Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

KHÓA LUẬN: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 67 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “ Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thức


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô giáo
trong Khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tại địa bàn xã Tiên
Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đặc biệt em xin cảm ơn cô
giáo Phạm Thị Hương luôn quan tâm cả về tinh thần lẫn chuyên môn nghiệp
vụ, nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho đề tài nghiên cứu khóa luận tốt
nghiệp của em.
Em xin gửi lời cám ơn tới Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương, Uỷ ban
nhân dân huyện Chương Mỹ, nơi đã tạo điều kiện cho em thực hiện khảo sát
và cung cấp tài liệu để hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Di sản văn hóa Việt Nam chính là tài sản quý giá của cộng đồng 54 dân
tộc Việt Nam từ hàng nghìn năm, là cốt lõi của bản sắc dân tộc Việt Nam và là
một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ
nước, những dấu ấn về thời gian, những giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc
được lưu giữ và bảo tồn qua nhiều thế hệ, trên nhiều di sản. Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu rõ di
sản văn hóa là tài sản vô giá giúp gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản
sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Di sản
văn hóa còn góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân,
nâng cao tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong hệ thống di sản văn hóa của dân tộc ta, không thể không nhắc
đến những di tích văn hóa. Di tích văn hóa là những minh chứng vật chất xác
thực của quá trình lao động sáng tạo, tâm linh, chinh phục thiên nhiên, quá
trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn năm nay,
là tài sản được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Bên cạnh những di
tích nổi tiếng tầm Quốc gia như Đền Hùng, Đền Cổ Loa, Cố đô Huế, ... thì
những ngôi đền, chùa, đình, miếu cũng là niềm tự hào của cả dân tộc Việt
Nam nói chung và người dân mỗi địa phương nói riêng. Di sản văn hóa cấp
Quốc gia chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ - Thành
Phố Hà Nội là niềm tự hào của người dân huyện Chương Mỹ nói riêng cũng
như nhân dân thành phố Hà Nội nói chung.
Mang trong mình giá trị văn hóa lớn, chùa Trăm Gian phản ánh lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như phong tục tập quán của nhân
dân địa phương. Trước xu hướng đô thị hóa – hiện đại hóa và quá trình mở

4



cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế, di sản văn hóa dân tộc
đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức đối với
công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong những năm gần đây, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa là một vấn đề cấp thiết mang tính thời sự cao. Di sản văn hóa không chỉ
bị ảnh hưởng từ những tác động của thời gian, khí hậu, sự xâm phạm tiêu cực
thiếu ý thức của con người mà còn đứng trước nguy cơ bị mất đi giá trị
nguyên gốc bất cứ lúc nào nếu không nhận được sự quan tâm và quản lý chặt
chẽ của các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Quản lý di sản, bảo tồn và phát
huy di sản nói chung và di sản văn hóa chùa Trăm Gian nói riêng, dù được đề
cập đến từ nhiều góc nhìn song câu chuyện này chưa bao giờ cũ. Những sai
phạm trong việc tu bổ chùa Trăm Gian năm 2012 vẫn để lại nhiều bài học đắt
giá. Việc ứng xử với một di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm gần ngàn năm
tuổi vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói. Từ góc độ của một sinh viên chuyên
ngành Quản lý văn hóa, tôi chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ - thành phố
Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn những vấn đề còn tồn tại
trong công tác quản lý nhà nước đối với chùa Trăm Gian sẽ được tháo gỡ, giá
trị về văn hóa – lịch sử luôn được bảo tồn và phát huy.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chùa Trăm Gian mang đậm bản sắc phật giáo miền Bắc kết hợp hài hòa
với tín ngưỡng dân gian. Chùa được xây dựng và tồn tại như là sản phẩm văn
hoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói
chung. Với những giá trị vô cùng đặc biệt từ hoạt động lễ hội đến giá trị kiến
trúc, chùa Trăm Gian đã được Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam chứng nhận là
di sản văn hóa cấp quốc gia. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu.


5


PGS.TS. Đỗ Văn Trụ trong bài viết Không thể làm lại lịch sử trên tạp
chí Thế giới Di sản đã đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò của chính quyền và các
cơ quan quản lý văn hóa địa phương trong việc chùa Trăm Gian bị “bức tử”,
“làm mới”. Nhiều bài học đã được tác giả đưa ra như tăng cường ý thức và
tuân thủ pháp luật, công tác thanh tra kiểm tra, cách xử lí những vụ việc vi
phạm di tích… Tác giả cũng đưa ra một số những kiến nghị để xử lí như điều
tra, khảo sát, đánh giá mức độ sai phạm, nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm
các bên; cần có sự hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học
để thực hiện công tác khắc phục. Và xa hơn là những đề xuất bổ sung thêm
các quy định cụ thể bắt buộc đối với các ban quản lý di tích và các sư trụ trì ở
các chùa là di tích.
Tác giả Nguyễn Viết Chức (2013), khi đề cập đến vấn đề “Bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội” đã nhắc đến chùa
Trăm Gian như một bài học đắt giá về công tác quản lý cũng như cách thức
bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn quá nhiều bất cập. Do vậy để giải quyết
vần đề này cần làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Quan niệm bảo tồn nguyên gốc, bảo tồn toàn bộ giá trị của di sản được
đề cập đến khá kĩ lưỡng, trong đó nhấn mạnh đến việc “cần phải làm sống lại
di sản văn hóa trong cuộc sống hiện tại, thổi vào nó sức sống mạnh mẽ vốn có
để có thể trường tồn trong tương lai” [18; Tr.3]
Theo tạp chí Nghiên cứu khoa học Nội vụ số 9 tháng 11 năm 2015 của
Tiến sĩ Bùi Thị Ánh Vân nghiên cứu về ‘’Chùa Trăm Gian và những bài học
về công tác bảo tồn di sản văn hóa’’. Cũng đã đề cập khá sâu về một số vấn
đề: Công cuộc trùng tu, những sai phạm trong công tác trùng tu chùa Trăm
Gian trong thời gian từ năm 2012 trở lại đây, từ đó đưa ra những bài học về
công tác quản lý cũng như sự cần thiết của việc sử dụng những biện pháp để
tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm

Gian [20; Tr.3]

6


Như vậy có thể thấy di sản văn hóa chùa Trăm Gian đã được nhiều tác giả đề
cập và nghiên cứu từ nhiều góc nhìn khác nhau. Trong khi di sản văn hóa
chùa Trăm với những giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, cảnh quan và tính
thiêng của lễ hội đã và đang là một điểm du lịch đầy tiềm năng của huyện
Chương Mỹ thì những vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
càng trở nên quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi những nghiên cứu mang tính ứng
dụng, gắn với thực tế.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hoá chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong thời gian qua từ đó đề xuất một số biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong thời kỳ
hội nhập và giao lưu quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về di sản văn hoá, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa, vai trò của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
chùa Trăm Gian trên địa bàn xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội nói riêng.
Tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
chùa Trăm Gian tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn di
sản văn hoá và khai thác giá trị di sản văn hoá chùa Trăm Gian vào việc phát
triền kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản chùa
Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội từ năm

7


2012 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát, điền dã : Dựa trên những thông tin thu thập
được trong quá trình khảo sát thực tế tại chùa Trăm Gian, tác giả rút ra những
nhận định của mình về thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
chùa Trăm Gian.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ trong Ban Quản lý di tích
chùa Trăm Gian, nhân dân và du khách thập phương để thu thập thông tin về
công tác quản lý, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu, tư liệu thu
thập được cụ thể giúp tác giả có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu tìm hiểu về việc
bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa và chùa Trăm Gian.
Phương pháp tổng hợp, phân tích : Dựa trên những thông tin đã thu
thập được qua công tác khảo sát điền dã tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân
tích những ưu điểm và hạn chế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hòa chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội.
6. Đóng góp của đề tài
Về lý luận: Hệ thống các vấn đề lý thuyết về di sản văn hóa, bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa.
Về thực tiễn:
Một số biện pháp đề xuất trong khóa luận có ý nghĩa đối với công tác

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian;
Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi giảng dạy
và học chuyên ngành Quản lý văn hóa.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

8


chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa
Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn phát
huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian xã Tiên Phương, huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội.

9


Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Di sản văn hóa
Khái niệm di sản văn hoá có thể xác định được một cách thuận lợi từ khái
niệm về văn hoá. Như ta đã biết, văn hoá đã được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Nhưng xu hướng định nghĩa văn hoá theo tính giá trị và tính đặc
trưng cho cộng đồng chủ thể sáng tạo đang được nhiều người chấp nhận nhất.

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm thì :"Văn hoá là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình họat động thực tiễn". [21; Tr.7]. Tính chất lưu truyền đã biến văn hoá
của thế hệ trước trở thành di sản văn hoá của thế hệ sau.
Bất cứ dân tộc nào cũng có hệ thống di sản văn hoá riêng, đặc trưng
cho bản sắc của dân tộc đó. Tại Điều 1, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam
nêu rõ định nghĩa về di sản văn hoá của Việt Nam như sau: “Di sản văn hoá
bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm
tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [2;
Tr.7]. Theo cách tiếp cận giá trị văn hoá này, di sản văn hoá bao gồm hầu hết
các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, vật thể hay phi vật thể do con người
tạo nên trong quá khứ. Nó là phần tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất đọng lại sau
hàng loạt hoạt động sáng tạo của con người từ đời này qua đời khác. Di sản
văn hoá là những giá trị văn hoá đặc biệt bền vững vì nó phải được thẩm định
một cách khắt khe bằng sự thừa nhận của cả cộng đồng người trong một thời
gian lịch sử lâu dài. Đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa, phân
biệt với khái niệm văn hóa nói chung. Bởi vậy, có thể nói di sản văn hoá là bộ

10


phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền văn hoá nếu không muốn nói là tất
cả. Những hoạt động văn hoá đương đại trong chừng mực nào đó chỉ mới là
biểu hiện của văn hoá, một phần có thể được coi là hoạt động sáng tạo mà kết
quả của nó chưa thể khẳng định ngay là sản phẩm tiêu biểu, tinh tuý của văn
hoá dân tộc, vì còn thiếu một yếu tố cơ bản là sự thẩm định của thời gian. Xét
về mặt triết học thì quan hệ giữa văn hóa và di sản văn hóa là quan hệ của
phạm trù cái chung và cái riêng.
Văn hóa là cái chung, di sản văn hóa là cái riêng. Mọi yếu tố của di sản

văn hóa đều là văn hóa, nhưng không phải mọi yếu tố của văn hóa đều là di
sản văn hóa, vì trong văn hóa còn nhiều yếu tố bị mai một trong dòng chảy
lịch sử, do không vượt qua đuợc thử thách của thời gian nên không được lưu
truyền lại cho thế hệ sau thành di sản văn hóa, hoặc những yếu tố văn hóa mới
được hình thành chưa được thẩm định của thời gian.
Như vậy, di sản văn hoá nói chung rất đa dạng, phong phú, bao gồm
các yếu tố nhân văn (di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tục
tập quán,…) nhưng cũng chứa đựng cả các yếu tố tự nhiên (rừng, núi, thác,
…)
1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa không phải là toàn bộ hệ thống di sản văn hóa
dân tộc, nhưng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống di sản đó. Loại
hình di sản hữu hình này trong một thời gian dài được coi là loại hình di sản
quan trọng nhất vì chúng dễ dàng nhận biết nhất so với các di sản vô hình
khác. Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan đưa ra khái niệm về di tích lịch sử văn
hóa như sau: “Di tích lịch sử văn hoá là những không gian vật chất cụ thể,
khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc
cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [17; Tr.8]. Khái niệm này
đã phân biệt di tích lịch sử văn hoá với các hình thái di sản vật thể khác như
danh thắng, cổ vật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

11


Theo Luật di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một công trình được coi là di tích lịch
sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí: “Công trình xây dựng, địa điểm
gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; công
trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc,
danh nhân của đất nước; công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch

sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; địa điểm có giá trị tiêu
biểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc
đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai
đoạn lịch sử” [2; Tr.9].
Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa là một công trình hay một địa điểm
gắn với sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của
một hay nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.
1.1.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trong cuốn Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi của giáo
sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, khái niệm về bảo tồn được hiểu như là: “Những nỗ
lực nhằm gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có của mỗi dân tộc,
quốc gia và bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo
dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi,
biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có
khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối
tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị
đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức
khác nhau của đối tượng được bảo tồn" [16; Tr.9].
Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng “tĩnh” là vận dụng thành
quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện
vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần
phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện

12


kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều;
chụp ảnh; băng hình video; xác định thành phần chất liệu của di sản văn hóa
vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu
với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản văn

hóa vật thể.
Bảo tồn trên cơ sở kể thừa (bảo tồn trong dạng “động”) tức là bảo tồn
các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được
bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế
lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Đối vói các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo
tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đòi sống cộng đồng. Bởi lẽ,
cộng đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi
vật thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa
phi vật thể trong đời sống xã hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật
thể tồn tại trong ký ức cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình
thức diễn xướng, trong các nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.
Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong
cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu,
sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cần phải phục hồi các giá trị văn
hóa một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện.
Tất cả những giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều
phương pháp nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng,
thuyết phục thông qua các dự án điều tra, suu tầm bảo quản, biên dịch và xuất
bản các dấu tích di sản văn hóa phi vật thể.
1.2. Một số quan điểm về bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.
Việt Nam là một quốc gia có hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống
trên dải đất hình chữ S. Mỗi dân tộc đều góp phần vào nền văn hóa chung một

13


sắc màu độc đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và
đa dạng. Có thể khẳng định văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát

triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới
tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc
của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát
triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc, sau ngày đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 02/9/1945
chưa đầy 3 tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - sắc lệnh đầu
tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời
trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn
khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như:
Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết
cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (khái niệm “cổ tích” trong sắc lệnh
ngày nay được gọi là di sản văn hóa, gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể); Đông Phương Bác cổ Học Viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích
trong toàn cõi Việt Nam, thay thế cho Pháp Quốc Viễn Đông Bác cổ Học viện
bị bãi bỏ; Giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn cổ tích đã có trước đây; “cấm phá
hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung
điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. cấm phá hủy những bi ký,
đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không,
nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”; “chính phủ công nhận
nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi
tỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện. Khi dự thảo ngân sách cho toàn
quốc, cho từng kỳ hay từng tỉnh, ông Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông ủy viên tài
chính mỗi kỳ, mỗi tỉnh phải dự tính khoản trợ cấp cho Đông Phương Bác cổ

14



Học viện.
Trong điều 30, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 quy định rõ rằng: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn
hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn, kể thừa và phát huy những giá trí
của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đaọ đức, phong cách Hồ Chí
Minh; tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo
trong nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa. Nghiêm cẩm
truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mề tín, hủ tục”.
Một văn bản quan trọng nữa ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản văn hóa là Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và Phát huy giá tri di
tích lịch sử văn hóa danh lam thẳng cảnh đến năm 2020 đã được Bộ Trưởng
Bộ Văn hóa Thông tin ký Quyết định phê duyệt sổ 1706/QĐ-BVHTT ngày
24/7/2001, kèm theo danh sách 32 di tích ưu tiên đầu tư chống xuống cấp và
tôn tạo.
Như vậy, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước
trong thời gian qua đã có tác dụng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ngăn
chặn tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tác động mạnh mẽ đến sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo
động lực phát triển ngành du lịch “một ngành công nghiệp không khói” mang
lại lợi nhuận kinh tế cao. Từ những quy định trên, Đảng ta đã vạch ra đường
lối cụ thể về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Đường lối này đã từng bước được cụ thể hóa và pháp lý hóa
qua các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và các cơ quan chức năng
có liên quan.
1.3. Tổng quan về chùa Trăm Gian
1.3.1. Lịch sử hình thành
Chùa Trăm Gian là một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng
50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ngôi chùa

15



lớn với quy mô như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều
thời đại. [ A1; Tr.56]
Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người
phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai.
Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa
Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi đi vân du khắp nơi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên
Phương, (huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp, người xin yết
kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười
năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần
nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở
chùa trong kinh đô.
Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa thượng Đức Minh
xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ,
từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang
Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn
giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.
Trong thời gian qua, công tác quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian
tại huyện Chương Mỹ đã được các cấp và các ngành quan tâm. Tuy nhiên,
công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc: Đã có thời gian cụ
thể năm 2012 nhiều di tích xuống cấp trầm trọng trong khi đó nguồn kinh
phí nhà nước cũng như tại cơ sở các địa phương còn rất hạn hẹp, chế độ cho
người trông coi trực tiếp tại di tích chưa có quy định cụ thể của thành phố;
tình trạng tự ý xây dựng, tôn tạo và tu bổ làm kiến trúc không còn nguyên
gốc đã xảy ra tại chùa. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các làng, thôn,
… chưa được quan tâm; việc hưởng ứng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di
sản văn hóa trên địa bàn huyện của người dân còn hạn chế. Vì vậy, hơn bao
giờ hết, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa


16


Trăm Gian thuộc huyện Chương Mỹ trong giai đoạn hiện nay cần được tăng
cường và nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng cho nhân dân nhu cầu
cảm thụ văn hóa; nhu cầu nghiên cứu, tham quan du lịch của khách trong,
ngoài nước, tạo nền móng vững bền góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
Chùa Trăm Gian được coi là di sản văn hóa vô cùng độc đáo, là sản
phẩm văn hoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹ nói riêng và là sản phẩm
văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung. Chùa Trăm Gian mang đậm bản sắc
phật giáo miền Bắc kết hợp hài hòa với tín ngưỡng dân gian cùng những giá trị
về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chùa Trăm Gian không chỉ được coi là nơi
hành hương của các phật tử mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.
Chùa Trăm Gian là sản phẩm văn hoá truyền thống của nhân dân Chương Mỹ
nói riêng và là sản phẩm văn hoá của dân tộc Việt Nam nói chung.
1.3.2. Kiến trúc
Qua nhiều thời đại tôn tạo, chùa Trăm Gian là di sản văn hóa với những
quần thể kiến trúc lịch sử - văn hóa độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao không
những của kiến trúc Phật Giáo mà còn là của văn hóa dân tộc Việt.
Khi tới chùa du khách sẽ thấy trước mặt chùa là ao sen, đúng như kiến
trúc bao ngôi chùa khác là tiền thủy hậu sơn, gợi cho người ta cảm giác về
một cái đẹp rất gần gũi nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Đi qua
cổng chùa là sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên, cuối sân là con đường
lên chùa, ngôi chính điện thấp thoáng giữa những rặng thông cổ thụ. Cuối
đường gạch, phía bên phải lên nhà bia kỷ niệm, đi theo phía bên trái đến tam
quan và gác chuông.
Theo cách tính cứ 4 góc cột là một “gian”, thì chùa có 104 gian. Tam

quan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, gác chuông chùa Trăm Gian là một
trong số ít gác chuông cổ còn lại đến nay, có nhiều hình chạm rồng xen lẫn

17


mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đao
uốn hắt lên khiến công trình như một bông sen khổng lồ thanh thoát [ A3;
Tr.58]. Trên đỉnh gác chuông có ngũ long chầu nguyệt, ngoài ra trên tầng tháp
còn chạm trổ hai con phượng hoàng trầu lư hương tất cả đều được chạm trổ
hết sức tinh xảo. Đây là điển hình cho kiến trúc chuông đồng của thời Tây
Sơn. Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo cho bên trong thoáng
mát. Đi tiếp lên đến thềm chùa, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hành
lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng
tăng…) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.
Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượng
điện kết hợp với nhau thành một nội thất thống nhất, dãy hành lang dài ở hai
bên ăn thông với tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, quây lại
thành một kiến trúc khép kín. Ngoài ra, khoảng sân sau thượng điện trước hậu
đường dựng tòa Phương đình treo cả trống và khánh, cũng là chỗ cho du
khách nghỉ chân ngắm cảnh xung quanh.
Khu trước hoàn toàn là kiến trúc tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh,
được quây kín, những hệ thống của bức màn phía trước thượng điện có thể
đóng hoặc mở tùy ý, các khoảng sân ở trước các dãy hành lang và trước tòa
Phương đình tuy đóng ngang nhưng lại mở dọc, có thể thông với nhau qua
các cửa. Nếu tính gian (gian nhà) theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các
vì kèo, thì tòa tiền đường 7 gian, trong khi đó cùng chiều dài nhưng hậu
đường bố trí thành 9 gian. Thượng điện chỉ 3 gian nhưng mái trước kéo dài,
có tường bên kéo thẳng sang tiền đường.
1.3.3. Nhân vật thờ phụng

Tượng Tuyết Sơn là Đức Thích ca hồi 29 tuổi dời hoàng cung lên núi
Him Mã Lạc Sơn trên đỉnh có tuyết đóng quanh năm nên gọi là Tuyết Sơn tức
là núi tuyết, ngài tu khổ hạnh 6 năm liền sẵn sàng đón nhận cái chết thể xác
để hy vọng đạt được cái sống tinh thần vì thế thân thể rất gầy, nhưng đầu óc

18


sáng láng. Lúc này ngài chưa thành phật vẫn là người thường, sang năm thứ 7
ngài thay đổi cách tu từ bỏ khổ hạnh, sau 49 ngày thì liền ngộ thành phật
[ A4; Tr.59].
Tượng tướng quân Đặng Tiến Đông hay có tên gọi khác là Đặng Tiến
Giản một tướng lĩnh thời Tây Sơn chỉ huy đạo quân tiến vào phía Nam Thăng
Long. Ngài sinh ngày mùng 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ tức ngày 18/6/1728 tại
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Năm 1763 Đặng Tiến Đông ra làm quan
thời Lê Trịnh. Năm 1787 năm 48 tuổi Đặng Tiến Đông đã lội vào tận Quảng
Nam tìm đến công danh xin yết kiến Nguyễn Huệ. Năm 1792 đến năm 1802
đô đốc Đông giữ chức đại tướng thống vũ, thắng vệ thiên hùng hiệu, hiện
chưa rõ đô đốc Đặng Tiến Đông mất năm nào. Mộ ông táng ở xứ Đồng Chê
nay thuộc thôn Đồng Dền xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Đặng Tiến Đông được tạc tượng ở chùa ở ngay khi còn sống tương truyền
giống ông đến mức khi rước tượng vào chùa người xem không phân biệt được
kiệu người hay kiệu tượng [ A5; Tr.59].
Tượng Đức thánh Bối theo truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở
làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi
có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con
trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ,
xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ , Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp,
người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên
núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh

thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh
rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô. Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên
tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi,
Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau,
đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân
làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.

19


1.3.4. Lễ hội
Theo người dân Tiên Lữ, mùng 4 tháng Giêng là ngày hóa của Đức Bồ
Tát khai Sơn – Nguyễn Bình An. Do đó, lễ hội chùa Trăm Gian được tổ chức
từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội
vùng, gồm thôn Nội, thôn Thượn, thôn Phương Khê ( thuộc xã Tiên Phương)
và thôn Thổ Nghĩa ( nay thuộc xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai) [ A8; Tr.61].
Trong hội có rước kiệu thánh, thi cỗ chay, trình rối cạn; ngoài ra còn có
các trò vui như đánh cờ người [ A7; Tr.60], đấu vật, múa rối nước [ A6; Tr.60].
Vào trước ngày hội, làng có dán bảng giấy hội ở nhiều nơi để mời khách thập
phương về dự. Ngày mùng 4, bắt đầu vào giờ Thìn (từ 7-9 giờ sáng) các chân
kiệu bắt đầu rước long kiệu từ trong chùa bước ra, long kiệu ra tới cửa Trung
quan, đám rước phải đứng lại, chờ quan viên và các chân kiệu của xã giao hiếu
và đứng vào hàng ngũ chỉnh tề, đám rước mới bắt đầu di chuyển.
Trong đám rước, xã đàn anh đi đầu, xã này thường là xã thờ thần sớm nhất, có
đông dân nhất, đồng thời cũng là xã đa tài nhất. Các xã bạn cũng phái kiệu của
mình tới hoặc phái một chân kiệu để thay vai khiêng kiệu cùng với xã chủ nhà.
Đi đầu là hai lá cờ “Tiết Mao,” tiếp đến là 5 cờ đuôi nheo gọi là cờ ngũ hành:
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và những lá cờ vuông: đen, trắng, vàng, đỏ, xanh... Sau
đó là 4 lá cờ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Người cầm cờ đội nón có chóp
nhọn hoặc chít khăn tai chó, thắt lưng bó que xanh đỏ, chân đi xà cạp.

Sau cờ là trống cái và chiêng đều có người khiêng và lọng che. Trống
cái do Thủ hiệu đánh bằng chiếc dùi sơn son thếp vàng. Khi đi rước, Thủ hiệu
đánh một tiếng trống, lại đánh một tiếng chiêng. Tiếng trống thúc giục, tiếng
chiêng trầm hùng, ngân nga như tiếng của ngàn xưa vọng về. Sau đoàn trống
và chiêng là sự diễu hành của đôi ngựa bạch, đôi ngựa hồng và đôi voi. Dưới
chân những con vật linh thiêng này có những bánh xe lăn. Mỗi con vật đều
được che lọng và có một chiến binh đi bên cạnh. Hai chiếc tán thêu Long,
Phượng đi trước mở đường cho các chấp kích lang nai nịt, mang lộ bộ, kim

20


qua, phủ việt, chùy đồng... Đi hai bên là những chàng trai dũng cảm, xông
pha trận mạc khi xưa, ở giữa họ là một quan viên mặc áo thụng xanh, có lọng
che, mang một chiếc biển có phủ vải đỏ ghi dòng chữ: “Thượng đẳng tối linh
thần” (thánh tối linh hạng nhất). Theo sau là một ông già có dáng tiên phong
đạo cốt, mặc áo thụng độ màu tía, vái lá cờ “vía”. Cờ bằng vóc đỏ viền vàng
có thêu chữ “Lệnh”. Lá cờ này cũng được lọng che. Đó là lệnh của thần linh.
Thỉnh thoảng cờ lệnh được phất lên dồn dập, nhắc lại thời chinh chiến oai
hùng của thần. Tiếp tục là màn gươm tuốt trần do ba người điều khiển. Đến
Phường bát âm gồm 8 nhạc cụ, phát ra từ 8 hệ thống âm thanh của 8 vật liệu
khác nhau thường có mấy điệu Lưu Thủy, Hành Vân, Ngũ Đối trong suốt
cuộc rước. Sau phường bát âm là Long đình có 4 người khiêng, trong bày
hương án, ngũ quả đỉnh trầm và bát hương có cắm những nén hương đang
cháy nghi ngút. Hai bên Long đình có tàn, quạt, lọng. Đoàn rước Long đình
gồm những chàng trai ăn mặc theo kiểu khố bao khăn vắt, quần áo có nẹp
xanh đỏ, bó xà cạp đen, người cầm cờ, người cầm trống khẩu và cầm cảnh.
Thỉnh thoảng họ lại đánh lên một hồi trống và một hồi cảnh. Tiếp đến là hai
Long kiệu bát cống của Đức Thánh ông và Đức Thánh bà. Những người
khiêng kiệu, đầu chít khăn xanh, mặc quần xanh, thắt lưng bao vàng, đi ủng.

Các bô lão, các quan viên đi hộ giá kiệu đều mặc áo thụng, khăn xếp... Không
khí tưng bừng náo nhiệt, hương khói mù mịt, tiếng chiêng trống, đàn sáo nổi
lên làm cho mọi người như say rượu. Thỉnh thoảng, những chàng trai khiêng
kiệu lại đi nhanh, tăng tốc độ và reo vang lên, mỗi lần như vậy theo cách gọi
nôm na của nhân dân gọi là kiệu bay... Đám rước đi vòng quanh xóm chùa rồi
trở về chùa và bắt đầu có những cuộc tế lễ. Khi đám rước ngừng lại trước
cổng chùa, người ta tổ chức các cuộc vui chơi, mở hội. Có phường hát Rô ở
Quốc Oai đến, phường chèo Tàu từ Đan Phượng sang. Có cả đặc sản “Xẩm
chợ” Hà Đông.
Những hoạt động lễ hội trên cho thấy, giữa phật giáo với tín ngưỡng

21


dân gian của người Việt tại chùa Trăm Gian có sự kết hợp hài hòa và cũng đã
xuất hiện yếu tố của thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như sự ảnh hưởng của
Đạo giáo. Điều này góp phần làm cho lễ hội mang đậm yếu tố trí tuệ. Theo
đánh giá của Giáo sư Trần Lâm Biền – chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡng
Việt Nam, chùa Trăm Gian mang giá trị lịch sử, tôn giáo, kiến trúc và nghệ
thuật vô cùng quan trọng. Có thể vì lẽ này mà ngôi chùa cổ tự gần ngàn năm
tuổi này luôn vọng lại nhiều âm thanh và màu sắc điển hình của một quá khứ
xa xưa với những nét hùng tráng mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam.
1.4. Giá trị cơ bản của di sản văn hóa chùa Trăm Gian
1.4.1. Giá trị lịch sử
Mang trong mình những những nét đặc biệt không những về kiến trúc,
ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng, di sản văn hóa chùa Trăm Gian là sản phẩm tinh
thần gắn với cộng đồng người dân xã Tiên Phương. Tại đây lưu giữ lịch sử về
những người đã khai sinh, xây dựng chùa, những anh hùng dân tộc gắn với
lịch sử địa phương. Từ đó có thể thấy đạo lý truyền thống ‘’Uống nước nhớ
nguồn’’ luôn hiện hữu trong mỗi người dân huyện Chương Mỹ.

Những giá trị chùa Trăm Gian đã giúp nhân dân địa phương nhận thức,
hiểu và trở thành một nhân cách tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, biểu hiện như nguồn lực gián tiếp, tác động vào sự phát
triển giá trị lịch sử xây dựng đất nước.
1.4.2. Tín ngưỡng tôn giáo
Từ những giá trị vật thể và phi vật thể được lan tỏa, trao truyền bao đời
tại di sản văn hóa chùa Trăm Gian đã giúp người dân có lòng tin bằng sự tôn
kính, tưởng niệm và tôn vinh những vị anh hùng có công với đất nước, mang
tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng tiêu biểu đã làm cho những giá
trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội tại địa phương ngày càng được
phát triển sâu, đậm nét hơn. Chùa là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của
cộng đồng dân cư bởi những lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định

22


được Nhà nước công nhận.
1.4.2. Giáo dục nhận thức
Không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống văn hóa
lịch sử tinh thần yêu nước cho nhân dân mà những giá trị di sản văn hóa tại
chùa Trăm Gian còn góp phần giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ một nguồn
lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Di sản văn hóa
chùa Trăm Gian thể hiện rõ vai trò là một bộ phận rất quan trọng của nền văn
hóa địa phương nói riêng và của dân tộc nói chung; là chứng tích cho sự phát
triển văn hóa của cộng đồng địa phương. Thúc đẩy trách nhiệm cũng như
nhận thức của nhân dân hiểu được giá trị cũng như sự quan trọng của mình
vừa là chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để cùng nhau chung tay xây dựng
di sản văn hóa chùa Trăm Gian ngày một tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
đúng với ý nghĩa văn hóa của chùa từ bao đời nay.
Tiểu kết chương 1
Di sản văn hóa là tài sản vô giá trong đời sống của một cộng đồng xã

hội cần được bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách đúng đắn, khoa học, hợp
lý. Bước sang thế kỷ XXI, con người ngày càng coi trọng các giá trị văn hóa
dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng đa dạng giữa các quốc gia, dân
tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta cũng đang đặt ra
nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi chúng ta nhận thức rõ hơn về lĩnh vực này
để có thể đưa ra những chính sách văn hóa phù hợp, những lối đi chuẩn chỉnh,
nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó ta càng nhận định rõ hơn vị trí quan trọng của
di sản văn hóa chùa Trăm Gian bởi vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa chùa Trăm Gian là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển văn hóa huyện Chương Mỹ nói riêng và phát triển văn hóa đậm

23


đà bản sắc dân tộc nói chung.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về di sản văn hóa,
di tích lịch sử văn hóa và lễ hội chùa Trăm Gian, tổng quan về chùa Trăm
Gian, những giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa chùa Trăm Gian. Qua đó phần
nào làm nổi bật những giá trị văn hóa của di tích cũng như hiểu biết về con
người và văn hóa nơi đây. Vì vậy cần định hướng tìm hiểu về bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian ở chương 2.

24


Chương 2.
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN
HÓA CHÙA TRĂM GIAN XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG

MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Bộ máy tổ chức quản lý chùa Trăm Gian
2.1.1. Bộ máy quản lý
Hiện tại Ban Quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian huyện Chương
Mỹ thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa được ưu tiên hàng
đầu trong vấn đề điều hành và tổ chức các hoạt động văn hóa thu hút được
đông đảo người dân trên địa bàn thành phố, và lượt người thăm quan đông
đảo du khách trong và ngoài nước tham gia vào lễ hội, góp phần phát triển du
lịch của huyện riêng cũng như của thành phố nói chung.
Ban quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian huyện Chương Mỹ là đơn
vị sự nghiệp thuộc thành phố Hà Nội, có chức năng quản lý và tổ chức các
hoạt động, công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Trăm Gian.
Ban quản lý di sản văn hóa huyện Chương Mỹ phối hợp với phòng văn hóa
thông tin xã tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tại khu di tích lịch sử chùa
Trăm Gian. Ban quản di sản văn hóa chùa tại Trăm Gian thực hiện một số
nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của thành phố.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý di sản chùa Trăm Gian
Chức năng: Gìn giữ giá trị lịch sử, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể không để bị mai một, thay đổi, đồng thời khẳng định giá trị đích
thực khả năng tồn tại của chùa Trăm Gian theo thời gian, lưu giữ những giá trị
về di vật, cổ vật, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tín ngưỡng tâm linh của
cá nhân và cộng đồng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ban quản lý di sản văn hóa chùa Trăm Gian đẩy mạnh công tác bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa chùa Trăm Gian góp phần giữ gìn, bảo tồn, đồng
thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh chùa Trăm Gian, của huyện Chương Mỹ

25



×