BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ HỒNG NHUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT GỐM TỚI MỘT SỐ
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG Ở
XÃ BÁT TRÀNG HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
PHẠM THỊ HỒNG NHUNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SẢN XUẤT GỐM TỚI MỘT SỐ
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG Ở
XÃ BÁT TRÀNG HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số
: 60.42.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập hai năm tại khoa Sinh học, bộ môn Thực
vật học và làm luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các thầy cô trong khoa Sinh học, trường đại học Sư phạm Hà Nội, đặc
biệt là các thầy cô trong tổ Thực vật học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Nguyễn
Hoàng Trí đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ môi trường,
Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội, những cán bộ Ban Địa chính
xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cùng người dân xã Bát
Tràng đã cung cấp những tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý
báu của thầy cô và các bạn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Phạm Thị Hồng Nhung
4
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD (Biological Oxigen Demand)
Nhu cầu oxi sinh học
COD (Chemical Oxigen Demand)
Nhu cầu oxi hóa học
CSSX
Cơ sở sản xuất
M1, M2, M3, M4
Mẫu 1, Mẫu 2, Mẫu 3, Mẫu 4
OXH-K
Oxi hóa – khử
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TDS (Total dissolved solids)
Tổng chất rắn hòa tan trong nước
TSS (Total Suspended Solids)
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta có số lượng làng nghề rất lớn, hình thành và phát triển khắp cả
nước nằm rải rác theo các triền đê, ven các dòng sông lớn, tập trung đông nhất
tại vùng Đồng bằng Bắc bộ với trăm nghề và hàng nghìn làng nghề lâu đời và
nổi tiếng. Một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở vùng đồng
bằng Bắc bộ nói chung và Hà Nội nói riêng là làng gốm Bát Tràng thuộc xã
Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Trên địa bàn làng gốm Bát Tràng hiện có khoảng hơn 1300 lò nung đang
hoạt động. Các lò nung không tập trung mà nằm rải rác theo từng xóm nhỏ.
Từ năm 2000, Xí nghiệp X54 của Quân khu Thủ đô đã nghiên cứu
thành công và đưa vào sử dụng lò nung gốm bằng gas ở Bát Tràng, vừa giảm
được 50-60% lượng khói bụi và khí CO2, vừa tiết kiệm được gần 30% chi phí
so với lò đốt bằng than. Theo thống kê mới nhất của xã Bát Tràng thì có
khoảng 95% các hộ sản xuất đã chuyển từ lò nung bằng than sang lò nung
gas. Tuy nhiên, do chi phí xây dựng, lắp đặt lò gas khá cao (khoảng 100 - 150
triệu đồng/lò), nên nhiều gia đình chưa đầu tư xây. Vì vậy, môi trường ở Bát
Tràng vẫn còn nhiều mối nguy hiểm đe dọa.
Theo khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất
Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá mức tiêu chuẩn môi trường 3 - 3,5 lần,
nồng độ các khí CO 2, SO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 - 2 lần.
Càng đi sâu vào trong làng, ô nhiễm càng nặng. Khắp nơi bao phủ một
lớp bụi đất nung, bụi gốm. Con đường vào làng bụi mù mịt, nhất là khi có ôtô
chạy qua.
Không chỉ thải bụi, trung bình mỗi lò nung gốm bằng than ở Bát Tràng
thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm,
7
phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường; mỗi
khi mưa xuống, đường lầy lội.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để
nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ... đã
gây hại trực tiếp cho sức khỏe của người tham gia sản xuất và tác động lâu dài
đến cả những vùng xung quanh.
Thực trạng nêu trên khiến nhiều người làm việc hoặc sống ở Bát Tràng
đều bị mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm xoang hay
đau mắt... Mặc dù mức độ ô nhiễm là đáng báo động, song người dân chỉ thực
hiện các biện pháp đơn giản như phun nước để giảm bụi, đội mũ kín, đeo
khẩu trang... Nếu không sớm áp dụng những phương pháp sản xuất sạch,
nhằm giảm ô nhiễm môi trường, sự phát triển bền vững của Bát Tràng sẽ bị đe
dọa.
Nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường làng nghề, góp phần
giảm thiểuảnh hưởng tiêu cực của việc sản xuất gốm tới sức khỏe của người
dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống, chúng tôi đã lựa
chọn tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của việc sản xuất gốm
tới một số yếu tố môi trường tại làng nghề gốm Bát Tràng ở xã Bát Tràng,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1.
Nghiên cứu làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công
trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “nhà máy làng xã” của Bành
Tử (1922); “mô hình sản xuất làng xã” và “ xã hội hóa làng thủ công” của
N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World Crafts Council
International - Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập,
8
hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công
truyền thống (Ngô Trà Mai, 2009).
Đối với đa phần các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề
truyền thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế nông thôn. Thực tế
nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển
làng nghề, điển hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan… Trung
Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì xí
nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20-30% đã giải quyết được 12
triệu lao động dư thừa ở nông thôn (Trần Minh Yến, 2003) [20].
Gốm xuất hiện từ sau khi con người phát minh ra lửa và rời hang núi
hốc đá, cất nhà ở để định cư vài nghìn năm trước, ở những quốc gia có nền
văn minh sớm phát triển như Ai Cập cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc, Hy
Lạp… Hiện nay, ngoài mô hình sản xuất gốm truyền thống, gốm được sản
xuất theo mô hình công nghiệp với những cơ sở sản xuất lớn nhỏ, các làng
nghề gốm không phổ biến, chỉ phổ biến ở châu Á.
2.2.
Nghiên cứu làng nghề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, làng nghề là mô hình kinh tế rất phát triển ở nông thôn
Việt Nam. Vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với những
khía cạnh và các mục đích khác nhau.
-
Trên khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội có nhiều công trình nghiên cứu về
làng nghề ở nhiều cấp, như: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của
Bùi Văn Vượng (1998), tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề
truyền thống như: đúc đồng, rèn, gốm, trạm khắc đá, giấy dó, tranh dân
gian… Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tư
tuởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ
nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam [19]. “Phát triển làng
nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
9
đại hoá” của Trần Minh Yến (2003). Ngoài ra còn có các đề tài khoa học về
việc “ Hoàn thiện các giải pháp kinh tế tài chính nhằm khôi phục và phát triển
làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng” của Học viện tài chính
(2004); “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc bộ thời kỳ đến năm 2010” của
Bộ Thương mại (2003)… Đặc biệt phải kể đến là đề tài “Nghiên cứu về quy
hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn
ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn hợp tác cùng với tổ chức JICA (The Japan International
Cooperation Agency)– cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (2002), đã
điều tra nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ công
nước ta.
Ở khía cạnh môi trường: Gần đây trong các nghiên cứu về làng nghề,
vấn đề môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm. Cuốn sách “Làng nghề
Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi và cộng sự (2005). Đây là một
công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô
nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát
triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề, hiện trạng kinh tế xã hội của
các làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các
làng nghề (có phân loại năm nhóm làng nghề chính), và cũng đã cảnh báo
“100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt TCCP.
Môi trường không khí bị ô nhiễm một cách cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất,
nhất là ô nhiễm bụi vượt TCCP và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than, củi.
Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường là
các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều
dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nhiều
ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng
10
nghề” .Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến
năm 2010, một số định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng
nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại
hình làng nghề của Việt Nam [6].
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác
về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng
nghề Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương,
Lê Văn Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt
Nam, môi trường và sức khỏe người lao động, an toàn sản xuất làng nghề, các
biện pháp phòng ngừa [14].
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số
làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm” (Nguyễn Thị Thắm, 2012) cho thấy môi trường và tình trạng sức khỏe
của người dân tại các làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh đều trong tình trạng báo
động. Tỷ lệ người lao động có phương tiện bảo hộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao
động thấp, 100% các hộ sản xuất nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống
rãnh; nồng độ các chất khí gây ô nhiễm cho môi trường ( H 2S, NH3…) cao; tỷ
lệ người mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, ngoài da chiếm tỷ lệ cao [12].
Lê Thị Việt Hà và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về làng nghề sản xuất
tinh bột sắn Dương Liễu (Hà Nội) đã đánh giá làng nghề bị ô nhiễm nặng với
thông số BOD5, COD, TSS của nước thải vượt quá TCCP hàng chục lần [8].
Nguyễn Quang Trung, Hoàng Thu Thủy (2004) đã chỉ ra một số đặc
trưng về phát triển làng nghề nông thôn Việt Nam, nguyên nhân gây ô nhiễm
tại các làng nghề. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý
công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, tẩy giấy và
11
nhuộm... thường nước thải ra bị nhiễm màu nặng và làm đổi màu các dòng
sông. Ô nhiễm không khí do bụi, ồn và nóng do sử dụng than, dầu khí trong
sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ. Ô nhiễm chất thải rắn do tái
chế nguyên liệu: giấy, nhựa, kim loại... Tác giả cũng đã phân tích ảnh hưởng
của chất thải làng nghề tới môi trường nước, đất, không khí và sức khỏe cộng
đồng [13].
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết đuợc vấn đề lý luận cơ bản
về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi
truờng và một số giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó
thì hầu như chưa nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề
có những điều kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn
nữa mỗi khu vực bị ô nhiễm cũng có những ngồn gây ô nhiễm không giống
nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về
tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan
trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Tóm lại thực tiễn làng nghề Việt Nam còn nhiều bất cập, tốc độ phát
triển các làng nghề như hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt
hiện trạng môi trường và trình độ công nghệ cũng như thực trạng quản lý môi
trường hiện tại là một thách thức lớn đối với việc bảo tồn và phát triển bền
vững các làng nghề truyền thống của nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài chúng tôi nghiên cứu nhằm các mục đích sau:
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sản xuất gốm tới môi trường làng nghề gốm Bát
Tràng (môi trường nước và môi trường không khí).
- Đánh giá ảnh hưởng của việc sản xuất gốm tới con người (doanh thu lao động
và sức khoẻ cộng đồng).
12
-
Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi
trường, giảm tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp của người dân. Từ đó, phát triển
bền vững làng nghề gốm truyền thống.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở, các hộ tham gia sản xuất gốm tại
làng nghề gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội:
Quy trình sản xuất → chất thải → môi trường → con người
Địa điểm nghiên cứu: làng nghề gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
5. Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận văn
5.1. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường làng nghề gốm Bát Tràng, đồng thời cũng là nguồn tài liệu phục vụ
cho các nghiên cứu sau này.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản
xuất gốm có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Từ những nghiên cứu đề ra những giải pháp khắc phục.
5.2. Những đóng góp mới của luận văn
Công trình nghiên cứu tại làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội dựa trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn và tiếp cận hệ thống.
Nội dung luận văn đã nghiên cứu một cách tổng quát các đặc điểm của môi
trường tự nhiên và xã hội, đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
gốm tới môi trường và người dân địa phương, để từ đó đưa ra những giải
pháp tốt nhất để phát triển bền vững làng nghề Bát Tràng.
13
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
• Phương pháp điều tra ngoài thực địa:
+ Quan sát, mô tả hệ tự nhiên, hệ xã hội và mối quan hệ giữa các thành
phần trong mỗi hệ cũng như giữa hai hệ với nhau, dựa trên phương pháp điều
tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA- Rural Rapid Appraisal) và phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Participatory
Rural Appraisal).
+ Khảo sát số liệu về dân số, điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là số
lượng các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, số người làm nghề gốm…
+ Phỏng vấn các chủ cơ sở sản xuất gốm trong xã về quy trình sản xuất,
bảo hộ lao động, các vấn đề mắc phải hoặc khó khăn trong quá trình sản xuất,
… thông qua phiếu điều tra (phiếu 1).
+ Phỏng vấn một số hộ dân trực tiếp sản xuất và các hộ dân không trực
tiếp sản xuất về tình trạng sức khỏe của họ thông qua phiếu điều tra sức khỏe
(phiếu 2).
• Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
+ Thời gian lấy mẫu: lấy mẫu ở bốn thời điểm trong năm: Quý
III/2014, Quý IV/2014, Quý I/2015 và Quý II/2015.
+ Dụng cụ: sử dụng bình nhựa 500ml để thu mẫu nước
+ Tiến hành lấy mẫu:
- Nước thải: ở đây, nước thải chủ yếu chảy ra sông, hồ, lấy mẫu như sau: tính từ
điểm nước thải chảy ra sông, hồ, lấy trên điểm thải 500-1000m, độ sâu tốt
nhất là 20-30cm dưới mặt nước, không lấy mẫu ở những nơi có rong, rêu.
- Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 10cm.
+ Sau khi lấy mẫu thì bảo quản lạnh 0-5 oC, và nhanh chóng mang về
phòng thí nghiệm để phân tích.
14
Hình 1. Lấy mẫu ngoài thực địa
• Phương pháp phân tích mẫu ngoài thực địa (phân tích không khí ngoài thực
địa):
+ Dụng cụ: hệ thống phân tích chất lượng không khí xung quanh. Phân
tích thành phần khí ngoài thực địa gồm có CO, O2, NO, NO2, SO2, CO2.
+ Tiến hành phân tích mẫu: phân tích tại 3 điểm, khoảng cách từ địa điểm lấy
mẫu đến nguồn phát thải lần lượt là r1= 5m, r2=10m, r3=100m; chiều cao điểm
đo tối thiểu là 1,5m.
Lò nung
r1
r2
r3
Hình 2. Sơ đồ vị trí đo mẫu không khí ngoài thực địa
6.2. Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu
- Phân tích mẫu nước: Thiết bị đo đa chỉ tiêu nước TOA WQC-24 và
máy đo BOD Velp - Italia. Các thông số máy có thể đo được gồm có: pH, DO,
15
độ đục, độ mặn, độ sâu nước, ORP, Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TSS),
nhiệt độ, BOD, COD, và thành phần một số kim loại nặng.
Hình 3. Phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm
- Xử lý số liệu: Các số liệu sẽ được xử lí thông qua việc sử dụng phần
mềm Microsoft Office Excel 2007.
6.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu về lịch sử phát triển làng
nghề, quy trình sản xuất gốm, các tài liệu có liên quan tới môi trường do ảnh
hưởng của việc sản xuất gốm tại làng gốm Bát Tràng trên: sách, báo, tạp chí,
internet...
6.4. Phương pháp phân tích các mối quan hệ tương tác và tổng hợp
Các tài liệu, số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và so
sánh để:
-
Đánh giá ảnh hưởng của việc sản xuất gốm đến môi trường làng nghề gốm
Bát Tràng và người dân địa phương.
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
6. Tổng quan về làng nghề Việt Nam
6.1. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng nhữnglao động dư
16
thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng
ngàn năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông
nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn
900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn
tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xuân (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ
Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm, … (Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, 2009). Nếu đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của các
sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban
đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hằng ngày hoặc là công cụ sản
xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công
nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sản phẩm này được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác [4].
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ
công mà còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ
những thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm
trong làng. Ngoài ra, làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là
nơi tập trung những tinh hoa trong sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt hàng
sản xuất ra không chỉ phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn bao gồm các sản
phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng, dụng cụ sản xuất … Nhằm đáp ứng các nhu cầu
thực tế của thị trường khu vực lân cận (Nguyễn Thị Thắm, 2012) [12].
Trong vài năm gần đây, làng nghề đã thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công
nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển
ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã tăng mức thu
nhập bình quân của người dân nông thôn.Các công nghệ mới đang ngày càng
được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không
17
ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công
ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lí, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự
phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều,
thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản
xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng
nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng
60%); còn lại ở miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%)
(Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2009) [4].
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị
trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề
nước ta thành 6 nhóm ngành nghề chính (bảng 1 và hình 1), mỗi ngành chính
có nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành nghề có đặc điểm khác nhau về hoạt
động sản xuất sẽ ảnh hưởng khác nhau tới môi trường [3].
18
Bảng 1: Phân bố các loại hình làng nghề ở Việt Nam theo ngành
nghề sản xuất
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tổng cộng
Ươm tơ,
dệt nhộm,
đồ da
138
24
11
173
Chế biến,
nông sản,
thực phẩm
134
42
21
197
Tái chế phế
liệu
61
24
5
90
Thủ công
mĩ nghệ
Vật liệu xây Nghề khác
dựng, gốm
sứ
404
17
222
121
9
77
93
5
42
618
31
341
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia,2008)
Từ bảng trên, ta lập được biểu đồ thể hiện tỷ lệ các loại hình làng
nghề ở Việt Nam như sau:
Biểu đồ 1:Các loại hình làng nghề ở Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Qua biểu đồ ta thấy: trong các nghành nghề sản xuất của làng nghề Việt
Nam, thủ công mỹ nghệ là ngành chiếm tỷ lệ nhiều nhất (43%), vật liệu xây
dựng và gốm sứ chiếm tỷ lệ ít nhất (2%).
- Làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm, thuộc da: xuất phát từ nhu cầu may mặc cơ
bản, ban đầu chỉ là sản xuất để tự phục vụ, các làng nghề dệt nhuộm dần dần
hình thành theo thời gian và với truyền thống cha truyền con nối, đã tồn tại và
phát triển cho tới ngày nay. Nhiều sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt
may… không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm
nghệ thuật được đánh giá cao. Cả nước hiện nay có 173 làng nghề ươm tơ, dệt
nhuộm, thuộc da chiếm 11,93% tổng số làng nghề và tập trung chủ yếu ở
miền Bắc, lao động nghề thường là lao động chính.
- Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm: các làng nghề chế biến nông sản,
thực phẩm là một trong những loại hình làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề
truyền thống này thường sản xuất theo quy mô hộ gia đình, phân tán và sản
xuất nhiều loại hình sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của
cư dân trong vùng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề
chế biến nông sản, thực phẩm, chiếm 13,59% tổng số làng nghề. Phần lớn các
làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm là làng nghề truyền thống nổi tiếng
19
như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh…
với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn và gắn với hoạt động chăn nuôi
ở quy mô gia đình.
- Làng nghề tái chế phế liệu: các làng nghề thuộc nhóm này chủ yếu là mới
hình thành nhưng lại rất phát triển. Đây là nhóm làng nghề tận dụng phế liệu
làm nguyên liệu cho sản xuất. Nhờ đó mà giảm chi phí đầu tư, giảm lượng
chất thải gây ô nhiễm môi trường. Các làng nghề tái chế chiếm 6,21% tổng số
làng nghề ở nước ta, và được chia thành ba loại cơ bản: tái chế giấy, tái chế
kim loại và tái chế nhựa, tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: đây là nhóm làng nghề chiếm số lượng lớn nhất
trong tổng số làng nghề của cả nước (618 làng nghề thủ công mỹ nghệ, chiếm
42.62%). Sản xuất thủ công mỹ nghệ là ngành sản xuất gắn liền với truyền
thống lâu đời, nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá cao, mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ yêu cầu chất lượng cao cả về
giá trị thẩm mỹ nghệ thuật nên các lao động trong cơ sở sản xuất phải có tay
nghề cao. Tại một số làng nghề, quá trình sản xuất được chuyên môn hoá chặt
chẽ, lao động chuyên môn được lựa chọn kỹ càng. Tuy nhiên, công nghệ sản
xuất hầu như mang tính thủ công.
- Làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ: ngành sản xuất vật liệu xây dựng và
gốm sứ đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng
cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Mặc dù số lượng làng nghề
không nhiều (chỉ chiếm 2,14%) nhưng sản phẩm của các làng nghề này đã
đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng ở nước ta, đặc biệt là ở vùng
nông thôn. Các loại hình sản xuất chủ yếu bao gồm khai thác đá, nung vôi,
đóng gạch và sản xuất gốm sứ. Quy mô và loại hình sản xuất rất tuỳ thuộc vào
nhu cầu thị trường địa phương và các vùng lân cận xung quanh làng nghề.
- Các nhóm nghề khác: bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ như cày
bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, đan lưới, đan vó…
20
những làng nghề này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số
lượng và chất lượng ổn định, chiếm một vị trí nhất định trong tổng số làng
nghề (chiếm 23.51%).
6.2. Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường tự nhiên và xã hội
• Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường tự nhiên
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm làm
suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân
và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình
hiện naytrong cả nước thì thấy có 46% làng nghề trong số này bị ô nhiễm
nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Đáng báo động là mức độ ô
nhiễm ở các làng nghề không nhưng không giảm mà cón có xu hướng gia
tăng. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm chính sau đây
(Nguyễn Thị Thắm, 2012) [12].
Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nghiễm phân tán trong phạm vi một
khu vực (thôn, làng, xã). Ô nhiễm chỉ xảy ra trong khu vực sản xuất nghề. Do
quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh họat nên đây là loại
hình ô nhiễm khó quy hoạch và khó khiểm soát.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản xuất, thể hiện qua bảng sau
Bảng 2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình sản xuất
Khí thải
Chế biến lương
thực, thực phẩm,
chăn nuôi, giết mổ
Dệt nhuộm, ươm
tơ, thuộc da
Thủ công mỹ nghệ
Bụi, CO, SO2,
NOx, CH4
Bụi, CO, SO2,
NOx, hơi axit,
hơi kiềm
Bụi, CO, SO2,
SiO2, HF, hơi
xăng, dung
môi, oxit Fe,
Các dạng chất thải
Nước thải
Chất thải rắn
BOD5, COD, TSS,
tổng N, tổng P,
Coliform
BOD5, COD, tổng N,
độ màu, hoá chất,
thuốc tẩy, Cr6+
BOD5, COD, TSS, độ
màu, dầu mỡ công
nghiệp
21
Xỉ than, chất thải
rắn từ nguyên liệu
Xỉ than, tơ sợi, vải
vụn, cặn và bao bì
hóa chất
Xỉ than, phế phẩm,
cặn hoá chất
Các dạng ô
nhiễm khác
Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt,
tiếng ồn
Ô nhiễm nhiệt
Tái chế phế liệu
Vật liệu xây dựng
Zn, Cr, Pb
Bụi, SO2, H2S,
hơi kiềm, hơi
axit, hơi kim
loại Pb, Zn, HF,
HCl
Bụi, CO, SO2,
NOx, HF
BOD5, COD, TSS,
tổng N, tổng P, độ
màu, độ pH, dầu
mỡ, CN-, kim loại
Bụi giấy, tạp chất
từ giấy phế liệu, xỉ
than, rỉ sắt, vụn kim
loại nặng
TSS, Si, Cr
Xỉ than, xỉ đá, đá
vụn
Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt,
ô nhiễm tiếng
ồn, độ rung
(Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008)
Theo nhận định của Tổng cục môi trường (bộ Tài Nguyên và Môi
Trường), ô nhiễm môi trường làng nghề chủ yếu tại các làng nghề hiện nay là
ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước (nước mặt, nước ngầm). Mức độ ô
nhiễm tại các làng nghề ngày một gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
• Tác động của làng nghề tới xã hội
Tác động của sản xuất làng nghề tới kinh tế - xã hội
+ Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong quá trình phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần
tăng tỉ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động
từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp
có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế
nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các
ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động
tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho
khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản
lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị
trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển
22
sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà
sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn
mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động,thu hút nhiều lao động, khác với sản
xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi
hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản xuất mạnh
mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người
lao động.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện
đại hoá. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản
xuất, thu hút nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60
– 80 % cho nông nghiệp và dịch vụ, 20 – 40 % cho nông nghiệp (Sở Tài
Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Ngãi, 2011) [18].
+ Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa
phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.
Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành
nhiều nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều
việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành
nghề tại các làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc
phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí
lực lượng lao động nông thôn. Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể
hiện rất rõ ở sự phát triển lan toả sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết
việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
ở vùng đó.
Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống
mang ý nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ
23
công mỹ nghệ truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu
USD mỗi năm. Trên phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền
thống là nhân tố quan trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho hàng triệu lao động thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Qua tổng kết
thực tiễn, đã tính toán được rằng cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ
công mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 3000-4000 lao động
(Sở Tài nguyên va môi trường tỉnh Quảng Ngãi, 2011)[18].
Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực
tiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu
nhập cho người lao động. Ở đâu có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập
và mức sống cao hơn so với vùng thuần nông.
+ Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân tự do
Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công
không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công,
thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được. Đặc điểm của sản xuất trong các làng
nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy
động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng
nghề có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh
doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản
xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bản thân nó có khả năng tận
dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động
trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em vừa học vừa tham gia sản xuất
dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này chiếm một tỷ lệ đáng kể
trong tổng số lao động làng nghề.
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di
dân tự do ở nông thôn. Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do
sự tác động của quy luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ
24
nơi thừa lao động và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân
công cao, từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xếp
trên bình diện chung của nền kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm
sức ép việc làm ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở
thành phố; đồng thời làm tăng thu nhập nâng cao đời sống xã hội giảm bớt đói
nghèo cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu cực
tới đời sống kinh tế - xã hội, gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở
thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị.
Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn,
ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống của nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly
nông, bất ly hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng
di dân tự do ra đô thị.
+ Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng
của công nghiệp hóa nông thôn. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp
thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới
về chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Vì vậy, phát
triển làng nhề là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình
đô thị hóa.
Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, các
nghề thủ công truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông,
mở ra hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp. Đồng
thời cùng với sự sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao
trong việc sử dụng hợp lí các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn , lao
động, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng
25