Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THÀNH lập bản đồ HIỆN TRẠNG sử DỤNG đất năm 2015 từ ẢNH vệ TINH và bản đồ BIẾN ĐỘNG sử DỤNG đất GIAI đoạn 2010 2015 xã TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG mỹ, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOAĐỊA LÝ

Nguyễn Văn Tiến

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2015 TỪ ẢNH VỆ TINH VÀ BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 XÃ TIÊN
PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG Mỹ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành:Quản lý đất đai
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOAĐỊA LÝ

Nguyễn Văn Tiến

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2015 TỪ ẢNH VỆ TINH VÀ BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 XÃ TIÊN
PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành:Quản lý đất đai


(Chương trình đào tạo chuẩn)

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lê Phương Thúy

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành niên luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
bộ môn Công nghệ Địa chính và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Địa lý _ Trường
đại học Khoa Học Tự Nhiên đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Lê Phương Thúy người đã trực
tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn sinh viên trong khóa,
cùng toàn thể các bạn sinh viên khác, những người đã tạo điều kiện và động viên em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 30 tháng5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Văn Tiến


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ dùngđể thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bảng 3.1. Bảng phân lớp các đối tượng

Bảng 3.2. Mẫu giải đoán khu vực xã Tiên Phương


Bảng 3.3. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội năm 2015
Bảng 4.1. Biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2010-2015

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phương pháp ký hiệu nhỏ (ký hiệu chùa)
Hình 1.2. Phương pháp ký hiệu tuyến
Hình 1.3. Phương pháp đường đẳng trị


Hình 1.4. Phương pháp nền chất lượng
Hình 1.5. Phương pháp biểu đồ bản đồ
Hình 2.1.Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh
Hình 3.1. Vị tríxã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Hình 3.2. Ảnh vệ tinh xã Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Hình 3.3. Biên tập nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Tiên Phương năm 2015
Hình 4.1. Quy trình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất
Hình 4.2. Tạo Geodatabase và nhập dữ liệu đầu vào
Hình 4.3. Chồng xếp các lớp hiện trạng bằng công cụ union
Hình 4.4. Khái quát hóa bản đồ bằng công cụ Dissolve


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư

xây dựng,…Để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với phát triển kinh tế
tạo sự ổn định của chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn
quản lý nhà nước về đất đai liên tục được cập nhật bổ sung sửa đổi cho phù hợp với
điều kiện kinh tế chính trị của đất nước.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng cần thiết cho công tác quản lý
nhà nước về đất đailập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cùng nhiều mục đích khác.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lập theo phương pháp truyền thống có nhiều hạn
chế về độ chính xác, tốn kém về nhân lực kinh phí khó khăn trong việc lưu trữ bản đồ.
Công nghệ vệ tinh ngày càng được áp dụng, để thành lập bản đồ nhằm phục vụ
công tác kiểm kê đất đai.
Việc áp dụng dụng công nghệ vệ tinh để thành lập bản đồ là hướng tích cực trong
việc thành lập bản đồ và quản lý tài nguyên đấtđai.Vì vậy em đã tiếp cận đề tài:“Thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015từ ảnh vệ tinh và bản đồ biến động sử dụng
đất giai đoạn 2010-2015 của xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh và
bản đồ biến động sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng GIS. Từ đó thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2015 và bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 xã
Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh.

7


- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015từ ảnh vệ tinh và bản đồ biến
động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 của xã Tiên Phương.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu: thu thập, phân tích tư liệu ảnh
vệ tinh, làm rõ địa bàn nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;
- Phương pháp giải đoán, điều vẽ ảnh;
- Phương pháp bản đồ và GIS.
5. Kết quả nghiên cứu
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 từ ảnh vệ tinh xã Tiên
Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 xã Tiên Phương,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
6. Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ biến động sử
dụng đất
Chương 2. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh và
bản đồ biến động sử dụng đất.
Chương 3. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và bản đồ biến
động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.

Khái niệm, mục đích, yêu cầu về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a. Khái niệm

Theo Luật đất đai 2013, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân
bố các loại đất tại một thời điểm xác định được lập theo từng đơn vị hành chính.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy
định về chỉ tiêu kiểm kê về mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được
lập theo đơn vị hành chính các cấp vùng địa lý tự nhiên kinh tế, cả nước.
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung
thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ đã được số hóa từ các bản đồ
hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số.
c. Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định trên thực
địa và thể hiện bằng đường bao khép kín. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các
khoanh đất phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh
đất đó.hiện trạng sử dụng đất được xác định theo
d. Loại đất
Lọai đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đấtđược xác định theo mục đích sử dụng
đất. Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường hợp
khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc
đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa sử
dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định thì loại đất được xác định theo
mục đích sử dụng đất nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

9


Đối với những khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng đất thì lấy mục đích sử
dụng đất chính.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và xác định theo thông tư Thông tư số 28

ngày 02/06/2014 về Thống kê Kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong
các phụ lục số.
e. Mục đích của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Làm tài liệu nghiên cứu phục vụ công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và
kiểm tra việc thực hiện quy hoạch kế oạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai của
nhà nước.
- Làm tài liệu cơ bản thống nhất cho các ngành khác sử dụng, xây dựng quy
hoạch kế hoạch phát triển sử dụng đất của ngành mình.
- Phục vụ công tác thống kê kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao chưa giao theo định
kỳ hàng năm và 5 năm, được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích, đúng loại đất được
ghi trên bản đồ thích hợp ởcác cấp.
f. Yêu cầu
- Đảm bảo độ chính xác theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường.
- Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai
và quy hoạch sử dụng đất.
- Phản ánh đầy đủ hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
- Xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho tất cả các cấp hành chính theo
hệ thống từ dưới lên.
1.2. Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.2.1 Cơ sở toán học
Bản đồ BĐHTSDĐ sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000 với các
tham số:
Elipsoit quy chiếu WGS 84 với kích thước:
- Bán trục lớn: 6378137 m. Bán trục nhỏ: 6356752 m.
- Độ dẹt: 1/298,257223563.

10



1.2.2. Lưới chiếu bản đồ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh được thành lập trên mặt phẳng
chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k o =0.9999. Kinh
tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bản đồ HTSDĐ đất cấp vùng kinh tế- xã hội sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang
đồng góc với múi chiếu 60, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài: ko =0.9996.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với
2 vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến trung ương là 108 0 cho toàn
lãnh thổ Việt Nam.
1.2.3. Lưới km và lưới kinh vĩ độ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 chỉ biểu thị
lưới km, với kích thước ô vuông lưới km là 10cm x 10cm.
Bản đồ HTSDĐ tỷ lệ: 1:25000 biểu thị lưới km, với kích thước ô vuông lưới km
là: 8cm x 8cm.
Bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000, 1:1000000 chỉ biểu thị lưới
kinh vĩ tuyến. Kích thước ô vuông lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
tỷ lệ 1:50000 là 5' x5'. Còn ở tỷ lệ 1:100000 là 10' x 10'. Tỷ lệ 1:250000 là 20' x 20'. Và
ở tỷ lệ 1:1000000 là 10 x10.
Các thông số file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Hệ tọa độ bản đồ HTSDĐ theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là
mét (m), đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimet (mm), độ phân giải (Resolution)
là 1000.
1.2.4.Tỷ lệ bản đồ
Việc lựa chọn tỉ lệ của bản đồ cần thành lập dựa trên các căn cứ sau:
- Dựa vào mục đích và yêu cầu của việc thành lập bản đồ;
- Dựa vào mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng của lãnh thổ;
- Dựa vào quy mô, diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính khi thành lập bản đồ;
11



- Phù hợp với tỷ lệ của bản đồ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp;
- Phải thể hiện được đầy đủ nội dung của hiện trạng sử dụng đất và theo tỷ lệ của
bản đồ địa hình và bản đồ địa chính, bản đồ địa chính cơ sở;
- Đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu
thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Không cồng kềnh, tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng.
Tuy nhiên việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ cần chú ý:
Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của khoảng
giá trị quy mô diện tích trong cột 3 của bảng 1.1. Cụ thể:
Đối với các đơn vị hành chính thuộc khu đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế
có mật độ các yếu tố nội dung dày đặc thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập
ở bản đồ tỷ lệ bản đồ lớn hơn 1 cấp so với quy định.
Đối với các đơn vị hành chính thuộc khu vực miền núi có mật độ các yếu tố nội
dung thưa thớt thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất được phép thành lập ở tỷ lệ nhỏ hơn 1
cấp so với quy định.

12


Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ dùngđể thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ

Cấp xã, khu công nghệ cao, khu
kinh tế

Cấp huyện


Cấp tỉnh

Tỷ lệ bản đồ

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)

1:1.000

Dưới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Trên 500 đến 3.000

1:10.000

Trên 3.000

1:5.000

Dưới 3.000

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000


1:25.000

Trên 12.000

1:25.000

Dưới 100.000

1:50.000

Từ 1.00000 đến 35.0000

1:100.000

Trên 35.0000

Cấp vùng

1:250.000

Cả nước

1:1.000.000

1.2.5. Độ chính xác của bản đồ
Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ
như sau:
- Bản đồ số hóa phải đảm bảo sai số kích thước các cạnh trong khung trong của
bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0.2 mm và đường chéo
không vượt quá 0.3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ.

- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá ± 0.5 mm tính theo tỉ
lệ bản đồ hiện trạng.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không vượt
quá ±0.3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng.
Độ chính xác của bản đồ HTSDĐ phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố sau:

13


- Độ chính xác của tài liệu dùng để thành lập bản đồ.
- Độ chính 4xác của bản đồ nền.
- Độ chính xác của thiết bị, công nghệ thành lập bản đồ.
- Kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ thành lập bản đồ.
1.3. Nội dung và nguyên tắc biểu thị và các yếu tố của bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
1.3.1. Các yếu tố cơ sở địa lý
Bao gồm các yếu tố sau:
- Ranh giới hành chính các cấp;
- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống thủy lợi, thủy văn;
- Dáng đất;
- Các trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế, xã hội;
- Các địa vật độc lập mang tính định hướng;
- Các ghi chú.
Nội dung các yếu tố này được thể hiện trên bản đồ nền theo nguyên tắc:
- Ranh giới hành chính các cấp: Thể hiện toàn bộ ranh giới hành chính các cấp
theo hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm theo quyết
định điều chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp vùng địa lý TN-KT chỉ biểu thị đường địa giới hành chính cấp huyện. Đối với
bản đồ sử dụng đất cả nước, nếu đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu

thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
- Biểu thị hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và các công trình giao
thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ với bản đồ hiện trạng sử dụng đất
các cấp như sau:

14


+ Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ biểu thị đến đường trục
chính trong khu dân cư, khô đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển,
khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn;
+ Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị tới đường
liên xã, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ;
+ Trên bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh biểu thị đến đường liên huyện;
+ Trên bản đồ HTSDĐ vùng địa lý TN-KT và cả nước biểu thị đến tỉnh lộ, khu
vực miền núi phải biểu thị cả đường luên huyện.
- Hệ thống thủy văn, thủy lợi: Thể hiện hệ thống sông ngòi, ao hồ kênh rạch, các
công trình có liên quan đến thủy văn thủy lợi như trạm bơm cầu phà,... và tên gọi của
chúng. Các ao hồ có diện tích lớn hơn hoặc bằng 9mm 2 trên bản đồ, các hệ thống sông
ngòi, kênh rạch có chiều dài hơn 2 cm đều phải thể hiện.
- Dáng đất: Được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu vực
miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và
điểm độ cao đặc trưng.
- Các trung tâm văn hóa, hành chính các cấp: Thể hiện các trung tâm như trụ sở
cơ quan, UBND các cấp,… kèm theo tên gọi của chúng.
- Các địa vật độc lập mang tính định hướng như: Đình, chùa, trường học,... kèm
theo tên gọi của chúng.
1.3.2. Các yếu tố nội dung hiện trạng và nguyên tắc biểu thị
Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng tuân theo các quy định trong "Ký hiệu bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất" do Bộ Tài nguyên và Môi

trường ban hành.
Các yếu tố hiện trạng gồm:
- Khoanh đất theo mục đích sử dụng;
- Khoanh đất theo thực trạng bề mặt;

15


- Ranh giới các khoanh đất theo chức năng làm khu dân cư nông thôn, khu đô thị,
khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ và các công trình dự án cũng như ranh
giới của các nông trường và lâm trường;
- Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất;
- Chú giải.
Bản đồ HTSDĐ phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất. Khoanh đất được xác định
bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính
theo hiện trạng sử dụng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện tích
trên bản đồ theo quy định tại bảng 1.2:
Bảng 1.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ1/1000 đến 1/10000

>16 mm2

Từ 1/25000 đến
1/100000


>9 mm2

Từ 1/25000 đến
1/1000000

>4 mm2

1.3.3. Các phương pháp thể hiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a. Phương pháp ký hiệu nhỏ
Phương pháp biểu thị vị trí chính xác của đối tượng không biểu diễn theo tỷ lệ
bản đồ hay nói cách khác, đối tượng được biểu thị chiếm diện tích nhỏ hơn so với ký
hiệu. Trên bản đồ phương pháp này đưuọc thể hiện các địa vật độc lập có tính định
hướng như trường học, bệnh viện, chùa...(hình 1.1. là ví dụ minh họa cho phương pháp
ký hiệu nhỏ).

16


Hình 1.1. Phương pháp ký hiệu nhỏ (ký hiệu chùa)
b. Phương pháp ký hiệu hiệu tuyến
Phương pháp này dùng để phản ánh các đối tượng có hình dạng kéo dài thành
tuyến mà độ rộng của chúng thông thường không thểthể hiện theo tỷlệ bản đồ được
(giao thông, thủy văn, thủy lợi).

Hình 1.2. Phương pháp ký hiệu tuyến
c. Phương pháp đường đẳng trị
Phương pháp hiển thị các hiện tượng có sự phân bố đều khắp tuần tự trên lãnh thổ
bằng hệ thống các đường đẳng trị được xây dựng tương ứng với giá trị số lượng của
chúng. Trên bản đồ HTSDĐ Phương pháp này dùng để thể hiện dáng đất.


Hình 1.3. Phương pháp đường đẳng trị
17


d. Phương pháp nền chất lượng
Phương pháp biểu thị sự phân chia lãnh thổ ra những khu vực đồng nhất về mặt
chất lượng theo những dấu hiệu nào đó của tự nhiên, kinh tế hoặc hành chính chính trị.
Trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất phương pháp này thể hiện sự phân bố không gian
của các loại hình sử dụng đất.

Hình 1.4. Phương pháp nền chất lượng
e. Phương pháp biểu đồ bản đồ
Phương pháp thể hiện tổng giá trị của hiện tượng trên một đơn vị lãnh thổ thường
được lấy theo ranh giới hành chính bằng cách dùng các biểu đồ với kích thước tương
ứng với tổng giá trị số lượng của chúng bốtrí trên phạm vi lãnh thổ.
Trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất phương pháp này được sử dụng để thể hiện
cơ cấu diện tích các loại đất bằng biểu đồ hình tròn.

Hình 1.5. Phương pháp biểu đồ bản đồ
18


1.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Việc lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ phải căn cứ vào mục đích,
yêu cầu, điều kiện của địa phương, tỷ lệ bản đồ cần thành lập, độ chính xác của tư liệu
cần thu thập và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Có 3 phương pháp chính để
thành lập bản đồ HTSDĐ: phương pháp đo vẽ trực tiếp, phương pháp đo vẽ chỉnh lý từ
bản đồ hiện có, phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
1.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Là phương pháp sử dụng các thiết bị máy móc với công nghệ tương đối hiện đại

để thành lập bản đồ được dùng để xây dựng bản đồ HTSDĐ ở tỷ lệ lớn, những vùng
tương đối bằng phẳng, địa vật không quá phức tạp.
- Ưu điểm: Cho kết quả chính xác, chất lượng cao, các yếu tố trên bản đồ hoàn
toàn phù hợp với giá trị thực đo ngoài thực địa.
- Nhược điểm: Giá thành sản phẩm cao, tốn nhiều công sức và thời gian đo vẽ,
chịu ảnh hưởng của thời tiết, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
1.4.2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý bản đồ hiện có
Là phương pháp xây dựng bản đồ HTSDĐ bằng cách biên tập và đo vẽ bổ sung
các nguồn tài liệu như:
- Sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở: Phương pháp này chủ
yếu xác định, khoanh vẽ các yếu tố nội dung HTSDĐ và thu bản đồ địa chính về tỷ lệ
bản đồ HTSDĐ
- Hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước: Nội dung chính của phương pháp này
là chỉnh lý hiện trạng sử dụng đất và chuyển vẽ các nội dung biến động sang bản đồ
HTSDĐ.
-Tổng hợp các bản đồ HTSDĐ cấp dưới trực thuộc: Nội dung chính của phương
pháp này là thu bản đồ, tổng hợp nội dung hiện trạng sử dụng đất và chuyển vẽ các yếu
tố nội dung HTSDĐ sang bản đồ nền.
Ưu điểm: Cho kết quả nhanh, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức, có tính kế
thừa các thành quả hiện có, yêu cầu về trang thiết bị không cao.

19


Nhược điểm: Chất lượng của bản đồ sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của
nguồn tài liệu dùng để thành lập bản đồ và trình độ chuyên môn của cán bộ thành lập
bản đồ
1.4.3. Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh
Là phương pháp sử dụng tư liệu ảnh giải đoán trong phòng để nhận biết các yếu
tố địa hình, địa vật nhờ các chuẩn giải đoán kết hợp với việc điều tra ngoài thực địa để

bổ sung các thuộc tính của đối tượng từ đó thành lập bản đồ theo yêu cầu.
- Ưu điểm: Cho phép hiển thị khá đầy đủ và chi tiết của bản đồ, đem lại hiệu quả
cao, giảm kinh phí, thời gian so với phương pháp đo vẽ trực tiếp, nhất là tại khu vực có
địa hình phức tạp.
- Nhược điểm: đòi hỏi chí phí đầu tư cho công nghệ cao, nhất là đội ngũ cán bộ
có trình độ và kinh nghiệm trong việc giải đoán.
1.5. Khái niệm bản đồ biến động sử dụng đất
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng không
bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng. Đất đai có đặc tính giới hạn về
diện tích nhưng nhu cầu sử dụng của con người thì lại vô cùng đa dạng. Chính vì vậy ở
những thời điểm khác nhau, mục đích cũng như diện tích sử dụng của đất đai sẽ thay
đổi để phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu của con người.
Đánh giá biến động sử dụng đất là xem xét quá trình thay đổi của diện tích, mục
đích sử dụng đất thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và
những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài
nguyên này.
Bản đồ biến động sử dụng đất được hiểu là bản đồ chuyên đề thể hiện sự thay đổi
về ranh giới, vị trí, diện tích và loại hình sử dụng đất của một đơn vị hành chính nhất
định qua các thời điểm.
1.6. Phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu biến động sử dụng đất mà ở nước ta hiện
nay đã sử dụng nhưng đề tài xin đưa ra một số phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên
cứu biến động như sau:

20


- Phương pháp sử dụng số liệu thống kê, kiểm kê sử dụng đất: thu thập tài liệu,
số liệu thống kê - kiểm kê sử dụng đất của các đơn vị hành chính các cấp, các vùng
lãnh thổ hay toàn quốc để nghiên cứu.

- Phương pháp sử dụng công nghệ ảnh số và GIS: dùng ảnh hàng không để
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ ảnh số tại hai thời điểm. Từ
đó, thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng GIS. Sau đó sử dụng
kết quả này để nghiên cứu biến động sử dụng đất.
- Phương pháp hỗn hợp: sử dụng cả tài liệu thống kê - kiểm kê và ứng dụng
công nghệ ảnh số vào thành lập bản đồ hiện trạng, bản đồ biến động để đánh giá biến
động sử dụng đất.

21


CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT TỪ ẢNH VỆ TINH VÀ BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Tổng quan về ảnh vệ tinh
2.1.1. Khái niệm ảnh vệ tinh
Ảnh vệ tinh là ảnh được chụp từ các vệ tinh nhân tạo. Ảnh vệ tinh được tạo được
tạo thành thông qua việc thu nhận năng lượng điện từ phản xạ từ đối tượng trên bề mặt
Trái Đất thông qua bộ cảm (sensor) của hệ thống thu nhận được lắp trên vệ tinh.
Phân loại ảnh ảnh vệ tinhtheo nguồn năng lượng và chiều dài bước sóng, ta có
thể chia ảnh vệ tinh thành 3 loại cơ bản:
- Ảnh quang học là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh
sáng nhìn thấy (bước sóng 0.4 – 0.76 micromet). Nguồn năng lượng chính là bức xạ
mặt trời
- Ảnh hồng ngoại (ảnh nhiệt) là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước
sóng hồng ngoại phát ra từ vật thể (bước sóng 8 – 14 micromet). Nguồn năng lượng
chính là bức xạ nhiệt của các vật thể.
- Ảnh radar là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng trong dải
sóng cao tần (bước sóng từ 1mm – 1m). Nguồn năng lượng chính là sóng rada phản
xạ từ các vật thể do vệ tinh tự phát xuống theo những bước sóng đã được xác định

Đặc điểm nổi trội của ảnh vệ tinh:
- Có độ phân giải đa dạng. Tiện cho việc thành lập bản đồ các tỷ lệ trực tiếp từ
ảnh vệ tinh với nhiều độ phân giải khác nhau.
- Có tầm bao quát rộng nhờ đó có thể thu nhận được nhiều thông tin về tình hình
sử dụng đất trên một diện tích rộng nằm ở vùng sâu vùng xa khó tiếp cận.
- Có khả năng thu nhận thông tin về thời gian. Thông tin được thu nhận theo
nhiều chu kỳ khác nhau đem lại khả năng theo dõi biến động sử dụng đất hiệu quả
cũng như dễ dàng xác định, giải đoán nhiều loại đất bằng cách so sánh ảnh chụp theo
nhiều thời điểm khác nhau với đặc điểm nông lịch và cảnh quan sinh thái từng vùng.

22


2.2. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh
Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinhđược thể hiện ở
hình 2.1:

Xác định mục đích, yêu cầu, tỷ lệ
Thu thập tài liệu

Quy trình, quy phạm

Tư liệu bản đồ

Tư liệu ảnh

Phân tích và đánh giá tài liệu
Xử lý, nắn ảnh
Thiết kế kỹ thuật
Xây dựng bản đồ nền


Xây dựng nội dung hiện trạng
Biên tập nội dung HTSDĐ
Đối chiếu thực địa
Biên tập, hoàn thiện bản đồ
In ấn, giao nộp sản phẩm

Hình 2.1.Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh

23


2.2.1. Xác định mục đích yêu cầu tỷ lệ của bản đồ cần thành lập
- Mục đích của bản đồ cần thành lập: nhằm phục vụ cho mục đích gì, đối tượng
sử dụng nào,…
Tỷ lệ của bản đồ: Tùy theo quy mô diện tích,vị trí đơn vị hành chính cần thành
lập bản đồ để xác định đúng tỷ lệ cần thành lập.
- Những yêu cầu đặt ra đối với bản đồ: yêu cầu nội dung độ chính xác của bản đồ,
phương pháp trình bày,…
2.2.2. Thu thập tài liệu
- Các văn bản quy phạm hướng dẫn thành lập bản đồ.
- Tư liệu ảnh vệ tinh: ảnh vệ tinh của khu vực đó chụp với thời gian gần nhất so
với thời điểm thành lập bản đồ.
-Tập ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản quy hoạch sử dụng đất do Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực đó.
- Tư liệu bản đồ: bản đồ nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất chukỳ trước.
2.2.3. Phân tích đánh giá tài liệu
- Các tài liệu được phân tích đánh giá mức độ dầy đủ tính hiện thời và độ chính
xác tin cậy.

- Tư liệu ảnh cần xem xét đến chất lượng ảnh, độ phân giải năm bay chụp tỷ lệ
ảnh và phải được nắn chỉnh hình học, khử các sai số đưa về tọa độ mặt đất và tỷ lệ bản
đồ cần thành lập.
- Xử lý ảnh là công đoạn phức tạp nhất, đòi hỏi trình độ chuyên môn kiến thức xử
lý ảnh và phần mềm xử lý ảnh.
2.2.4. Thiết kế kỹ thuật
-Thiết kế nội dung bản đồ: xác định nội dung bản đồ cần thành lập, độ chính xác,
mức độ khái quát hóa, phương pháp thể hiện bản đồ.

24


- Xây dựng bộ khóa giải đoán ảnh: trên cơ sở của nội dung bản đồ vừa thiết kế
lựa chọn những khu vực mẫu để giải đoán sơ bộ. Sau đó đối chiếu với thực địa và phân
tích so sánh và rút ra đặc tính riêng của mỗi chiều khóa giải đoán.
- Xây dựng bộ ký hiệu cho bản đồ cần thành lập: thiết kế bộ ký hiệu cần phải dựa
trên mục đích yêu cầu nội dung các quy định quy phạm của bản đồ cần thành lập, các
bộ ký hiệu của bản đồ cùng tỷ lệ của bản đồ tỷ lệ và các tài liệu liên quan. Tài liệu quan
trọng nhất này là “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Xây dựng phân lớp các đối tượng: thiết kế bảng phân lớp các đối tượng nhằm đảm
bảo tính nhất quán trong quá trình số hóa cũng như thể hiện nội dung hiện trạng sử dụng đất.
- Taọ seed file chứa tất cả các thông số về cơ sở toán học của bản đồ khu vực cần
thành lập.
2.2.5. Xây dựng bản đồ nền
Bản đồ nền là cơ sở để chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất.
Trên bản đồ phải thể hiện đầy đủ: Khung bản đồ lưới km, các yếu tố hành chính - kinh
tế - văn hóa - xã hội, thủy hệ giao thông dáng đất ranh giới hành chính. Nếu đã có bản
đồ nền in trên giấy thì tiến hành quét và số hóa, khi chưa có thì có thể quét và số hóa
tài liệu bản đồ xây dựng theochỉ thị 364.

2.2.6. Xây dựng nội dung hiện trạng sử dụng đất
Khoanh vẽ ranh giới các loại hình sử dụng đất, ranh giới các đơn vị sử dụng đất
bằng cách số hóa các nội dung trên ảnh vệ tinh đã được nắn chỉnh bằng phần mềm
IRASC, MICROSTATION. Các đối tượng được phân lớp theo đúng quy định bảng
phân lớp đối tượng.
- Số hóa hệ thống giao thông hệ thống thủy văn.
- Số hóa ranh giới loại hình sử dụng đất.
2.2.7. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bao gồm kiểm tra sửa chữa các lỗi hoàn thiện dữ liệu, tiếp biên mảnh, sử dụng bộ
ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất chuyển các yếu tố nội dung về đúng hiện trạng
theo quy hoạch.

25


×