Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

TỤC THỜ TRIỆU đà tại LÀNG văn TINH và THỜ TRỌNG THỦY tại LÀNG lực CANH (xã XUÂN CANH, HUYỆN ĐÔNG ANH, hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.06 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG MỸ LINH

TỤC THỜ TRIỆU ĐÀ TẠI LÀNG VĂN TINH VÀ THỜ
TRỌNG THỦY TẠI LÀNG LỰC CANH (XÃ XUÂN
CANH, HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG MỸ LINH

TỤC THỜ TRIỆU ĐÀ TẠI LÀNG VĂN TINH VÀ THỜ
TRỌNG THỦY TẠI LÀNG LỰC CANH (XÃ XUÂN
CANH, HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)
Chuyên ngành:
Mã số:

Việt Nam học
06.22.01.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học:



Hà Nội, 2015


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
1.1.Người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ có tục thờ thành hoàng lâu đời.
Tục này có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo đó thành hoàng được thờ với tư
cách là vị thần ở các con hào bao quanh thành cổ. Khi đến Việt Nam, vì cư
dân đô thị ít nên “Khái niệm thành hoàng” bị Việt Nam hóa. Thành hoàng trở
thành vị thần che chở cho cư dân của làng trong một địa vực làng xã cụ thể.
1.2. Xuất phát từ yêu cầu làm rõ vai trò của các vị nhân thần có nguồn
gốc từ những nhân vật phản diện là thành hoàng trong đời sống tâm linh làng
xã nói chung và cụ thể là trường hợp hai làng Văn Tinh và Lực Canh (xã
Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) nói riêng.
Thành hoàng làng của người Việt rất đa dạng. Trong cuốn “Các tục
người Việt Nam”, tác giả Bùi Xuân Đính đã phân nhóm các thần, gồm: thổ
thần, sơn thần, thủy thần, nhiên thần và nhân thần. Số lượng nhân thần rất lớn
và đa dạng, đã trở thành bộ phận lớn của hệ thống thần được thờ phụng ở Việt
Nam.
Các nhân thần cũng được chia thành nhiều nhóm như: nhân thần có
xuất thân là người bình thường, nhân thần có xuất thân là anh hùng có công
đánh giặc giữ nước, nhân thần có xuất thân là người có công truyền nghề cho
nhân dân, nhân thần có xuất thân là người mở đường học hành khoa cử cho
làng xóm…những nhân thần thuộc các nhóm kể trên đều là những nhân vật
chính diện. Tuy nhiên, người Việt không chỉ thờ những nhân vật chính diện
làm thành hoàng mà bên cạn đó họ còn thờ cả những nhân vật phản diện.
Đến Thế kỉ 15, Nhà nước phong kiến qui chuẩn hóa các vị thần, chỉ
những vị có công với nhân dân, với đất nước thì mới được coi là chính thần,
được Bộ Lễ soạn thần phả và cấp sắc phong. Những vị thần khác không nằm

trong tiêu trí trên thì bị coi là tà thần không được cấp sắc phong. Tuy nhiên,


tại làng xã, với tư cách là vị thần che chở cho dân làng các vị tà thần vẫn được
thờ phụng, mặc dù không được nhà nước công nhận. Vì vậy cần nghiên cứu
sâu vấn đề này để làm rõ vai trò của các vị nhân thần có xuất thân từ nhân vật
phản diện là thành hoàng trong đời sống tâm linh làng xã.
1.3. Xuất phát từ thực trạng thờ cúng Triệu Đà và Trọng Thủy tại hai
làng Văn Tinh và Lực Canh.
Trong các vị Thần xuất thân từ những nhân vật phản diện là thành
hoàng, các nhân vật phản diện ấy ngoài những vị đã được xác minh rõ ràng
thì còn có cả những vị cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, trong đó có nhân
vật Triệu Đà và Trọng Thủy. Và một trong số những làng thờ Triệu Đà và
Trọng Thủy có: làng Văn Tinh (thờ Triệu Đà) và làng Lực Canh (thờ Trọng
Thủy).
Qua khảo sát tại làng Văn Tinh và Lực Canh chúng tôi đã nhận thấy
một điều bất ngờ là:
Tục thờ Triệu Đà tại làng Văn Tinh thời xưa được xếp vào loại lễ hội
đặc sắc với đầy đủ tiêu chí và các hoạt động sau: là lễ hội có diễn xướng dân
gian độc đáo (mượn đám rước giữa hai làng để diễn tả hoạt cảnh cha con gặp
nhau), ngoài ra còn có: đình (làm cơ sở thờ tự), còn sắc phong, có rước, có tế,
có trò chơi dân gian (thi vật rượu), có lễ vật đặc biệt (rượu hoàng, xôi lợn), có
đọc sớ bằng chữ nho (đọc Chúc). Thế nhưng trong số tám tiêu chí hoạt động
được nêu trên thì hiện nay chỉ còn lại hai tiêu chí là còn đình làm cơ sở thờ
cúng và còn sắc phong, tức là chỉ còn khoảng 25% giá trị của lễ hội truyền
thống trước kia được lưu giữ lại cho đến ngày nay (nhưng cũng ở mức không
đầy đủ, không còn nguyên bản).
Một con số bất ngờ nữa là khi tiến hành khảo sát tại làng Lực Canh đó
là: thứ nhất, với tám tiêu chí hoạt động trên, lễ hội truyền thống tại làng Lực
Canh chỉ còn lưu giữ được một tiêu chí (nhưng cũng không đầy đủ vì chỉ giữ



được 01 bản sắc phong niên đại năm 1938, số sắc phong trước đó đã bị mất),
nghĩa là chỉ có khoảng 12.5% giá trị lễ hội truyền thống trước kia được giữ
lại, còn lại là tổ chức theo lối mới không đúng với nguyên bản. Thứ hai, có
đến 80% cư dân trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi đều chưa rõ hoặc chưa biết
chính thức thành hoàng làng mình là ai, được gắn với thần tích như thế nào,
có công trạng ra sao, có đóng góp cho làng trên phương diện gì? Vậy việc thờ
Thành hoàng làng Lực Canh có nguồn gốc như thế nào? Tại sao người dân
trong thôn lại có sự mơ hồ về chính vị thần mà mình thờ tự? Việc thiếu thông
tin chính xác về thành hoàng là nguyên nhân chính dân đến một số hoạt động
liên kết chung của hai làng Văn Tinh và Lực Canh đã không còn tồn tại nữa.
Đây chính là những vấn đề khoa học cần được làm sáng tỏ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản đã thôi thúc tôi chọn lựa chọn
đề tài: “Tục thờ Triệu Đà tại làng Văn Tinh và thờ Trọng Thủy ở làng Lực
Canh (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
2.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu tín ngường thờ thành hoàng làng
của người Việt
Tín ngưỡng dân gian của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ thành
hoàng làng nói riêng là đề tài mà từ trước đến nay đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều
bài viết đề cập đến đề tài này. Có thể kể tên một vài công trình tiêu biểu theo
trình tự thời gian như sau:
2.1.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Hai bộ sách Việt điện u linh và Lĩnh nam chích quái tương truyền được
ra đời vào thời Trần, là một trong số những công trình cổ xưa nhất, được xếp
vào hàng giả sử của Việt Nam mang tính chất tạo nền móng cho việc nghiên
cứu về thành hoàng người Việt sau này. Sách Việt điện u linh do tác giả Lý Tế



Xuyên biên soạn vào đầu thế kỷ XIV, bài tựa được viết vào năm Khai Hựu
thứ nhất(1329) dưới thời vua Trần Hiến Tông. Đây là công trình tác giả ghi
lại những truyện vốn lưu truyền trong dân gian về các vị thần linh nước ta.
Sách Lĩnh Nam trích quái của tác giả Trần Thế Pháp một trong những tác
phẩm văn học dân gian đầu tiên của Việt Nam, viết bằng chữ Hán văn xuôi, là
tài liệu rất quý hiếm được biên soạn khoảng cuối đời Trần. Nội dung cuốn
sách gồm sự ghi chép, tập hợp những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích
trong dân gian để giải thích cho tục thờ thần của người Việt như: Từ Đạo
Hạnh, thần Cao Lỗ, thần kim quy…Bởi vậy, hai công trình này được các nhà
nghiên cứu coi là nguồn tư liệu quý đối với việc nghiên cứu văn hóa tín
ngưỡng ở Việt Nam nói chung và tín ngường thờ thành hoàng nói riêng.
Trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, có các công trình như:
Nam ông mộng lục của tác giả Hồ Nguyên Trừng (biên soạn vào khoảng thế
kỷ XV), Công dư tiệp ký của tác giả Vũ Phương Đề (biên soạn năm 1755),
cuốn Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ (ra đời năm 1775). Trong những tác
phẩm này, các tác giả đã soạn lại những câu chuyện và huyền tích về những
phong vật, con người và việc thờ các vị thần trong dân gian. Đây là những tư
liệu rất hữu ích và có giá trị tham chiếu trên nhiều phương diện, nhất là về tín
ngưỡng thờ cúng thành hoàng làng.
2.1.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1986:
Bối cảnh đất nước liên tục trải qua hai cuộc chiến tranh chống xâm
lược với hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, giai đoạn này đã đánh dấu những
biến động to lớn trong lịch sử đương đại Việt Nam về mọi mặt đời sống kinh
tế, chính trị và văn hóa. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo biến động về
chính trị và văn hóa, hệ lụy của nó còn ảnh hưởng đến cả việc nghiên cứu văn
hóa nói chung và nghiên cứu tín ngường thờ thành hoàng cũng gặp nhiều khó
khăn.



Một số tác phẩm tiêu biểu ra đời trong khoảng thời gian này nghiên cứu
về đặc điểm văn hóa làng và đời sống tín ngưỡng của người dân Việt như:
cuốn Nếp cũ – Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Hoa Đăng, Sài Gòn, năm 1967 của
tác giả Toan Ánh đã tiếp tục làm rõ thêm một số phương diện về thành hoàng
của người Việt. Đầu năm 1980, Lê Văn Hào cho ra mắt công trình Hành trình
về thời đại Hùng Vương dựng nước. Tác giả đã dựa vào các truyền thuyết,
các thành tựu nghiên cứu các di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Đông Sơn để
dựng lên diện mạo thời đại Hùng Vương với những tín ngường, phong tục và
cuộc sống của người Việt cổ. Hai cuốn sách này được coi là nguồn tài liệu
quý để nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng làng.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay được coi là giai đoạn nền Văn hóa Việt
Nam bước vào thời kỳ hiện đại. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội có
nhiều biến chuyển theo hướng phát triển tích cực, có nhiều đổi mới. Các nhà
nghiên cứu cho rằng chưa bao giờ người ta thấy đời sống văn hóa tinh thần
của người dân Việt Nam lại khởi sắc đến như bây giờ.
Công cuộc cải cách để đối mới đất nước đã tạo tiền đề cho các hoạt
động nghiên cứu về tín ngưỡng ra đời, đã có nhiều công trình của nhiều tác
giả được công bố như: cuốn Hội hè Việt nam của tác giả Trương Thìn được
nhà xuất bản văn hóa dân tộc xuất bản năm 1990, tại Hà Nội. Cuốn sách đã ít
nhiều đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng thành hoàng làng. Năm 1996, tác giả
Nguyền Duy Hinh đã xuất bản công trình Tín ngường Thành hoàng Việt Nam
do nhà xuất bản Khoa học xã hội in và phát hành tại Hà Nội. Cũng trong năm
1996, tác giả Lê Xuân Quang công bố cuốn Thờ thần Việt Nam, được nhà
xuất bản Hải Phòng in và phát hành. Năm 1998, tác giả Nguyễn Minh San có
công trình Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam do nhà xuất bản Hà nội phát
hành tại Hà Nội. Thông qua tác phẩm, các tác giả trên đã tiếp tục nghiên cứu


chuyên sâu, nhất là nghiên cứu trường hợp về tín ngưỡng thờ cúng thành

hoàng làng. Thành tựu nghiên cứu mà các công trình này mang lại đã góp
phần bổ sung thêm vào bề dày nghiên cứu về thành hoàng làng, một trong
những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Sang đầu thế kỷ XXI, Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền vă
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Được tạo điều kiện thuận lợi nên đã có
rất nhiều các ấn phẩm, tạp chí, đầu sách, bài nghiên cứu về bản sắc văn hóa
Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ thành hoàng làng nói riêng được công
bố. Có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như: Cùng năm 2001,tác giả Ngô
Đức Thịnh đã công bố hai công trình nghiên cứu là cuốn Tín ngưỡng và văn
hóa tín ngưỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội và cuốn Tín ngưỡng dân gian
Việt nam, Nbx Văn hóa dân tộc. Công trình Tín ngưỡng và văn hóa tín
ngưỡng đã đóng góp nhiều giá trị trong việc nghiên cứu tín ngưỡng nói chung
và tín ngường thờ cúng thành hoàng làng của người Việt nói riêng. Điểm
đáng chú ý của cuốn Tín ngưỡng dân gian Việt nam là tác giả đã bàn về một
số thần linh là Thành hoàng làng được thờ cúng trong đình, miếu của người
Việt.
Những thành tựu về nghiên cứu tín ngưỡng nói chung và tín ngường
thờ cúng thành hoàng làng nói riêng đã tạo tiền đề khoa học cần thiết, tạo
định hướng quan trọng cho luận văn của chúng tôi có thể tiếp cận đối tượng
nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tục thờ Triệu Đà và Trọng Thủy tại hai làng
Văn Tinh, Lực Canh
Vấn đề nghiên cứu về nhân vật Triệu Đà và Trọng Thủy từ lâu đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, khi điểm lại lịch sử nghiên cứu về
tục thờ Triệu Đà và Trọng Thủy ở phạm vi trong và ngoài nước vẫn chưa


được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vậy nên cho đến nay, chưa có
công trình khoa học nào được công bố về vấn đề này.
Cuốn sách đã điểm lại những di tích lịch sử cách mạng và tôn giáo tín

ngưỡng tại các làng trong xã, trong đó có di tích liên quan đến tục thờ thành
hoàng làng của nhân dân hai thôn Lực Canh và Văn Tinh. Đây là nguồn tài
liệu hữu ích, giúp bổ sung thông tin cho quá trình nghiên cứu luận văn.
Luận văn nghiên cứu về “Tục thờ Triệu Đà ở làng Văn Tinh và Trọng
Thủy ở làng Lực Canh, xã Xuân Xanh, huyện Đông Anh, Hà Nội” là luận văn
đầu tiên nghiên cứu sâu về vấn đề thờ cúng Triệu Đà và Trọng Thủy trong
mối quan hệ tương hỗ giữa hai làng Văn Tinh và Lực Canh.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến việc thờ phụng Triệu Đà và
Trọng Thủy ở hai làng Văn Tinh và Lực Canh. Tạo cơ sở khoa học cho việc
giải mã những vấn đề liên quan đến hai nhân vật lịch sử này tại địa phương.
Tạo cơ sở giải thích, tuyên truyền và định hướng việc thờ phụng các vị tại hai
làng Văn Tinh và Lực Canh (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội).
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu gồm các khía cạnh, các yếu tố có liên quan đến
việc thờ Triệu Đà và Trọng Thủy ở hai làng Văn Tinh và Lực Canh.
Phạm vi nghiên cứu gồm:
- Phạm vi không gian: tiến hành khảo sát tại hai làng Văn Tinh và Lực
Canh (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội).
- Phạm vi thời gian: quá trình tìm hiều nguồn gốc của thành hoàng theo
những tiến trình lịch sử gắn với quá trình định cư và phát triển cộng đồng làng
xã của cư dân thôn Văn Tinh và Lực Canh được tiến hành từ tháng 2 năm
2015.


- Phạm vi nội dung: luận văn tập chung nghiên cứu ba nội dung sau
Thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên, dân cư của hai làng Văn Tinh, Lực Canh
theo tiến trình lịch sử.
Thứ hai:Nguồn gốc thành hoàng làng Văn Tinh,thành hoàng làng Lực

Canh.
Thứ ba: Những điểm đặc sắc trong phong tục thờ thành hoàng của hai
làng Văn Tinh – Lực Canh và lễ hội truyền thống của hai làng hiện nay.
4. Nhiệm vụ và các đóng góp mới của luận văn:
4.1.Nhiệm vụ:
Thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau đã tổng hợp, sưu tầm
được để phân tích, lý giải bề dày văn hóa kết tinh trong tín ngường thờ thành
hoàng làng tại hai thôn Lực Canh và Văn Tinh
Thứ hai: từ kết quả nghiên cứu, tiến hành đánh giá những đặc điểm nổi
trội của văn hóa làng xã tại hai thôn Văn Tinh và Lực Canh.
4.2. Đóng góp của luận văn:
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về tục thờ Triệu Đà và Trọng Thủy
làm thành hoàng ở hai làng Văn Tinh và Lực Canh (xã Xuân Canh, huyện
Đông Anh).
Luận văn cung cấp cho người đọc những cơ sở, các dạng thức thờ
phụng Triệu Đà và Trọng Thủy, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về
hai nhân vật này. Đồng thời góp phần định hướng cho hoạt động tuyên truyền,
giải thích với nhân dân địa phương và định hướng cho việc tổ chức Lễ hội tại
hai làng Văn Tinh và Lực Canh (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Với đối tượng và mục đích nghiên cứu đã nêu trên, luận văn sẽ sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau để thu thập tư liệu: , phương pháp lịch


sử, phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp phân tích tài liệu, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.
5.1.Phương pháp lịch sử:
Đây là phương pháp đầu tiên và có vai trò vô cùng quan trọng trong
quá trình nghiên cứu văn hóa nói chung và nghiên cứu tín ngưỡng thờ thành

hoàng làng nói riêng. Từ nguồn tư liệu lịch sử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
phân tích, tổng hợp các thông tin trong văn bản theo tiến trình lịch sử.
Phương pháp này giúp chúng tôi có hệ thống kiến thức sâu để nhìn
nhận, đánh giá vấn một cách khách quan nhất theo logic thời gian; giúp củng
cố kỹ năng trong cách đặt và giải quyết vấn đề từ những người đi trước, tạo
định hướng mới trong nghiên cứu.
5.2.Phương pháp điền dã:
Phương pháp điền dã là phương pháp quan trọng trong quá trình tiếp
cận đối tượng nghiên cứu trong thực tế. Nhờ đó, chúng tôi có thêm những
thông tin xác thực nhất, mới nhất về đối tượng nghiên cứu và có điều kiện để
kiểm chứng những thông tin thu thập được từ nguồn dữ liệu văn bản.
Với phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành đi tiền trạm, xác định vị
trí, địa bàn khảo sát. Tại địa phương, trong quá trình điền dã chúng tôi đã kết
hợp với các thao tác như: phỏng vấn chuyên sâu, điều tra hồi cố, chụp ảnh,
quay phim tư liệu, phát phiếu điều tra…Những thông tin quan trọng thu thập
được trong quá trình điền dã đã đóng góp hữu ích cho việc đánh giá, nhận
định về thực trạng thờ cúng thành hoàng làng tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra.
Đây là một trong những thao tác quan trọng trong nghiên cứu xã hội học,
nhân học để thu thập số liệu định tính nhằm đánh giá việc thờ cúng thành
hoàng làng tại địa phương.


5.3. Phương pháp so sánh:
Chúng tôi đã đặt đối tượng nghiên cứu trong tổng thể văn hóa tín
ngưỡng thờ thành hoàng làng của làng xã người Việt, nhất là so sánh số liệu
của hai làng với những làng bên cạnh đề tìm ra điểm tương đồng và khác biệt
(những nét văn hóa đặc trưng nổi trội) trong tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
của hai thôn với khu vực toàn xã. Những nét văn hóa đặc sắc, nổi trội đó
chính là bản sắc văn hóa của làng trong mối quan hệ với các làng trong xã và

trong vùng.
5.4. Phương pháp liên ngành:
Đây là phương pháp nghiên cứu liên khoa học, là sự kết hợp kiến thức
giữa các môn học, các ngành khoa học như: địa lý, lịch sử, kiến trúc, văn
hóa…với nhau để vận dụng vào việc lý giải hiện tượng văn hóa. Phương pháp
này được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu khoa học.
6. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3
chương chính như sau:
Chương I: Giới thiệu chung về hai làng Lực Canh và Văn Tinh
1.1.Điều kiện tự nhiên.
1.2.Lịch sử hình thành
1.3.Dân cư và tổ chức hành chính
1.4.Cơ cấu kinh tế
1.5. Các di tích thờ cúng

Chương II: Những khía cạnh liên quan đến việc thờ Triệu Đà và Trọng
Thủy ở làng Văn Tinh và làng Lực Canh
2.1.Vài nét về hai nhân vật
2.1.1.Triệu Đà qua tư liệu lịch sử và tư liệu tại Văn Tinh, Lực Canh
2.1.2.Trọng Thủy qua tư liệu lịch sử và tư liệu tạiVăn Tinh, Lực Canh

2.2.Các di tích liên quan đến việc thờ Triệu Đà và Trọng Thủy


2.2.1.Đình Văn Tinh
2.2.2. Đình Lực Canh

2.3.Các lễ thức thờ Triệu Đà và Trọng Thủy
2.3.1.Thời gian thờ cúng

2.3.2.Nhân vật thờ cúng
2.3.3.Các nghi thức thờ cúng và Lễ hội của hai làng Văn Tinh, Lực Canh

Chương III: Vài nét rút ra từ việc nghiên cứu thờ phụng Triệu Đà và
Trọng
Thủy ở hai làng Văn Tinh và Lực Canh trên cơ sở kết quả nghiên cứu

B. PHẦNNỘI DUNG:


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HAI LÀNG LỰC CANH VÀ VĂN TINH
1.1.Làng Văn Tinh
1.1.Điều kiện tự nhiên.
Làng Văn Tinh nằm ở vị trí trung tâm của xã Xuân Canh, phía đông
bắc giáp với làng Lực Canh, phía đông giáp với xã Đông Hội, phía tây giáp
với làng Xuân Canh, phía nam giáp với sông Hồng và bãi bồi xã Tàm Xá
(Tầm Châu). So với các làng trong xã Xuân Canh, diện tích của làng Văn
Tinh thuộc loại nhỏ (diện tích xấp xỉ bằng một phần hai diện tích làng Lực
Canh).
Do nằm ở vị trí trung tâm của xã nên hệ thống đường bộ và đường thủy
của Văn Tinh rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Về đường bộ, xã Xuân Canh nằm trên con đường thiên lý từ bờ Bắc
sông Hồng đối diện với kinh đô Thăng Long xưa đi các trấn Bồ Đề (từ Bồ Đề
qua đất năm làng ở Xuân Canh đi lên Thái Nguyên, tức Quốc lộ 3 – Thái
Nguyên – Cao Bằng ngày nay). Đây là một trong bốn con đường thiên lý ở bờ
Bắc sông Hồng đi các trấn phía Bắc và phía Đông thời phong kiến. Đoạn
đường qua xã dài 2.5km chia thành hai phần, phần phía Tây Nam là các làng
Lực Canh, Xuân Trạch và năm làng thuộc xã Xuân Canh cụ, trong đó có Văn
Tinh.

Làng Văn Tinh còn có khoảng 1km đường đê sông Hồng chạy qua địa
phận làng.
Về đường thủy, Văn Tinh nằm ở phía bờ Bắc, phần tả ngạn của sông
Hồng và sông Đuống, là cửa ngõ vào nội thành từ phía Bắc, là đầu mối thông
thương giữa vùng trung du, miền núi và đồng bằng. Sông Hồng chảy qua địa
phận làng đến ngã ba tiếp giáp với sông Đuống và làng Vân Hoạch, dài


khoảng hơn 2km. Theo sách Đại Nam thực lục, đoạn sông này tiếp nối với
đoạn phía trên (từ làng Hải Bối xuống), trước đây nước chảy quanh co, dòng
nước xiết.
Sự thuận lợi về đường sông và đường bộ đã tạo cho Văn Tinh thế thông
thương về kinh tế và văn hóa. Dân làng đã tận dụng lợi thế này để phát triển
kinh tế, nhất là việc buôn bán bằng đường sông. Dọc bờ sông Hồng và sông
Đuống có đến 6 bến đò, làng Văn Tinh nằm ở giữa vị trí sáu bến đò đó nên
thuận tiện để phát triển kinh tế bằng đường sông.
Sông Hồng và sông Đuống đã đem lại nhiều nguồn lợi cho nhân dân
trong thôn và trong xã, nhất là trong các mùa mưa lũ, những nguồn thực phẩm
như tôm cá, nguồn cá con, trứng cá, củi gỗ từ thượng nguồn trôi về. Xưa kia,
khi đê còn thấp, mùa lũ nước tràn qua đê đem lại nguồn phù sa bồi đắp cho
đồng ruộng trong đê. Tuy nhiên sông Hồng cũng gây cho nhân dân nhiều bất
lợi, nước sông Hồng chảy xiết, thường xuyên đổi dòng lúc lở lúc bổi. Đoạn
sông Đuống phía dưới nước chảy cũng xiết nên hay tạo ra những xoáy nước
ngầm ở đoạn sông của làng khiến đất đai sói lở. Làng Văn Tinh đã phải
chuyển dần khi di tích thờ cúng chung của làng vào trong đê, lũ lụt gây thiệt
hai nặng cho các xóm ven sông.
1.2.Lịch sử hình thành
Làng Văn tinh từ thời lập làng đến nay vẫn tụ cư trên diện tích đất mà
dân làng đang quản lý hiện nay. Trước hết, xét từ việc thờ thần và thành
hoành ở làng Văn Tinh đã cho thấy: làng Văn Tinh thờ Triệu Đà và nguồn

gốc hình thành làng cũng xuất phát từ việc Triệu Đà đóng căn cứ ở địa
phương để đánh lại Thục An Dương Vương sau nhiều lần thất bại. Như vậy,
việc định cư lập làng của cư dân làng Văn Tinh đã được hình thành từ những
buổi đầu dựng nước, cùng với tiến trình người Việt cổ di cư từ miền núi
xuống chiếm lĩnh đồng bằng châu thổ rộng lớn.


Theo các bậc cao niên các làng, năm làng nhỏ gồm: Xuân Trạch,
Thượng Lão, Văn Hoạch, Xuân Đình và Văn Tinh xưa đã kết chạ với nhau
hợp thành một khối thống nhất, tương trợ nhau trong các hoạt động thuộc
nhiều lĩnh vực, nhất trong sản xuất, an ninh trật tự. Năm làng đã lập chợ
chung, cùng dựng đình chung (đình được đặt ở xứ đồng Đình Năm Làng ở sát
chùa Xuân Trạch ngày nay) gọi là khu đình làng, có ý kiến lại gọi là khu đình
Khiếm. Về sau, dân số của các làng tăng nhanh nên các làng đã tách ra để lập
đình riêng. Di tích khu đình của năm làng để hoang, tự sụp đổ gần hết. Năm
1957, đất ở xứ đồng Đình Năm Làng được đào để đắp đê sông Đuống, tạo
thành nhiều vùng trũng và ao hồ như hiện nay. Một phần của xứ đồng được
lấp để xây dựng chùa Xuân Trạch. Đến nay, khu đình Năm Làng này không
còn nữa do tác động của nhiều nguyên nhân.
Làng Văn Tinh trước đây có phần làng chính ở vùng đất bồi tụ phía
ngoài đê sông Hồng. Trước năm 1945, trong số hơn 50 hộ dân của làng chỉ có
2 gia đình ở trong đê, do đó xóm trong đê được gọi là xóm trại hay xóm
ngoài. Dân làng lập đình, miếu và chùa ở vùng đất bên ngoài đê, gần với làng
để thuận tiện cho việc thực hành các nghi lễ thờ cúng theo tuần tiết.
Làng Văn Tinh từ xa xưa đã nằm trong khu vực gắn bó với lịch sử và
văn hóa vùng Kinh Bắc, lại nằm ở vị trí bờ Bắc sông Hồng nên sớm có nhiều
mối quan hệ giao thương với khu vực kinh thành Thăng Long xưa. Cơ sở này
về sau đã là lý do để xếp làng là một trong những đơn vị hành chính cấp cơ sở
của Hà Nội.
Vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn (khoảng đầu thế kỷ XIX), nhà nước

tiến hành chia nhỏ các đơn vị hành chính cơ sở, làng Văn Tinh là một trong
bốn làng thuộc xã Xuân Canh (Thượng Lão, Vân Hoạch và Xuân Đình), tổng
Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Năm Minh Mạng thứ ba, Nhâm Ngọ,
1822, trấn Kinh Bắc đổi tên thành Bắc Ninh và đến năm Minh Mạng thứ


mười hai, Tân Mão,1831thì đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng chín năm
Bính Tý (tháng 10 năm 1876) thời vua Tự Đức, sau sự thay đổi về địa giới
hành chính, làng Văn Tinh thuộc xã Xuân Canh, tổng Xuân Canh, huyện
Đông Anh, tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 10 năm 1901, thực dân Pháp cắt huyện
Đông Anh sang tỉnh Phù Lỗ (sau đổi là Phúc Yên).
1.3.Dân cư và tổ chức hành chính
* Dân cư
Làng Văn Tinh trước Cách mạng tháng Tám 1945 mang đầy đủ những
đặc điểm chung của mô hình làng vùng châu thổ Bắc bộ, cơ cấu tổ chức của
làng bao gồm một hệ thống các thiết chế như: dòng họ, giáp, hội đồng kỳ mục
và chức dịch. Trong hệ thống các thiết chế tổ chức này, các giáp giúp làng
thực hiện các công việc cộng đồng tại địa phương, còn hội đồng kỳ mục và
chức dịch là bộ máy quản lý về mặt hành chính.
Dân số của làng Văn Tinh qua nhiều đời vẫn ở con số khiêm tốn so với
số dân của các làng trong xã. Trai đinh trong làng thuộc các năm dòng họ là
Nguyễn Khắc (đông đinh nhất), Nguyễn Như và ba dòng họ Nguyễn Văn.
Các họ đều có nguồn gốc tại làng, không có dòng họ nào ở làng khác chuyển
cư đến.
Về các dòng họ
Thời trước cách mạng tháng Tám 1945, làng Văn Tinh tuy nhỏ nhưng
cũng có đến bốn giáp, bao gồm: giáp Nhất, giáp Nhì, giáp Đông, giáp Đoài.
Do đặc điểm làng ít người nên số lượng trai đinh trong làng có hạn, lệ làng
còn có nhiều nét khác biệt và có phần nặng nề hơn (cả về phần việc và đóng
góp vật chất) so với các làng bên, thể hiện ở những qui định khi thực hiện

việc làng như:


Việc vào giáp của mỗi đinh cũng phải trải qua rất nhiều tiểu lễ. Khi
đinh đến 48 tuổi, tùy thuộc vào kinh tế gia đình mỗi đinh quyết định việc
sửa lễ vào làng có thịnh soạn hay không. Theo cuốn Xuân Canh truyền
thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, lễ được qui định gồm: “ một mâm
xôi hoa cau (được làm từ khoảng 5 cân gạo và nửa cân đỗ xanh tiêu – loại
đỗ xanh ngon nhất trước thường dùng để tiến vua), một cóc rượu và mười
hai quả cau” (tr.68). Nếu gia đình khó khăn thì chỉ sửa lễ như trên để xin
vào làng; còn với những gia đình khá giả, có của ăn của để thì khi làm lễ
vào làng sẽ gắn liền với việc mua sắc mục, họ đóng thêm 7 đồng mua sắc
mục. Vào đầu những năm bốn mưới của thế kỷ XX, 7 đồng có giá trị tương
đương với sáu nồi gạo ngon, tổng trọng lượng ước chừng 120kg. Khi trai
đinh mua sắc mục mới được cấp ngôi sắc mục, vào các ngày sóc ngày vọng
mới được hưởng lộc thánh tại đình, khi đến 50 tuổi mới được gọi là lão
làng (hay lão chính thức), được hưởng các phần biếu khi có tiệc làng theo
lệ. Nếu đinh mới sửa được lễ vào làng mà chưa mua sắc mục sẽ rất thiệt
thòi khi ra trốn đình chung, khi không được phong ngôi sắc mục khi ra
đình sẽ được gọi là lão ngang, không được hưởng những quyền lợi về vật
chất, tức là không được hưởng niềm vinh dự về tinh thần, dân gian vẫn có
câu: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Việc phân chia cách
xưng hô và ngôi thứ ngồi trong đình vào dịp việc làng đã cho ta thấy phần
nào sự phân tầng đẳng cấp trong cộng đồng cư dân.
Sau khi làm lễ vào làng, tất cả các đinh mới vào giáp phải lần lượt
từng người sửa lễ xôi gà gọi là có lời báo với hàng giáp về danh phận của
mình. Khi sang tuổi 49, lần lượt từng đinh sẽ làm thôn trưởng (vọng thôn
trưởng) trong một khoảng thời gian do giáp ấn định, khi nhận trọng trách
này người nhận sửa một lễ xôi gà cho hàng giáp. Lễ vật bao gồm: một mâm



xôi và và một con gà, yêu cầu phải là gà trống đỏ, đo vòng ngực phải bằng
một chét tay (một gang tay). Khi nhận làm thôn trưởng tức là đinh đó sẽ
phải lo đăng cai cả việc giáp và việc làng với các nhiệm vụ cụ thể sau: thứ
nhất, cúng hậu giáp năm tại nhà mình; thứ hai, khi làng vào hội thì có trách
nhiệm sửa một lễ xôi lợn cho làng vào ngày mồng bảy tháng ba gồm một
con lợn khoảng 25kg trở lên, 20kg gạo xôi và 30 lít rượu hoàng; thứ ba,
thổi cơm cho hàng giáp ăn khi đến lệ, mâm cơm bao gồm cơm, canh và thịt
lợn. Quyền lợi của thôn trưởng khi nhậm chức là được làng cấp cho 1 mẫu
2 sào ruộng và được giáp cấp cho một khoản ruộng thường là 3 sào (tuy
nhiên, diện tích ruộng từng giáp tại thời điểm cấp). Theo lệ, mỗi đinh sẽ chỉ
làm thôn trưởng một lần duy nhất trong đời nhưng vì làng Văn Tinh có ít
đinh, trong khi các lễ tiết của làng vẫn tổ chức hàng năm đều đặn nên có
nhiều trường hợp một đinh phải làm hai lần thôn trưởng, rất tốn kém. Nếu
gặp may, mùa màng bội thu, chăn nuôi không gặp dịch bệnh thì được nhờ
vì làm thôn trưởng, có của ăn của để. Chẳng may mất mùa, chăn nuôi thất
bát, đã có nhà suy kiệt vì chức vị này. Những người không theo được lệ
làng phải bỏ làng ra đi, mất ngôi thứ ở hàng giáp ở làng, nếu trở về làng
phải ngồi ở vị trí thấp ngang mới người mới vào làng.
Về các lễ thức thờ cúng
Làng Văn Tinh nằm ở vị trí trung tâm xã Xuân Canh, một vùng đất
được các cư dân Việt cổ khai phá từ rất sớm. Các cứ liệu khảo cổ học, lịch
sử, tư liệu văn học dân gian, tư liệu Hán Nôm và việc thờ thần tại địa
phương đã cho thấy các làng trong khu vực xã Xuân Canh gắn bó với lịch
sử đất nước từ thời Văn Lang – Âu Lạc.
PGS.TS Bùi Xuân Đính đã thống kê thời biểu lễ tiết của làng Văn
Tinh từ bản hương ước năm 1942 của làng trong bảng thống kê “ Các lễ tiết


(lễ vật số tiền chi) trong năm của các làng” (Bảng 6, tr.104, Xuân Canh

truyền thống lịch sử và cách mạng) như sau:
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Ngày, tháng và lễ tiết

Số tiền

(Đơn vị: đồng)
Thôn Văn Tinh (Hương ước 1942)
87,0
1/giêng, Nguyên đán, động thổ

2,5
12/hai, lễ Xuân tế
1,5
7/ba, lễ Nhập tịch, đại Kỳ phúc (Triệu Đà lên
10,0
ngôi, dùng xôi lợn)
8/ba, Chính tiệc
9/ba, lễ Xuất tịch
1/tư, sinh nhật Triệu Đà, dùng xôi lợn, rượu

2,0
10,0
12,0

hoàng
6/tư, lễ Kỳ yên
5/năm, lễ Trùng ngũ (Đoan ngọ)
Đầu tháng sáu, lễ Hạ điền
30/sáu, lễ Kỳ phúc
15/bảy, lễ Trung nguyên
Tháng bảy, lễ Thượng điền
6/tám, lễ Thánh húy và Thường tân (cơm mới)
15/tám, lễ Trung thu
30/chín, lễ Kỳ phúc
10/mười, lễ Trùng thập
30/một, lễ Kỳ phúc
24/chạp, lễ Triều y (thay áo cho thần)

6,0
1,0

1,0
1,0
2,0
1,0
10,0
2,0
1,0
1,0
1,0
10,0

Theo bảng trên, các vị thần được thờ tại làng Văn Tinh thuộc lớp các vị
thần được hình thành từ sớm, gắn với việc Triệu Đà xây dựng căn cứ để đánh
bại An Dương Vương. Với hệ thống các di tích được thờ tại làng, các sinh
hoạt tín ngưỡng hàng năm của làng diễn ra xung quanh các ngày sinh, ngày
hóa, ngày hiển thánh và ngày khánh hạ của thành hoàng và các thần. Ngoài
những ngày trên còn có cả hoạt động tế lễ trong các ngày lễ tiết như: tết
Nguyên đán, tiết Thanh minh, tết Đoan ngọ, ngày sóc ngày vọng, hạ điền,


cơm mới...Các lễ tiết này được tiến hành ở đình, do làng không có văn chỉ nên
lễ Xuân tế, Thu tế cũng được diễn ra ở đình.
* Tổ chức hành chính
Ngoài các giáp, giống như nhiều làng trong xã, dân làng Văn Tinh còn
lập ra bộ máy quản lý hành chính gồm hai thiết chế là: hội đồng kỳ mục và bộ
máy chức dịch để quản lý và điều hành công việc chung của làng.
Hội đồng kỳ mục của làng Văn Tinh là cơ quan hành chính thực hiện
hai chức năng chính phục vụ làng xã là: chức năng đưa ra nghị quyết, chức
năng chấp hành. Chức năng nghị quyết được thể hiện ở việc hội đồng kỳ mục
có toàn quyền quyết định các công việc trong làng như: chia lại hoặc tổ chức

đấu thầu ruộng đất công, tu bổ các di tích thờ cúng chung của làng như đình –
chùa – đền – miếu..., mở hội và giao hiếu với làng kết chạ mỗi dịp đến lệ.
Chức năng chấp hành (hay thi hành) thể hiện ở việc hội đồng kỳ mục có trách
nhiệm thực hiện và trông coi việc tế tự của làng, thu chi các khoản tiền thuế,
tiền treo, tiền vạ và có thể sử các vụ hình luật nhỏ (như mâu thuẫn nhỏ, trộm
cắp vặt...) theo hương ước của làng.
Khoảng nửa cuối năm 1921, do muốn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến
tận đơn vị hành chính nhỏ nhất là làng xã, thực dân Pháp đã bãi bỏ hội đồng
kỳ mục và thay vào đó là hội đồng tộc biểu (hay còn gọi là hội đồng hương
chính). Cũng giống như nhiều ngôi làng trên cả nước, làng Văn Tinh cũng
thành lập một hội đồng tộc biểu để cùng các giáp lo việc làng.
Để làm được thành viên của hội đồng tộc biểu, thự dân Pháp quy định
các ứng cử viên phải đạt được điều kiện ban đầu là: từ 25 tuổi trở lên, biết chữ
và có gia sản trong làng. Mỗi làng được có tối đa 20 đại biểu đại diện cho
những gia tộc trong làng tham gia ứng cử. Tất cả các dân đinh trong làng từ
18 tuổi trở lên đều được làm đại biểu, có quyền bỏ phiếu trọn thành viên cho
hội đồng tộc biểu. Lần lượt những người có số phiếu cao nhất sẽ được bổ


nhiệm các chức vụ theo thứ tự. Người có số phiếu cao nhất là chánh hương
hội, người có số phiếu cao thứ nhì làm phó hương hội thay cho chức lý
trưởng và phó lý trước kia, tiêu chuẩn các chức sắc này được hưởng cũng
tương đương lý trưởng và phó lý. Những người có số phiếu cao tiếp theo sẽ
được bổ nhiệm vào chức thư ký và thủ quỹ.
Sau sáu năm hoạt động, đến năm 1927 thì thực dân Pháp phải bỏ hội
đồng tộc biểu vì cơ quan này hoạt động không hiệu quả, vấp phải sự phản đối
của dân quê vốn ủng hộ lệ làng cổ truyền. Hội đồng kỳ mục tại làng lại được
thiết lập lại để cùng bộ máy chức dịch quản lý và thực hiện việc làng nhưng
có một điểm khác là số kỳ mục của hội đồng không hạn chế và nhiệm kỳ cũng
không hạn định.

Tổ chức hành chính thứ hai ở làng Văn Tinh đó là bộ máy chức dịch có
chức năng, nhiệm vụ là bảo vệ an ninh, thu thuế và điều động phu dịch. Bộ
máy gồm các chức danh: lý trưởng (phụ trách công việc chung), phó lý (trực
tiếp phụ trách an ninh). Chức lý trưởng do người các làng tranh cử theo tiêu
chuẩn của nhà nước phong kiến. Số người làm phó lý phụ thuộc vào số lượng
các thôn hợp thành xã, thường mỗi thôn trong xã được cử ra một phó lý nếu
thôn đó không có người giữ chức lý trưởng. Tiếp theo là các chức danh: hộ lại
(phụ trách các giấy tờ về hộ tịch, hộ khẩu), chưởng bạ (phụ trách giấy tờ về
ruộng đất), quản xã (giúp việc lý trưởng và phó lý về an ninh, phu phen, tạp
dịch). Bộ máy chức dịch là đại diện của chính quyền phong kiến ở cấp cơ sở
(cấp xã) tại làng. Trước năm 1934, làng Văn Tinh và ba làng Vân Hoạch,
Thượng Lão, Vân Đình thuộc xã Xuân Canh.
Mỗi làng trong xã Xuân Canh trước Cách mạng tháng Tám 1945 là một
đơn vị tự quản. Làng nào cũng cử ra các đội tuần phiên, là những trai đinh
khỏe mạnh, thật thà, có nhiệm vụ bảo vệ tài sản trong làng và cả lúa và hoa
màu ngoài đồng. Do làng ít dân ít hộ nên đội tuần phiên của làng Văn Tinh


được trả công hậu hơn các làng khác. Dân làng trả công đội tuần phiên bằng
thóc, vào khoảng 2kg thóc cho mỗi sào Bắc bộ (360m2). Từ sau thập niên ba
mươi của thế kỉ XX, sau mỗi vụ gặt, thù lao của tuần phiên được làng trả 3xu
cho 1 mẫu ruộng, khi có mất mát gì xảy ra họ phải chiểu giá bồi thường. Ở
những làng đông dân, diện tích rộng, số lượng tuần phiên và điếm canh nhiều
hơn những làng ít dân và diện tích nhỏ như Văn Tinh. Tại làng Văn Tinh, số
lượng tuần phiên gần như không đổi, ngày thường thì cắt cử thành từng nhóm
nhỏ thay phiên nhau trông coi làng và đồng ruộng, những lúc giáp vụ thu
hoạch (gần đến ngày thu hoạch) và tháng giáp tết, tất cả thành viên của đội
tuần phải trông coi việc đồng ruộng, giữ gìn an ninh làng xã không được lơi
là. Vì vậy, khi tuần phu nào bắt được trộm cướp sẽ được làng khen thưởng,
nếu bị thương khi bắt trộm cướp thì được làng cấp tiền thuốc thang, chẳng

may bị chết thì làng tổ chức mai táng.
Theo cuốn Xuân Canh truyền thống lịch sử, văn hóa và Cách mạng,
trong bối cảnh của xã hội phong kiến đang bước vào kì tàn lụi, lại thêm sự
chèn ép của thực dân đã dẫn đến: “ xã hội các làng xã trước Cách mạng
thánh Tám bị phân hóa khá sâu sắc, thể hiên trước hết ở quan hệ sản xuất.
Tiêu biểu là sự phân chia giai cấp với hai đối cực chính là địa chủ (những
người có nhiều ruộng đất cho phát canh thu tô) và tá điền (bần nông có ít
ruộng, phải lĩnh canh ruộng của các địa chủ với mức tô là 40%”(tr.72). Sự
bóc lột của giai cấp nắm trong tay tư liệu sản xuất càng lớn thì giai cấp bị bóc
lột càng rơi vào khủng hoảng, kinh tế của làng vì thế mà chậm phát triển, của
cải càng ngày càng rơi vào tay một vài cá nhân trong làng. Cụ thể mức bóc lột
trên 1 sào ruộng thuê khoán phải trả 2 thùng thóc, mỗi thùng 13kg; trong khi
năng suất trên 1 sào ruộng vụ được mùa chỉ đạt khoảng 62kg. Xen giữa mối
mâu thuẫn giữa địa chủ và tá điền là mối mâu thuẫn trong quan hệ giữa phú
nông (người có nhiều ruộng nhưng không phát canh thu tô mà mướn người


làm) và người làm thuê (cố nông, những người nghèo khổ nhất trong xã hội).
Tồn tại độc lập với hai cặp mâu thuẫn trên là tầng lớp trung nông tự làm ăn,
không bóc lột ai và cũng không bị ai bóc lột.
Làng Văn Tinh là làng nhỏ nhưng rất đoàn kết, trong suốt những năm
nửa thực dân nửa phong kiến, cả làng không có ai là địa chủ, cường hào. Chỉ
có một vài phú nông nhỏ, họ vẫn tự lao động để tạo tài sản là chính, số lượng
người ở làm thuê ít. Còn lại trong làng là tầng lớp trung nông và số ít người là
bần nông làm thuê cho các nhà phú nông theo thời vụ nhưng cũng không bị
đối xử tệ vì dân làng Văn Tinh có truyền thống đoàn kết và tương trợ lẫn
khau.
Khi thực dân Pháp tiến hành đàn áp những cơ sở cách mạng tiền khởi
nghĩa, các gia đình phú nông trong làng đã tự giác đứng ra lập hội đồng tề
theo yêu cầu của quân Pháp nhưng thực chất là tạo vỏ bọc để che chở cho các

cơ sở cách mạng. Chính vì vậy mà cụm làng yêu nước Xuân Trạch – Xuân
Canh – Văn Tinh đã được Trung ương Đảng tin tưởng lựa chọn là nơi củng cố
các cơ sở cách mạng cho xã và các xã lân cận. Giai đoạn từ năm 1946-1947,
cụm ba làng là nguồn nhân lực chính để xây dựng và cất giấu vũ khí phục vụ
hoạt động của pháo đài Xuân Canh, là “lũy thép của tình đoàn kết quân dân”.
Theo cuốn Xuân Canh những chặng đường lịch sử giai đoạn 1942 – 1940, vào
“tháng 4 năm 1946, khẩu pháo D.C.A 75 milimet đã tháo rời từng bộ phận
được trao cho Chi bộ Đảng xã Xuân Canh tại bãi An Dương, nhân dân Xuân
Canh và Văn Tinh đã chờ sẵn ở bến bí mật bốc dỡ khẩu pháo về địa điểm bí
mật để lắp ráp...Chấp hành lệnh của Bộ Tổng chỉ huy, đúng 20 giờ ba mươi
phút ngày 19 tháng 12 năm 1946, đèn toàn thành phố vụt tắt, pháo đài Xuân
Canh đã cùng pháo đài Láng, Đào Xuyên, Xuân Tảo...hiệp đồng chiến đấu
chặt chẽ với quân dân thủ đô...yểm trợ có hiệu quả cho quân và dân Hà Nội
đứng lên kháng chiến. Sau hơn 10 ngày chiến đấu anh dũng, hai chiến sĩ pháo


bình Nguyễn Như Địch (Văn Tinh) và Nguyễn Văn Mão (Xuân Canh) đã
dũng cảm hi sinh, là hai liệt sĩ đầu tiên của xã Xuân Canh trong kháng chiến
chống Pháp”(tr.86-87).
Qua đây có thể thấy, làng Văn Tinh có truyền thống yêu nước, mặc dù
phải chịu nhiều gian khổ, áp bức nhưng vẫn khôn khéo, mềm dẻo dựa vào
chính những tổ chức hành chính cơ sở mà giặc lập lên để bảo vệ Cách mạng,
góp công đầu bảo vệ công cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước. Vì vậy mà
sau 1945, sống trong vùng địch mà làng không có ai đi lính hay làm tay sai
cho giặc. Cả làng cùng đồng nhất thực hiện theo cơ cấu hành chính cấp cơ sở
mà nhà nước dân chủ non trẻ lập ra và về sau là bộ máy hành chính nhà nước
hiện nay.
1.4.Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp
Từ xa xưa, các cư dân làng Văn Tinh đã coi nông nghiệp trồng lúa

nước làm cơ sở kinh tế chính. Tuy nhiên, do đặc thù địa hình của làng đất đất
đồng trũng nên việc canh tác cây lúa tại địa phương cũng tập chung chủ yếu
vào vụ chiêm.
Từ khu vực nửa trên bãi Dành (thuộc làng Lực Canh) trở xuống năm
làng: Văn Tinh, Xuân Canh, Xuân Trạch, Thượng Lão, Xuân Đình địa hình
trũng dần, là rốn nước mỗi khi vào mùa mưa nên nơi đây được xếp vào khu
vực trũng nhất xã. Mỗi khi vào mùa mưa, nước từ cả vùng rộng lớn các làng
xung quanh xã và các xã lân cận như Cổ Loa, Đông Hội dồn về khu đồng
trũng của đất năm làng khiến khu vực này rơi vào tình trạng “chiêm khê mùa
thối”.
Việc canh tác của người dân trên những cánh đồng chiêm trũng này rất
vất vả, khi cày bừa do đồng nhiều nước không nhìn rõ đường cày, người cày
phải cắm vè (cắm cọc) để xác định đường cày hoặc đường bừa. Khổ nhất là


×