25% tổng công suất đặt của cả hệ thống.
o Các PC đủ điều kiện sẽ phải tách chức năng phân phối và chức năng
bán lẻ, trở thành đơn vị độc lập về tài chính.
− Trong việc vận hành hoàn chỉnh VWEM, các công ty điện lực sẽ được
yêu cầu tách biệt chức năng phân phối và bán lẻ và chúng độc lập với
nhau về tài chính.
Các điều kiện tiên quyết cần phải thỏa mãn trước VWEM (Điều 9):
− Các điều kiện tiên quyết thuộc về pháp lý:
o Kế hoạch tái cơ cấu nghành điện được phê chuẩn bởi Thủ tướng
chính phủ.
o Thiết kế chi tiết VWEM được MOIT phê duyệt.
o MOIT ban hành hoặc sửa đổi các quy định sau:
 Các quy định giám sát các thành viên tham gia VWEM.
 Các quy định của VWEM.

 Các quy định về các cơ chế điều tiết, lưới truyền tải, lưới phân
phối, hệ thống đo đếm.
 Điều tiết về định giá truyền tải, định giá truyền tải lưới phân
phối, phí vận hành thị trường và điều hành hệ thống điện, phí
điều hành giao dịch ;
 Quy định về xác định giá truyền tải, giá phân phối, chi phí SMO,
phí điều hành.
 Và các luật khác cần thiết và có thể áp dụng trong VWEM.
− Cơ sở hạ tầng để vận hành VWEM:
o Hệ thống SCADA/EMS được nâng cấp, hệ thống đo xa cho tất cả
đơn vị phân phối độc lập về tài chính và khách hàng lớn, cùng với cơ
sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chuẩn/yêu cầu trong VWEM.
o Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu của VWEM sẵn
sàng để phục vụ vận hành thị trường.
− Đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thành viên tham
gia thị trường.
− Trước khi vào giai đoạn vận hành chính thức VWEM, hệ thống pháp lý
và cơ sở hạ tầng phải đáp ứng để vận hành chính thức VWEM.

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

15


2.4


Phạm vi của thiết kế chi tiết VWEM
Section 2.2 đã bàn về các giai đoạn của lộ trình tái cấu trúc ngành điện Việt
Nam. Để đưa ra cái nhìn sâu hơn về phạm vi thiết kế chi tiết VWEM, chúng tôi
đưa ra Figure 0-5.
Figure 0-5 Phạm vi thiết kế chi tiết VWEM

Những mảng chính trong phạm vi thiết kế chi tiết VWEM










Cấu trúc thị trường, bao gồm các điều khoản vận hành cần thiết cho nền
công nghiệp cạnh tranh, bao gồm phân loại thành viên tham gia thị trường:
đơn vị mua buôn/chào giá thay, đơn vị bán lẻ, khách hàng đủ điều kiện;
Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận hành, bao gồm các định nghĩa về vai trò
và trách nhiệm của các đơn vị chính như SMO, đơn vị cung cấp dịch vụ
truyền tải, đơn vị cung cấp dịch vụ phân phối,…
Hợp đồng quản lý rủi ro, bao gồm phân bổ hợp đồng giữa các đơn vị phát
điện và các PC, phương pháp để giảm sản lượng vesting theo thời gian và
các phương pháp để củng cố các hợp đồng hiện hữu như quản lý các quá
trình đấu giá hợp đồng
Vận hành thị trường điện và hệ thống điện bao gồm :
− Quá trình đăng ký
− Thanh toán

− Quá trình điều độ,xác định giá, chào giá
− Các điều khoản cung cấp dịch vụ phụ
− ….
− Etc.
Các điều khoản thông tin thị trường, bao gồm các thông tin cần được công
bố trong thị trường và tại thời điểm nào

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

16


Các vấn đề quan trọng trong việc đưa các điều khoản giao dịch được thể hiện
trong Figure 0-3. Các vấn đề liên quan đến thiết kế chi tiết VWEM, nhưng
không vượt quá phạm vi của thiết kế chi tiết bao gồm:















Cải cách nền công nghiệp. Thiết kế chi tiết VWEM sẽ đưa ra các đặc điểm
của cấu trúc thị trường được đề xuất trên cơ sở vai trò của các đơn vị, và
trách nhiệm, đề xuất cho cấu trúc nền công nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên,
sẽ chỉ đưa ra trên cơ sở cấu trúc mang tính vận hành/chức năng. Quá trình
tái cấu trcs thực tế sẽ đòi hỏi thiết lập các đơn vị pháp quyền mới, chuyển
đổi đội ngũ nhân viên cùng các tính toán khác; các vấn đề này sẽ cần được
phát triển như là một công việc riêng rẽ với thiết kế chi tiết VWEM
Giám sát thị trường. Vai trò và bản chất của việc giám sát thị trường sẽ thay
đổi từ VCGM đến VWEM. Việc này cần được giải quyết sau khi thiết kế
chi tiết VWEM được hoàn thiện.
Cơ sở hạ tầng. Thiết kế chi tiết VWEM sẽ đưa ra các yêu cầu về cơ sở hạ
tầng để hoạt động thị trường, bao gồm hệ thống SCADA, hệ thống đo đếm,
cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống quản lý thị trường (MMS). Tuy nhiên, yêu
cầu cụ thể cho các hệ thống này sẽ cần thiết được phát triển như là một
phần của thiết kế chi tiết VWEM
Quy định về giá và phí. Thiết kế VWEM giả định rằng các giá và phí không
thể phân loại định giá. Đó là phí truyền tải, phí phân phối, phí SMO, phí
dịch vụ phụ được phân tách. Tuy nhiên, chi tiết để làm nằm ngoài phạm vị
của thiết kế chi tiết VWEM.
Thiết lập SMO. Thiết kế chi tiết sẽ đưa ra chức năng của SMO phải thực
hiện nhưng việc thiết lập SMO trong thực tế bao gồm chức năng và hệ
thống tài chính nằm ngoài phạm vị của thiết kế VWEM. Ngoài việc huy
động tổ máy, xác định giá và tính toán thanh toán, SMO sẽ phải quản lý
lượng tiền lớn chảy qua VWEM. SMO sẽ cần những công cụ quản lý tài
chính, quả năng quản lý và giám sát. Cần thiết phải có những công cụ để
đánh giá hạn mức tín dụng của thành viên tham gia thị trường và chiến lược
để giám sát khả năng chi trả dựa trên luật thị trường. Việc này trở nên một

phần không thể thiếu khi thiết lập SMO: đơn vị không chỉ chịu trách nhiệm
vận hành hệ thống mà còn vận hành thị trường, các khoản thanh toán về tài
chính, có nghĩa là SMO cần phải được trang bị hệ thống và quy trình như
trong các đơn vị tài chính.
Giao dịch hợp đồng phân tán: Đây là vấn mà các thành viên tham gia
VWEM cần quản lý trong dài hạn, tuy nhiên, đào tạo và xây dựng khả năng
sẽ là cần thiết và có thể được khuyến khích bởi cơ chế đấu thầu hợp đồng
tập trung như là một phần của thiết kế chi tiết VWEM. Tuy nhiên, các
phương pháp mà các thành viên tham gia thị trường áp dụng để củng cố
chiến lược ký kết hợp đồng của họ là vấn đền ngoài phạm vi của VWEM.
Phân bổ hợp đồng vesting thực tế: Thiết kế chi tiết VWEM sẽ cung cấp các
yêu cầu cụ thể của việc phân bổ hợp đồng vesting trên cơ sở các phương

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

17


pháp. Tuy nhiên, việc phân bổ hợp đồng vesting thực tế sẽ yêu cầu quá
trình phát triển các giả thiết chính và tiến hành mô phỏng tình trạng hợp
đồng của các đơn vị phát điện theo các kịch bản khác nhau để phân tích chi
phí của việc phân bổ. Quá trình này có thể lặp lại: ví dụ, việc phân bổ hợp
đồng ban đầu cần thiết được sửa đổi cho đến khi từ các mô phỏng thấy rằng
việc phân bổ là hợp lý.

Các quy định thị trường chi tiết cho VWEM. Thiết kế chi tiết VWEM sẽ

bao gồm các vấn đề cần phải được xem xét trong VWEM và đưa ra các chỉ
dẫn về phương pháp cũng như chiến lược hợp lý. Tuy nhiên, quy định thị
trường chi tiết cho VWEM sẽ được phát triển như là một phần riêng.

Đào tạo và xây dựng khả năng: Để có VWEM thành công thì các thành
viên, SMO, ERAV cần phải có kiến thức sâu rộng và được đào tạo. Đào tạo
về các vấn để như vận hành, chào giá, mua bán hợp đồng, giá trị nước là rất
quan trọng nhưng nằm ngoài phạm vị của thiết kế VWEM, mặc dù vậy,
chúng tôi sẽ đưa ra các kiến nghị về lĩnh vực này.
Thiết kế chi tiết VWEM sẽ đưa ra các thảo luận về các vấn đề này cùng với
những yêu cầu cần có. Tuy nhiên, về chi tiết sẽ được nghiên cứu riêng rẽ với
thiết kế chi tiết VWEM

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

18


3
3.1

Phát triển thiết kế chi tiết VWEM

Thiết kế tổng thể VWEM
Bước quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành điện Việt Nam đó là sự thành
lập VCGM, và đi vào vận hành chính thức vào 1/7/2012. Mục đích của VCGM

là thành lập các quy định và quy trình cho thị trường điện một người mua dựa
trên chi phí, tái cấu trúc EVN, và phát triển hệ thống và cơ sở hạ tầng để củng
cố vận hành của thị tường điện.
Giai đoạn quan trọng tiếp theo trong việc tái cấu trúc ngành điện Việt Bam là
thành lập VWEM. Vào 22/7/2014, Bộ công thương có quyết định số 6463/QDBCT về thiết kế tổng thể, nó đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản và khuôn khổ
trong VWEM. Thiết kế tổng thể VWEM củng cố và nêu rõ các nguyên tắc đã
được trình bày trong quyết định số 63 của Thủ tướng chính phủ.
Thiết kế tổng thể VWEM có 3 phần chính: (i) thiết kế tổng thể (ii) kế hoạch
triển khai (iii) quản lý, là những vấn đề mà ERAV và EVN quan ngại để
chuyển sang VWEM. Chúng tôi tổng kết các vấn đề chính của 2 phần đầu của
thiết kế tổng thể bao gồm các thay đổi đã kiến nghị của chúng tôi cho thiết kế
tổng thể thị trường VWEM dựa trên báo cáo đánh giá nhiệm vụ 1.
3.1.1 Các đặc điểm của thiết kế tổng thể
Các thành viên tham gia VWEM:
Bên bán điện:
− Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện với công suất đặt trên 30 MW

Bên mua điện:
− Các Tổng Công ty điện lực: Tổng Công ty điện lực miền Bắc, Tổng
Công ty điện lực miền trung, Tổng Công ty điện lực miền Nam, Tổng
Công ty điện lực Hà Nội và Tổng Công ty điện lực Hồ Chí Minh.
− Các đơn vị mua buôn.
− Các khách hàng đủ điều kiện.

EPTC dự kiến trở thành đơn vị mua buôn đặc biệt, được cho phép mua điện
từ các đơn vị phát điện
Đơn vị cung cấp dịch vụ trong VWEM:







Là các đơn ị độc lập trong việc bán và mua điện
Hoạt động minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử.
Đơn vị cung cấp dịch vụ trong VWEM gồm:
− Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện (SMO)
− Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải
− Đơn vị cung cấp dịch vụ phân phối

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

19


Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý số liệu đo đếm.
Cơ chế vận hành VWEM:







Thị trường gross pool với điều độ tập trung.
Điện năng được giao dịch thông qua thị trường giao ngay và thông qua các

hợp đồng song phương.
Cơ chế vận hành VWEM cụ thể như sau:
− Thị trường bán buôn giao ngay:
o Đơn vị phát điện chào giá lên thị trường giao ngay, thoả mãn điều
kiện giá chào nằm giữa giá trần và giá sàn.
o Tổ máy phát điện được huy động bởi SMO dựa trên nguyên tắc tối
thiểu hóa thổng chi phí phát điện cho từng chu kỳ giao dịch, bản
chào của các đơn vị và phụ tải dự báo cùng những ràng buộc trong
hệ thống.
o Giá thị trường giao ngay cho từng chu kỳ giao dịch được xác định
bởi SMO thông qua lịch huy động có chi phí thấp nhất dựa trên các
bản chào, công suất sẵn sàng của đơn vị phát điện, phụ tải dự báo
hoặc phụ tải đo đếm, các ràng buộc trong hệ thống. Giá thị trường
nên phản ảnh chi phí biên để đáp ứng nhu cầu phụ tải.
− Hợp đồng song phương:
o Bên mua điện và bán điện có quyền lựa chọn đối tác để đàm phán
tiến tới ký kết hợp đồng song phương, tuân thủ theo các cơ chế do
MOIT ban hành.
− Cơ chế dịch vụ phụ trợ:
o Lượng công suất yêu cầu cho dịch vụ phụ được đưa ra bởi SMO để
đảm baỏ an ninh hệ thống.
 Ví dụ: SMO có thể chỉ định các yêu cầu cho dự phòng các sự cố
ngẫu nhiên bằng lượng công suất phát lớn nhất có thể mất trừ đi
công suất tải được cho phép sa thải. Trong trường hợp SMO
không đưa cụ thể số MW nhưng đưa cụ thể việc cần thiết phải
làm, phần mềm sẽ đưa ra số MW cụ thể. Trong trường hợp dự
phòng cho sự cố ngẫu nhiên, phần mềm huy động tổ máy có thể
sẽ đồng tối ưu yêu cầu này.
o Giá của dịch vụ phụ được tính toán dựa trên nguyên tắc hoàn lại chi
phí một cách đầy đủ cho đơn vị cung cấp dịch vụ phụ.

o Dịch vụ phụ trong VWEM được cung cấp bởi các đơn vị phát điện
có đủ điều kiện hoặc tải có đủ điều kiện.
− Thanh toán thị trường điện:
o Thanh toán trong thị trường giao ngay được tính bới SMO cùng với
việc đưa ra lượng tiền cần thanh toán cho từng chu kỳ giao dịch và
cho cả chu kỳ thanh toán.

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

20




o Thanh toán trong hợp đồng song phương: Bên mua sẽ trả trực tiếp
cho bên bán dựa trên điều khoản trong hợp đồng và sản lượng hợp
đồng, giá hợp đồng, giá thị trường.
o Thanh toán cho các dịch vụ vận hành thị trường: Các đơn vị tham
gia thị trường điện sẽ trả phí để sử dụng các dịch vụ vận hành thị
trường
 Dịch vụ truyền tải
 Dịch vụ phân phối
 Dịch vụ vận hành thị trường và hệ thống điện
 Các dịch vụ khác
Cơ chế lập lịch huy động và thanh toán cho các đơn vị gián tiếp tham
gia thị trưòng (ITG):

o Đơn vị gián tiếp tham gia thị trường điện sẽ được lập lịch tuân theo
nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí mua điện toàn hệ thống trong khi
vẫn đảm bảo các quy định trong hợp đồng.
o Được thanh toán theo các điều khoản trong hợp đồng.

3.1.2 Triển khai
VWEM sẽ có giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức.
VWEM thử nghiệm có 2 bước:




bước 1 (2015-17):
− Các PC có thể mua không lớn hơn 5% nhu cầu điện năng với giá thị
trường, phần còn lại sẽ được mua với giá bán buôn. Người dùng cuối
mua điện từ các PC với giá bán lẻ dạng một giá.
− EPTC sẽ tiếp tục ký PPA với các đơn vị phát điện mới.
− Bản chào của đơn vị phát điện và lịch huy động vẫn giống như trong
VCGM
bước 2 (2017-19):
− Nâng tỷ lệ phần trăm mua điện của các PC thông qua giá thị trường
VWEM
− Khách hàng đủ điều kiện và các đơn vị mua buôn thoả mãn các yêu cầu
do MOIT đề ra sẽ được tham gia thị trường điện bán buôn, ký hợp đồng
song phương.
− Đưa ra cơ chế thử nghiệm để cho phép khách hàng đủ điều kiện lựa
chọn PC để mua điện với giá điện được điều tiết bởi đơn vị có thẩm
quyền.
− Đơn vị tham gia thị trường điện sẽ trả phí các dịch vụ sau: quản lý số
liệu đo đếm, vận hành hệ thống, vận hành thị trường.


Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

21


Giai đoạn vận hành chính thức sẽ cho phép khách hàng đủ điều kiện và các đơn
vị mua buôn đáp ứng được các yêu cầu đã được đề ra tham gia VWEM.
3.2

Các giả thiết và ràng buộc trong thiết kế thị trường
Trong phần trước, chúng tôi đã thảo luận về thiết kế tổng thể VWEM. Ngoài
ra, có nhiều vấn đề quan trọng cần phải được xem xét khi xác định thiết kế chi
tiết VWEM. Trong phần này, chúng tôi thảo luận về các giả thiết và ràng buộc
không được đề cập trong thiết kế tổng thể VWEM.
3.2.1 Thiết kế tổng thể và lộ trình
Chúng tôi phát triển thiết kế chi tiết để sao cho nó nhất quán với thiết kế tổng
thể VWEM bao gồm những kiến nghị sửa đổi đối với thiết kế tổng thể và lộ
trình.
3.2.2 Các đặc điểm chính của công nghiệp điện Việt Nam
Các đặc điểm chính của công nghiệp điện Việt Nam cần được xem xét bao
gồm:






Thủy điến chiếm tỷ lệ cao và có một số thủy điện nằm trên cùng dòng sông.
Cấu trúc và bản chất của hệ thống truyền tải điện Việt Nam: Phụ tải tập
tung với số lượng nhỏ với sự hỗ trợ của lưới truyền tải 500 kV và 220 kV.
Các điều kiện thời tiết khác nhau từ Bắc vào Nam ảnh hướng đến tải và
phát điện của các thủy điện theo các cách khác nhau tại nhiều thời điểm
trong năm.

3.2.3 Giá bán lẻ
Để thiết kế VWEM, chúng tôi giả thiết từ trung hạn đến ngắn hạn, VietNam có
giá bán lẻ đồng giá giữa các vùng. Giả thiết này có liên quan đến các điều
khoản hợp đồng và phân bổ hợp đồng giữa các đơn vị phát điện và các PC
3.2.4 Các định nghĩa lưới truyền tải và phân phối




Lưới truyền tải bao gồm đường dây và trạm biến áp ở cấp điện áp 220kV
hoặc cao hơn, và đường dây và trạm biến áp 110 kV có chức năng truyền
tải, nhận điện từ các đơn vị phát điện và bơm vào lưới điện quốc gia.
Lưới điện phân phối là tất cả các đường dây và trạm biến áp ở cấp 35kV
hoặc thấp hơn, và đường dây và trạm biến áp 110 kV có chức năng phân
phối điện đến khách hàng cuối.

3.2.5 Các đơn vị phát điện mới
Trong trường hợp có đơn vị phát điện mới tham gia thị trường, chúng tôi giả
thiết rằng:


Trong ngắn hạn, các kế hoạch trong tổng sơ đồ sẽ không bị ảnh hưởng


Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935

SW Advisory

22




Trong dài hạn, ở VWEM, sẽ có đơn vị mới tham gia dựa trên cơ chế thị
trường, với cơ chế “lựa chọn cuối cùng” (last resort) được sử dụng ở những
thời điểm nhất định như là thiếu đầu tư nguồn.

3.2.6 Các giả thiết về công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin mà SMO đang có ảnh hưởng đến thiết kế chi tiết
VWEM. Một phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các lựa chọn là hệ thống
SCADA. Báo cáo đánh giá nhiệm vụ 1 đã xem xét nâng cấp hệ thống SCADA
hiện tại để có thêm những chắc năng mới. việc nâng cấp này sẽ sửa được
những thiếu sót trong hệ thống hiện tại và dự kiến đi vào hoạt động trong nửa
đầu năm 2015. Trên thực tế, nó sẽ cung cấp cho NLDC các thông số thời gian
thực của tất cả các đơn vị phát điện và tại tất cả các điểm bán buôn trên lưới
truyền tải. Đồng thời nó cũng cải thiện các giao thức kết nối để sửa những lỗi
về độ không tin cật của liên kết thời gian thực giữa các trạm, nhà máy điện và
NLDC.
Dựa trên thảo luận với EVNiT, NLDC, NPT, ERAV, các đơn vị phát điện và
khảo sát năng lực của các đơn vị phát điện, kết luận của chúng tôi cho thời
điểm trước năm 2019 như sau:

Hệ thống liên lạc xương sống có thể dùng cho phần lớn thiết kế thị trường
và các khâu điều độ một cách thường xuyên.

Hệ thống SCADA sẽ có khả năng hỗ dùng cho phần lớn thiết kế thị trường
và các khâu điều độ một cách thường xuyên, mặc dù yêu cầu mua thêm
phần mềm EMS

Liên lạc thời gian thực với các đơn vị phát điện DCS (RTU) hiên nay
không phải lúc nào cũng đáp ứng được, nhưng trong Grid Code (điều 31
thông tư 12/2010/TT-BCT), có một yêu cầu là các đơn vị dùng lưới truyền
tải, bao gồm các đơn vị phát điện, phải cài đặt và kết nối DCS (hoặc RTU)
với hệ thống SCADA/EMS của SMO. Do đó Grid Code bắt buộc tất cả các
đơn vị có công suất đặt lớn hơn 30 MW có kết nối hiệu quả với hệ thống
SCADA của SMO

Dựa trên khảo sát của các đơn vị phát điện, phần lớn các đơn vị có thể thực
hiện lệnh điều độ mới trong vòng 1 đến 2 phút sau khi nhận lệnh.
Do đó phần lớn thiết kế thị trường và các quy trình điều độ sẽ khả khi trước
năm 2019, SMO nên có những đầu tư vào phần mền quản lý thị trường mới và
đào tại cán bộ.


3.3

Các vấn đề trong VCGM
3.3.1 Các vấn đề được xác định
Báo cáo đánh giá nhiệm vị 1 đã rà soát các kết quả đạt được của VCGM và xác
định được một số vấn đề cần phải sửa đổi trong VWEM nếu muốn VWEM áp
Intelligent Energy Systems


IESREF: 5935

SW Advisory

23


dụng thành công. Báo cáo cũng đồng thời xác định một số vấn đề trong thiết kế
tổng thể VWEM cần được cải thiện.
Các vần đề được xác định bằng cách đánh giá các kết quả đạt được về số lượng
cũng như chất lượng trên các lĩnh vực sau:
Đầu tư nguồn mới

Thị trường có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nguồn

Tính hiệu quả của thị trường giao ngay
Từ đánh giá này, các vấn đề chính trong VCGM bao gồm:


3.3.2 Các vấn đề từ quan điểm của nhà đầu tư
Các vấn đề chính từ quan điểm của nhà đầu tư bao gồm:








Cấu trúc ngành công nghiệp

− Một số thành viên tham gia thị trường có market power
EVN chiến tỷ lệ lớn về nguồn ở Việt Nam, cả tham gia trực tiếp và gián
tiếp. Các đơn vị phát điện sẽ miễn cưỡng tham gia thị trường vì họ có
thể đối mặt với rủi ro thị trường khi có một lượng lớn các đơn vị phát
điện sở hữu và vận hành bởi chính phủ.
− Thiếu sự độc lập của SMO
Hiện tại SMO là mổ phần của EVN trong VCGM. Sự độc lập của SMO
đối với các đơn vị phát điện là rất quan trọng với các nhà đâu tư tiềm
năng và đối với sự tự tin của các đơn vị tham gia trong thị trường
− Thiếu đơn vị mua điện tiềm năng
Các đơn vị phát điện miễn cưỡng tham gia thị trường nếu chỉ có một
người mua duy nhất trừ khi họ có thể ký kết hợp đồng dưới dạng IPP
dài hạn hoặc hợp đồng BOT. Đây là một tình huống trong VCGM. Tuy
nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết trong VWEM, với 5 tổng công ty
điện lực và các đơn vị mua buôn.
Điều khoản xác định giá và điều độ
Các điều khoản xác định giá và điều độ trong VCGM là khá rõ ràng,
Tuy nhiên các đầu ra về điều độ và giá lại gần như không như dự đoán
đối với thị trường theo chi phí với cơ chế xác định giá thị trường đơn
giản. Đây là vấn đề lo ngại của các nhà đầu tư
Các điều khoản hợp đồng
Phần lớn các đơn vị phát điện phàn nàn về điều khoản hợp đồng trong
VCGM. Phân bỏ sản lượng có thể thay đổi hàng tháng và thường là không
khớp với sản lượng thực tế của các nhà máy điện do đó thường xuyên
không hạn chế được rủi ro.
Tính minh bạch của thị tường

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935


SW Advisory

24


Nhiều đơn vị phát điện đưa ra các vấn đề về thiếu minh bạch trong VCGM,
phần lớn liên quan đến cách phân bổ sản lượng hợp đồng. Có nhiều công
việc trên thị trường được xem là không minh bạch hoặc có thể giải thích
được như việc tính toán giá trị nước và vấn đề điều độ SMHP, sự khác biệt
giữa tải dự báo và tải thực tế, huy động nhiệt điện, giá giờ tới, giá ngày tới
và giá sau vận hành,… Có lượng ít thông tin về kết quả của VCGM đến với
các thành viên không tham gia thị trường.
3.3.3 Các vấn đề liên quan đến tính hiệu quả của thị trường










Dự báo phụ tải
Phụ tải dự báo trong VCGM dường như bị sai lệch và không chính xác
được như các thị trường khác.
Giá thị trường
Trong thị trường hiệu quả, giá luôn phản ánh chi phí biên của việc đáp ứng
thêm 1 MW phụ tải tại bất cứ thời gian, địa điểm nào. Trong VCGM, giá

thị trường không hiệu quả. Đầu tiên là giá không bao gồm chi phí cơ hội
của việc sử dụng nhà máy thủy điện. Mặc dù giá trị nước đã được tính cho
SMHP nhưng SMHP không được tham giá tính giá thị trường. Tương tự,
nhà máy BOT không nằm trong quá trình thiết lập giá thị trường và một số
đơn vị phát điện khác do chi phí cao hơn giá trần thị trường. Gần như một
nửa đơn vị phát điện được xếp vào nhóm tham gia gián tiếp và do đó không
nằm trong quá trình tính giá thị trường.
Cuối cùng là bằng chứng rằng có các ràng buộc truyền tải trong hệ thống
điện Việt Nam. Một số ràng buộc giữa các miền thể hiện qua giá ngày tới,
và một số ràng buộc ngay trong miền đó.
Giá thị trường dự kiến;
Giá dự kiến ở lịch huy động ngày tới là sự tham khảo tồi cho giá SMP. Do
đó, chúng không cung cấp các thông tin hữu ích cho các đơn vị phát điện
liên quán đến huy động và các quyết định khác. Một yếu tố khác bao gồm
sai lệch do dự báo phụ tải và sự thay đổi đáng kể trong leehc huy động cố
định của SMHP trong ngày tới và giờ tới.
Giá trần bản chào nhiệt điện;
Một số nhà máy nhiệt điện than và khí có giá trần bản chào cao hơn giá
trần thị trường. Do đó, giá trần bản chào các nhà máy nhiệt điện là thông số
hợp lý cho chi phí biên ngắn hạn của các nhà máy nhiệt điện, có nghĩa là
giá trần thị trường là quá thấp để cho phép các nhà máy đó thu hồi chu phí
biên ngắn hạn khi các nhà máy đó là nhà máy biên, SMP không phản ánh
chi phí biên của việc đáp ứng nhu cầu phụ tải do đó nó không phải là giá
hiệu quả.
Giá trị nước

Intelligent Energy Systems

IESREF: 5935


SW Advisory

25


×